Trang chủKinh tếNông nghiệpCán bộ Kiểm lâm bốn lần xin thôi chức để đi "đi...

Cán bộ Kiểm lâm bốn lần xin thôi chức để đi “đi rừng” trên cao nguyên đá

38 năm công tác tại Hạt Kiểm lâm huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, ông Phạm Văn Đồng trải qua nhiều câu chuyện vui buồn, đến những hiểm nguy trực chờ. Tình yêu với nghề, với núi rừng đã giúp ông vượt qua, gắn bó với những cánh rừng ở cao nguyên đá Hà Giang.

Yêu ngành, yêu nghề mới hoàn thành nhiệm vụ kiểm lâm

“Tôi rất tự hào khi cả họ và tên mình giống tên của Cố Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng”, Kiểm lâm viên thuộc Hạt Kiểm lâm huyện Đồng Văn (tỉnh Hà Giang) cười vui vẻ mở đầu câu chuyện.

Tay pha ấm trà, mắt hướng về đồi thông sau lưng phố cổ Thị trấn Đồng Văn, ông Phạm Văn Đồng giật mình sực nhớ chuyện gì đó rồi quay sang chúng tôi “đàm phán”: “Tôi chỉ ngồi tiếp các chú nhiều lắm 30 phút thôi nhé, nay có lịch đi tuần rừng rồi”. 

“Nhặt” chuyện giữ rừng trên Cao nguyên đá (Bài 1): Hạt phó 4 lần làm đơn xin thôi chức để được đi rừng - Ảnh 1.

Ông Phạm Văn Đồng, Kiểm lâm viên Hạt Kiểm lâm huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Ảnh: Văn Hoàng

Sinh năm 1969, ông Đồng mang trong mình hai dòng máu, mẹ người H’Mông – bố người Kinh. Bố mẹ ông làm việc trong lâm trường, nhưng khi học xong ông Đồng lựa chọn đi làm công nhân. Mấy năm sau, gia đình thuyết phục, năm 1986 ông Đồng quyết định công tác tại lâm trường. Cuộc đời ông gắn bó với rừng từ đấy. 

Thêm mấy năm nữa, có cán bộ kiểm lâm biết ông Đồng, muốn đưa vào công tác vì “thằng này chăm chỉ quá”. “Khi ấy tôi xác định mình làm ở đâu phải yêu ngành, yêu nghề mới hoàn thành nhiệm vụ Đảng và Nhà nước phân công”, ông Đồng nhớ lại.

Những năm đầu thập niên 90, ông Đồng vào ngành kiểm lâm, khó khăn còn nhiều lắm. Đi tuần rừng, anh em kiểm lâm phải hái rau rừng, thi thoảng được dân cho bát mèn mén. Nhưng kiểm lâm vẫn thoăn thoắt đi rừng, bám núi đá như sơn dương. 

“Khó khăn lắm, nhưng cố gắng hoàn thành nhiệm vụ, giữ gìn phẩm chất người kiểm lâm Việt Nam, không làm ảnh hưởng đến đơn vị, cơ quan, đến ngành Kiểm lâm Việt Nam”, ông Đồng kiên quyết. 

Gần 40 năm làm việc trong ngành kiểm lâm, ông Phạm Văn Đồng luôn ghi nhớ “giữ gìn phẩm chất đạo đức, không được để đồng tiền tác động”. Chính vì vậy, ông Đồng cùng các đồng nghiệp được người dân quý mến nhưng lâm tặc lại thù ghét. 

Vị kiểm lâm nhiều lần bị đe dọa, thậm chí bị lâm tặc dùng cưa bổ vào vai tóe máu. Rất thành thực,  ông Đồng chia sẻ cũng có những lúc suy nghĩ “đi đơn vị khác, ngành Kiểm lâm nguy hiểm, đi nhiều, có lúc đi tuần tra một mình cô đơn giữa núi rừng lạnh lẽo”.

“Nhặt” chuyện giữ rừng trên Cao nguyên đá (Bài 1): Hạt phó 4 lần làm đơn xin thôi chức để được đi rừng - Ảnh 2.

Hạt Kiểm lâm huyện Đồng Văn phối hợp với các lực lượng liên quan đi tuần rừng. Ảnh: PVĐ

Sau nhiều đêm suy nghĩ, gác lại bộn bề khó khăn, hiểm nguy, ông Phạm Văn Đồng tiếp tục gắn bó với nghề kiểm lâm. 

Sau nhiều năm công tác, làm tốt công việc của mình, năm 2005, ông Đồng được cấp trên bổ nhiệm Hạt phó Hạt Kiểm lâm kiêm Phó Ban quản lý Lâm nghiệp huyện Đồng Văn. Ông Đồng làm hai việc, ngoài đi họp, đi tập huấn, công việc thường ngày vẫn phải hoàn thiện.

Ông Đồng nhớ lại, có những đêm thức trắng làm việc mới kịp, hồi đó mới có máy tính cây để cơ quan không đem về làm việc được, phải ngồi quá bữa nhiều lần. “Chị nhà bảo, anh ơi xem vất vả quá xin miễn nhiệm đi, thôi không làm hạt phó nữa”.

Nghe lời vợ động viên, ông Đồng nhiều lần làm đơn trình cấp trên mới được miễn nhiệm chức Hạt phó sau 11 năm đương chức.

“Năm 2016 làm đơn đến lần thứ 4 tỉnh mới đồng ý miễn nhiệm chức phó Hạt trưởng. Nếu tôi được đi học đại học trước đó nữa thì chắc họ không cho mình nghỉ đâu, phải lên Hạt trưởng đấy”, ông Đồng cười hề hề chia sẻ.

Ngước nhìn chiếc đồng hồ treo tường hiện 7 giờ 30 phút, ông Đồng nhấp nhổm, nhưng ái ngại chưa muốn “đuổi” khách. Chúng tôi hiểu ý nên mong muốn ông chia sẻ đôi chút về cuộc sống hiện tại và dự định thời gian tới.

“Tôi ở Đồng Văn cùng vợ, các con tôi đã đi làm hết, không ai theo ngành của bố. Trước khi nghỉ hưu tôi sẽ vay ngân hàng sửa lại ngôi nhà làm hai ba phòng cho khách nghỉ, sẽ tăng thêm thu nhập cho mình”, ông Đồng nói kế hoạch của mình trong tương lai.

“Nhặt” chuyện giữ rừng trên Cao nguyên đá (Bài 1): Hạt phó 4 lần làm đơn xin thôi chức để được đi rừng - Ảnh 3.

Ông Phạm Văn Đồng trong một buổi tuyên truyền, vận động người dân tích cực bảo vệ và phát triển rừng. Ảnh: VH

Rừng là tiền, hết rừng là hết tiền

Sáng sớm đầu thu, ở vùng cao Đồng Văn tiết trời se lạnh, kết thúc cuộc trò chuyên tại trụ sở Hạt Kiểm lâm, chúng tôi theo chân ông Đồng rời huyện lỵ Đồng Văn bằng xe máy đến cửa rừng, để xe lại, chặt vài cành cây làm ô che nắng cho xe máy.

Ông Đồng chỉ tay về phía dãy núi trập trùng nói: “Rừng tôi quản lý ở địa bàn xã Phố Cáo rộng nhất, đi bộ hết khoảng 6 tiếng. Tôi phụ trách các xã Thài Phìn Tủng, Phố Cáo, Tả Phìn, riêng Phố Cáo gần 1.000ha, cả 3 xã kia gần 2.000ha. Ở đây gỗ quý hiếm không nhiều, chỉ có ít thông đỏ, thông tre, chủ yếu là cây sồi, trẹo”.

Leo núi đá, đi qua những trảng rừng cằn cỗi, rêu phong phủ lớp vỏ, “rừng ở đây phát triển chậm bởi núi đá, nên cây to nhất bằng chiếc xô đựng sơn”, ông Đồng giới thiệu.

Vừa phát đường luồn rừng đi tuần, ông Đồng vừa kể: “Những năm gần đây nhà nước có các chính sách bảo vệ thấy rừng ngày càng phát triển, bà con quan tâm, bảo vệ chặt chẽ, họ đã được hưởng từ từng. Rừng là tiền, tiền là rừng, nếu không bảo vệ rừng thì hết tiền là hết rừng”.

“Nhặt” chuyện giữ rừng trên Cao nguyên đá (Bài 1): Hạt phó 4 lần làm đơn xin thôi chức để được đi rừng - Ảnh 4.

Người dân địa phương ở huyện Đồng Văn tham gia lớp tuyên truyền phổ biến pháp luật lâm nghiệp. Ảnh: VH

Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, ký cam kết với người dân, mà các vụ vi phạm liên quan đến rừng nơi ông Đồng được giao phụ trách chỉ xay ra vài vụ đào trộm cây cảnh to bằng ống điếu hút thuốc lào của người Mông.

Để bảo vệ rừng tốt, theo ông Đồng, khi đi tuyên truyền có bí thư, trưởng thôn, thôn đội trường, tổ bảo vệ trật tự an ninh thôn, khuyến nông viên, đại diện tất cả các hộ trên 18 tuổi mới được đến họp và ký cam kết.

Trong nội dung cam kết, không khai thác mua bán, không săn bắt động vật, không sử dụng lửa trong rừng, đốt nương rẫy phải báo cáo,… khi họp xong bà con thảo luận giờ đốt nương vào giờ nào cho hợp lý, ví dụ đốt buổi sáng, chứ buổi chiều hanh khô, gió, mà đốt phải gom lại thành đống, cách bìa rừng 30m, thế mới không ảnh hưởng đến rừng.

Cả nhóm đi tuần rừng được khoảng 2 giờ đồng hồ, ông Đồng bỗng dừng lại, ông bảo: “Chỗ này này, 16 năm trước tôi từng bị “lâm tặc” bổ cho một nhát cưa vào bả vai, may là cưa chứ là dao chắc đứt luôn bả vai”.

“Mình bắt được nó, mình phải rút dao của nó ngay, việc trước tiên là giữ hung khí của nó” ông Đồng nói và cách xưng hô với chất giọng lơ lớ tiếng dân tộc bản địa (nó – ở địa phương có nghĩa là người khác).

“Nhặt” chuyện giữ rừng trên Cao nguyên đá (Bài 1): Hạt phó 4 lần làm đơn xin thôi chức để được đi rừng - Ảnh 5.

Bữa cơm giữa rừng của lực lượng kiểm lâm và các đơn vị liên quan khi đi tuần rừng. Ảnh:PVĐ

Cuộc tuần rừng của chúng tôi lại tiếp tục, trên đường đi, ông Đồng kể không thể nhớ nổi đã hòa giải bao nhiêu vụ tranh chấp đất rừng và cây rừng trong 38 năm qua, và vụ nào cũng thành công. Và cũng chẳng nhớ bao nhiêu chuyến đi rừng, có những chỗ bước chân ông đã làm mòn đi mỏm đá cao nguyên.

Theo ông Đào Duy Tuấn – Chỉ cục trưởng Chi cục kiểm lâm tỉnh Hà Giang: ông Phạm Văn Đồng là một cán bộ Kiểm lâm yêu nghề, mẫn cán và tâm huyết với công việc, có đạo đức thực sự trong sáng, được các đồng nghiệp yêu quý, kính trọng. “Đồng chí Đồng luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ rừng trên cao nguyên đá Đồng Văn, mảnh đất nơi cực bắc, biên cương của Tổ quốc”, Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm tỉnh Hà Giang nhận xét..

Thực hiện đúng lời hứa với vợ

Sinh năm 1996, là Kiểm lâm viên trẻ tuổi nhất Hạt Kiểm lâm huyện Đồng Văn, Hoàng Văn Thượng, Tốt nghiệp Trường Đại học Lâm Nghiệp Thái Nguyên, sinh ra ở huyện Quang Bình, cùng tỉnh Hà Giang nhưng cách Đồng Văn khoảng 200km, di chuyển hết 8 tiếng.

Nhận thấy Đồng Văn là nơi mình tôi luyện bản thân, để bảo vệ rừng tốt công tác dân vận rất quan trọng, muốn có những thử thách với chính mình… Đó là lý do khiến Thượng lên đường kèm lời hứa với vợ: “Anh lên làm nhiệm vụ trước, tổ chức đã phân công rồi, anh sẽ cố gắng làm việc thật tốt rồi mở cho vợ một cái quán nho nhỏ. Chúng mình sẽ lập nghiệp ở Đồng Văn”.

Nhưng Thượng không ngờ rằng, những ngày đầu vào việc lại nhiều khó khăn đến vậy. “Ngày đầu tiên đi làm thấy khác hoàn toàn so với đi học, có nhiều tình huống phát sinh, mình chưa tiếp cận được”, Thượng nhớ lại.

“Nhặt” chuyện giữ rừng trên Cao nguyên đá (Bài 1): Hạt phó 4 lần làm đơn xin thôi chức để được đi rừng - Ảnh 5.

Kiểm lâm viên Hoàng Văn Thượng tuyên truyền, vận động người dân cam kết bảo vệ rừng. Ảnh: VH

Thượng không biết đường, toàn dò google map, bất đồng ngôn nhữ, rất bỡ ngỡ, không có ai quen biết, toàn người lạ. Nhiều lúc muốn “xuống núi” về với vợ con. Mỗi lần như vậy Thượng nhớ đến lời hứa với vợ, anh quyết tâm học hỏi: “Nhờ sự giúp đỡ của các anh, các bác, làm quen với môi trường và công việc mà mình phụ trách, giờ đã nắm bắt cơ bản”.

Sau hơn 3 năm công tác, Thượng đã quen dần với công việc, và điều quan trọng nhất là Thượng đã thực hiện đúng lời hứa với vợ. Anh đã đón vợ con từ Quang Bình lên Đồng Văn, mở quán phở gà trống thiến, bún chả phục vụ ăn sáng tại trung tâm thị trấn, những ngày nghỉ anh phụ bàn cho “bà chủ” trước sự chứng kiến của cô con gái bé bỏng, dễ thương.





Nguồn: https://danviet.vn/can-bo-kiem-lam-bon-lan-xin-thoi-chuc-de-di-di-rung-tren-cao-nguyen-da-20241010225220112.htm

Cùng chủ đề

Thảo nguyên ở Hà Giang đẹp như ‘Thụy Sĩ thu nhỏ’ giữa mùa hoa tam giác mạch

(VTC News) - Tháng 11, thảo nguyên Suôi Thầu được ví như "Thụy Sĩ thu nhỏ" với những ruộng hoa tam giác mạch nở rộ, thu hút đông đảo khách du lịch tham quan, chụp ảnh. Nằm cách thị trấn Cốc Pài (huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang) khoảng 5 km, trên độ cao hơn 1.200 m so với mực nước biển, thảo nguyên Suôi Thầu là điểm đến hấp dẫn với du khách khi đặt chân đến phía Tây của...

Có một Hà Giang gây thương nhớ

Có lẽ trên khắp bản đồ chữ S này, Hà Giang là cái tên đặc biệt nhất đối với bản thân mình. Bởi có nhiều lý do khiến cho cô gái từ miền Nam như mình quyết tâm quay lại nơi này mỗi năm 1 lần trong suốt 3 năm qua. 09.2022 - Mình có chuyến đi đầu tiên từ Nam ra Bắc và Hà Giang là điểm đến đầu tiên để lại nhiều thương nhớ nhất. 02.2023 - Mình trở...

Chiêm ngưỡng Suôi Thầu – thảo nguyên đẹp như trời Âu ở Hà Giang

(Dân trí) - Thảo nguyên Suôi Thầu để lại ấn tượng mạnh cho du khách với khung cảnh núi đá, ruộng bậc thang và bạt ngàn các loài hoa (hoa tam giác mạch, hoa cải, hoa mào gà…). Nằm cách thị trấn Cốc Pài (huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang) khoảng 5km, ở độ cao trên 1.200m so với mặt nước biển, thảo nguyên Suôi Thầu là địa điểm hấp dẫn đối với du khách khi đặt chân đến vùng...

Công bố tình huống khẩn cấp trên 4 tuyến quốc lộ ở Hà Giang

Do ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ sau bão, 4 tuyến quốc lộ thuộc địa bàn tình Hà Giang gồm QL4, QL4C, QL279, QL280 vừa được Bộ GTVT công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai để khắc phục hư hỏng hạ tầng giao thông. ...

“Hiến đất xây trường học, hành động rất đáng trân trọng” của ông Ma Dỉ Măng ở Hà Giang

Ông Ma Dỉ Măng (sinh năm 1972), xã Nàn Xỉn, huyện Xín Mần (Hà Giang), đã có nghĩa cử rất đáng trân trọng khi hiến đất để xây dựng trường học. Hành động này không chỉ thể hiện tấm lòng nhân ái, yêu thương cộng đồng mà còn góp phần cải thiện điều kiện học tập cho trẻ em ở khu vực miền núi còn nhiều khó khăn. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vườn hoa cúc ở Ninh Giang xanh tốt, đẹp như trong phim, sẵn sàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2025

Bà con phường Ninh Giang, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hoà) có thâm niên trồng hoa cúc hàng trăm năm qua, năm nay nhờ gặp thời tiết thuận lợi nên hoa cúc rất đẹp, lá tươi tốt. ...

7 nhóm nông sản Việt Nam nằm trong phạm vi kiểm soát của quy định chống phá rừng, đó là nhóm nào?

Hiện có 7 nhóm mặt hàng nằm trong phạm vi kiểm soát của quy định chống phá rừng (EUDR), gồm: dầu cọ, gia súc, cà phê, cao su, gỗ, ca cao và đậu tương. Trong đó, Việt Nam có 3 mặt hàng là cà phê, gỗ và cao su. Các mặt...

Phạm Tuấn Ngọc lọt Top 20 phần thi trang phục dân tộc, đại diện Philippines gặp sự cố

Sau màn trình diễn trang phục mang tên “Thạch Long Họa Khắc”, Phạm Tuấn Ngọc - đại diện Việt Nam được gọi tên vào Top 20 National Costume (Trang phục dân tộc) nổi bật nhất trong khuôn khổ cuộc thi Mr World 2024 (Nam vương Thế giới). ...

Không giải được bài lớp 8

Chia sẻ câu chuyện của mình bị con gái "chê" tốt nghiệp top 3 trường nhưng không giải được bài lớp 8, Giáo sư Lê Anh Vinh nêu quan điểm: Trách nhiệm của phụ huynh không phải là làm bài giúp con. ...

Lặng thầm vun vén cho học trò

Nhiều thầy, cô giáo dạy học ở những điểm trường vùng sâu, xa cũng đồng thời là người kết nối các nguồn, lo cho học sinh... ...

Bài đọc nhiều

Tiềm năng và triển vọng trong sản xuất nông nghiệp Bắc Giang

Những ngày đầu tháng 10, bà Trần Thị Tuyết, (xã An Hà, Lạng Giang, Bắc Giang) chăm ra thăm đồng hơn. Đánh giá về tình hình sản xuất vụ Mùa 2024, bà Tuyết cho biết, cơn bão số 3 (Yagi) vừa qua đã gây thiệt hại không...

Đã chi hàng tỷ đô mua của Việt Nam, thương nhân Trung Quốc còn tìm cơ hội trồng loại trái cây “vua” ở Lào

Báo cáo tuần về ngành hàng rau quả của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho thấy, các nhà nhập khẩu sầu riêng Trung Quốc đang tìm kiếm cơ hội đầu tư trồng sầu riêng ở Lào, trong khi đang chi hàng tỷ USD mua...

Bão MANYI đã mạnh lên thành siêu bão, ngày 18/11 dự kiến sẽ vào biển Đông

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, khoảng sáng ngày 18/11, bão MANYI sẽ di chuyển vào biển Đông, trở thành cơn bão số 9 ảnh hưởng đến nước ta trong mùa bão lũ năm nay. ...

Ngành cá tra phấn đấu nâng cao giá trị, hướng tới kim ngạch xuất khẩu 2 tỷ USD trong năm 2025

Ngày 17/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức Hội nghị “Tổng kết ngành hàng cá tra năm 2024 và bàn giải pháp triển khai nhiệm vụ năm 2025”. Đây là sự kiện nằm trong khuôn khổ Ngày hội Cá tra Đồng Tháp năm 2024.UBND tỉnh Kon Tum vừa ban hành Quyết định phê duyệt Dự án mở rộng phạm vi bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho...

Ở một khu rừng gỗ quý nổi tiếng Vĩnh Phúc, dân trồng cây dứa gai ra quả ngon quá trời, bán hút hàng

Dưới những tán rừng lim xanh mát ở thị trấn Đại Đình, huyện Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc) là vườn trồng dứa lâu năm của người dân địa phương. Theo bà Nguyễn Thị Thư, thôn Đồng Lính: "Hễ chỗ nào có bóng cây gỗ lim là ở đó cây dứa cho...

Cùng chuyên mục

Xuất khẩu tăng trưởng mạnh những tháng cuối năm

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là kết thúc năm 2024, đến thời điểm này, nhiều doanh nghiệp (DN) đang tăng tốc sản xuất nhằm kịp thời gian giao hàng cho các đối tác trong dịp cuối năm. Mặt khác, các tập đoàn phân phối toàn cầu cũng gia tăng sự hiện diện tại Việt Nam để tìm kiếm đối tác cung ứng cho năm 2025.Đưa hàng Việt từ khu sản xuất đến miền núi, vùng sâu, vùng xa,...

7 nhóm nông sản Việt Nam nằm trong phạm vi kiểm soát của quy định chống phá rừng, đó là nhóm nào?

Hiện có 7 nhóm mặt hàng nằm trong phạm vi kiểm soát của quy định chống phá rừng (EUDR), gồm: dầu cọ, gia súc, cà phê, cao su, gỗ, ca cao và đậu tương. Trong đó, Việt Nam có 3 mặt hàng là cà phê, gỗ và cao su. Các mặt...

Bộ trưởng, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Cuba thăm và làm việc với Ngân hàng Chính sách Xã hội

Ngày 20/11, Đoàn lãnh đạo cấp cao Ngân hàng Trung ương Cuba do bà Juanna Lilia Delgado Portal - Bộ trưởng, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Cuba làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc tại Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH). Đi cùng đoàn có đại diện một số Bộ, ngành, Chủ tịch một số Ngân hàng tại Cuba; đại diện Đại sứ quán Cuba tại Việt Nam và đại diện Ngân hàng Nhà nước...

Đẩy mạnh cho vay qua tổ, tăng khả năng tiếp cận vốn

Với vai trò chủ lực đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong nhiều năm qua, Agribank đã và đang triển khai nhiều giải pháp tăng khả năng tiếp cận vốn cho khách hàng. Trong số đó phải kể đến việc phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội thực hiện đẩy mạnh cho vay qua tổ vay vốn. Agribank được vinh danh doanh nghiệp đạt...

phát triển hoa, cây cảnh thành ngành kinh tế mũi nhọn

Giá trị kinh tế hơn 7.000 tỷ đồng Nằm ở phía Bắc của Thủ đô, huyện Mê Linh được xem là thủ phủ trồng hoa, cây cảnh lớn nhất của Hà Nội. Trung bình mỗi vụ, vựa hoa nơi đây cung ứng cho thị trường hàng triệu bông, với nhiều chủng loại như: hoa hồng, hoa cúc, hoa ly, hoa đồng tiền và hàng vạn chậu cây cảnh. Cùng với huyện Mê Linh, 4 quận, huyện khác gồm: Bắc Từ...

Mới nhất

Vé ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’ đắt hàng đến mức sở cấp phép rồi mua vé cũng không ra

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lấy ví dụ về các concert 'Anh trai vượt ngàn chông gai' là thành công của công nghiệp văn hóa khi hết vé nhanh đến mức giám đốc sở cấp phép cũng mua vé không ra. ...

Mỏ Bạch Hổ: Định danh Việt Nam trên bản đồ dầu khí

Kỷ niệm 63 năm Ngày truyền thống ngành Dầu khí Việt Nam (27/11/1961 - 27/11/2024) Từ những bước chân đầu tiên của thế hệ dầu khí những năm 1960 “đi tìm lửa” trên những bãi bồi Đồng bằng sông Hồng, đến “Ánh lửa màu da cam” (Tựa bút ký của Nhà văn Nguyễn Duy Thinh) tại Giếng khoan GK-61...

Nguy cơ bị tấn công mạng sẽ tăng theo cấp số nhân khi có sự hỗ trợ của AI

Theo Thứ trưởng Bộ thông tin và Truyền thông Bùi Hoàng Phương, các cuộc tấn công mạng liên tục phát triển với mức độ ngày càng tinh vi phức tạp, đặc biệt khi có sự hỗ trợ của AI.  Nền tảng cung cấp miễn phí kho tri thức và thông tin cần thiết...

Việt Nam đánh giá cao sự ủng hộ tích cực của Đảng MIU vì lợi ích chung

(ĐCSVN) - Thủ tướng Chính phủ đề nghị hai bên quan tâm thúc đẩy hợp tác kinh doanh, đầu tư trên các lĩnh vực là thế mạnh của mỗi nước, đem lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước. ...

Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết 2024

Tập đoàn Bamboo Capital (HoSE: BCG) được vinh danh ở hai hạng mục quan trọng tại Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết (VLCA) 2024, bao gồm: Báo cáo thường niên tốt nhất và Tổ chức Đại hội đồng Cổ đông thường niên tốt nhất.Đây là sự công nhận cho những nỗ lực của Bamboo Capital trong việc...

Mới nhất