Powered by Techcity

‘Tiếng hạt nảy mầm’ đầy tính nhân văn, sao lại nỡ mạt sát…

Được biết, bài thơ Tiếng hạt nảy mầm của tác giả Tô Hà là bài số 5 trong tuần 3 của bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Đối với bài thơ này, học sinh sẽ thực hiện yêu cầu tham gia trò chơi “nghe từ ngữ, đoán âm thanh”.

'Tiếng hạt nảy mầm' đầy tính nhân văn, sao lại nỡ mạt sát... - Ảnh 1.

Mọi việc ồn ào khi bài thơ Tiếng hạt nảy mầm của tác giả Tô Hà được chia sẻ trên một diễn đàn của các giáo viên

Cụ thể, đề bài ra sau phần yêu cầu chơi trò chơi với cách chơi: Một bạn nêu từ ngữ chỉ âm thanh, một bạn đoán đó là âm thanh của sự vật, hiện tượng nào: tí tách – tiếng mưa rơi’, để trả lời cho câu hỏi: chi tiết nào giúp em nhận ra đây là lớp học của trẻ khiếm thính (mất khả năng nghe và nghe kém)? Theo em, những khó khăn, thiệt thòi của các bạn học sinh trong bài thơ là gì? Cô giáo đã gợi lên trong tâm trí học trò những hình ảnh và âm thanh nào của cuộc sống?…

Nhà văn Nguyễn Thị Việt Hà, tác giả có 3 tác phẩm nằm trong bộ sách Chân trời sáng tạo, từng là giáo viên văn, từng là hiệu trưởng một trường cấp 2 ở Cà Mau cho biết, bà thật sự đau lòng khi bài thơ Tiếng hạt nảy mầm bị chê bai, thậm chí mạt sát.

“Bài thơ rất trọn vẹn, dùng từ rất đắt”

Theo nhà văn Nguyễn Thị Việt Hà, bài thơ Tiếng hạt nảy mầm giàu nhạc điệu, hình ảnh sống động, dễ thương và dễ hiểu. Trẻ khi được học bài thơ này sẽ hiểu và thông cảm hơn với trẻ khuyết tật khiếm thính. Cuộc sống sẽ tươi đẹp hơn bởi sự đón nhận những con người lạc quan dù họ không hoàn hảo.

'Tiếng hạt nảy mầm' đầy tính nhân văn, sao lại nỡ mạt sát... - Ảnh 2.

Bài học trong sách thuộc bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống

“Bài thơ xúc động bởi ý nghĩa nhân văn mà Tô Hà làm được. Sự hòa nhập cuộc sống bình thường dẫu muôn trùng khó khăn của trẻ khiếm thính được nhà thơ ‘chụp’ lại vô ngần trong trẻo, như một bản nhạc nảy lên trong tịch mịch im lặng của thế giới âm thanh không thể chạm vào. Bối cảnh bài thơ được viết cho một lớp học khiếm thính. Bạn hình dung không gian im lặng, hoàn toàn im lặng, mọi âm thanh không thể nào được trẻ khiếm thính cảm nhận được dù vang động đến đâu. Các em học ngôn ngữ ký hiệu, mường tượng âm thanh qua hướng dẫn của cô. Và, như hạt nảy mầm trên đá, hoa nở trong sa mạc, âm thanh cuộc sống ùa về trên bàn tay cô, trong ánh mắt ngập tràn yêu thương… Bỏ qua sự cảm tính của Hà, thì bài thơ vẫn rất trọn vẹn, dùng từ rất đắt, chọn lọc”, nhà văn Nguyễn Thị Việt Hà phân tích.

Bàn luận về hai câu thơ bị một số người “lên án” thậm tệ: “Cánh sẻ vụt qua song/Hót nắng vàng ánh ỏi”, nhà văn cho rằng: “Ví dụ từ mà mọi người lên án “Hót nắng vàng ánh ỏi”, nhiều người chê nhà thơ dùng từ sai, lẽ ra là “óng ả” chứ sao lại “ánh ỏi”. Hãy cùng tìm hiểu nghĩa từ nhé! Ánh ỏi: ngân vang, vút cao. Vậy thì tiếng chim hót trong nắng nó ngân vang vút cao hay nó phải màu vàng? Đến lúc này chúng ta đều biết vì sao nhà thơ dùng từ ‘ánh ỏi’ mà không là từ ‘óng ả’ hay từ nào đó khác”. 

'Tiếng hạt nảy mầm' đầy tính nhân văn, sao lại nỡ mạt sát... - Ảnh 3.

“Bài thơ xúc động bởi ý nghĩa nhân văn mà Tô Hà làm được”, nhà văn Nguyễn Thị Việt Hà nhìn nhận 

Từ đó, nhà văn Nguyễn Thị Việt Hà thẳng thắn bày tỏ quan điểm, rằng: “Tiếng Việt giàu và đẹp nhờ vào những biện pháp tu từ này. Văn chương nghệ thuật, sứ mệnh là gì? Là hướng thiện! Là vì sự tốt đẹp của con người!. Vậy thì với ngôn từ đặc sắc, ý nghĩa bao dung, bài thơ này chỗ nào không xứng? Chỗ nào đáng lên án. Cho đến bây giờ, Hà vẫn không thể hiểu một bài thơ hay đến như vậy (về ý nghĩ, về câu từ, về nghệ thuật) lại bị mạt sát nặng nề đến như vậy…”. (Còn tiếp).

Nguồn: https://thanhnien.vn/tieng-hat-nay-mam-day-tinh-nhan-van-sao-lai-no-mat-sat-185241005163119652.htm

Cùng chủ đề

Có nên đưa vào sách giáo khoa?

Mới đây, một phụ huynh đã chia sẻ ý kiến về bài thơ Tiếng hạt nảy mầm của tác giả Tô Hà trong sách Tiếng Việt lớp 5 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống trúc trắc, khó hiểu. Sau đó một số fanpage và người quan tâm đến giáo dục đã chia sẻ bài thơ: “Thơ thế này cũng đưa vào sách giáo khoa cho học sinh là sao?”. Ngay lập tức bài thơ Tiếng hạt nảy...

Nghĩa tình người Dầu khí chung tay “Xóa nhà tạm, nhà dột nát”

Nghĩa tình người Dầu khí chung tay “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” 09:33 | 05/10/2024 Lượt xem: 7 Trong nhiều năm qua, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đã ghi dấu ấn tốt đẹp trong cộng đồng với những chương trình an sinh xã hội đầy ý nghĩa, đặc biệt là việc hỗ trợ xây dựng nhà đại đoàn kết, nhà cho người nghèo. Qua đó thể...

Trải nghiệm ca nô “xé nước” xuyên rừng, thăm Mũi Cà Mau

  Vườn quốc gia Mũi Cà Mau, một trong những khu dự trữ sinh quyển thế giới, đang trở thành điểm đến hấp dẫn với những tuyến du lịch đặc trưng của vùng sông nước. Du khách có thể trải nghiệm xuyên rừng ngập mặn bằng ca nô hoặc vỏ lãi, một phương tiện thủy độc đáo. Du khách khám phá bãi bồi, ngắm cảnh rừng đước mênh mông xanh ngát. Mũi Cà Mau không chỉ nổi bật với hệ sinh thái rừng ngập...

Cùng tác giả

Có nên đưa vào sách giáo khoa?

Mới đây, một phụ huynh đã chia sẻ ý kiến về bài thơ Tiếng hạt nảy mầm của tác giả Tô Hà trong sách Tiếng Việt lớp 5 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống trúc trắc, khó hiểu. Sau đó một số fanpage và người quan tâm đến giáo dục đã chia sẻ bài thơ: “Thơ thế này cũng đưa vào sách giáo khoa cho học sinh là sao?”. Ngay lập tức bài thơ Tiếng hạt nảy...

Nghĩa tình người Dầu khí chung tay “Xóa nhà tạm, nhà dột nát”

Nghĩa tình người Dầu khí chung tay “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” 09:33 | 05/10/2024 Lượt xem: 7 Trong nhiều năm qua, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đã ghi dấu ấn tốt đẹp trong cộng đồng với những chương trình an sinh xã hội đầy ý nghĩa, đặc biệt là việc hỗ trợ xây dựng nhà đại đoàn kết, nhà cho người nghèo. Qua đó thể...

Trải nghiệm ca nô “xé nước” xuyên rừng, thăm Mũi Cà Mau

  Vườn quốc gia Mũi Cà Mau, một trong những khu dự trữ sinh quyển thế giới, đang trở thành điểm đến hấp dẫn với những tuyến du lịch đặc trưng của vùng sông nước. Du khách có thể trải nghiệm xuyên rừng ngập mặn bằng ca nô hoặc vỏ lãi, một phương tiện thủy độc đáo. Du khách khám phá bãi bồi, ngắm cảnh rừng đước mênh mông xanh ngát. Mũi Cà Mau không chỉ nổi bật với hệ sinh thái rừng ngập...

Cùng chuyên mục

Có nên đưa vào sách giáo khoa?

Mới đây, một phụ huynh đã chia sẻ ý kiến về bài thơ Tiếng hạt nảy mầm của tác giả Tô Hà trong sách Tiếng Việt lớp 5 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống trúc trắc, khó hiểu. Sau đó một số fanpage và người quan tâm đến giáo dục đã chia sẻ bài thơ: “Thơ thế này cũng đưa vào sách giáo khoa cho học sinh là sao?”. Ngay lập tức bài thơ Tiếng hạt nảy...

Nghĩa tình người Dầu khí chung tay “Xóa nhà tạm, nhà dột nát”

Nghĩa tình người Dầu khí chung tay “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” 09:33 | 05/10/2024 Lượt xem: 7 Trong nhiều năm qua, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đã ghi dấu ấn tốt đẹp trong cộng đồng với những chương trình an sinh xã hội đầy ý nghĩa, đặc biệt là việc hỗ trợ xây dựng nhà đại đoàn kết, nhà cho người nghèo. Qua đó thể...

Trải nghiệm ca nô “xé nước” xuyên rừng, thăm Mũi Cà Mau

  Vườn quốc gia Mũi Cà Mau, một trong những khu dự trữ sinh quyển thế giới, đang trở thành điểm đến hấp dẫn với những tuyến du lịch đặc trưng của vùng sông nước. Du khách có thể trải nghiệm xuyên rừng ngập mặn bằng ca nô hoặc vỏ lãi, một phương tiện thủy độc đáo. Du khách khám phá bãi bồi, ngắm cảnh rừng đước mênh mông xanh ngát. Mũi Cà Mau không chỉ nổi bật với hệ sinh thái rừng ngập...

Đến ngày 3/10, cả nước có 163 thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo

Doanh nghiệp nào lọt danh sách thương nhân được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo? Đến 18/10, 170 thương nhân đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo TP Hồ Chí Minh là địa phương dẫn đầu về số lượng thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo với 38 thương nhân, tiếp theo là Cần Thơ với 35 thương nhân, Long An 22 thương nhân. Một số địa phương chỉ có 1 thương nhân xuất...

Tin nổi bật

Tin mới nhất