Powered by Techcity

Petrovietnam tiên phong trong công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát

Petrovietnam tiên phong trong công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát


Xóa nhà tạm, nhà dột nát là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, thể hiện tinh thần nhân văn, sự quan tâm sâu sắc đến đời sống của người dân. Trong hành trình thực hiện sứ mệnh này, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) là một trong những đơn vị tiên phong với những đóng góp tích cực và ý nghĩa.

Petrovietnam tiên phong trong công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát

Petrovietnam là một trong những đơn vị tiên phong trong phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát. (Ảnh: Khu tái định cư thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai do Petrovietnam phối hợp với tỉnh Lào Cai xây dựng).

Tiên phong trong công tác an sinh xã hội

Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ tại chương trình “Mái ấm cho đồng bào tôi” vào tháng 10/2024, Petrovietnam đã trao 150 tỷ đồng để hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát tại các địa phương trên cả nước. Đây không chỉ là sự hỗ trợ về vật chất mà còn thể hiện tinh thần đoàn kết, trách nhiệm xã hội sâu sắc mà Petrovietnam luôn gìn giữ và phát huy, một lần nữa khẳng định vai trò tiên phong của Tập đoàn không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà còn trong các hoạt động an sinh xã hội vì cộng đồng.

Theo thống kê, từ năm 2021 đến 2023, Petrovietnam và các đơn vị thành viên đã hỗ trợ xây dựng hơn 3.100 căn nhà đại đoàn kết và nhà cho người nghèo trên cả nước, với tổng kinh phí lên tới 160 tỷ đồng. Những ngôi nhà mới khang trang đã thay thế các căn nhà tạm bợ, mang lại niềm vui và sự ổn định cho hàng nghìn hộ gia đình. Riêng trong năm 2024, Tập đoàn đã trao hơn 113 tỷ đồng hỗ trợ xây dựng hơn 2.100 căn nhà tại các địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề do thiên tai và có điều kiện kinh tế khó khăn như Cao Bằng, Gia Lai, Cà Mau, Yên Bái, Nghệ An…

Các căn nhà do Petrovietnam hỗ trợ không chỉ mang lại sự “an cư” mà còn mở ra cơ hội “lạc nghiệp” cho hàng nghìn hộ gia đình, góp phần xóa đói, giảm nghèo một cách bền vững.

Petrovietnam cũng đặc biệt chú trọng đến việc phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong các khâu từ khảo sát, thiết kế, đến xây dựng để đảm bảo các căn nhà được thực hiện đúng tiến độ, chất lượng và phù hợp với nhu cầu cũng như tập quán sinh hoạt của người dân địa phương. Điều này không chỉ đảm bảo tính hiệu quả trong việc sử dụng nguồn lực mà còn gia tăng niềm tin của cộng đồng đối với các chương trình thiện nguyện.

Hơn cả một hành động hỗ trợ, những ngôi nhà là biểu tượng của sự sẻ chia và đồng hành của Petrovietnam với người dân cả nước, đặc biệt là những gia đình khó khăn. Đây cũng là minh chứng sống động cho tinh thần trách nhiệm xã hội mà Tập đoàn luôn đặt lên hàng đầu, khẳng định sứ mệnh “phát triển bền vững vì cộng đồng”.

Petrovietnam tiên phong trong công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát

Toàn cảnh buổi Tọa đàm “Đa dạng hóa nguồn lực để xóa nhà tạm, nhà dột nát” do Báo Lao Động phối hợp với Petrovietnam tổ chức.

Đa dạng hóa nguồn lực trong xóa nhà tạm, nhà dột nát

Trong khuôn khổ Tọa đàm “Đa dạng hóa nguồn lực để xóa nhà tạm, nhà dột nát” do Báo Lao Động phối hợp với Petrovietnam tổ chức, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh – Chuyên gia kinh tế, giảng viên Cao cấp Học viện Tài chính chia sẻ, để đạt được hiệu quả bền vững trong việc xóa nhà tạm, nhà dột nát, các tập đoàn nhà nước cần tiếp tục đóng vai trò “đầu tàu”, không chỉ dẫn dắt mà còn tạo động lực lan tỏa cho các doanh nghiệp khác. Vai trò này không dừng lại ở việc hỗ trợ tài chính, mà còn là kết nối, xây dựng chuỗi giá trị sản xuất và xã hội hóa nguồn lực một cách toàn diện. Các tập đoàn lớn phải là trung tâm kết nối, là hạt nhân tổ chức, từ đó xây dựng các mô hình hợp tác công – tư, thúc đẩy sự tham gia của nhiều doanh nghiệp nhỏ lẻ hơn vào chương trình.

Petrovietnam tiên phong trong công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng các doanh nghiệp nhà nước cần tiếp tục đóng vai trò “đầu tàu” trong việc xóa nhà tạm, nhà dột nát, tạo động lực lan tỏa cho các doanh nghiệp khác.

Ngoài ra, theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, để tạo được niềm tin với người dân cũng như các doanh nghiệp tham gia đóng góp, mọi khoản hỗ trợ cần được quản lý chặt chẽ, công khai thông tin về nguồn vốn, mục tiêu và kết quả thực hiện. Việc này không chỉ giúp đảm bảo sự minh bạch mà còn khơi dậy sự đồng lòng và nhiệt tình tham gia của cộng đồng.

“Công khai minh bạch không chỉ là chìa khóa xây dựng niềm tin, mà còn là nền tảng đảm bảo mọi nguồn lực đều được sử dụng đúng mục đích, tránh thất thoát, trùng lặp hoặc tiêu cực”, ông Thịnh nhấn mạnh.

Còn TS. Nguyễn Viết Chức – Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Văn hóa – Xã hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đại biểu Quốc hội khóa XI, đặc biệt nhấn mạnh vai trò quan trọng của người đứng đầu địa phương trong việc thực hiện hiệu quả chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát. Theo ông, người đứng đầu không chỉ là người tổ chức mà còn phải là người tiên phong, chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc rà soát, thống kê chính xác các đối tượng cần hỗ trợ, cũng như đảm bảo sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả, minh bạch.

Petrovietnam tiên phong trong công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát

TS. Nguyễn Viết Chức khẳng định Đảng, Nhà nước đã có nhiều chính sách triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát.

Ông khẳng định: “Chủ trương tốt thì cách làm cũng phải tốt. Khi ý Đảng hợp lòng dân, khó khăn mấy cũng vượt qua. Đây không chỉ là trách nhiệm mà còn là nghĩa tình, thể hiện bản chất ưu việt của xã hội ta”.

Theo TS. Nguyễn Viết Chức, người đứng đầu địa phương cần chủ động kiểm tra, nắm rõ hoàn cảnh của từng hộ gia đình khó khăn, từ đó lập kế hoạch chi tiết và phân bổ nguồn lực hợp lý.

TS. Nguyễn Viết Chức cũng lưu ý rằng, người đứng đầu không nên chỉ tập trung vào sự hỗ trợ từ Trung ương hay các tập đoàn lớn, mà cần phát huy tính chủ động ở cấp địa phương, huy động sự tham gia của người dân thông qua tinh thần đoàn kết, sẻ chia. Ông đưa ra ví dụ về việc “ai có công góp công, ai có của góp của”, nhấn mạnh rằng sự chung tay của cả cộng đồng sẽ tạo nên sức mạnh to lớn, vượt qua mọi khó khăn để thực hiện thành công mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát.

Petrovietnam tiên phong trong công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát

TS Nguyễn Minh Phong cho rằng để gia tăng nguồn lực xóa nhà tạm, nguyên tắc xã hội hóa là hàng đầu.

TS. Nguyễn Minh Phong, nguyên Trưởng phòng Nghiên cứu kinh tế, Viện Nghiên cứu phát triển Kinh tế – Xã hội Hà Nội nhận định, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát không chỉ là một nhiệm vụ an sinh xã hội mà còn mang tính chiến lược dài hạn, gắn liền với sự phát triển bền vững của đất nước. Ông nhấn mạnh rằng, những nỗ lực này không chỉ nhằm cung cấp nơi ở an toàn, ổn định cho người dân mà còn góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống, thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội ở các địa phương.

TS. Nguyễn Minh Phong đặc biệt đề cao vai trò của việc kết nối và huy động nguồn lực từ các doanh nghiệp lớn, các quỹ từ thiện, cộng đồng Việt kiều, cũng như các nguồn lực xã hội khác. Theo ông, các doanh nghiệp lớn như Petrovietnam không chỉ đóng vai trò là nhà tài trợ mà còn là hạt nhân thúc đẩy, tạo dựng mối liên kết chặt chẽ giữa các bên tham gia. Ông khuyến nghị cần có cơ chế cụ thể để khuyến khích sự tham gia từ các tổ chức thiện nguyện và cộng đồng người Việt ở nước ngoài, nhằm tạo ra nguồn lực đa dạng và hiệu quả hơn.

Một trong những điểm ông nhấn mạnh là sự cần thiết phải xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia về thiết kế nhà ở dành cho các chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát. Ông cho rằng, các ngôi nhà được xây dựng cần phải đảm bảo chất lượng, bền vững và phù hợp với văn hóa, tập quán của từng vùng miền. Điều này không chỉ giúp người dân dễ dàng hòa nhập với môi trường sống mới mà còn duy trì được các giá trị văn hóa đặc trưng của từng địa phương.

TS. Nguyễn Minh Phong giải thích thêm: “Việc chuẩn hóa thiết kế nhà ở không chỉ giúp nâng cao chất lượng công trình mà còn tạo sự đồng bộ, minh bạch trong quản lý và triển khai. Điều này sẽ đảm bảo rằng các nguồn lực được sử dụng một cách tối ưu, tránh lãng phí và đáp ứng đúng nhu cầu của người dân”. Ông cũng nhấn mạnh rằng, cần thiết lập các tiêu chuẩn tối thiểu về độ bền, an toàn, và tiện nghi cho các ngôi nhà được xây dựng trong chương trình, đồng thời đề xuất việc sử dụng các giải pháp kiến trúc thân thiện với môi trường và tiết kiệm năng lượng.

Ngoài ra, ông Phong kêu gọi các cơ quan chức năng phối hợp chặt chẽ trong việc kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện, từ khâu quy hoạch đến triển khai xây dựng, nhằm đảm bảo tính minh bạch, hiệu quả và đáp ứng kỳ vọng của xã hội. Với cách tiếp cận toàn diện và chiến lược này, ông tin rằng chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát không chỉ đạt được mục tiêu ngắn hạn mà còn góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững của đất nước.

Minh Tiến

 


Bình luận

Nguồn: https://www.pvn.vn/chuyen-muc/tap-doan/tin/6a0e9d0b-6c91-4763-b67e-b17e9df0e619

Cùng chủ đề

Bắc Bộ tiếp tục rét, vùng núi cao có nơi dưới 14 độ C

   Ảnh minh họa: Bích Liên Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 29/12, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tiếp tục rét với nhiệt độ trung bình từ 17-19 độ C, vùng núi Bắc Bộ từ 15-17 độ C, có nơi dưới 14 độ C. Nhiệt độ thấp nhất từ 11-14 độ C, vùng núi Bắc Bộ có nơi dưới 10 độ C. Khu vực Quảng Bình đến Thừa Thiên – Huế nhiệt độ trung...

Vietnam Airlines, VNPT, TKV, PVN… trước thời điểm chia tay CMSC

Theo Kế hoạch 141/KH/BCĐTKNQ18, 19 tập đoàn, tổng công ty nhà nước sẽ về các bộ, quản lý ngành khi Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (CMSC) kết thúc hoạt động. SCIC ghi nhận mức lợi nhuận cao nhất kể từ khi thành lập Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã hoàn thành vượt mức kế hoạch kinh doanh năm 2024 và đạt được những kết quả tích cực, toàn diện...

Tiên phong trong đổi mới tư duy, xây dựng thể chế, huy động mọi nguồn lực cho phát triển đất nước

NDO – Sáng 28/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành kế hoạch và đầu tư. Cùng dự có lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương. Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu ý kiến chỉ đạo hội nghị. (Ảnh: TRẦN HẢI) Trong năm 2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã kịp thời nghiên cứu, theo dõi, đánh giá và dự...

Thẩm định Dự án mở rộng, nâng cấp Cảng hàng không Cà Mau trị giá 2.399 tỷ đồng

Thẩm định Dự án mở rộng, nâng cấp Cảng hàng không Cà Mau trị giá 2.399 tỷ đồngDự án mở rộng, nâng cấp Cảng hàng không Cà Mau do Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam – ACV làm chủ đầu tư có tổng mức đầu tư 2.399 tỷ đồng từ nguồn vốn nhà nước ngoài đầu tư công. Cảng hàng không Cà Mau hiện hữu. ACV vừa có văn gửi Cục Quản lý đầu tư xây dựng (Bộ GTVT)...

Cùng tác giả

Bắc Bộ tiếp tục rét, vùng núi cao có nơi dưới 14 độ C

   Ảnh minh họa: Bích Liên Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 29/12, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tiếp tục rét với nhiệt độ trung bình từ 17-19 độ C, vùng núi Bắc Bộ từ 15-17 độ C, có nơi dưới 14 độ C. Nhiệt độ thấp nhất từ 11-14 độ C, vùng núi Bắc Bộ có nơi dưới 10 độ C. Khu vực Quảng Bình đến Thừa Thiên – Huế nhiệt độ trung...

Vietnam Airlines, VNPT, TKV, PVN… trước thời điểm chia tay CMSC

Theo Kế hoạch 141/KH/BCĐTKNQ18, 19 tập đoàn, tổng công ty nhà nước sẽ về các bộ, quản lý ngành khi Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (CMSC) kết thúc hoạt động. SCIC ghi nhận mức lợi nhuận cao nhất kể từ khi thành lập Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã hoàn thành vượt mức kế hoạch kinh doanh năm 2024 và đạt được những kết quả tích cực, toàn diện...

Tiên phong trong đổi mới tư duy, xây dựng thể chế, huy động mọi nguồn lực cho phát triển đất nước

NDO – Sáng 28/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành kế hoạch và đầu tư. Cùng dự có lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương. Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu ý kiến chỉ đạo hội nghị. (Ảnh: TRẦN HẢI) Trong năm 2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã kịp thời nghiên cứu, theo dõi, đánh giá và dự...

Thẩm định Dự án mở rộng, nâng cấp Cảng hàng không Cà Mau trị giá 2.399 tỷ đồng

Thẩm định Dự án mở rộng, nâng cấp Cảng hàng không Cà Mau trị giá 2.399 tỷ đồngDự án mở rộng, nâng cấp Cảng hàng không Cà Mau do Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam – ACV làm chủ đầu tư có tổng mức đầu tư 2.399 tỷ đồng từ nguồn vốn nhà nước ngoài đầu tư công. Cảng hàng không Cà Mau hiện hữu. ACV vừa có văn gửi Cục Quản lý đầu tư xây dựng (Bộ GTVT)...

Cùng chuyên mục

Bắc Bộ tiếp tục rét, vùng núi cao có nơi dưới 14 độ C

   Ảnh minh họa: Bích Liên Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 29/12, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tiếp tục rét với nhiệt độ trung bình từ 17-19 độ C, vùng núi Bắc Bộ từ 15-17 độ C, có nơi dưới 14 độ C. Nhiệt độ thấp nhất từ 11-14 độ C, vùng núi Bắc Bộ có nơi dưới 10 độ C. Khu vực Quảng Bình đến Thừa Thiên – Huế nhiệt độ trung...

Vietnam Airlines, VNPT, TKV, PVN… trước thời điểm chia tay CMSC

Theo Kế hoạch 141/KH/BCĐTKNQ18, 19 tập đoàn, tổng công ty nhà nước sẽ về các bộ, quản lý ngành khi Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (CMSC) kết thúc hoạt động. SCIC ghi nhận mức lợi nhuận cao nhất kể từ khi thành lập Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã hoàn thành vượt mức kế hoạch kinh doanh năm 2024 và đạt được những kết quả tích cực, toàn diện...

Tiên phong trong đổi mới tư duy, xây dựng thể chế, huy động mọi nguồn lực cho phát triển đất nước

NDO – Sáng 28/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành kế hoạch và đầu tư. Cùng dự có lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương. Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu ý kiến chỉ đạo hội nghị. (Ảnh: TRẦN HẢI) Trong năm 2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã kịp thời nghiên cứu, theo dõi, đánh giá và dự...

Thẩm định Dự án mở rộng, nâng cấp Cảng hàng không Cà Mau trị giá 2.399 tỷ đồng

Thẩm định Dự án mở rộng, nâng cấp Cảng hàng không Cà Mau trị giá 2.399 tỷ đồngDự án mở rộng, nâng cấp Cảng hàng không Cà Mau do Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam – ACV làm chủ đầu tư có tổng mức đầu tư 2.399 tỷ đồng từ nguồn vốn nhà nước ngoài đầu tư công. Cảng hàng không Cà Mau hiện hữu. ACV vừa có văn gửi Cục Quản lý đầu tư xây dựng (Bộ GTVT)...

Những sự kiện nổi bật của thị trường bất động sản Việt Nam trong năm 2024

Những sự kiện nổi bật của thị trường bất động sản Việt Nam trong năm 2024Bước ngoặt của ngành địa ốc Việt Nam được đánh dấu bằng sự hiện diện của bộ ba luật mới về bất động sản. Bên cạnh đó, thị trường còn chứng kiến những biến động chưa từng có của phân khúc chung cư và đất đấu giá… Quốc hội thông qua bộ ba luật về bất động sản Việc Quốc hội thông qua Luật Đất đai,...

Số ca mắc sởi năm 2024 tăng 130 lần

Trong năm 2024, số ca sốt phát ban nghi sởi đã lên đến 38.364 ca, tăng hơn 94 lần so với năm 2023, và số ca dương tính với sởi ghi nhận được là 6.725 ca, tăng hơn 130 lần so với năm 2023. Các địa phương có số ca mắc cao như Đồng Nai (6.360 ca), TP.HCM (4.758 ca), Bình Dương (4.745 ca), và Cà Mau (2.405 ca). Đến nay, cả nước đã ghi nhận 13 ca tử vong...

Tin nổi bật

Tin mới nhất