Powered by Techcity

Đưa Cà Mau trở thành tỉnh khá của vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Đưa Cà Mau trở thành tỉnh khá của vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tỉnh Cà Mau đang tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội, với mục tiêu sớm trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Cà Mau, tháng 11/2024 (Ảnh: Báo Cà Mau online)
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Cà Mau, tháng 11/2024 (Ảnh: Báo Cà Mau online)

Kinh tế tiếp tục khởi sắc

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cà Mau cho biết, tuy phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng từ đầu năm đến nay, kinh tế Cà Mau tiếp tục ổn định, tăng trưởng lạc quan và có nhiều khởi sắc.

Chỉ số Sản xuất công nghiệp tháng 10/2024 tăng 9,7% so với tháng 9, tính chung 10 tháng tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 10 đạt 9.934 tỷ đồng; 10 tháng đạt 90.063 tỷ đồng, vượt 3,2% kế hoạch, tăng 20,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Kim ngạch xuất khẩu trong 10 tháng năm 2024 đạt trên 1,079 tỷ USD, tăng 9,9% so với cùng kỳ; trong đó, xuất khẩu thủy sản đạt 968,04 triệu USD (tăng 12,2%); xuất khẩu phân bón đạt trên 101 triệu USD.

Đến nay, tại tỉnh Cà Mau có 5 dự án điện gió (tổng công suất 170 MW) đã vận hành thương mại. Ngoài ra, có 14 dự án điện gió đã được chấp thuận chủ trương đầu tư với tổng công suất 800 MW (trong đó, có 170 MW đã vận hành thương mại); 2 dự án điện gió với tổng công suất 200 MW được nhà đầu tư đề xuất, UBND tỉnh đang xin ý kiến các bộ, ngành liên quan làm cơ sở phê duyệt chủ trương đầu tư theo quy định. Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh còn có 1.217 công trình lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà với tổng công suất 111,564 MWp.

Về giải ngân đầu tư công năm 2024 (bao gồm cả vốn năm 2023 chuyển sang), đến ngày 28/10/2024, Cà Mau đã giải ngân 2.554 tỷ đồng, bằng 48,8% kế hoạch vốn.

Trong 10 tháng qua, tỉnh đã cấp 461 giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, với tổng vốn đăng ký 2.897,3 tỷ đồng. Đặc biệt, tỷ lệ nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng hình thức trực tuyến (qua mạng) đạt 100% số hồ sơ phát sinh.

Bên cạnh các doanh nghiệp thành lập mới, cũng có 107 doanh nghiệp giải thể, 311 doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động. Hiện nay, tổng số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh là 5.305 doanh nghiệp, tổng vốn đăng ký 64.570,6 tỷ đồng.

Về thu hút đầu tư, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh Cà Mau đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương đẩy nhanh tiến độ rà soát, kiểm tra các công trình, dự án đã giao cho nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh; xem xét, thu hồi dự án không đảm bảo điều kiện, tiến độ theo quy định.

Từ đầu năm đến hết ngày 20/11, tỉnh Cà Mau cấp chứng nhận cho 13 dự án đầu tư mới, tổng vốn đăng ký 2.358,5 tỷ đồng. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 459 dự án đầu tư đang hoạt động, với tổng vốn đăng ký 146.700,5 tỷ đồng (trong đó, có 11 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tổng vốn đăng ký đầu tư 163,5 triệu USD).

Nỗ lực “về đích” năm 2024 với kết quả cao

Tập trung hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ kinh tế – xã hội 2024 làm tiền đề để hoàn thành cả nhiệm kỳ 2020 – 2025, UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo các sở, ban, ngành trong tỉnh và UBND các huyện, thành phố tiếp tục thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ được giao, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra, đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ.

Trong đó, tập trung vào một số công tác trọng tâm đã đề ra tại Chương trình hành động số 01/CTr-UBND ngày 19/1/2024 của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết của Chính phủ, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh về Kế hoạch Phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024; các nghị quyết của Chính phủ; Kế hoạch số 36/KH-UBND ngày 7/2/2024 của UBND tỉnh về việc thực hiện Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau…

Đồng thời, tập trung triển khai thực hiện Quy hoạch tỉnh Cà Mau thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; xây dựng kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh; xây dựng các quy hoạch đô thị, nông thôn, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành; triển khai các chương trình, đề án, kế hoạch để cụ thể hóa Quy hoạch tỉnh.

Cà Mau sẽ tiếp tục đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công gắn với xây dựng, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đôn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, nhất là các dự án trọng điểm, quan trọng, cấp thiết, có tác động lan tỏa, tạo bước đột phá về kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội của tỉnh. 

Bên cạnh đó, tỉnh chú trọng triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp thu, chi ngân sách nhà nước; siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính ngân sách; quyết liệt triển khai chuyển đổi số, hóa đơn điện tử; phấn đấu hoàn thành dự toán thu được giao ở mức cao nhất.

Để thúc đẩy phát triển kinh tế, Cà Mau sẽ triển khai các giải pháp tăng trưởng tín dụng hiệu quả, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và thế mạnh của tỉnh; đẩy mạnh tổ chức các hội nghị kết nối ngân hàng – doanh nghiệp bằng nhiều hình thức…

Đặc biệt, tỉnh sẽ tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp; thu hút đầu tư các dự án đột phá, các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh; đẩy mạnh thực hiện Đề án Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030, tích cực thực hiện có hiệu quả các giải pháp cải thiện điểm số và thứ hạng Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI); tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh.

Cùng với đó, theo dõi tình hình cung cầu các mặt hàng thiết yếu, đảm bảo hàng hóa đầy đủ, giá cả ổn định; tích cực hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; thúc đẩy phân phối hàng hóa qua nền tảng số, thương mại điện tử; đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực, có lợi thế cạnh tranh sang các thị trường lớn, tiềm năng…; tiếp tục theo dõi, kiểm tra, giám sát tình hình triển khai thực hiện các dự án điện gió, điện mặt trời trên địa bàn.

Tỉnh Cà Mau quyết tâm đẩy mạnh triển khai Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 21/4/2023 của Chính phủ về một số chính sách, giải pháp trọng tâm hỗ trợ doanh nghiệp chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững đến năm 2025; triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động của Tổ công tác đặc biệt tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư, dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Ngoài ra, tỉnh tập trung khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định chuẩn bị cho đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban châu Âu (EC).

Sớm đưa Cà Mau trở thành tỉnh khá của Đồng bằng sông Cửu Long

Trong chuyến thăm và làm việc với tập thể Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Cà Mau nhân kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954 – 2024) mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, muốn phát triển kinh tế, trước mắt phải phát triển hạ tầng, nhất là giao thông. Cà Mau tuy còn nhiều khó khăn, nhưng tiềm năng thì rất lớn, cần huy động các nguồn vốn để đầu tư phát triển, không trông chờ vào nguồn ngân sách. Giải được những “bài toán” về hạ tầng giao thông sẽ mở cánh cửa cho thu hút đầu tư, phát triển kinh tế – xã hội vùng đất cực Nam của đất nước

Tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Tiến Hải, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau chỉ ra những điểm nghẽn ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng của tỉnh. Ngoài vấn đề nguồn nhân lực, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau nhấn mạnh đến đầu tư hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông, cảng biển trên địa bàn và đề xuất Trung ương quan tâm, dành nguồn lực đầu tư hạ tầng giao thông cho vùng đất đặc thù như Cà Mau. Nếu hạ tầng được đầu tư tốt, sẽ góp phần thu hút đầu tư, thu hút nguồn ngân lực để khai thác lợi thế, thúc đẩy tăng trưởng, mở lối cho Cà Mau phát triển nhanh, bền vững.

Báo cáo Tổng Bí thư Tô Lâm và các thành viên trong Đoàn công tác, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Phạm Thành Ngại thông tin, kinh tế tỉnh Cà Mau đang phục hồi, tốc độ tăng trưởng bình quân 9 tháng của năm 2024 tăng 6,45%. Dự báo cả năm 2024, GRDP của tỉnh tăng 6,53%; quy mô nền kinh tế ước đạt hơn 88.000 tỷ đồng, tăng 1,4 lần so với năm 2020; GRDP bình quân đầu người ước đạt 72,6 triệu đồng/năm, tăng 36,2% so với năm 2020.

Tổng Bí thư Tô Lâm biểu dương, ghi nhận sự nỗ lực phấn đấu và kết quả đạt được của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Cà Mau trong thời gian vừa qua. Chỉ ra những mặt còn tồn tại, hạn chế cần nỗ lực, phấn đấu hơn nữa, Tổng Bí thư yêu cầu tỉnh Cà Mau tập trung xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết, thống nhất toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tất cả các hành động, phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang của tỉnh, tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng Cà Mau ngày càng tươi đẹp, sớm đưa Cà Mau trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu tỉnh rà soát lại các nhiệm vụ, chỉ tiêu một cách cụ thể, có giải pháp hiệu quả, tập trung thực hiện quyết liệt, tháo gỡ kịp thời những điểm nghẽn, phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất các chỉ tiêu trong năm và cả nhiệm kỳ. Tổng Bí thư lưu ý, tỉnh cần khai thác tối đa tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế về biển, đảo để tạo đột phá phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững.

Cùng với đó, khơi thông các nguồn lực, chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng đảm đương các nhiệm vụ trong tình hình mới; ưu tiên chăm lo cho những hộ có hoàn cảnh khó khăn, tiến tới xoá bỏ hoàn toàn nhà tạm. Nhiệm vụ cấp bách là phải khắc phục tình trạng sạt lở bờ biển, bờ sông, ổn định sinh kế trước tác động của biến đổi khí hậu…

Nguồn: https://baodautu.vn/dua-ca-mau-tro-thanh-tinh-kha-cua-vung-dong-bang-song-cuu-long-d230835.html

Cùng chủ đề

FAMI viết tiếp hành trình san sẻ yêu thương cùng chuyến xe nhân ái

Với thông điệp “Cứng cáp trăm phần, lan tỏa nhân ái”, trong quý IV năm nay, Fami tiếp tục nối dài hành trình nghĩa tình của mình bằng việc đồng hành cùng chương trình “Chuyến xe Nhân Ái”, trao...

Tỉnh nào rộng nhất miền Nam?

Miền Nam có 2 thành phố trực thuộc trung ương là TPHCM, Cần Thơ và 17 tỉnh gồm: Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.  Diện tích của miền Nam là 64.473,1km2 theo Tổng cục Thống kê năm 2023. Trong đó, Bình Phước là tỉnh có diện tích lớn nhất...

Giá lúa giảm 200 đồng/kg, gạo xuất khẩu ở mức thấp

Giá lúa gạo hôm nay ngày 27/9 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long giảm với mặt hàng gạo và lúa. Giá lúa giảm 200-300 đồng/kg. Giá gạo giảm 100 đồng/kg. Hiện giá gạo dao động quanh mốc 10.450 – 12.900 đồng/kg. Ghi nhận tại các địa phương như Hậu Giang, Đồng Tháp giao dịch lúa mới trầm lắng, ít gạo đẹp, giá ít biến động. Tại Cần Thơ, giá lúa Thu Đông ổn định, giao dịch chậm. Tại...

Nhiều sản phẩm trưng bày tại Hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng ĐBSCL

Sáng nay, ngày 6/9, Bộ Công Thương phối hợp với một số UBND các tỉnh, thành phố tổ chức Hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Đồng bằng sông Cửu Long tại TP. Cần Thơ. Hội nghị do Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng; ông Nguyễn Thực Hiện – Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ; ông Lê Văn Sử – Phó Chủ tịch UBND Cà Mau đồng chủ trì. Tham dự hội...

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất và gợi ý du lịch

Tết Nguyên đán 2025 người lao động và học sinh, sinh viên được nghỉ 5 ngày nghỉ Tết và 4 ngày nghỉ cuối tuần theo quy định tại Bộ Luật Lao động. Tổng số ngày nghỉ là 9 ngày rất dư giả cho một chuyến du lịch trong nước. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội nghỉ Tết...

Nhiều dự án hạ tầng trọng điểm phía Nam tăng tốc từng ngày

Hàng loạt dự án hạ tầng giao thông trọng điểm tại phía Nam tăng tốc thi công để kịp đưa vào khai thác trong năm 2025, tạo tiền đề, nền tảng vững chắc để đất nước bước vào kỷ nguyên mới. Toàn cảnh nhà ga T3 Sân bay Tân Sơn Nhất nhìn từ trên cao  Tăng tốc thi công   Theo báo cáo của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), tính đến cuối năm 2024, tổng khối lượng của...

Tin nổi bật

Tin mới nhất