Powered by Techcity

Hoàn thành 2 tuyến cao tốc tại Cao Bằng-Lạng Sơn ngay trong năm 2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát thực địa 2 dự án đường bộ cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn)-Trà Lĩnh (Cao Bằng) và Hữu Nghị-Chi Lăng (tỉnh Lạng Sơn). Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát thực địa 2 dự án đường bộ cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn)-Trà Lĩnh (Cao Bằng) và Hữu Nghị-Chi Lăng (tỉnh Lạng Sơn). Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đây là lần thứ 3, Thủ tướng Phạm Minh Chính có mặt tại 2 dự án này. Cùng đi với Thủ tướng có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng, Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng Trần Hồng Minh; lãnh đạo các bộ, ngành, tỉnh Cao Bằng, tỉnh Lạng Sơn.

Thủ tướng đã đi thực địa nắm bắt tình hình triển khai dự án và tặng quà động viên các lực lượng tham gia dự án đường bộ cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh tại vị trí điểm cuối giai đoạn 1 dự án (xã Hạnh Phúc, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng) và tại hầm số 2 – hầm Đông Khê (xã Thụy Hùng, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng).

Tiếp đó, tại UBND huyện Thạch An, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có buổi làm việc với lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, ngân hàng liên quan về 2 dự án và việc triển khai cửa khẩu thông minh với Trung Quốc.

Thủ tướng: Hoàn thành 2 tuyến cao tốc tại Cao Bằng-Lạng Sơn ngay trong năm 2025 - Ảnh 1

Rút ngắn thời gian di chuyển Cao Bằng – Hà Nội còn 3,5 giờ

Các dự án đường bộ cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) – Trà Lĩnh (Cao Bằng) và Hữu Nghị – Chi Lăng (tỉnh Lạng Sơn) được đầu tư theo hình thức hợp tác công tư (PPP), liên danh các nhà đầu tư do Tập đoàn Đèo Cả đứng đầu.

Trong đó, dự án Đồng Đăng – Trà Lĩnh có tổng chiều dài 121km, được phân kỳ đầu tư thành 2 giai đoạn với tổng mức đầu tư hơn 23.000 tỷ đồng.

Giai đoạn 1 được đầu tư hơn 93km, tổng mức đầu tư 14.114 tỷ đồng, vốn ngân sách Nhà nước chiếm hơn 69%. Giai đoạn 2 sẽ đầu tư tiếp gần 28km còn lại.

Đến nay, công tác giải phóng mặt bằng dự án đạt 93,6%, trong đó đoạn qua tỉnh Cao Bằng đạt 99%, đoạn qua tỉnh Lạng Sơn đạt 90%. 2 tỉnh đồng lòng phấn đấu đến hết tháng 12 sẽ bàn giao 100% mặt bằng của dự án.

Các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án, nhà thầu thi công đã huy động 1.020 nhân sự, 357 máy móc thiết bị, triển khai 36 mũi đồng loạt tiếp cận, tổ chức thi công ngày đêm khi các phân đoạn mặt bằng được bàn giao.

Dự án khởi công ngày 1/1/2024, dự kiến tổng sản lượng trong năm 2024 đạt 1.010 tỷ đồng, tổng giải ngân các nguồn vốn đạt 2.000 tỷ đồng, làm nền tảng cho việc quyết tâm thông tuyến trong năm 2025 để hoàn thành toàn bộ dự án vào cuối năm 2026.

Sau khi hoàn thành, tuyến cao tốc này sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ Cao Bằng đến Hà Nội và ngược lại từ 6 - 7 giờ xuống còn khoảng 3,5 giờ.
Sau khi hoàn thành, tuyến cao tốc này sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ Cao Bằng đến Hà Nội và ngược lại từ 6 – 7 giờ xuống còn khoảng 3,5 giờ.

Còn dự án Hữu Nghị – Chi Lăng dài 60km, với tổng mức đầu tư hơn 11.000 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách Nhà nước tham gia dự án 5.495 tỷ đồng; vốn nhà đầu tư thu xếp 5.529 tỷ đồng, thời gian thực hiện 2024 – 2026.

Sau khi hoàn thành đi vào hoạt động, dự án sẽ kết nối các cửa khẩu Hữu Nghị – Cốc Nam – Tân Thanh (Lạng Sơn) đến các trung tâm kinh tế Hà Nội – Bắc Giang – Bắc Ninh, kết nối ra các cảng biển tại khu vực Hải Phòng – Quảng Ninh, góp phần tăng cường thông thương trong nước và quốc tế, cùng tuyến cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh đồng bộ toàn mạng lưới cao tốc phía Bắc, nâng cao hiệu quả vận hành khai thác chung.

Dự án khởi công tháng 4/2024, đến nay, công tác giải phóng mặt bằng đạt 67%, phấn đấu đến hết tháng 12/2024 sẽ bàn giao 100% mặt bằng. Dự án đã huy động 570 nhân sự, 350 đầu xe máy móc thiết bị, triển khai 30 mũi thi công theo các phân đoạn mặt bằng được bàn giao. Dự kiến tổng sản lượng hoàn thành trong năm 2024 là 595 tỷ đồng, tổng giải ngân các nguồn đạt 1.450 tỷ đồng.

Tỉnh Lạng Sơn, tỉnh Cao Bằng và nhà đầu tư 2 dự án nêu một số kiến nghị liên quan tới điều chỉnh chủ trương đầu tư, cơ chế tài chính hợp tác công tư, vay vốn tín dụng từ các ngân hàng…

Lãnh đạo Đèo Cả cũng cho biết, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tập đoàn với sự hỗ trợ của hai tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng đã hoàn thành Trung tâm Đào tạo huấn luyện thực hành Đèo Cả nhằm phát triển nguồn nhân lực tại chỗ nơi có dự án đi qua.

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thống nhất với phương án đầu tư giai đoạn 2 dự án Đồng Đăng – Trà Lĩnh theo hình thức PPP, trong đó ngân sách Nhà nước hỗ trợ 70% tổng mức đầu tư, nhà đầu tư thu xếp 30% còn lại (tương tự giai đoạn 1).

Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng Trần Hồng Minh báo cáo với Thủ tướng về tình hình thực hiện dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng (tỉnh Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (tỉnh Cao Bằng). Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng Trần Hồng Minh báo cáo với Thủ tướng về tình hình thực hiện dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng (tỉnh Lạng Sơn) – Trà Lĩnh (tỉnh Cao Bằng). Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu báo cáo với Thủ tướng về tình hình thực hiện dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng (tỉnh Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (tỉnh Cao Bằng). Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu báo cáo với Thủ tướng về tình hình thực hiện dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng (tỉnh Lạng Sơn) – Trà Lĩnh (tỉnh Cao Bằng). Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thông tuyến cao tốc từ Cao Bằng tới Cà Mau trong năm 2025

Sau khi nghe các báo cáo, ý kiến, phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh 2 dự án cao tốc dài hơn 150km rất quan trọng để kết nối 2 tỉnh, kết nối vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Thủ đô với miền núi phía Bắc; kết nối quốc gia, nối tuyến cao tốc từ Cao Bằng – Lạng Sơn tới Hà Nội, thông tuyến cao tốc từ Bắc vào Nam tới tận mũi Cà Mau, góp phần thực hiện mục tiêu tới năm 2025, cả nước có ít nhất 3.000km cao tốc và năm 2030 có 5.000km cao tốc; đồng thời kết nối quốc tế với Trung Quốc, mở ra không gian phát triển mới rất rộng lớn.

2 tuyến cao tốc này cũng đi qua những địa điểm lịch sử, như nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh về nước trực tiếp chỉ đạo cách mạng sau hơn 30 năm ở nước ngoài, nơi diễn ra chiến dịch Đông Khê…

Do đó, việc triển khai 2 dự án có 6 ý nghĩa quan trọng, góp phần thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; mệnh lệnh của trái tim; quyết tâm của khối óc; kỳ vọng của Nhân dân; yêu cầu, đòi hỏi của sự phát triển, sự kết nối hai nền kinh tế Việt Nam – Trung Quốc; trách nhiệm trước nhân dân, trước đất nước.

Vì vậy, phải coi trọng thời gian, trí tuệ, tinh thần tự lực, tự cường, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của doanh nghiệp và người dân để làm 2 dự án. “Nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân; đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để tiến lên, phát triển” – Thủ tướng phát biểu.

Thủ tướng yêu cầu, phải có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt việc đó, chỉ bàn làm, không bàn lùi, triển khai chủ trương của Đảng, yêu cầu của lãnh đạo cấp trên với tinh thần chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong thực tiễn, đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng các dự án, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, lợi ích nhóm.

Thủ tướng: Hoàn thành 2 tuyến cao tốc tại Cao Bằng-Lạng Sơn ngay trong năm 2025 - Ảnh 2

Người đứng đầu Chính phủ đánh giá cao sự quyết tâm, quyết liệt của 2 tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng với việc 2 đồng chí Bí thư Tỉnh ủy làm Trưởng Ban chỉ đạo triển khai; hoan nghênh các nhà đầu tư, nhà thầu đã tích cực triển khai dự án; cảm ơn Nhân dân đã nhường mặt bằng, nơi ở, nơi thờ tự, đất sản xuất, kinh doanh. Đến nay, giải phóng mặt bằng cơ bản xong, 2 dự án đã lên hình hài, đặc biệt là có 4 hầm đang triển khai thi công tích cực.

Thời gian tới, Thủ tướng đề nghị các nhà đầu tư, nhà thầu huy động thêm máy móc, nhân lực, triển khai công việc với tốc độ nhanh hơn, xây dựng lại đường găng tiến độ, tổ chức thi công với quyết tâm “vượt nắng, thắng mưa, không thua bão gió”, “ăn tranh thủ ngủ khẩn trương”, “làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm”, thi công “3 ca 4 kíp”, “làm việc xuyên lễ Tết, xuyên ngày nghỉ”…

Đồng thời, hợp tác, huy động thêm các nhà thầu tại địa phương tham gia triển khai dự án với tinh thần “cùng lắng nghe, thấu hiểu”, “cùng sẻ chia tầm nhìn và hành động”, “cùng làm, cùng thắng và cùng phát triển”, “cùng hưởng niềm vui, hạnh phúc và tự hào”.

Thủ tướng yêu cầu các chủ thể có liên quan (các bộ ngành, 2 địa phương) tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo với tinh thần “chỉ bàn làm không bàn lùi”, thuộc thẩm quyền của cấp nào thì cấp đó làm, nếu không làm thì đứng sang một bên để người khác làm. Dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, cả hệ thống chính trị, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị – xã hội, lực lượng quân đội, công an, người dân, thanh niên, phụ nữ… phải cùng vào cuộc, tham gia, không để các chủ đầu tư, nhà thầu cô đơn trên công trường.

Cho ý kiến giải quyết các đề xuất, kiến nghị, Thủ tướng yêu cầu thần tốc hoàn thành 2 dự án trong năm 2025, góp phần thông tuyến cao tốc từ Cao Bằng tới Cà Mau trong năm 2025, bảo đảm chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, an toàn, vệ sinh môi trường, đời sống người dân và phòng chống tham nhũng, lãng phí.

Thủ tướng nhất trí triển khai ngay giai đoạn 2 dự án Đồng Đăng – Trà Lĩnh trong năm 2026 theo hình thức PPP với 4 làn hoàn chỉnh; đồng thời cần đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền khẩn trương tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quy định của pháp luật hiện hành.

Thủ tướng nêu rõ: “Phải đột phá về hạ tầng thì mới có thể tăng trưởng kinh tế 2 con số mỗi năm, mới hoàn thành được 2 mục tiêu 100 năm đã đề ra”.

Về nguồn vốn tín dụng cho 2 dự án, Thủ tướng đề nghị Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) và Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng (VPBank) tích cực tham gia 2 dự án với tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân; giao Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc, lãnh đạo Bộ Tài chính, NHNN, Bộ Giao thông vận tải làm việc với 2 ngân hàng và các doanh nghiệp liên quan ngay trong tháng 11/2024 để giải quyết các vấn đề liên quan, triển khai các công việc cụ thể.

Chia sẻ thêm, Thủ tướng cho rằng, bao thế hệ đã chiến đấu, hy sinh để có được độc lập, tự do như ngày hôm nay, có môi trường, điều kiện cho các ngân hàng, doanh nghiệp phát triển, do đó, các ngân hàng, doanh nghiệp là pháp nhân Việt Nam, những chủ thể của nền kinh tế Việt Nam, khi dân tộc cần, đất nước cần thì phải sẵn sàng làm. Theo Thủ tướng, làm ăn có lúc lỗ, có lúc lãi, vấn đề là hiệu quả tổng thể và cũng có lúc phải hy sinh vì sự phát triển đất nước, vì lợi ích của nhân dân, của quốc gia, dân tộc.

Thủ tướng kiểm tra tiến độ triển khai dự án đường cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng tại nút giao IC8 thuộc xã Hạnh Phúc, huyện Quảng Hà, tỉnh Cao Bằng. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng kiểm tra tiến độ triển khai dự án đường cao tốc Hữu Nghị – Chi Lăng tại nút giao IC8 thuộc xã Hạnh Phúc, huyện Quảng Hà, tỉnh Cao Bằng. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng: Hoàn thành 2 tuyến cao tốc tại Cao Bằng-Lạng Sơn ngay trong năm 2025 - Ảnh 3

Lạng Sơn cần đi đầu trong triển khai cửa khẩu thông minh

Tại cuộc làm việc, Bộ Tài chính, UBND tỉnh Lạng Sơn, Tập đoàn Viettel đã báo cáo về triển khai thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh giữa Lạng Sơn với Quảng Tây (Trung Quốc). Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu cho biết, trong chiều nay (14/11), Lạng Sơn và Quảng Tây sẽ ký kết thỏa thuận về quy chế phối hợp vận hành cửa khẩu thông minh.

Lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cũng báo cáo về đẩy mạnh kết nối lưới điện giữa Việt Nam và Trung Quốc; công tác di dời hạ tầng điện để thi công 2 dự án cao tốc.

Thủ tướng yêu cầu Lạng Sơn đi đầu trong triển khai cửa khẩu thông minh và sau đó tiếp tục nhân rộng ra các địa phương khác; lãnh đạo các địa phương tích cực trao đổi với phía Trung Quốc để triển khai theo thỏa thuận đã đạt được của lãnh đạo cấp cao 2 nước.

Bộ Tài chính cân đối ngân sách trong nguồn dự phòng của năm 2024 để bố trí cho nhiệm vụ này; các bộ ngành tích cực tham gia, làm việc hết mình, không đùn đẩy, né tránh, khó khăn, vướng mắc ở đâu thì tháo gỡ ở đó, việc của cấp nào thì cấp đó giải quyết. Đồng thời, Thủ tướng lưu ý cần phòng chống tham nhũng, tiêu cực, quản lý hiệu quả.

Nhắc lại rằng thời gian, trí tuệ, sự quyết đoán, tinh thần trách nhiệm có ý nghĩa quan trọng, Thủ tướng mong muốn các chủ thể liên quan cùng chung tay, góp sức, đoàn kết, thống nhất trong triển khai các nhiệm vụ để góp phần đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. 

Thủ tướng kiểm tra tại hầm số 2 (Km 71) dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng kiểm tra tại hầm số 2 (Km 71) dự án cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Dự án Đồng Đăng – Trà Lĩnh có tổng chiều dài 121km, được phân kỳ đầu tư thành 2 giai đoạn với tổng mức đầu tư hơn 23.000 tỷ đồng. Giai đoạn 1 được đầu tư hơn 93km, tổng mức đầu tư 14.114 tỷ đồng, vốn ngân sách Nhà nước chiếm hơn 69%. Giai đoạn 2 sẽ đầu tư tiếp gần 28km còn lại.


Thủ tướng nhất trí triển khai ngay giai đoạn 2 dự án Đồng Đăng - Trà Lĩnh trong năm 2026 theo hình thức PPP với 4 làn hoàn chỉnh; đồng thời cần đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền khẩn trương tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quy định của pháp luật hiện hành. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng nhất trí triển khai ngay giai đoạn 2 dự án Đồng Đăng – Trà Lĩnh trong năm 2026 theo hình thức PPP với 4 làn hoàn chỉnh; đồng thời cần đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền khẩn trương tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quy định của pháp luật hiện hành. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng tặng quà cho cán bộ, người lao động trên công trường dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng tặng quà cho cán bộ, người lao động trên công trường dự án cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Nguồn: https://kinhtedothi.vn/thu-tuong-hoan-thanh-2-tuyen-cao-toc-tai-cao-bang-lang-son-ngay-trong-nam-2025.html

Cùng chủ đề

Đất Chín Rồng và giấc mơ cao tốc

“Phải nỗ lực để hoàn thành 600 km cao tốc tại Đồng bằng sông Cửu Long trong năm 2025”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, khi chủ trì hội nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ngày 16/10. Trước đó, ông đã trực tiếp 5 lần làm việc với các bộ, ngành, địa phương trong vùng; nhiều lần kiểm tra công trường, đôn đốc,...

Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh giải phóng mặt bằng các dự án giao thông trọng điểm

Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh giải phóng mặt bằng các dự án giao thông trọng điểmTheo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải, một số địa phương vẫn còn chậm triển khai thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư, di dời hạ tầng kỹ thuật, ảnh hưởng đến tiến độ các dự án. Công tác giải phóng mặt bằng là khâu quan trọng, quyết định đến phần lớn đường găng tiến độ của các...

Làm rõ khả năng bố trí 139.828 tỷ đồng cho những dự án kết nối các tuyến cao tốc

Làm rõ khả năng bố trí 139.828 tỷ đồng cho những dự án kết nối các tuyến cao tốcTổng nhu cầu vốn xây dựng nút giao, đường kết nối các tuyến cao tốc trong kỳ đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 – 2030 theo đề xuất của Bộ GTVT và các địa phương là rất lớn, có thể lên tới 139.828 tỷ đồng. Phối cảnh nút giao Đầm Nhà Mạc trên cao tốc Hạ Long – Hải Phòng. Bộ...

Bộ trưởng GTVT yêu cầu đẩy nhanh tiến độ xây dựng trạm dừng nghỉ

Tại Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm diễn ra sáng nay (3/7), Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng đã yêu cầu chủ đầu tư/ban quản lý dự án phối hợp chặt chẽ với địa phương để tháo gỡ khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, bảo đảm nguồn cung vật liệu, thúc đẩy tiến độ các dự án. Riêng hệ thống trạm dừng nghỉ, Bộ...

Thủ tướng thúc tiến độ nghiên cứu phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu cho giao thông

Thủ tướng thúc tiến độ nghiên cứu phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu cho giao thôngĐây là một trong những nguồn lực quan trọng để cả nước hoàn thành các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm trong đó có mục tiêu hoàn thành 3.000 km đường cao tốc vào năm 2025. Thi công cao tốc Bắc – Nam, đoạn Quảng Ngãi – Hoài Nhơn Văn phòng Chính phủ vừa có công văn gửi Phó Thủ tướng Lê Minh...

Cùng tác giả

Cụ ông 104 tuổi đoạt Giải thưởng Sách Quốc gia: ‘Động cơ căn bản nhất của tôi là yêu nước’

20 năm miệt mài viết bộ tác phẩm có giá trị lịch sử, giành giải A – Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7, theo nhà nghiên cứu 104 tuổi Nguyễn Đình Tư, động cơ căn bản nhất của ông là yêu nước.Nhà nghiên cứu 104 tuổi Nguyễn Đình Tư vừa nhận giải A – Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 cho bộ tác phẩm Gia Định – Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh:...

Duy trì ổn định trên cả nước sau một tuần biến động nhẹ

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (1/12/2024) tại khu vực miền Bắc ghi nhận đồng loạt ổn định giá so với ngày hôm qua (30/11). Hiện tại, giá heo hơi tại khu vực này dao động từ 61.000 – 63.000 đồng/kg. Trong đó, Thái Bình và Phú Thọ đang giao dịch cao nhất khu vực, với mức 63.000 đồng/kg, Giá heo hơi hôm nay (1/12/2024) ghi nhận cả nước không có sự điều chỉnh sau một tuần nhiều biến...

Cá về lúc hừng đông

Xây dựng đoạn tuyến từ cầu Đại Ngãi nối Quốc lộ 60 thuộc địa phận tỉnh Sóc Trăng

Xây dựng đoạn tuyến từ cầu Đại Ngãi nối Quốc lộ 60 thuộc địa phận tỉnh Sóc TrăngĐoạn tuyến từ cầu Đại Ngãi kết nối với Quốc lộ 60 thuộc địa phận tỉnh Sóc Trăng có chiều dài khoảng 14 km, quy mô 2 làn xe, đường cấp III đồng bằng, tương tự như Dự án cầu Đại Ngãi. Thi công xây dựng cầu Đại Ngãi 2 (Ảnh: Mỹ Lệ). Bộ GTVT vừa có công văn gửi UBND tỉnh Sóc Trăng...

Cần Thơ, Cà Mau thắng lớn tại giải đua vỏ lãi composite 2024

Ngày 30.11, giải đua vỏ lãi composite TP.Cần Thơ mở rộng 2024 đã diễn ra sôi nổi, gay cấn tại rạch Khai Luông, đoạn gần cầu đi bộ bến Ninh Kiều (P.Cái Khế, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ). Giải đua vỏ lãi composite TP.Cần Thơ mở rộng 2024 được tổ chức tại nơi có view đẹp bậc nhất xứ Tây Đô 2 nội dung thi đấu tại giải là động cơ xăng Genesis GS210, 7HP, vỏ composite chiều dài 5,9m, chân vịt inox...

Cùng chuyên mục

Cụ ông 104 tuổi đoạt Giải thưởng Sách Quốc gia: ‘Động cơ căn bản nhất của tôi là yêu nước’

20 năm miệt mài viết bộ tác phẩm có giá trị lịch sử, giành giải A – Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7, theo nhà nghiên cứu 104 tuổi Nguyễn Đình Tư, động cơ căn bản nhất của ông là yêu nước.Nhà nghiên cứu 104 tuổi Nguyễn Đình Tư vừa nhận giải A – Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 cho bộ tác phẩm Gia Định – Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh:...

Duy trì ổn định trên cả nước sau một tuần biến động nhẹ

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (1/12/2024) tại khu vực miền Bắc ghi nhận đồng loạt ổn định giá so với ngày hôm qua (30/11). Hiện tại, giá heo hơi tại khu vực này dao động từ 61.000 – 63.000 đồng/kg. Trong đó, Thái Bình và Phú Thọ đang giao dịch cao nhất khu vực, với mức 63.000 đồng/kg, Giá heo hơi hôm nay (1/12/2024) ghi nhận cả nước không có sự điều chỉnh sau một tuần nhiều biến...

Xây dựng đoạn tuyến từ cầu Đại Ngãi nối Quốc lộ 60 thuộc địa phận tỉnh Sóc Trăng

Xây dựng đoạn tuyến từ cầu Đại Ngãi nối Quốc lộ 60 thuộc địa phận tỉnh Sóc TrăngĐoạn tuyến từ cầu Đại Ngãi kết nối với Quốc lộ 60 thuộc địa phận tỉnh Sóc Trăng có chiều dài khoảng 14 km, quy mô 2 làn xe, đường cấp III đồng bằng, tương tự như Dự án cầu Đại Ngãi. Thi công xây dựng cầu Đại Ngãi 2 (Ảnh: Mỹ Lệ). Bộ GTVT vừa có công văn gửi UBND tỉnh Sóc Trăng...

Cần Thơ, Cà Mau thắng lớn tại giải đua vỏ lãi composite 2024

Ngày 30.11, giải đua vỏ lãi composite TP.Cần Thơ mở rộng 2024 đã diễn ra sôi nổi, gay cấn tại rạch Khai Luông, đoạn gần cầu đi bộ bến Ninh Kiều (P.Cái Khế, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ). Giải đua vỏ lãi composite TP.Cần Thơ mở rộng 2024 được tổ chức tại nơi có view đẹp bậc nhất xứ Tây Đô 2 nội dung thi đấu tại giải là động cơ xăng Genesis GS210, 7HP, vỏ composite chiều dài 5,9m, chân vịt inox...

Kết luận của Thủ tướng Phạm Minh Chính trong chuyến công tác tại tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Cao Bằng

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát thực địa 2 dự án đường bộ cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn)-Trà Lĩnh (Cao Bằng) và Hữu Nghị-Chi Lăng (tỉnh Lạng Sơn). Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đề nghị các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể của tỉnh Lạng Sơn, huyện Văn Lãng, thị trấn Na Sầm và khu 8 tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt một số...

Quốc hội quyết đầu tư hơn 1,7 triệu tỷ đồng xây đường sắt tốc độ cao

Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam sau hơn 15 năm đặt lên bàn nghị sự, đến chiều 30/11 đã đạt được sự thống nhất cao của đại biểu Quốc hội. Đầu tư hơn 1,7 triệu tỷ đồng làm đường sắt tốc độ 350km/h từ Bắc vào Nam Theo nghị quyết vừa được thông qua, Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ...

Quyết sách ‘đúng và trúng” tạo đột phá tăng trưởng cho ngành phân bón Việt Nam

“Hoá giải” điểm nghẽn Trong gần một thập kỷ qua, ngành phân bón Việt Nam gặp không ít khó khăn do bất cập từ chính sách thuế giá trị gia tăng (VAT) cũ. Ngày 26/11, Quốc hội đã bấm nút thông qua Luật thuế Giá trị gia tăng sửa đổi từ tháng 7/2025, phân bón chính thức chịu thuế VAT 5%, mở ra nhiều kỳ vọng về sự thay đổi lớn trong ngành phân bón nội địa. Có thể nói, phân...

Tin nổi bật

Tin mới nhất