Powered by Techcity

Liên kết sản xuất chưa đi vào chiều sâu

“Rút kinh nghiệm cho tinh thần chưa sâu sát của các đơn vị liên quan cả trong nghiên cứu tài liệu nguồn cho đến việc triển khai vào thực tế nên kết quả trong triển khai Nghị định số 98/2018/NĐ-CP của Chính phủ đạt kết quả không cao”, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử yêu cầu tại Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 5/7/2018 của Chính phủ, chiều 29/6.

Thực hiện Nghị định số 98/2018/NĐ-CP của Chính phủ, các sở, ngành có liên quan đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nông dân, hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp tham gia liên kết chuỗi trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Triển khai nhiều chính sách hỗ trợ đầu vào sản xuất để hình thành vùng nguyên liệu sản xuất, tiêu thụ sản phẩm đầu ra.

Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn, nhất là đường giao thông, thuỷ lợi để nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành, tạo sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng, vận chuyển thuận lợi, thu hút doanh nghiệp.

Tỉnh đặt mục tiêu giai đoạn 2022-2025, tỷ lệ sản phẩm lúa đạt từ 15-20% được tiêu thụ dưới hình thức hợp tác, liên kết.

Theo đó, hiện nay toàn tỉnh có 207 HTX, trong đó có 188 HTX đang hoạt động. Ngoài ra, có 790 tổ hợp tác nông nghiệp với 11.586 thành viên và có 33 trang trại đáp ứng các tiêu chí quy định. Từ đó đã hình thành nên một số liên kết trong sản xuất.

Cụ thể, đối với ngành hàng tôm, diện tích nuôi tôm toàn tỉnh hiện nay là 279.648 ha. Trong đó, hỗ trợ cho 7 công ty chế biến xuất khẩu thủy sản đã hỗ trợ vùng nuôi, hộ dân thực hành nuôi tôm – rừng bền vững có trách nhiệm theo các tiêu chuẩn quốc tế, qua đó đã thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tôm – rừng với diện tích 22.606,43 ha và 565 ha tôm – lúa.

Đối với cây lúa, đến năm 2022 số chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo đã tăng lên 25 chuỗi (10 công ty, 18 HTX/tổ hợp tác) với diện tích 6.462,5 ha.

Ngành hàng gỗ hiện nay cũng đã có 2 liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với diện tích 128 ha.

Cũng trong giai đoạn 2022-2025, tỉnh phấn đấu tỷ lệ sản phẩm gỗ đạt 20% diện tích khai thác được tiêu thụ dưới hình thức hợp tác, liên kết.

Tuy đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng ông Châu Công Bằng, Phó giám đốc Sở NN&PTNT thẳng thắn nhìn nhận, việc phát triển liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị trên địa bàn tỉnh vẫn còn chậm, chưa đi vào chiều sâu, liên kết giữa các chủ thể tham gia thiếu bền vững. Trong đó, việc hỗ trợ kinh phí để thực hiện liên kết còn rất hạn chế.

Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế, tồn tại trong liên kết sản xuất được các đại biểu chỉ ra như: Chưa có quy định trình tự, thủ tục nộp và thẩm định kế hoạch liên kết, dự án liên kết, phương thức hỗ trợ; nhận thức của người dân về liên doanh, liên kết hình thành chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp chưa cao; nội dung hợp đồng liên kết có tính hướng dẫn, không phải là hợp đồng kinh tế nên tính pháp lý không cao, dễ xảy ra vi phạm hợp đồng, thêm nữa cũng không có đủ cơ sở pháp lý và chế tài để xử lý vi phạm nên dẫn đến mất lòng tin giữa nông dân và doanh nghiệp; quy trình, thủ tục, hồ sơ thực hiện hỗ trợ rườm rà, phức tạp làm cho doanh nghiệp, HTX ngán ngại đăng ký tham gia thụ hưởng chính sách;…

Ông Tiết Tiến Dũng, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh, cho biết quy trình, thủ tục, hồ sơ thực hiện hỗ trợ theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP rất phức tạp khiến quá trình triển khai thực hiện vô cùng khó khăn.

Nhìn nhận những tồn tại và hạn chế, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử chỉ đạo Sở NN&PTNT tập trung công tác tuyên truyền về chính sách. Tiến hành rà soát các danh mục các ngành hàng, sản phẩm quan trọng để tham mưu đè xuất cho tỉnh xây dựng chương trình, dự án.

“Sở NN&PTNT phải hình thành đội ngũ tư vấn để mỗi dự án phải có một người trực tiếp hỗ trợ cho doanh nghiệp và HTX. Đồng thời, tiến hành xây dựng dự án mẫu trên mỗi lĩnh vực để cho các địa phương tham khảo. Rà soát những khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện và có giải pháp tháo gỡ trong năm 2024. Phối hợp với các huyện xây dựng kế hoạch để kịp đề xuất và bố trí ngân sách trong năm 2024”, Phó chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu./.

Nguyễn Phú

Cùng chủ đề

Nhiều vi phạm tại dự án Bệnh viện đa khoa huyện Ngọc Hiển

Ngày 21/11, Thanh tra tỉnh Cà Mau cho biết, cơ quan này đã ban hành kết luận thanh tra các dự án, hạng mục công trình xây dựng và phát hiện nhiều vi phạm tại Dự án đầu tư xây dựng công trình Bệnh viện đa khoa huyện Ngọc Hiển do do Ban Quản lý dự án công trình xây dựng tỉnh Cà Mau làm chủ đầu tư. Cụ thể, gói thầu số 20 (khoa khám bệnh, hành chính, hồi...

Đổi mới phong cách của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh

Ngày 21/11 tại Hà Nội, Công đoàn Y tế Việt Nam phối hợp với Bộ Y tế tổ chức Chung kết cuộc thi Tuyên truyền kết quả triển khai phong trào “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và giải pháp giai đoạn 2 “Thấu hiểu, tận tâm – Nâng tầm, đổi mới”. Phát biểu khai mạc, bà Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Công đoàn Y...

Giải ngân đầu tư công chạy đua với thời gian

Chỉ còn hơn 2 tháng để tập trung giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, trong khi nguồn lực cần phải giải ngân rất lớn. Giờ là lúc các bộ, ngành, địa phương phải chạy đua với thời gian. Để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, hàng loạt giải pháp đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh Chạy đua với thời gian Vào ngày làm việc cuối cùng của tuần trước, Phó thủ...

Cùng tác giả

Về Cà Mau mùa nước ngập đồng hái bông súng ma

Là tỉnh duy nhất miền Tây không có nước từ sông Mekong chảy về, Cà Mau không có mùa nước nổi. Tuy nhiên, mưa nhiều, một số vùng trũng ngập sâu, bông súng ma theo nước mọc lên giúp nhiều người dân có thu nhập từ việc thu hoạch sản vật này. Mỗi năm có khoảng 3 tháng nước ngập đồng. Bông súng ma trở thành nguồn thu nhập chính cho một số người dân ở vùng ngọt hóa tỉnh...

Tất tần tật kinh nghiệm du lịch Cà Mau

Du lịch Cà Mau sông nước luôn là sự lựa chọn lý tưởng của nhiều du khách khi nơi đây sở hữu cảnh sắc thiên nhiên trữ tình vô cùng ấn tượng. Cà Mau là một tỉnh nằm ở cực Nam nước ta, đồng thời cũng là một phần của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Cà Mau nổi tiếng với thiên nhiên tuyệt đẹp, với hàng loạt bãi biển. Cà Mau là điểm đến thu hút du khách từ khắp...

Cá lóc nướng trui vùng U Minh Hạ

Đến vùng U Minh Hạ, du khách sẽ được thưởng thức món cá lóc nướng, ăn bốc theo cách người dân đất mũi. Đất mũi Cà Mau (cực Nam của Việt Nam) thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, sở hữu rừng tràm U Minh Hạ, tiếp giáp U Minh Thượng (Kiên Giang). Người Cà Mau chủ yếu phát triển nghề nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản nên có nhiều món ăn từ cá. Cá lóc nướng trui với...

Mũi Cà Mau

Mũi Cà Mau là vùng đất liền cuối cùng của trời Phương Nam, điểm đến thiêng liêng nhất cuối cùng của Việt Nam trên đất liền, cũng là khu rừng sinh thái ngập mặn tự nhiên của đồng bằng sông Cửu Long. Đồng thời là nơi dừng chân lịch sử của chuyến Tàu không số - đường Hồ Chí Minh trên biển; góp phần làm nên một Việt Nam độc lập, tự do như ngày hôm nay...

Tôm khô Rạch Gốc

Từ những năm 30 – 40 của thế kỷ trước, nghề làm tôm khô đã xuất hiện. Thời đó, tôm tép đầy sông, người dân dùng nò, đó, vó, chài, trể… để bắt, ăn không hết mới đem đi làm khô, làm mắm để dành ăn dần. Đặc biệt, khi mùa xuân đến, tiếng đập bao bình bịch, nhiều người tụm năm tụm bảy bóc vỏ tôm để chuẩn bị món ngon ngày Tết là hình ảnh quen thuộc...

Cùng chuyên mục

Tin nổi bật

Tin mới nhất