Powered by Techcity

Tôm khô Rạch Gốc

Từ những năm 30 – 40 của thế kỷ trước, nghề làm tôm khô đã xuất hiện. Thời đó, tôm tép đầy sông, người dân dùng nò, đó, vó, chài, trể… để bắt, ăn không hết mới đem đi làm khô, làm mắm để dành ăn dần. Đặc biệt, khi mùa xuân đến, tiếng đập bao bình bịch, nhiều người tụm năm tụm bảy bóc vỏ tôm để chuẩn bị món ngon ngày Tết là hình ảnh quen thuộc dễ bắt gặp ở Rạch Gốc, Tân Ân, huyện Ngọc Hiển.

Vệ sinh nguyên liệu. Ảnh: Thanh Dũng.

Con tôm Cà Mau, bao gồm tôm sông, tôm biển và tôm nuôi, ngoài mặt hàng đông lạnh xuất khẩu, thì thương hiệu tôm khô cũng nổi tiếng khắp trong và ngoài nước bởi hương vị rất riêng và hấp dẫn. Các huyện ven biển của tỉnh Cà Mau đâu đâu cũng có cơ sở chế biến tôm khô nhưng có lẽ nhiều nhất và nổi tiếng nhất là huyện Ngọc Hiển. Toàn huyện có 25 cơ sở sản xuất tôm khô có qui mô lớn, nhỏ, khác nhau, mỗi tháng sản xuất bình quân từ 25 – 30 tấn và mang về lợi nhuận trên một trăm tỷ đồng mỗi năm, giải quyết công ăn, việc làm cho hàng ngàn lao động nhàn rỗi ở nông thôn.

Luộc tôm. Ảnh: Thanh Dũng.

Con tôm, con tép nào cũng có thể đem đi làm khô, nhưng ngon nhất vẫn là con tôm Rạch Gốc hoặc Bảy Háp. Bời chúng sinh trưởng trong môi trường nước lợ, cửa sông phù sa, màu mỡ nhiều thức ăn nên con tôm ngọt và chắt thịt. Tôm thường được bắt theo con nước rằm và nước 30 hàng tháng.

Sấy tôm. Ảnh: Thanh Dũng.

Con tôm sông không lớn lắm, kích cỡ trung bình chừng gần ngón tay, vỏ cứng dày, sau khi bắt lên khỏi mặt nước một vài giờ có thể còn sống, thịt tôm khi luộc có màu đỏ tự nhiên.

Phơi tôm dưới ánh nắng mặt trời. Đây là bí quyết để giữ màu sắc tự nhiên và độ thơm, ngon. Ảnh: Thanh Dũng.

Trung bình 10kg tôm tươi thi cho ra 1kg tôm khô. Con tôm sau khi bắt lên được cho vào chảo luộc. Luộc tôm không cần đổ nước nhiều. Lửa bếp phải thật lớn ngọn, nước đang sôi thì cho ngay con tôm tươi vào chảo, khoảng 5 phút để con tôm vừa chín thì vớt ra ngay. Nếu để lâu thịt tôm sẽ dai và dính vỏ.

Tôm được tách vỏ bằng máy. Ảnh: Thanh Dũng.

Thường người ta luộc tôm vào buổi hừng sáng để có nhiều thời gian phơi cho được nắng. Con tôm phơi được nắng là chỉ phơi trong hai ngày, nếu kéo dài hơn tôm khô sẽ có mùi khai và bị mất màu. Trước đây, người ta chỉ lợi dụng nắng trời để phơi chứ không dùng lò sấy. Nếu là dân sành ăn, khi gặp phải con tôm sấy là biết ngay vì nó bị khô hóc, thịt mất độ dai và nhạt, mặc dù trông bề ngoài chúng chẳng khác gì nhau.

Vệ sinh và phân cỡ sản phẩm trước khi đưa ra thị trường. Ảnh: Thanh Dũng.

Nhưng hiện tại số lượng tôm khô cung ứng cho thị trường ngày càng lớn và quanh năm, vì vậy đa phần người làm khô sử dụng máy móc để sản xuất. Nhiều cơ sở sản xuất ở Rạch Gốc đã đầu tư máy sấy, máy bóc vỏ, máy phân cỡ, máy sàn phân…để sản xuất tôm khô. Tôm khô hiện tại có nhiều loại và giá cả khác nhau, dao động từ 500.000 đồng đến 01 triệu đồng/kg tùy theo lớn nhỏ.

Sản phẩm tôm khô mang thương hiệu Rạch Gốc trên thị trường chợ Cà Mau. Ảnh: Thanh Dũng.

Nghề làm tôm khô đã gắn bó với người dân Rạch Gốc từ lâu đời và nổi tiếng gần xa. Cùng với khô bổi U Minh, Mật ong rừng U Minh, tôm khô Rạch Gốc cũng đã được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận là thương hiệu tập thể vào ngày 22/12/2011.

Đĩa tôm khô củ kiệu có mặt trong mỗi gia đình mỗi khi xuân về tết đến. Ảnh: Thanh Dũng.

Mỗi khi xuân về, Tết đến món tôm khô củ kiệu, bánh tét là một món ăn phổ biến ở Cà Mau. Còn ngày thường, chỉ cần dĩa tôm khô, chai rượu đế là thành một món đãi bạn tâm giao.

Thanh Dũng – Ngọc Thu

Cùng chủ đề

Tôm càng xanh Kiên Giang trúng giá, tôm một nắng lại hút hàng ngày Tết

Ông Nguyễn Minh Thuấn, ở xã Hòa Chánh (huyện U Minh Thượng), làm sản phẩm tôm càng xanh một nắng bán với giá 1,2 triệu đồng/kg nhưng vẫn hút hàng ngày Tết – Ảnh: CHÍ CÔNG Ngày 20-1, theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, ở vùng đất tôm – lúa huyện U Minh Thượng (tỉnh Kiên Giang), người dân địa phương vào vụ thu hoạch vụ lúa và bắt tôm càng xanh trên ruộng. Thu hoạch xong vụ tôm...

Cùng tác giả

Tăng trưởng kinh tế Cà Mau đạt hơn 7%

Năm 2024, Cà Mau hoàn thành đạt và vượt phần lớn các chỉ tiêu nghị quyết đề ra, trong đó, mức tăng trưởng kinh tế hơn 7%, kim ngạch xuất khẩu vượt 1,2% kế hoạch với hơn 1,26 tỷ USD. Kỳ họp cuối năm 2024 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau dự kiến biểu quyết thông qua hơn 20 nghị quyết phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội tại địa phương. Sáng 10/12, Hội đồng nhân dân...

Cà Mau phát động đợt thi đua chào mừng đại hội Đảng, đại hội thi đua yêu nước

Chiều 26/11, đại diện Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau cho biết, vừa phát động đợt thi đua đặc biệt nhằm lập thành tích chào mừng các sự kiện lớn sắp diễn ra trong năm 2024 và 2025 cũng như góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2025. Cụm Tượng đài kỷ niệm Chuyến tàu tập kết ra bắc năm 1954 tại Sông Đốc là một trong những công trình trọng điểm...

Về Cà Mau mùa nước ngập đồng hái bông súng ma

Là tỉnh duy nhất miền Tây không có nước từ sông Mekong chảy về, Cà Mau không có mùa nước nổi. Tuy nhiên, mưa nhiều, một số vùng trũng ngập sâu, bông súng ma theo nước mọc lên giúp nhiều người dân có thu nhập từ việc thu hoạch sản vật này. Mỗi năm có khoảng 3 tháng nước ngập đồng. Bông súng ma trở thành nguồn thu nhập chính cho một số người dân ở vùng ngọt hóa tỉnh...

Tất tần tật kinh nghiệm du lịch Cà Mau

Du lịch Cà Mau sông nước luôn là sự lựa chọn lý tưởng của nhiều du khách khi nơi đây sở hữu cảnh sắc thiên nhiên trữ tình vô cùng ấn tượng. Cà Mau là một tỉnh nằm ở cực Nam nước ta, đồng thời cũng là một phần của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Cà Mau nổi tiếng với thiên nhiên tuyệt đẹp, với hàng loạt bãi biển. Cà Mau là điểm đến thu hút du khách từ khắp...

Cá lóc nướng trui vùng U Minh Hạ

Đến vùng U Minh Hạ, du khách sẽ được thưởng thức món cá lóc nướng, ăn bốc theo cách người dân đất mũi. Đất mũi Cà Mau (cực Nam của Việt Nam) thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, sở hữu rừng tràm U Minh Hạ, tiếp giáp U Minh Thượng (Kiên Giang). Người Cà Mau chủ yếu phát triển nghề nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản nên có nhiều món ăn từ cá. Cá lóc nướng trui với...

Cùng chuyên mục

Tăng trưởng kinh tế Cà Mau đạt hơn 7%

Năm 2024, Cà Mau hoàn thành đạt và vượt phần lớn các chỉ tiêu nghị quyết đề ra, trong đó, mức tăng trưởng kinh tế hơn 7%, kim ngạch xuất khẩu vượt 1,2% kế hoạch với hơn 1,26 tỷ USD. Kỳ họp cuối năm 2024 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau dự kiến biểu quyết thông qua hơn 20 nghị quyết phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội tại địa phương. Sáng 10/12, Hội đồng nhân dân...

Cà Mau phát động đợt thi đua chào mừng đại hội Đảng, đại hội thi đua yêu nước

Chiều 26/11, đại diện Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau cho biết, vừa phát động đợt thi đua đặc biệt nhằm lập thành tích chào mừng các sự kiện lớn sắp diễn ra trong năm 2024 và 2025 cũng như góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2025. Cụm Tượng đài kỷ niệm Chuyến tàu tập kết ra bắc năm 1954 tại Sông Đốc là một trong những công trình trọng điểm...

Về Cà Mau mùa nước ngập đồng hái bông súng ma

Là tỉnh duy nhất miền Tây không có nước từ sông Mekong chảy về, Cà Mau không có mùa nước nổi. Tuy nhiên, mưa nhiều, một số vùng trũng ngập sâu, bông súng ma theo nước mọc lên giúp nhiều người dân có thu nhập từ việc thu hoạch sản vật này. Mỗi năm có khoảng 3 tháng nước ngập đồng. Bông súng ma trở thành nguồn thu nhập chính cho một số người dân ở vùng ngọt hóa tỉnh...

Tất tần tật kinh nghiệm du lịch Cà Mau

Du lịch Cà Mau sông nước luôn là sự lựa chọn lý tưởng của nhiều du khách khi nơi đây sở hữu cảnh sắc thiên nhiên trữ tình vô cùng ấn tượng. Cà Mau là một tỉnh nằm ở cực Nam nước ta, đồng thời cũng là một phần của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Cà Mau nổi tiếng với thiên nhiên tuyệt đẹp, với hàng loạt bãi biển. Cà Mau là điểm đến thu hút du khách từ khắp...

Cá lóc nướng trui vùng U Minh Hạ

Đến vùng U Minh Hạ, du khách sẽ được thưởng thức món cá lóc nướng, ăn bốc theo cách người dân đất mũi. Đất mũi Cà Mau (cực Nam của Việt Nam) thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, sở hữu rừng tràm U Minh Hạ, tiếp giáp U Minh Thượng (Kiên Giang). Người Cà Mau chủ yếu phát triển nghề nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản nên có nhiều món ăn từ cá. Cá lóc nướng trui với...

Mũi Cà Mau

Mũi Cà Mau là vùng đất liền cuối cùng của trời Phương Nam, điểm đến thiêng liêng nhất cuối cùng của Việt Nam trên đất liền, cũng là khu rừng sinh thái ngập mặn tự nhiên của đồng bằng sông Cửu Long. Đồng thời là nơi dừng chân lịch sử của chuyến Tàu không số - đường Hồ Chí Minh trên biển; góp phần làm nên một Việt Nam độc lập, tự do như ngày hôm nay...

Liên kết sản xuất chưa đi vào chiều sâu

“Rút kinh nghiệm cho tinh thần chưa sâu sát của các đơn vị liên quan cả trong nghiên cứu tài liệu nguồn cho đến việc triển khai vào thực tế nên kết quả trong triển khai Nghị định số 98/2018/NĐ-CP của Chính phủ đạt kết quả không cao”, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử yêu cầu tại Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản...

5 điểm đến không thể bỏ qua khi tới Cà Mau

Rừng U Minh Hạ, mũi Cà Mau, Làng nghề chế biến khô cá Sông Đốc, hòn Đá Bạc, khu du lịch Khai Long là những nơi không nên bỏ qua khi tới Cà Mau. Cà Mau là vùng đất tận cùng của Tổ quốc với ba mặt chủ yếu giáp biển, nơi toát lên vẻ trữ tình, bình yên và mộc mạc của mảnh đất miền Tây Nam Bộ. Tới đây, du khách được thăm cột mốc tọa độ quốc...

Đặc sản Cà Mau gây thương nhớ

Vùng đất cực Nam không chỉ trù phú về rừng và biển mà còn nổi tiếng với vô số đặc sản làm say lòng du khách. Là vùng đất sở hữu sông ngòi, kênh rạch nên Cà Mau có nhiều loại động thực vật, từ nước ngọt, mặn và cả lợ. Hầu như loại nào cũng có thể chế biến thành nhiều món ngon, trở thành đặc sản được du khách gần xa biết đến. Dưới đây là 7 loại...

Cẩm nang du lịch Cà Mau

Cà Mau là tỉnh cực nam của Việt Nam, thuộc khu vực Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long. Mảnh đất tận cùng của tổ quốc có ba mặt tiếp giáp với biển: phía đông là biển Đông, phía tây và phía nam là vịnh Thái Lan, phía Bắc giáp Bạc Liêu và Kiên Giang. Về Cà Mau, du khách sẽ nghe chuyện Bác Ba Phi, đờn ca tài tử, du ngoạn sông nước, ăn đặc sản của rừng,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất