Powered by Techcity

Tạm dừng thí điểm giải toả hàng đáy trên sông



Báo Cà Mau
Chủ tịch UBND tỉnh vừa có ý kiến đề nghị các sở, ngành, địa phương, đơn vị có liên quan tạm ngừng thực hiện phương án thí điểm giải toả hàng đáy và các hoạt động khai thác thuỷ sản trên sông, rạch tại tuyến sông Tắc Thủ – Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời) và tuyến sông thuộc địa bàn xã Đất Mũi (huyện Ngọc Hiển).

Hoạt động khai thác thuỷ sản trên sông Ông Đốc từ nghề đáy thường là những hộ gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, cần có chính sách chuyển đổi nghề sau giải toả nhằm ổn định cuộc sống, tránh tái chiếm.  (Ảnh minh hoạ)


Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, qua thời gian thực hiện thí điểm cho thấy tiến độ còn chậm, chưa đạt mục tiêu đề ra, do chưa thống nhất đơn vị chủ trì trong công tác tổ chức thực hiện giải toả, chưa bố trí kinh phí thực hiện đề án. Đồng thời, qua rà soát, đối chiếu với quy định cho thấy, nghề đáy thuộc danh mục nghề, ngư cụ cấm sử dụng khai thác thuỷ sản trong vùng nội địa, việc người dân tự ý phát sinh nghề đáy trên sông, rạch để khai thác thuỷ sản là không đúng với quy định, nên cần phải được xử lý.

Từ những nguyên nhân trên, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các sở, ngành, địa phương, đơn vị có liên quan tạm ngừng thực hiện phương án thí điểm giải toả hàng đáy và các hoạt động khai thác thuỷ sản trên sông, rạch tại tuyến sông Tắc Thủ – Sông Đốc và tuyến sông thuộc địa bàn xã Đất Mũi.

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu công tác giải toả các hàng đáy và hoạt động khai thác thuỷ sản trên sông, rạch (kể cả các tuyến sông thuộc phương án thí điểm), giao UBND các huyện, TP Cà Mau rà soát, đối chiếu số liệu tại dự thảo phương án giải toả các hàng đáy và các hoạt động khai thác thuỷ sản khác bằng nò, đó, vó, lú… trên sông, kênh, rạch với tình hình thực tế hiện nay, chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện trên địa bàn quản lý.

Trong đó, lưu ý về lộ trình thực hiện; thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về nghề, ngư cụ cấm sử dụng khai thác thuỷ sản trong vùng nội địa để người dân hiểu, chấp hành; khuyến khích, vận động người dân tự tháo dỡ các hàng đáy, vật chướng ngại trên sông, rạch. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng nghề, ngư cụ cấm khai thác thuỷ sản trong vùng nội địa theo quy định; quan tâm, tạo điều kiện, giới thiệu việc làm cho các hộ dân có nhu cầu về việc làm để có thêm thu nhập ổn định cuộc sống.

Trước đó, theo phương án thí điểm được tỉnh phê duyệt vào tháng 1/2024 đã khẳng định việc thí điểm giải toả hàng đáy và các hoạt động khai thác thuỷ sản khác bằng nò, đó, vó, lú… trên sông, kênh, rạch tại tuyến sông Tắc Thủ – Sông Đốc và tuyến sông thuộc địa bàn xã Đất Mũi là rất cần thiết nhằm lập lại trật tự kỷ cương an toàn giao thông đường thuỷ nội địa, tăng cường công tác quản lý, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và trả lại sự thông thoáng cho luồng lạch.

Theo số liệu điều tra, thống kê của huyện Trần Văn Thời và huyện Ngọc Hiển, tính đến ngày 26/9/2023 (thời điểm được phê duyệt phương án thí điểm vào đầu năm 2024 – PV), tổng số hộ tham gia hoạt động nghề đáy và các hoạt động khai thác thuỷ sản khác trên sông, rạch tại 2 khu vực thí điểm nêu trên là 143 hộ/471 lao động chính. Trong đó, số hộ tham gia hoạt động nghề đáy là 129 hộ/436 lao động chính, số hộ tham gia hoạt động khai thác thuỷ sản khác (nò, đó, vó, lú…) là 14 hộ/35 lao động chính. Qua khảo sát, các hộ tham gia hoạt động nghề đáy trên sông, rạch thì có 99 hộ có nguyện vọng chuyển đổi nghề sau khi giải toả (chiếm 76,75%).

Mục tiêu mà phương án thí điểm đề ra là trong năm 2024 sẽ tiến hành thực hiện thí điểm giải toả hàng đáy tại 82 hộ trên tuyến sông Tắc Thủ – Sông Đốc và trên địa bàn xã Đất Mũi là 47 hộ. Tổng kinh phí thực hiện đối với với 2 khu vực trên hơn 1,8 tỷ đồng, trong đó ưu tiên dành trên 1,4 tỷ đồng cho việc chuyển đổi nghề sau giải toả.

Tháng 4 vừa qua, UBND huyện Ngọc Hiển cũng đã xây dựng Đề án “Vận động chuyển đổi nghề khai thác thuỷ hải sản giai đoạn 2023-2025 và định hướng những năm tiếp theo”, trong đó có mục tiêu là vận động chuyển đổi nghề cho 418 hộ làm nghề đáy sông, rạch sang các nghề khác…

Ông Trần Hoàng Lạc, Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển, cho rằng việc vận động giải toả hàng đáy trên sông, rạch là việc làm cần thiết và cấp bách, nhằm lập lại trật tự kỷ cương, đảm bảo an toàn hoạt động giao thông đường thuỷ nội địa, bảo vệ môi trường sinh thái và nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên trên địa bàn huyện trong thời gian tới. Theo thống kê của huyện Ngọc Hiển tại thời điểm xây dựng đề án, trên địa bàn có 418 hộ với 1.876 nhân khẩu hoạt động nghề đáy sông, rạch.

Nghề đáy trên các tuyến sông hình thành khá lâu đời, là nghề mưu sinh qua nhiều thế hệ, tuy nhiên để đảm bảo an toàn giao thông, khôi phục nguồn lợi thuỷ sản…, cần kiên quyết giải toả dứt điểm, lập lại trật tự theo quy định. (Ảnh chụp trên địa bàn xã Ngọc Chánh, huyện Đầm Dơi)

Được biết, đây không phải lần đầu tiên Cà Mau thực hiện việc giải toả hàng đáy và các hoạt động khai thác thuỷ sản khác trên sông, rạch mà việc làm này đã được triển khai thực hiện thí điểm vào năm 2018.

Cụ thể, tháng 5/2018, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau có công văn chỉ đạo các huyện trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh công tác giải toả hàng đáy, nò, đó trên sông, rạch thuộc địa bàn mình quản lý. Trong đó, huyện Ngọc Hiển tăng cường giải toả 500 hàng đáy trên sông, rạch; huyện Trần Văn Thời tiến hành giải toả 22 hàng đáy trên sông, xử lý dứt điểm trong tháng 9 năm 2018. Tuy nhiên, quyết tâm này chưa mang lại hiệu quả. Các xã cũng đã thường xuyên ra quân giải toả hàng đáy, các hoạt động khai thác thuỷ sản trên sông, rạch… nhưng chưa giữ vững được địa bàn, luôn xuất hiện tình trạng tái chiếm diễn ra./.

Trần Nguyên

 

 



Nguồn: https://baocamau.vn/tam-dung-thi-diem-giai-toa-hang-day-tren-song-a34528.html

Cùng chủ đề

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, TPHCM và Nam bộ sắp mưa to

TPO – Cơ quan khí tượng dự báo trong hôm nay (ngày 19/9), thời tiết TPHCM và các tỉnh, thành Nam bộ nhiều mây, có mưa rào và dông nhiều nơi, rải rác mưa vừa, có nơi mưa to, cục bộ có mưa rất to. Theo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ, trong 24h qua, khu vực TPHCM có mưa nhiều nơi, rải rác mưa to. Lượng mưa 24h qua như sau: Củ Chi 84.2mm,...

Chủ động các phương án ứng phó với thiên tai

Cảnh báo lũ kết hợp triều cường gây ngập úng Theo dự báo của Viện Quy hoạch thủy lợi Miền Nam, trong ngày 19/9, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, mưa to, dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 40-80mm, có nơi trên 150mm, tập trung vào chiều và đêm. Viện cảnh báo về diễn biến lũ vùng Đồng bằng sông Cửu Long, lũ đầu nguồn sông Cửu Long tại trạm...

Cùng tác giả

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, TPHCM và Nam bộ sắp mưa to

TPO – Cơ quan khí tượng dự báo trong hôm nay (ngày 19/9), thời tiết TPHCM và các tỉnh, thành Nam bộ nhiều mây, có mưa rào và dông nhiều nơi, rải rác mưa vừa, có nơi mưa to, cục bộ có mưa rất to. Theo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ, trong 24h qua, khu vực TPHCM có mưa nhiều nơi, rải rác mưa to. Lượng mưa 24h qua như sau: Củ Chi 84.2mm,...

Chủ động các phương án ứng phó với thiên tai

Cảnh báo lũ kết hợp triều cường gây ngập úng Theo dự báo của Viện Quy hoạch thủy lợi Miền Nam, trong ngày 19/9, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, mưa to, dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 40-80mm, có nơi trên 150mm, tập trung vào chiều và đêm. Viện cảnh báo về diễn biến lũ vùng Đồng bằng sông Cửu Long, lũ đầu nguồn sông Cửu Long tại trạm...

Cùng chuyên mục

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, TPHCM và Nam bộ sắp mưa to

TPO – Cơ quan khí tượng dự báo trong hôm nay (ngày 19/9), thời tiết TPHCM và các tỉnh, thành Nam bộ nhiều mây, có mưa rào và dông nhiều nơi, rải rác mưa vừa, có nơi mưa to, cục bộ có mưa rất to. Theo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ, trong 24h qua, khu vực TPHCM có mưa nhiều nơi, rải rác mưa to. Lượng mưa 24h qua như sau: Củ Chi 84.2mm,...

Chủ động các phương án ứng phó với thiên tai

Cảnh báo lũ kết hợp triều cường gây ngập úng Theo dự báo của Viện Quy hoạch thủy lợi Miền Nam, trong ngày 19/9, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, mưa to, dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 40-80mm, có nơi trên 150mm, tập trung vào chiều và đêm. Viện cảnh báo về diễn biến lũ vùng Đồng bằng sông Cửu Long, lũ đầu nguồn sông Cửu Long tại trạm...

Các tỉnh, thành khu vực phía Nam chủ động các phương án ứng phó với thiên tai

Theo cảnh báo về diễn biến lũ vùng Đồng bằng sông Cửu Long, lũ đầu nguồn sông Cửu Long tại trạm Tân Châu và Châu Đốc đang có xu thế tăng mạnh do lũ thượng nguồn đổ về kết hợp triều cường tăng cao.   Hiện nay, áp thấp nhiệt đới trên biển Đông đã mạnh lên thành bão số 4, gây ảnh hưởng đến thời tiết các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam. Viện Quy hoạch thủy lợi Miền Nam...

Bình chọn điểm đến du lịch hấp dẫn của TP.HCM và Đồng bằng sông Cửu Long

Sáng 17/9, chương trình bình chọn “Điểm đến du lịch hấp dẫn TP.HCM và 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long” chính thức khởi động với 126 điểm đến du lịch của 14 địa phương tham gia. Với chủ đề “Nâng tầm điểm đến – Kết nối hành trình”, chương trình bình chọn do Hội đồng liên kết hợp tác phát triển du lịch TP.HCM và 13...

Bưu điện tỉnh Cà Mau: Đoàn kết, phấn đấu hoàn thành Chiến dịch “120 ngày hành động – Cán đích thành công”

Bưu điện tỉnh Cà Mau: Đoàn kết, phấn đấu hoàn thành Chiến dịch “120 ngày hành động – Cán đích thành công” Trong các ngày 17-18/09/2024, đồng chí...

Nâng cao nhận thức của thanh niên nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số toàn diện

 Đoàn chủ toạ buổi lễ khởi động (từ phải sang): Ông Marco Della Seta, Đại sứ Italia tại Việt Nam; ông Julien Guerrier, Đại sứ Trưởng phái đoàn EU tại Việt Nam; TS Cao Xuân Thu Vân, Chủ tịch VCA; bà Francesca Ottolenghi, Chủ tịch Halieus (Ảnh: HNV) Chiều 18/9, tại Hà Nội, Lễ Khởi động Dự án “Thanh niên trong các Hợp tác xã là chủ thể của chuyển đổi số tại cộng đồng địa phương – YOUCOOL” đã...

Tin nổi bật

Tin mới nhất