Powered by Techcity

Hội nghị toàn quốc công tác nước sạch nông thôn

Theo Cục Thủy lợi, tính đến cuối năm 2023, trên toàn quốc có 74,2% hộ gia đình nông thôn được sử dụng nước đạt quy chuẩn, trong đó có 55,1% số hộ sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn từ công trình cấp nước tập trung và 19,1% số hộ sử dụng nước từ cấp nước hộ gia đình.

Trong 07 vùng, vùng Đồng bằng sông Hồng có số hộ gia đình nông thôn sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn cao nhất (91,9%) so với các vùng khác trên phạm vi toàn quốc; vùng Tây Nguyên có số hộ gia đình sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn thấp nhất (39,5%).

Vùng miền núi phía Bắc và vùng Tây Nguyên có tỷ lệ hộ gia đình nông thôn sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn thấp nhất trên toàn quốc và đây cũng là những vùng có tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung thấp nhất so với các vùng khác và so với tỷ lệ trung bình toàn quốc.

Mặc dù có 74,2% hộ gia đình nông thôn sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn, nhưng tại một số tỉnh vẫn còn tỷ lệ sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn từ công trình cấp nước tập trung rất thấp trên cả nước như: Hà Giang (7,7%), Gia Lai (7,7%), Yên Bái (11,4%), Cao Bằng (12,6%), Lâm Đồng 12,8%, Điện Biên (13,5%).

Cấp nước nông thôn cũng đã góp phần vào kết quả thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia Xây dựng nông thôn mới, cả nước có 6.289/8.162 xã (đạt 77,1%) đạt chuẩn nông thôn mới; trong đó, có 2.146 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 465 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; có 6.512/8.162 xã (79,7%) đạt tiêu chí về Môi trường và An toàn thực phẩm; trong đó có chỉ tiêu về nước sạch nông thôn.

Cả nước có 18.109 công trình cấp nước tập trung nông thôn, cấp nước sạch đạt quy chuẩn cho 9.374.264 hộ gia đình nông thôn; trong đó có 32,0% công trình hoạt động bền vững; 26,3% công trình hoạt động tương đối bền vững; 27,0% công trình hoạt động kém bền vững và 14,8% công trình không hoạt động.

Số công trình hoạt động kém bền vững và không hoạt động (41,8%), ảnh hưởng đến khoảng 200.000 hộ (chiếm 1,2% dân số nông thôn), chủ yếu là công trình cấp nước tập trung nông thôn có quy mô rất nhỏ (có công suất 3/ngđ), do UBND xã và cộng đồng quản lý vận hành.

Trong 2.680 công trình cấp nước không hoạt động (14,8%), trên thực tế nhiều công trình chỉ còn danh mục trên sổ sách, dữ liệu kết cấu hạ tầng cấp nước sạch nông thôn. Hiện nay, theo chỉ đạo, các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh đang tích cực phối hợp với Sở Tài chính thực hiện thủ tục thanh lý, hủy tài sản để đưa ra khỏi danh mục, cụ thể: tỉnh Cà Mau đang tiến hành thực hiện thủ tục hủy và thanh lý 128 công trình; tỉnh Đắk Nông đề nghị thanh lý 133 công trình, tỉnh Bắc Giang đề nghị thanh lý 31 công trình…

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp đánh giá: Mục tiêu đến năm 2030 có 80% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch là rất lớn. Trong khi nguồn lực đầu tư cho cấp nước nông thôn chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước lại hạn chế, nguồn lực xã hội chỉ huy động được ở khu vực đồng bằng, tập trung đông dân cư, thiếu giải pháp thỏa đáng để thúc đẩy nguồn lực này cho khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Bên cạnh đó hệ thống chính sách về cấp nước chưa được hoàn chỉnh, các quy định hiện có chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, thống nhất, tính hiệu lực, hiệu quả trong thực tiễn chưa cao. Hay như mô hình tổ chức quản lý khai thác công trình nước sạch tập trung khu vực nông thôn đa dạng, chưa có quy định cụ thể, thống nhất. Giá nước thấp, thu không đủ bù chi, thiếu kinh phí hỗ trợ theo quy định… dẫn tới tỷ lệ công trình hoạt động kém hiệu quả, ngừng hoạt động còn cao, chất lượng dịch vụ thấp.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp cũng đánh giá cao những kết quả đáng khích lệ đạt được trong nước sạch nông thôn và đã có 116 công trình có công suất từ 5.000 m3/ngày đêm, đảm bảo cấp nước sạch đạt quy chuẩn từ công trình cấp nước tập trung cho khoảng 55% dân số nông thôn, 94% các trường học. Các hộ gia đình chưa được cấp nước tập trung đã được hỗ trợ về kỹ thuật, tài chính và hướng dẫn các biện pháp thu, trữ, xử lý nước an toàn cho mục đích sinh hoạt.

Nguồn: https://www.mard.gov.vn/Pages/hoi-nghi-toan-quoc-cong-tac-nuoc-sach-nong-thon.aspx

Cùng chủ đề

Kết nối nông sản Cà Mau và Hòa Bình vào kênh phân phối

Với phương châm sử dụng nguồn cung ứng sản phẩm có nguồn gốc nội địa, hàng sản xuất trong nước luôn là ưu tiên hàng đầu, trong ngày 15/11, đội ngũ thu mua của tập đoàn Central Retail Việt Nam đã tham gia các chương trình xúc tiến thương mại cả trong Nam và ngoài Bắc nhằm tìm kiếm, mở rộng thêm các nhà cung cấp hàng hóa đặc sản vùng miền cho chuỗi siêu thị GO!, đáp ứng...

Sự kiện 200 ngày tập kết ra Bắc ở Cà Mau: Dấu ấn sâu đậm trong lòng đồng bào

Chiều nay (15/11), Tỉnh uỷ, UBND và UBMTTQ tỉnh Cà Mau tổ chức hội thảo khoa học “200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau – tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử”. Ôn lại lịch sử, ông Nguyễn Tiến Hải, Bí thư Tỉnh uỷ Cà Mau cho biết, ngày 7/5/1954, sau 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân...

Khai mạc Hội nghị kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thủy sản tại Cà Mau

Hội nghị kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thủy sản năm 2024 có sự tham dự của Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử, các sở, ngành, địa phương trong tỉnh; Thương vụ Việt Nam tại Singapore, Nhật Bản, Ấn Đội, Trung Quốc, Hoa Kỳ. Đặc biệt là sự góp mặt của các doanh nghiệp nhập khẩu đến từ Singapore, Trung Quốc, Malaysia, Hàn Quốc, Nhật...

Cùng tác giả

Kết nối nông sản Cà Mau và Hòa Bình vào kênh phân phối

Với phương châm sử dụng nguồn cung ứng sản phẩm có nguồn gốc nội địa, hàng sản xuất trong nước luôn là ưu tiên hàng đầu, trong ngày 15/11, đội ngũ thu mua của tập đoàn Central Retail Việt Nam đã tham gia các chương trình xúc tiến thương mại cả trong Nam và ngoài Bắc nhằm tìm kiếm, mở rộng thêm các nhà cung cấp hàng hóa đặc sản vùng miền cho chuỗi siêu thị GO!, đáp ứng...

Sự kiện 200 ngày tập kết ra Bắc ở Cà Mau: Dấu ấn sâu đậm trong lòng đồng bào

Chiều nay (15/11), Tỉnh uỷ, UBND và UBMTTQ tỉnh Cà Mau tổ chức hội thảo khoa học “200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau – tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử”. Ôn lại lịch sử, ông Nguyễn Tiến Hải, Bí thư Tỉnh uỷ Cà Mau cho biết, ngày 7/5/1954, sau 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân...

Khai mạc Hội nghị kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thủy sản tại Cà Mau

Hội nghị kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thủy sản năm 2024 có sự tham dự của Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử, các sở, ngành, địa phương trong tỉnh; Thương vụ Việt Nam tại Singapore, Nhật Bản, Ấn Đội, Trung Quốc, Hoa Kỳ. Đặc biệt là sự góp mặt của các doanh nghiệp nhập khẩu đến từ Singapore, Trung Quốc, Malaysia, Hàn Quốc, Nhật...

Cùng chuyên mục

Kết nối nông sản Cà Mau và Hòa Bình vào kênh phân phối

Với phương châm sử dụng nguồn cung ứng sản phẩm có nguồn gốc nội địa, hàng sản xuất trong nước luôn là ưu tiên hàng đầu, trong ngày 15/11, đội ngũ thu mua của tập đoàn Central Retail Việt Nam đã tham gia các chương trình xúc tiến thương mại cả trong Nam và ngoài Bắc nhằm tìm kiếm, mở rộng thêm các nhà cung cấp hàng hóa đặc sản vùng miền cho chuỗi siêu thị GO!, đáp ứng...

Sự kiện 200 ngày tập kết ra Bắc ở Cà Mau: Dấu ấn sâu đậm trong lòng đồng bào

Chiều nay (15/11), Tỉnh uỷ, UBND và UBMTTQ tỉnh Cà Mau tổ chức hội thảo khoa học “200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau – tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử”. Ôn lại lịch sử, ông Nguyễn Tiến Hải, Bí thư Tỉnh uỷ Cà Mau cho biết, ngày 7/5/1954, sau 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân...

Khai mạc Hội nghị kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thủy sản tại Cà Mau

Hội nghị kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thủy sản năm 2024 có sự tham dự của Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử, các sở, ngành, địa phương trong tỉnh; Thương vụ Việt Nam tại Singapore, Nhật Bản, Ấn Đội, Trung Quốc, Hoa Kỳ. Đặc biệt là sự góp mặt của các doanh nghiệp nhập khẩu đến từ Singapore, Trung Quốc, Malaysia, Hàn Quốc, Nhật...

Đề xuất đầu mối chủ quản đầu tư Dự án đường băng số 2 sân bay Phù Cát

Đề xuất đầu mối chủ quản đầu tư Dự án đường băng số 2 sân bay Phù CátDự án hạng mục xây dựng đường cất hạ cánh số 2, các đường lăn nối và các công trình khác thuộc khu bay tại giải phóng mặt bằng Phù Cát – Bình Định có tổng mức đầu tư khoảng 3.013 tỷ đồng. Cảng hàng không Phù Cát – Bình Định. Bộ GTVT vừa có công văn gửi lãnh đạo Chính phủ liên quan...

Thúc đẩy các dự án cao tốc, cửa khẩu thông minh tại Lạng Sơn, Cao Bằng

Ngày 14/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã khảo sát thực địa, kiểm tra tiến độ và làm việc với lãnh đạo các bộ, ngành, tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn và các đơn vị liên quan nhằm lắng nghe, giải quyết các vướng mắc, thúc đẩy tiến độ triển khai hai Dự án đường bộ cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn)-Trà Lĩnh (Cao Bằng) và Hữu Nghị-Chi Lăng (tỉnh Lạng Sơn); đồng thời rà soát việc triển khai thí...

Hoàn thành 2 tuyến cao tốc tại Cao Bằng -Lạng Sơn ngay trong 2025

Rút ngắn thời gian di chuyển Cao Bằng – Hà Nội còn 3,5 giờ Đây là lần thứ 3, Thủ tướng Phạm Minh Chính có mặt tại 2 dự án này. Cùng đi với Thủ tướng có Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng, Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng Trần Hồng Minh; lãnh đạo các bộ, ngành, tỉnh Cao Bằng, tỉnh Lạng Sơn. Thủ tướng đã đi thực địa nắm bắt tình hình triển khai dự án...

Hoàn thành 2 tuyến cao tốc tại Cao Bằng-Lạng Sơn ngay trong năm 2025

Đây là lần thứ 3, Thủ tướng Phạm Minh Chính có mặt tại 2 dự án này. Cùng đi với Thủ tướng có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng, Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng Trần Hồng Minh; lãnh đạo các bộ, ngành, tỉnh Cao Bằng, tỉnh Lạng Sơn. Thủ tướng đã đi thực địa nắm bắt tình hình triển khai dự án và tặng quà động viên...

Tin nổi bật

Tin mới nhất