Powered by Techcity

Nhiều diện tích lúa hè thu sắp thu hoạch bị đổ ngã



Báo Cà Mau
Sau hơn 3 tháng xuống giống, hiện nay nhiều bà con nông dân bước vào thu hoạch rộ lúa hè thu. Tuy nhiên, do ảnh hưởng thời tiết mưa dông những ngày qua đã làm chậm tiến độ thu hoạch và nhiều diện tích lúa bị đổ ngã, gây thiệt hại cho nông dân.

Vụ lúa hè thu năm nay, các địa phương vùng trọng điểm sản xuất lúa 2 vụ đã xuống giống 35.244 ha. Hiện nay, hầu hết các trà lúa đang giai đoạn trổ và chín rộ. Bà con nông dân đã thu hoạch được 6.460 ha, năng suất đạt 5,12 tấn/ha, sản lượng 33.081 tấn.

Theo báo cáo nhanh từ Sở NN&PTNT, toàn tỉnh hiện có gần 550 ha lúa hè thu đang bị đổ ngã, giảm năng suất.Theo báo cáo nhanh từ Sở NN&PTNT, toàn tỉnh hiện có gần 550 ha lúa hè thu đang bị đổ ngã, giảm năng suất.

Ông Châu Công Bằng, Phó giám đốc Sở NN&PTNT, cho biết: “Trong những ngày qua có mưa lớn, không thuận lợi cho lúa giai đoạn trổ – chín, đặc biệt là những ruộng đã đến thời điểm thu hoạch, làm chậm tiến độ thu hoạch. Một số diện tích bước đầu ghi nhận bị đổ ngã khoảng 532 ha, trong đó huyện Trần Văn Thời 329 ha, huyện Thới Bình 140 ha, TP Cà Mau 63 ha”.

Theo ông Bằng, trước đó, các đợt mưa lớn kéo dài đã làm ngập và thiệt hại 614,93 ha lúa hè thu. Trong đó, thiệt hại trên 70% là 289,53 ha, thiệt hại từ 30%-70% là 325,4 ha, của 485 hộ sản xuất ở thị trấn Trần Văn Thời và các xã Khánh Bình, Khánh Lộc, Trần Hợi và Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời. Nhiều diện tích bị thiệt hại nặng, nông dân không thể khắc phục được do không có mạ để cấy dặm lại, đành phải ngậm ngùi bỏ vụ.

Do ảnh hưởng mưa dông, lúa bị sập, ngập nước và bị thối. Xót của, tiếc công, nông dân Phạm Văn Tuấn, xã Khánh Bình Đông, thu hoạch lúa làm thức ăn chăn nuôi.

Do ảnh hưởng mưa dông, lúa bị sập, ngập nước và bị thối. Xót của, tiếc công, nông dân Phạm Văn Tuấn, xã Khánh Bình Đông, thu hoạch lúa làm thức ăn chăn nuôi.

Nông dân Phạm Văn Tuấn, xã Khánh Bình Đông, chia sẻ: “Sau những nỗ lực khắc phục hậu quả, bỏ công chăm sóc, nhiều diện tích lúa bị ngập úng hồi đầu vụ đã phục hồi và bước vào giai đoạn trổ, chín. Những tưởng mọi khó khăn của vụ mùa năm nay đã qua đi, thì trong những ngày qua xuất hiện liên tiếp nhiều cơn mưa lớn, kèm theo dông lốc, khiến cho nhiều diện tích lúa bị đổ ngã, ngập nước không thể thu hoạch được. Phần diện tích còn lại bị xiêu vẹo, nếu trời tiếp tục mưa dông thì sẽ sập hoàn toàn”.

Ông Tuấn cho biết thêm, phần diện tích lúa xiêu vẹo có biểu hiện đỗ ngã không thể thu hoạch ngay được vì lúa chưa đạt độ chín rộ, hạt lúa chưa đầy gạo, thương lái không mua. Nếu thu hoạch để làm thức ăn chăn nuôi thì số lượng quá lớn, không chỗ phơi sấy.

Bà Lê Thị Tiên, ấp Lung Bạ, xã Khánh Bình Đông, có 2 công lúa hè thu, nhưng ảnh hưởng mưa dông làm sập, mất trắng 1 công lúa, số còn lại gia đình thu hoạch làm thức ăn chăn nuôi.

Bà Lê Thị Tiên, ấp Lung Bạ, xã Khánh Bình Đông, có 2 công lúa hè thu, nhưng ảnh hưởng mưa dông làm sập, mất trắng 1 công lúa, số còn lại gia đình thu hoạch làm thức ăn chăn nuôi.

Ghi nhận tại huyện Trần Văn Thời, những ngày này, các trạm bơm ngày đêm hoạt động tháo nước cho Tiểu vùng III Bắc Cà Mau, nơi có gần 29 ngàn ha lúa hè thu đang trổ và chín, để đưa máy gặt đập liên hợp vào thu hoạch lúa thuận lợi hơn, bởi mưa nhiều khiến nước sâu, máy hoạt động kém hiệu quả. Bà con nông dân hy vọng những ngày tới mưa sẽ giảm để có thể thu hoạch lúa nhanh nhằm đảm bảo chất lượng lúa và giảm thất thoát sau thu hoạch.

Tại hầu hết các cánh đồng, máy bơm vận hành liên tục với hy vọng hạn chế được phần nào diện tích thiệt hại. Song, những diện tích trổ, chín bị sập, ngập nước lâu ngày, hạt lúa bị mất phẩm chất, hạt gạo bị đen, không thể tiêu thụ được, đành phải làm thức ăn chăn nuôi, thì coi như mất trắng.

Ông Nguyễn Văn Hận, ấp Lung Bạ, xã Khánh Bình Đông, cột từng bụi lúa bị đổ ngã để hạn chế lúa ngập nước, giảm thất thoát, chờ ngày thu hoạch.

Ông Nguyễn Văn Hận, ấp Lung Bạ, xã Khánh Bình Đông, cột từng bụi lúa bị đổ ngã để hạn chế lúa ngập nước, giảm thất thoát, chờ ngày thu hoạch.

Ông Nguyễn Văn Hận, ấp Lung Bạ, xã Khánh Bình Đông, có gần 1,3 ha lúa chờ thu hoạch. Ông cho biết, do hạn hán thiếu nước, gia đình xuống giống muộn nên lúa bị sâu cuốn lá, rầy nâu gây hại, phải phun xịt thuốc, bón phân nhiều lần mới diệt trừ được sâu bệnh. Giờ gần đến ngày thu hoạch, gặp mưa dông nên lúa bị đổ ngã, ngập nước, máy gặt đập liên hợp không thể gặt được, gia đình thấy xót nên ra công cột lúa thành từng bụi, bơm tháo nước liên tục nhiều ngày qua, tốn thêm rất nhiều chi phí.

Ông Hận nhẩm tính, các khâu đầu tư vật tư đầu vào từ làm đất, lúa giống, phân, thuốc và ngày công lao động cho mỗi ha lúa vụ này là khoảng 30 triệu đồng, nếu năng suất lúa dưới 4,5 tấn/ha thì coi như hoà vốn, thậm chí bị lỗ công lao động.

Do mưa nhiều, gió mạnh đã làm cho gần 1 ha lúa Đài Thơm 8 vừa đạt độ chín khoảng 80-90% của gia đình bị đổ ngã, để cứu trà lúa, ông Nguyễn Văn Hùng, nông dân xã Khánh Bình Đông, quyết định tháo khô nước trên đồng, chờ lúa chín vàng thêm. Thế nhưng, hiện tại mực nước ngoài kênh nội đồng đang cao nên việc bơm tháo nước không hiệu quả, do đó ông phải thu hoạch sớm, đành bán lúa thấp hơn giá thị trường 500 đồng/kg.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân thu hoạch lúa, các cống Tiểu vùng III ngày đêm hoạt động hết công suất để tháo nước nhanh.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân thu hoạch lúa, các cống Tiểu vùng III ngày đêm hoạt động hết công suất để tháo nước nhanh.

Được biết, ngành Nông nghiệp đang phối hợp với các địa phương tích cực hỗ trợ nông dân thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ nhằm làm giảm thiệt hại do thiên tai đến mức thấp nhất có thể.

Theo đó, trước mắt, đối với trà lúa đã đến ngày thu hoạch, bà con cần khẩn trương tháo nước, bơm tát cạn đến đâu thì tiến hành thu hoạch ngay để tránh ảnh hưởng của các đợt mưa tiếp theo. Riêng những vùng lúa đang làm đòng hoặc đã trổ cong trái me, nên giữ mực nước tương đối để lúa không đổ ngã. Bà con không nên rút nước quá cạn, vì giai đoạn này nếu rút nước quá cạn, bộ rễ sẽ yếu đi, cây lúa mềm, với sức nặng của bông lúa sẽ dễ đổ hơn.

Bên cạnh đó, bà con cũng cần gia tăng các khoáng chất cho lúa như canxi, magiê, kali để tăng thêm sức chống chịu cho cây lúa. Đồng thời, tranh thủ trời nắng thu hoạch những diện tích lúa đã chín, kể cả thu hoạch vào ban đêm để tránh thiệt hại do mưa dông./.

 

Trung Đỉnh

 

 



Nguồn: https://baocamau.vn/nhieu-dien-tich-lua-he-thu-sap-thu-hoach-bi-do-nga-a34426.html

Cùng chủ đề

Không để tàu cá nước ngoài qua vùng biển Việt Nam đánh bắt cá

Chuẩn đô đốc Nguyễn Đình Hùng – phó tư lệnh Hải quân – yêu cầu đơn vị cần đổi mới nội dung, hình thức, tuyên truyền nâng cao ý thức cho ngư dân trong khai thác hải sản trên biển, không vi phạm vùng biển nước ngoài – Ảnh: VĂN ĐỊNH Sáng 15-1, tại TP Phú Quốc, Quân chủng Hải quân tổ chức Hội nghị tổng kết công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo,...

Giỏ quà Tết mang hương vị quê nhà lên ngôi

Nhiều món ăn mang màu sắc bản địa vào giỏ quà Tết cao cấp năm nay – Ảnh: T.V. Đại diện The Bloom, một thương hiệu tham gia thị trường quà Tết ở TP.HCM, cho biết các mặt hàng, món ăn xuất hiện trong giỏ quà Tết của đơn vị năm nay là kết quả “săn lùng” các đặc sản địa phương trong thời gian dài, như bánh pía gia truyền, trái cây sấy bản địa, rượu nếp quê, và...

Cùng tác giả

Không để tàu cá nước ngoài qua vùng biển Việt Nam đánh bắt cá

Chuẩn đô đốc Nguyễn Đình Hùng – phó tư lệnh Hải quân – yêu cầu đơn vị cần đổi mới nội dung, hình thức, tuyên truyền nâng cao ý thức cho ngư dân trong khai thác hải sản trên biển, không vi phạm vùng biển nước ngoài – Ảnh: VĂN ĐỊNH Sáng 15-1, tại TP Phú Quốc, Quân chủng Hải quân tổ chức Hội nghị tổng kết công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo,...

Giỏ quà Tết mang hương vị quê nhà lên ngôi

Nhiều món ăn mang màu sắc bản địa vào giỏ quà Tết cao cấp năm nay – Ảnh: T.V. Đại diện The Bloom, một thương hiệu tham gia thị trường quà Tết ở TP.HCM, cho biết các mặt hàng, món ăn xuất hiện trong giỏ quà Tết của đơn vị năm nay là kết quả “săn lùng” các đặc sản địa phương trong thời gian dài, như bánh pía gia truyền, trái cây sấy bản địa, rượu nếp quê, và...

Cùng chuyên mục

Không để tàu cá nước ngoài qua vùng biển Việt Nam đánh bắt cá

Chuẩn đô đốc Nguyễn Đình Hùng – phó tư lệnh Hải quân – yêu cầu đơn vị cần đổi mới nội dung, hình thức, tuyên truyền nâng cao ý thức cho ngư dân trong khai thác hải sản trên biển, không vi phạm vùng biển nước ngoài – Ảnh: VĂN ĐỊNH Sáng 15-1, tại TP Phú Quốc, Quân chủng Hải quân tổ chức Hội nghị tổng kết công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo,...

Giỏ quà Tết mang hương vị quê nhà lên ngôi

Nhiều món ăn mang màu sắc bản địa vào giỏ quà Tết cao cấp năm nay – Ảnh: T.V. Đại diện The Bloom, một thương hiệu tham gia thị trường quà Tết ở TP.HCM, cho biết các mặt hàng, món ăn xuất hiện trong giỏ quà Tết của đơn vị năm nay là kết quả “săn lùng” các đặc sản địa phương trong thời gian dài, như bánh pía gia truyền, trái cây sấy bản địa, rượu nếp quê, và...

Bác sĩ Bệnh viện Nhân dân Gia Định mổ thành công, cắt gần 3m ruột cho ca bệnh hiếm gặp

Các bác sĩ Bệnh viện Gia Định TP.HCM vui mừng khi cứu sống được bệnh nhân mắc bệnh hiếm gặp, phải cắt bỏ gần 3m ruột ron – Ảnh: Bệnh viện cung cấp Chiều 14-1, Bệnh viện Nhân dân Gia Định TP.HCM đã thông tin về ca bệnh rất hiếm gặp, phải cắt gần 3m ruột non này. Đó là anh Q.P.T., 38 tuổi, ngụ tỉnh Cà Mau. Anh T. bị xuất huyết tiêu hóa mức độ nặng do tăng áp...

12 giờ ‘cân não’, cắt 3 mét ruột cứu người đàn ông mắc bệnh hiếm

Anh Q.P.T (38 tuổi, ngụ xã Trần Phán, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau) đi công tác tại TP.HCM thì bất ngờ bị đau bụng dữ dội quanh rốn, đi tiêu ra máu lượng nhiều, kèm chóng mặt… Khai thác bệnh sử ghi nhận, năm 2021 trong đợt dịch Covid-19, anh T. được chẩn đoán tắc tĩnh mạch cửa (hệ tĩnh mạch dẫn lưu máu từ ruột về gan) do huyết khối và được điều trị thuốc chống đông máu...

Tin nổi bật

Tin mới nhất