Powered by Techcity

Lịch sử hình thành tỉnh Cà Mau

Sách Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức có chép: “Thời Gia Long, những giồng đất cao ráo ở ven sông Ông Đốc, sông Gành Hào, sông Bảy Háp và một vài phụ lưu mới có người khai khẩn, lập thành xóm, ấp. Tuy vậy, đến thời Tự Đức, Cà Mau vẫn là vùng rừng đước, vẹt, tràm, không mấy ai đến lập nghiệp vì thiếu nước ngọt và ruộng quá nhiều phèn”.

Cuối thế kỷ XVII, Mạc Cửu là tướng của nhà Minh (Trung Quốc) chạy nạn bởi triều đình Mãn Thanh đã dẫn một số người Trung Hoa đến vùng Hà Tiên sinh sống. Sau khi Mạc Cửu dâng toàn bộ phần đất này thần phục nhà Nguyễn, Mạc Thiên Tứ con của Mạc Cửu đã vâng lệnh triều đình chúa Nguyễn lập ra đạo Long Xuyên (ở vùng đất Cà Mau ngày nay), tố chức mang tính chất quân sự.

Dòng sông uốn lượn trong lòng thành phố Cà Mau. Ảnh: Thanh Dũng

Đến Gia Long thứ 7 (1808), đạo Long Xuyên được đổi ra huyện Long Xuyên, thuộc trấn Hà Tiên (lúc đó đất Nam Bộ có 3 dinh: dinh Trấn Biên, dinh Phiên Trấn, dinh Long Hồ và một trấn Hà Tiên). Năm Minh Mạng thứ 6 (1825), nhà Nguyễn đã đặt ra một quan tri huyện để cai trị.

Cùng với sự phát triển của lịch sử, Nam Bộ được chia thành 6 tỉnh (lục tỉnh Nam Kỳ): Gia Định, Biên Hoà, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Riêng tỉnh Hà Tiên có 3 phủ, 7 huyện, Cà Mau thuộc huyện Long Xuyên, phủ An Biên (Hà Tiên), tỉnh Hà Tiên.

Để ổn định về hành chính trong việc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, Pháp chia Nam Kỳ thành 20 tỉnh. Ngày 18/2/1882, một phần đất Bạc Liêu thuộc tỉnh Sóc Trăng, một phần đất Cà Mau thuộc Rạch Giá được hợp thành tỉnh Bạc Liêu. Ngày 9/3/1956, theo Sắc lệnh 32/VN, chính quyền Sài Gòn lấy quận Cà Mau, quận Quảng Xuyên và 4 xã của quận Giá Rai: Định Thành, Hoà Thành, Tân Thành, Phong Thạnh Tây lập thành tỉnh Cà Mau. Ngày 22/10/1956, chính quyền Sài Gòn ra Sắc lệnh 143/VN đổi tên tỉnh Cà Mau thành tỉnh An Xuyên.

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, tháng 2/1976, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam ra Nghị định hợp nhất một số tỉnh ở miền Nam. Hai tỉnh Cà Mau (An Xuyên) và Bạc Liêu thành tỉnh Minh Hải. Tỉnh Minh Hải có thị xã Minh Hải, thị xã Cà Mau và 7 huyện: Vĩnh Lợi, Hồng Dân, Giá Rai, Châu Thành, Thới Bình, Trần Văn Thời, Ngọc Hiển.

Trung tâm hành chính thành phố Cà Mau. Ảnh: Huỳnh Lâm

Ngày 11/7/1977, Hội đồng Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra Quyết định số 181-CP giải thể huyện Châu Thành. Các xã của huyện này được nhập vào các huyện Giá Rai, Trần Văn Thời và Thới Bình.

Ngày 29/12/1978, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 326-CP lập thêm 6 huyện mới: Phước Long, Cà Mau, U Minh, Phú Tân, Cái Nước, Năm Căn. Số huyện trong tỉnh tăng lên 12 huyện.

Ngày 30/8/1983, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 94-HĐBT giải thể huyện Cà Mau, các xã của huyện này được sáp nhập vào thị xã Cà Mau và các huyện Giá Rai, Thới Bình, Cái Nước, tỉnh còn lại 2 thị xã và 11 huyện.

Ngày 17/5/1984, Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị định số 75-HĐBT đổi tên thị xã Minh Hải thành thị xã Bạc Liêu. Hợp nhất huyện Hồng Dân và huyện Phước Long lấy tên là huyện Hồng Dân. Hợp nhất huyện Cái Nước và huyện Phú Tân thành huyện Cái Nước.

Ngày 17-18/12/1984, với hai quyết định của Hội đồng Bộ trưởng đổi tên huyện Năm Căn (cũ) thành huyện Ngọc Hiển (mới). Đổi tên huyện Ngọc Hiển (cũ) thành huyện Đầm Dơi (mới). Chuyển tỉnh lỵ Minh Hải từ thị xã Bạc Liêu về thị xã Cà Mau. Thời điểm này tỉnh Minh Hải có 2 thị xã (thị xã Cà Mau, thị xã Bạc Liêu) và 9 huyện: Vĩnh Lợi, Hồng Dân, Giá Rai, Thới Bình, U Minh, Cái Nước, Trần Văn Thời, Đầm Dơi, Ngọc Hiển.

Ngày 6/11/1996, tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá IX đã phê chuẩn việc tách tỉnh Minh Hải ra làm 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu, thực hiện từ ngày 1/1/1997. Tỉnh Cà Mau có diện tích 5.211 km2, dân số 1.133.747 người, gồm một thị xã (Cà Mau) và 6 huyện (Thới Bình, U Minh, Trần Văn Thời, Cái Nước, Đầm Dơi, Ngọc Hiển).

Ngày 14/4/1999 Chính phủ ban hành Nghị định số 21 thành lập thành phố Cà Mau trực thuộc tỉnh Cà Mau.

Ngày 17/11/2003 Chính phủ ban hành Nghị định số 138 thành lập huyện Năm Căn và Phú Tân trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính huyện Ngọc Hiển và huyện Cái Nước.

Ngày 14/4/1999 thị xã Cà Mau được Thủ tướng Chính phủ công nhận thành phố loại 3, trực thuộc tỉnh.

Ngày 02/9/2010, thành phố Cà Mau được Thủ tướng Chính phủ công nhận thành phố loại 2, trực thuộc tỉnh.

camau.gov.vn

Cùng chủ đề

Vào mùa cá đồng sinh sản, ngành chức năng một huyện của Cà Mau đi khắp các chợ kiểm tra việc mua bán cá...

Huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) có nguồn lợi cá đồng tự nhiên rất lớn, với sản lượng hàng chục ngàn tấn mỗi năm. Trước đây, do ý thức của người dân chưa cao, khai thác chưa đi đôi với bảo vệ, đặc biệt là dùng xung điện và các hoá chất độc hại trong quá trình khai thác, đánh bắt nên nguồn lợi cá đồng tự nhiên trên địa bàn huyện ngày càng cạn kiệt. Những năm qua, UBND...

Phấn đấu tăng trưởng quý III từ 6,5-7%, giữ đà, giữ nhịp phát triển trong năm 2025

Sáng 6/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương. Tham dự phiên họp có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, các thành viên Chính phủ, lãnh đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; đồng chí Đinh Văn Ân, Trợ...

Cùng tác giả

Cá lóc nướng trui vùng U Minh Hạ

Đến vùng U Minh Hạ, du khách sẽ được thưởng thức món cá lóc nướng, ăn bốc theo cách người dân đất mũi. Đất mũi Cà Mau (cực Nam của Việt Nam) thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, sở hữu rừng tràm U Minh Hạ, tiếp giáp U Minh Thượng (Kiên Giang). Người Cà Mau chủ yếu phát triển nghề nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản nên có nhiều món ăn từ cá. Cá lóc nướng trui với...

Mũi Cà Mau

Mũi Cà Mau là vùng đất liền cuối cùng của trời Phương Nam, điểm đến thiêng liêng nhất cuối cùng của Việt Nam trên đất liền, cũng là khu rừng sinh thái ngập mặn tự nhiên của đồng bằng sông Cửu Long. Đồng thời là nơi dừng chân lịch sử của chuyến Tàu không số - đường Hồ Chí Minh trên biển; góp phần làm nên một Việt Nam độc lập, tự do như ngày hôm nay...

Tôm khô Rạch Gốc

Từ những năm 30 – 40 của thế kỷ trước, nghề làm tôm khô đã xuất hiện. Thời đó, tôm tép đầy sông, người dân dùng nò, đó, vó, chài, trể… để bắt, ăn không hết mới đem đi làm khô, làm mắm để dành ăn dần. Đặc biệt, khi mùa xuân đến, tiếng đập bao bình bịch, nhiều người tụm năm tụm bảy bóc vỏ tôm để chuẩn bị món ngon ngày Tết là hình ảnh quen thuộc...

Liên kết sản xuất chưa đi vào chiều sâu

“Rút kinh nghiệm cho tinh thần chưa sâu sát của các đơn vị liên quan cả trong nghiên cứu tài liệu nguồn cho đến việc triển khai vào thực tế nên kết quả trong triển khai Nghị định số 98/2018/NĐ-CP của Chính phủ đạt kết quả không cao”, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử yêu cầu tại Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản...

5 điểm đến không thể bỏ qua khi tới Cà Mau

Rừng U Minh Hạ, mũi Cà Mau, Làng nghề chế biến khô cá Sông Đốc, hòn Đá Bạc, khu du lịch Khai Long là những nơi không nên bỏ qua khi tới Cà Mau. Cà Mau là vùng đất tận cùng của Tổ quốc với ba mặt chủ yếu giáp biển, nơi toát lên vẻ trữ tình, bình yên và mộc mạc của mảnh đất miền Tây Nam Bộ. Tới đây, du khách được thăm cột mốc tọa độ quốc...

Cùng chuyên mục

Cá lóc nướng trui vùng U Minh Hạ

Đến vùng U Minh Hạ, du khách sẽ được thưởng thức món cá lóc nướng, ăn bốc theo cách người dân đất mũi. Đất mũi Cà Mau (cực Nam của Việt Nam) thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, sở hữu rừng tràm U Minh Hạ, tiếp giáp U Minh Thượng (Kiên Giang). Người Cà Mau chủ yếu phát triển nghề nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản nên có nhiều món ăn từ cá. Cá lóc nướng trui với...

Mũi Cà Mau

Mũi Cà Mau là vùng đất liền cuối cùng của trời Phương Nam, điểm đến thiêng liêng nhất cuối cùng của Việt Nam trên đất liền, cũng là khu rừng sinh thái ngập mặn tự nhiên của đồng bằng sông Cửu Long. Đồng thời là nơi dừng chân lịch sử của chuyến Tàu không số - đường Hồ Chí Minh trên biển; góp phần làm nên một Việt Nam độc lập, tự do như ngày hôm nay...

Tôm khô Rạch Gốc

Từ những năm 30 – 40 của thế kỷ trước, nghề làm tôm khô đã xuất hiện. Thời đó, tôm tép đầy sông, người dân dùng nò, đó, vó, chài, trể… để bắt, ăn không hết mới đem đi làm khô, làm mắm để dành ăn dần. Đặc biệt, khi mùa xuân đến, tiếng đập bao bình bịch, nhiều người tụm năm tụm bảy bóc vỏ tôm để chuẩn bị món ngon ngày Tết là hình ảnh quen thuộc...

Liên kết sản xuất chưa đi vào chiều sâu

“Rút kinh nghiệm cho tinh thần chưa sâu sát của các đơn vị liên quan cả trong nghiên cứu tài liệu nguồn cho đến việc triển khai vào thực tế nên kết quả trong triển khai Nghị định số 98/2018/NĐ-CP của Chính phủ đạt kết quả không cao”, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử yêu cầu tại Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản...

5 điểm đến không thể bỏ qua khi tới Cà Mau

Rừng U Minh Hạ, mũi Cà Mau, Làng nghề chế biến khô cá Sông Đốc, hòn Đá Bạc, khu du lịch Khai Long là những nơi không nên bỏ qua khi tới Cà Mau. Cà Mau là vùng đất tận cùng của Tổ quốc với ba mặt chủ yếu giáp biển, nơi toát lên vẻ trữ tình, bình yên và mộc mạc của mảnh đất miền Tây Nam Bộ. Tới đây, du khách được thăm cột mốc tọa độ quốc...

Đặc sản Cà Mau gây thương nhớ

Vùng đất cực Nam không chỉ trù phú về rừng và biển mà còn nổi tiếng với vô số đặc sản làm say lòng du khách. Là vùng đất sở hữu sông ngòi, kênh rạch nên Cà Mau có nhiều loại động thực vật, từ nước ngọt, mặn và cả lợ. Hầu như loại nào cũng có thể chế biến thành nhiều món ngon, trở thành đặc sản được du khách gần xa biết đến. Dưới đây là 7 loại...

Cẩm nang du lịch Cà Mau

Cà Mau là tỉnh cực nam của Việt Nam, thuộc khu vực Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long. Mảnh đất tận cùng của tổ quốc có ba mặt tiếp giáp với biển: phía đông là biển Đông, phía tây và phía nam là vịnh Thái Lan, phía Bắc giáp Bạc Liêu và Kiên Giang. Về Cà Mau, du khách sẽ nghe chuyện Bác Ba Phi, đờn ca tài tử, du ngoạn sông nước, ăn đặc sản của rừng,...

Khám phá mũi Cà Mau bằng đường sông

Hành trình tới cực Nam bằng đường sông là trải nghiệm đáng thử với những người yêu khám phá. Cực Nam Việt Nam nằm ở một dải đất nhô ra biển thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, cách thành phố Cà Mau hơn 100km. Hiện nơi này đã được đầu tư thành một khu du lịch với nhiều điểm tham quan. Để đến được đây, du khách có thể di chuyển bằng cả đường bộ lẫn...

Bánh dân gian kính dâng Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân

Nằm trong chuỗi sự kiện “Cà Mau – Điểm đến 2023”, Hội thi bánh dân gian vừa được huyện Ngọc Hiển tổ chức nhằm kính dâng phẩm vật lên Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân. Hoạt động còn góp phần thúc đẩy quảng bá du lịch; giới thiệu về vùng đất, con người nơi địa đầu cực Nam Tổ quốc. Ngày hội bánh dân gian được tổ chức tại Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau, với sự tham...

Lễ hội Nghinh Ông

Lễ hội Nghinh Ông được tổ chức trong 3 ngày (14, 15, 16 tháng 2 âm lịch hàng năm tại cửa sông Ông Đốc, huyện Trần Văn Thời. Trong đó ngày 15 diễn ra nghi lễ chính, bắt đầu từ 14 giờ. Thỉnh lư hương lên kiệu (long đình). Ảnh: Huỳnh Lâm Chủ lễ cùng ban trị sự lăng trang trọng thỉnh lư hương lên kiệu (long đình), được 8 học trò lễ khiêng và theo hầu. Những học trò lễ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất