Powered by Techcity

Nghệ thuật nhạc trống lớn của người Khmer, huyện Thới Bình

Nghệ thuật nhạc trống lớn của người Khmer huyện Thới Bình là loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian; chủ thể văn hóa là cộng đồng người Khmer thuộc 2 xã Tân Lộc và Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình.

Theo các nghệ nhân kể lại, nhạc trống lớn ở Cà Mau được ông Hữu Pinh, Hữu Mốt ở Trà Vinh xuống Cà Mau lập gia đình, sinh sống ở vùng đất Tân Lộc, thuộc huyện Thới Bình mang theo và thực hành từ những năm cuối thế kỷ XIX.

Đến năm 1922, các vị sư, đồng bào phật tử và người dân lân cận bắt tay nhau góp vốn xây dụng ngôi chùa có tên gọi là chùa Trâu Trắng (Bạch Ngưu), Nhạc trống lớn ở khu vực này cũng bắt đầu được hình thành và thường xuyên chơi tại đây. Đến năm 1958, chùa đã dời về cạnh Quốc lộ 63 đổi thành tên chùa Cao Dân cùng với việc xây dựng ngôi chùa, nhạc trống lớn (Plêng Skor Thom) dần đi vào tổ chức ổn định. Nghệ thuật chơi trống lớn ngày càng được nhiều người biết đến hơn và có nhiều thành viên trong và ngoài Phum, Srok khác đến học hỏi, như nhóm Phum Ph’niếc của ấp Cây Khô và Phum T’rung Khmer của chùa Rạch Giồng, là hai nhóm nhạc thuộc huyện Thới Bình. Ngoài ra, ở Cà Mau vẫn còn một số huyện có đông đồng bào dân tộc Khmer và có một số thành viên biết sử dụng nhạc cụ, nhưng họ không tổ chức lập thành nhóm để phục vụ trong ngày lễ mà cho đến khi diễn ra lễ hội lớn ở chùa, ở phum, srok hoặc ở tại nhà của người dân thì họ mời nhóm nhạc ở phum, sróc khác đến cùng phục vụ diễn tấu.

Nghệ nhân Hữu Văn Dũng biểu diễn nhạc cụ Skor Thom (trống lớn).

Dàn nhạc trống lớn (Plêng Skor Thum) là loại dàn nhạc đặc trưng, được sử dụng cho các giai điệu buồn bã, tang tóc, tiết tấu chậm rãi, dìu dặt… Trong dàn nhạc này, trống lớn đóng vai trò rất quan trọng khi diễn tấu, mỗi nhịp trống phát ra có âm thanh trầm và vang xa là để thể hiện sự rung động cảm xúc xót thương đến tột cùng…

Hiện nay, dàn nhạc trống lớn của đồng bào dân tộc Khmer Cà Mau đã có xu hướng phát triển mạnh mẽ ở trong và ngoài tỉnh lân cận. Chính vì vậy, các thành viên trong nhóm dàn nhạc trống lớn của đồng bào dân tộc Khmer ở Cà Mau luôn rất quan tâm, giữ gìn và phổ biến rộng rãi di sản văn hóa nhạc trống lớn.

Nghệ nhân Hữu Văn Ken chuẩn bị mâm lễ vật cúng tổ nghề tại gia đình.

Dàn nhạc trống lớn được sử dụng trong các không gian văn hóa như: Các ngày lễ chính của Phật giáo Khmer Nam tông (nhập hạ, xuất hạ, dâng bông (katina), lễ kiết giới sima (khánh thành chính điện)…Các lễ hội văn hóa, thể thao cộng đồng: Chol chnam thmay (Tết cổ truyền), Senl Đol ta (Cúng ông bà), hạ thủy ghe ngo (trong mùa lễ hội ok om bok), cúng Neak ta,…Các nghi lễ vòng đời người: Đầy tháng, thôi nôi, đám cưới (gã), đám tang…

Theo nghiên cứu của Sơn Ngọc Hoàng (Sơn Ngọc Hoàng, Nhạc khí dân tộc Khmer Nam bộ, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2005) thì dàn Nhạc trống lớn của người Khmer gồm 07 nhạc cụ là: Skor Thom, Cặp Skor Đay, Pay O, T’ruô U, T’ruô Sô, Khưm Tôch, Tà Khê. Tuy nhiên, tại tỉnh Cà Mau hiện nay các nghệ nhân thực hành di sản ở huyện Thới Bình cho biết dàn nhạc trống lớn gồm có 15 loại nhạc cụ sau: Skor Thom, Koông Thom, Skor Đay (02 cái), T’ruô – U, T’ruô – Khse bây (Truô Khmer, T’ruô Nguôk), T’ruô – sô, Chapay-chomriêng, Pay Puốc, Pay – O, Khloy, Khưm, Chhưng, Tà Khê, Krap.

Dàn nhạc trống lớn biểu diễn giao lưu cồng chiêng Tây Nguyên tại thành phố Cà Mau.

Nhưng do thiếu nghệ nhân, thiếu nhạc cụ… nên các nhóm nhạc hiện nay ở huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau thường biểu diễn thiếu một số nhạc cụ, chỉ có 09 nhạc cụ được sử dụng thường xuyên như: Skor Thom, Koông Thom, Skor Đay (01 cái), T’ruô – U, T’ruô – SÔ, Chapay-Chomriêng, Pay Puốc, Khưm, Chhưng.

Để có được dàn nhạc trống lớn, hầu hết các nhạc cụ đều được mua từ nơi khác hoặc đặt các nghệ nhân lành nghề làm riêng. Riêng chỉ có một số nhạc cụ tùy theo người chơi mà có thể các nghệ nhân chế tác riêng để cho mình sử dụng.

Dàn Nhạc trống lớn (Plêng Skor thom) của người Khmer Cà Mau luôn gắn bó chặt chẽ với cuộc sống của mọi con người Khmer trong từng phum, sróc, là tiếng nói trong tâm tư, tình cảm và khát vọng vươn tới cái đẹp qua bao thế hệ. Dàn nhạc trống lớn (Plêng Skor thom) của người Khmer Cà Mau là linh hồn (Đuôn-pro-lưng) là niềm mơ ước của mọi tầng lớp trong xã hội và cũng trong hoạt động sinh hoạt văn hóa, lễ hội, lễ nghi truyền thống sử dụng dàn nhạc trống lớn (Plêng Skor Thom) của người Khmer Cà Mau có một ý nghĩa sâu sắc và thiết thực trong đời sống đồng bào dân tộc Khmer Cà Mau hiện nay.

Các nghệ nhân dàn nhạc trống lớn truyền nghề lại cho con cháu.

Âm nhạc truyền thống của người Khmer ở Cà Mau rất phong phú và đa dạng về hình thức tổ chức dàn nhạc với các quy mô lớn nhỏ khác nhau, có những quy định khá chặt chẽ cho từng loại hình dàn nhạc với những biên chế nhạc cụ rõ ràng và hợp lý. Mặc dù biên chế trong dàn nhạc có rất nhiều nhạc cụ cùng bộ (cùng bộ hơi, bộ gõ…) nhưng khi dàn nhạc đã chọn nhạc cụ này để sử dụng thì nhạc cụ kia sẽ tạm thời không được sử dụng đồng thời. Do những quy định đã được lưu truyền lâu đời, không cho phép sử dụng một cách bừa bãi các nhạc cụ theo ý thích, mà phải chấp hành những nguyên tắc chung khi diễn tấu. Chính điều đó đã làm cho cách tổ chức dàn Nhạc trống lớn (Plêng Skor Thom) của dân tộc Khmer ở Cà Mau có tính độc đáo hấp dẫn, đa dạng và phong phú. Âm nhạc Skor Thom đã gắn liền với đời sống của người Khmer từ lúc mới sinh ra, trưởng thành và đến lúc mất đi. Khi ấy, nó đã tác động đến thế giới quan, nhân sinh quan của con người góp phần quan trọng vào sự hình thành những tình cảm thẩm mĩ với sự phát triển trí tưởng tượng, trí thông minh, óc sáng tạo của con người.

Nhạc trống lớn của người Khmer huyện Thới Bình là một loại hình âm nhạc truyền thống đặt sắc vẫn đang được các nghệ nhân tự bảo tồn. Hiện nay ở tỉnh Cà Mau có 02 nhóm nhạc được hình thành một cách tự phát trên cơ sở những ghi nhớ về bài bản, lời ca của từ chính các nghệ nhân. Di sản văn hóa nhạc trống lớn của người Khmer huyện Thới Bình hiện nay vẫn còn đang được thực hành ở các phum, srok. Đôi khi những phum, srok khác hoặc các gia đình có hữu sự trong ngoài tỉnh vẫn thường mời các nhóm nhạc ở vùng này đi biểu diễn.

Ngoài ra, tại các cuộc liên hoan, hội thi, hội diễn khác thì Đoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh Cà Mau cũng tổ chức chương trình cụ thể, có lồng ghép loại hình dàn nhạc này vào biểu diễn như một tiết mục và đạt được những kết quả khá cao.

Ngày 04/4/2022, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ký Quyết định số 786/QĐ-BVHTTDL công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với Nghệ thuật trình diễn dân gian nghệ thuật nhạc trống lớn của người Khmer, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau.

NT

Cùng chủ đề

‘Tiếng hạt nảy mầm’ đầy tính nhân văn, sao lại nỡ mạt sát…

Được biết, bài thơ Tiếng hạt nảy mầm của tác giả Tô Hà là bài số 5 trong tuần 3 của bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Đối với bài thơ này, học sinh sẽ thực hiện yêu cầu tham gia trò chơi “nghe từ ngữ, đoán âm thanh”. Mọi việc ồn ào khi bài thơ Tiếng hạt nảy mầm của tác giả Tô Hà được chia sẻ trên một diễn đàn của các giáo viên Cụ thể,...

Có nên đưa vào sách giáo khoa?

Mới đây, một phụ huynh đã chia sẻ ý kiến về bài thơ Tiếng hạt nảy mầm của tác giả Tô Hà trong sách Tiếng Việt lớp 5 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống trúc trắc, khó hiểu. Sau đó một số fanpage và người quan tâm đến giáo dục đã chia sẻ bài thơ: “Thơ thế này cũng đưa vào sách giáo khoa cho học sinh là sao?”. Ngay lập tức bài thơ Tiếng hạt nảy...

Nghĩa tình người Dầu khí chung tay “Xóa nhà tạm, nhà dột nát”

Nghĩa tình người Dầu khí chung tay “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” 09:33 | 05/10/2024 Lượt xem: 7 Trong nhiều năm qua, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đã ghi dấu ấn tốt đẹp trong cộng đồng với những chương trình an sinh xã hội đầy ý nghĩa, đặc biệt là việc hỗ trợ xây dựng nhà đại đoàn kết, nhà cho người nghèo. Qua đó thể...

Trải nghiệm ca nô “xé nước” xuyên rừng, thăm Mũi Cà Mau

  Vườn quốc gia Mũi Cà Mau, một trong những khu dự trữ sinh quyển thế giới, đang trở thành điểm đến hấp dẫn với những tuyến du lịch đặc trưng của vùng sông nước. Du khách có thể trải nghiệm xuyên rừng ngập mặn bằng ca nô hoặc vỏ lãi, một phương tiện thủy độc đáo. Du khách khám phá bãi bồi, ngắm cảnh rừng đước mênh mông xanh ngát. Mũi Cà Mau không chỉ nổi bật với hệ sinh thái rừng ngập...

Cùng tác giả

Về Cà Mau mùa nước ngập đồng hái bông súng ma

Là tỉnh duy nhất miền Tây không có nước từ sông Mekong chảy về, Cà Mau không có mùa nước nổi. Tuy nhiên, mưa nhiều, một số vùng trũng ngập sâu, bông súng ma theo nước mọc lên giúp nhiều người dân có thu nhập từ việc thu hoạch sản vật này. Mỗi năm có khoảng 3 tháng nước ngập đồng. Bông súng ma trở thành nguồn thu nhập chính cho một số người dân ở vùng ngọt hóa tỉnh...

Tất tần tật kinh nghiệm du lịch Cà Mau

Du lịch Cà Mau sông nước luôn là sự lựa chọn lý tưởng của nhiều du khách khi nơi đây sở hữu cảnh sắc thiên nhiên trữ tình vô cùng ấn tượng. Cà Mau là một tỉnh nằm ở cực Nam nước ta, đồng thời cũng là một phần của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Cà Mau nổi tiếng với thiên nhiên tuyệt đẹp, với hàng loạt bãi biển. Cà Mau là điểm đến thu hút du khách từ khắp...

Cá lóc nướng trui vùng U Minh Hạ

Đến vùng U Minh Hạ, du khách sẽ được thưởng thức món cá lóc nướng, ăn bốc theo cách người dân đất mũi. Đất mũi Cà Mau (cực Nam của Việt Nam) thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, sở hữu rừng tràm U Minh Hạ, tiếp giáp U Minh Thượng (Kiên Giang). Người Cà Mau chủ yếu phát triển nghề nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản nên có nhiều món ăn từ cá. Cá lóc nướng trui với...

Mũi Cà Mau

Mũi Cà Mau là vùng đất liền cuối cùng của trời Phương Nam, điểm đến thiêng liêng nhất cuối cùng của Việt Nam trên đất liền, cũng là khu rừng sinh thái ngập mặn tự nhiên của đồng bằng sông Cửu Long. Đồng thời là nơi dừng chân lịch sử của chuyến Tàu không số - đường Hồ Chí Minh trên biển; góp phần làm nên một Việt Nam độc lập, tự do như ngày hôm nay...

Tôm khô Rạch Gốc

Từ những năm 30 – 40 của thế kỷ trước, nghề làm tôm khô đã xuất hiện. Thời đó, tôm tép đầy sông, người dân dùng nò, đó, vó, chài, trể… để bắt, ăn không hết mới đem đi làm khô, làm mắm để dành ăn dần. Đặc biệt, khi mùa xuân đến, tiếng đập bao bình bịch, nhiều người tụm năm tụm bảy bóc vỏ tôm để chuẩn bị món ngon ngày Tết là hình ảnh quen thuộc...

Cùng chuyên mục

Về Cà Mau mùa nước ngập đồng hái bông súng ma

Là tỉnh duy nhất miền Tây không có nước từ sông Mekong chảy về, Cà Mau không có mùa nước nổi. Tuy nhiên, mưa nhiều, một số vùng trũng ngập sâu, bông súng ma theo nước mọc lên giúp nhiều người dân có thu nhập từ việc thu hoạch sản vật này. Mỗi năm có khoảng 3 tháng nước ngập đồng. Bông súng ma trở thành nguồn thu nhập chính cho một số người dân ở vùng ngọt hóa tỉnh...

Tất tần tật kinh nghiệm du lịch Cà Mau

Du lịch Cà Mau sông nước luôn là sự lựa chọn lý tưởng của nhiều du khách khi nơi đây sở hữu cảnh sắc thiên nhiên trữ tình vô cùng ấn tượng. Cà Mau là một tỉnh nằm ở cực Nam nước ta, đồng thời cũng là một phần của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Cà Mau nổi tiếng với thiên nhiên tuyệt đẹp, với hàng loạt bãi biển. Cà Mau là điểm đến thu hút du khách từ khắp...

Thêm động lực cho gia đình chính sách Thời gian qua, TP Cà Mau thường xuyên...

Thêm động lực cho gia đình chính sách Thời gian qua, TP Cà Mau thường xuyên tuyên truyền, chỉ đạo thực hiện đúng, đầy đủ, chu đáo các chế độ đối với gia đình chính sách, người có công, đồng thời đẩy mạnh phong trào đền ơn đáp nghĩa. Nguồn: https://baocamau.vn/them-dong-luc-cho-gia-dinh-chinh-sach-a33583.html

Tin nổi bật

Tin mới nhất