Powered by Techcity

Quyết tâm xoá tàu “3 không”



Báo Cà Mau
Mặc dù ngành chức năng, chính quyền địa phương đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhưng tình hình các tàu cá “3 không” lén lút thực hiện hoạt động khai thác trên biển vẫn còn diễn ra. Để góp phần gỡ thẻ vàng, tạo kết quả tích cực trước chuyến thanh tra của EC sẽ đến Việt Nam lần thứ 5 dự kiến trong tháng 10 này, nhiều địa phương trong tỉnh quyết tâm xoá các phương tiện này trên vùng biển quản lý.

Loại hình khai thác thuỷ hải sản ven bờ khá phổ biến trên vùng biển Cà Mau, các phương tiện cỡ nhỏ, thường chỉ có 1 hoặc 2 người tham gia đánh bắt. Các phương tiện này được người dân địa phương gọi là những tàu cá “3 không” vì không có đăng ký, không đăng kiểm, không được cấp phép hoạt động. Đa phần các phương tiện được cải hoán từ vỏ composite (thuỷ nội địa), theo các cửa sông thông ra biển để khai thác trái phép.

Theo tìm hiểu của phóng viên, ban đầu nghề này được xem là nghề “tay trái”, vì sau khi xong vụ lúa, vụ tôm thì một số người dân xuống các phương tiện như vỏ composite, ra các cửa biển khai thác gần bờ để kiếm thêm thu nhập. Lâu dần hình thành thói quen và nhân rộng cho nhiều hộ dân lân cận.

Một phương tiện được cải hoán từ vỏ composite để vươn khơi khai thác, tại địa bàn xã Khánh Hội, huyện U Minh. (ảnh chụp ngày 27/9/2024)

Ghi nhận trên địa bàn xã Khánh Hội, huyện U Minh, hiện có gần 300 phương tiện được cho là phương tiện “3 không” do người dân tự phát.

Ông Châu Minh Đảm, Chủ tịch UBND xã Khánh Hội, chia sẻ: “Những phương tiện này, chủ yếu nam giới đi làm, thường ra biển tầm 17h hôm nay và vào bờ tầm 6h sáng hôm sau. Sau một đêm đánh bắt trên biển thì những ngư dân này ngủ lấy sức để chuẩn bị cho chuyến biển tiếp theo. Mỗi phương tiện có thu nhập từ 500 ngàn đồng đến hàng triệu đồng mỗi đêm, từ đó cải thiện được cuộc sống rất nhiều”.

Tuy nhiên, vấn đề này về lâu về dài vô tình đã tạo thành thói quen cho người dân tại các cửa biển. Ban đầu chỉ là nghề “tay trái” nhưng lâu dần nhiều hộ xem đây là nghề “hái ra tiền” và dựa vào khai thác ven bờ để kiếm sống. Và theo đó, câu chuyện chuyển đổi nghề được đặt ra hằng chục năm nay nhưng người dân thì chưa mấy mặn mà. 

Qua trao đổi, nhiều lãnh đạo ở các địa phương có góc nhìn rằng đây là nghề “cha truyền con nối”, bao đời dựa vào nghề khai thác thuỷ sản. Tuy nhiên, thực tế có những hộ rất có điều kiện sống tốt trong đất liền như có vuông nuôi tôm, đất làm ruộng, có nghề để làm… nhưng vẫn sắm thêm phương tiện ra biển khai thác vì nghĩ người khác làm được thì mình cũng làm được; có những hộ không ngại cải hoán, đầu tư phương tiện lớn hơn, công suất lớn hơn và trụ lại nhiều ngày hơn để khai thác. Như thế thì đâu phải là hộ khó khăn, không thể chuyển đổi nghề được!

Song, vẫn có những hộ thực tế đời sống rất khó khăn, thu nhập duy nhất chỉ dựa vào chiếc vỏ máy, mà phương tiện đó chỉ khai thác được ở vùng thuỷ nội địa.

Ông Đảm bộc bạch: “Những hộ mà phương tiện nhỏ quá, đi khai thác có đêm lỗ luôn tiền xăng thì tiền đâu cải hoán, nâng cấp phương tiện đánh bắt xa bờ. Cấm không cho ra khơi khai thác thì tội cho bà con, nhưng cho ra thì không chỉ vi phạm mà còn ảnh hưởng đến tính mạng bà con khi thời tiết mưa bão thất thường như thế này”.

Đây là các phương tiện đã được nâng cấp lên lớn hơn, đúng theo quy định, được ra khơi đánh bắt. (ảnh chụp tại cửa biển Khánh Hội, ngày 27/9/2024) 

Nhìn từ thực tế, lâu nay nhiều địa phương vì thấy đời sống của bà con làm nghề còn khó khăn mà chưa mạnh tay xử lý đối với loại hình khai thác này, với suy nghĩ là tạo điều kiện cho bà con có thu nhập. Nhưng điều này về lâu, về dài vô tình đã tạo thành thói quen xấu cho họ trông chờ và ỷ lại. Đời sống khá lên đâu chưa thấy, nhưng trước mắt, với hình thức khai thác thuỷ sản mang tính chất tận diệt của bộ phận không nhỏ người dân đã làm cạn kiện nguồn lợi thuỷ sản, gây thiệt hại vô cùng lớn.

“Thực hiện ý kiến chỉ đạo, địa phương đang phối hợp với đơn vị Đồn Biên phòng, tuyệt đối không cho các phương tiện này ra cửa biển để khai thác. Mặt khác, tăng cường tuần tra, kiểm soát trên vùng biển quản lý, không cho các phương tiện này hoạt động. Ban đầu chủ các phương tiện này phản ứng kịch liệt lắm, nhưng đã có quy định của luật rồi thì phải thực hiện. Hiện xã đang triển khai họp dân, rà soát lấy ý kiến để có hướng hỗ trợ cho người dân trong thời gian tới”, ông Đảm chia sẻ.

Ngăn chặn, kiểm tra, kiểm soát, không cho ra khơi khai thác thì chỉ là giải pháp tạm thời. Vấn đề cốt lõi hiện nay là tìm ra những giải pháp căn cơ để những hộ dân này có việc làm, thu nhập ổn định. Có như thế thì tình trạng khai thác thuỷ sản bất hợp pháp mới không tái diễn. Điều này không chỉ tạo được hình ảnh đẹp với Đoàn thanh tra của EC khi đến Việt Nam, mà còn tạo được thói quen cho người dân là vừa khai thác vừa bảo tồn nguồn lợi và hệ sinh thái biển./.

 

Kim Cương

 



Nguồn: https://baocamau.vn/quyet-tam-xoa-tau-3-khong–a34781.html

Cùng chủ đề

Đến ngày 3/10, cả nước có 163 thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo

Doanh nghiệp nào lọt danh sách thương nhân được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo? Đến 18/10, 170 thương nhân đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo TP Hồ Chí Minh là địa phương dẫn đầu về số lượng thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo với 38 thương nhân, tiếp theo là Cần Thơ với 35 thương nhân, Long An 22 thương nhân. Một số địa phương chỉ có 1 thương nhân xuất...

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Bệ phóng mới cho nền kinh tế

Thi công hầm Đèo Cả – Ảnh: PHÓ BÁ CƯỜNG Đó là nhận định của PGS.TS TRẦN CHỦNG, chủ tịch Hiệp hội Các nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam (VARSI). Với 67 tỉ USD nguồn vốn đầu tư công của dự án sẽ lan tỏa, qua đó giúp nhiều ngành kinh tế được hưởng lợi, nhiều ngành sản xuất có cơ hội học hỏi, nâng tầm và phát triển. * Ông có đồng tình với nhiều ý...

Cùng tác giả

Trải nghiệm du lịch Cà Mau

...

Đến ngày 3/10, cả nước có 163 thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo

Doanh nghiệp nào lọt danh sách thương nhân được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo? Đến 18/10, 170 thương nhân đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo TP Hồ Chí Minh là địa phương dẫn đầu về số lượng thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo với 38 thương nhân, tiếp theo là Cần Thơ với 35 thương nhân, Long An 22 thương nhân. Một số địa phương chỉ có 1 thương nhân xuất...

Kỳ vọng vụ lúa – tôm

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Bệ phóng mới cho nền kinh tế

Thi công hầm Đèo Cả – Ảnh: PHÓ BÁ CƯỜNG Đó là nhận định của PGS.TS TRẦN CHỦNG, chủ tịch Hiệp hội Các nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam (VARSI). Với 67 tỉ USD nguồn vốn đầu tư công của dự án sẽ lan tỏa, qua đó giúp nhiều ngành kinh tế được hưởng lợi, nhiều ngành sản xuất có cơ hội học hỏi, nâng tầm và phát triển. * Ông có đồng tình với nhiều ý...

Cùng chuyên mục

Tin nổi bật

Tin mới nhất