Powered by Techcity

Đặc điểm khí hậu tỉnh Cà Mau

Cà Mau là tỉnh đồng bằng ven biển, nằm trong khu vực nội chí tuyến bắc bán cầu, cận xích đạo, đồng thời nằm trong khu vực gió mùa châu Á nên khí hậu Cà Mau ôn hoà thuộc vùng cận xích đạo, nhiệt đới gió mùa, có 2  mùa mưa nắng rõ rệt.

Tỉnh Cà Mau mang những đặc tính chung của khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có nền nhiệt cao (nhiệt độ trung bình 27,90C, trung bình cao nhất trong năm không còn vào tháng 4 mà vào tháng 5: 30,20C, trung bình thấp nhất vào tháng giêng: 26,50C), đây là điều kiện thích hợp cho phát triển sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản.

Khí hậu trong tỉnh nhưng năm gần đây không còn phân mùa rõ rệt như trước, mùa mưa cũng không còn tâp trung từ tháng 5 – 11 và các tháng mùa khô không diễn ra từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau nữa, mà lượng mưa thường phân bổ rải rác ở tất cả các tháng trong năm, vào các tháng mùa mưa thường xuất hiện những đợt nắng hạn kéo dài hoặc xuất hiện nhiều cơn mưa lớn vào các tháng mùa khô. Cụ thể, lượng mưa từ tháng 5 – 11 năm 2005 là 2.090,4 mm, đến năm 2010 là 1.973 mm; lượng mưa từ tháng 12 đến tháng 4 năm 2005 là 172,6 mm, năm 2010 là 25,3 mm.

Xuôi dòng U Minh. Ảnh: Quang Minh.

So với các tỉnh khác trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long thì Cà Mau có lượng mưa cao hơn hẳn. Bình quân hàng năm có 165 ngày có mưa với lượng mưa trung bình năm là 1.998,3 mm; lượng mưa phân bố không đều trong các tháng và có sự khác biệt giữa các khu vực trong tỉnh, thời điểm có lượng mưa cao nhất cũng diễn biến phức tạp trong các năm chứ không còn tập trung từ tháng 8 đến tháng 10, sau đó giảm dần đến tháng 11 như trước. Độ ẩm trung bình là 81% nhưng mùa khô độ ẩm thấp hơn, vào tháng 3 độ ẩm khoảng 74%.

Đồng lúa trĩu bông. Ảnh: Ngọc Thu.

Chế độ gió thịnh hành theo mùa, mùa khô thịnh hành hướng gió đông bắc và gió đông, vận tốc gió trung bình khoảng 1,6 – 2,8 m/s; mùa mưa thịnh hành hướng gió tây nam hoặc gió tây, vận tốc trung bình 1,8 – 4,5 m/s. Trong những năm gần đây, thời tiết diễn biến phức tạp hơn, trong mùa mưa thường xảy ra các cơn giông, lốc xoáy cấp 7 đến cấp 8 ở vùng biển, ven biển; trên vùng biển Cà Mau – Kiên Giang chịu ảnh hưởng của một số cơn bão với những diễn biến phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động khai thác hải sản và các hoạt động kinh tế khác trên vùng biển. Trong mùa mưa cũng thường có những đợt nắng hạn kéo dài (hạn Bà Chằng) làm tăng sự nhiễm mặn cho những vùng sản xuất luân canh một vụ lúa trên đất nuôi tôm.

Lượng mưa phân bố không đều trong các tháng và có sự khác biệt giữa các khu vực trong, ít nhiều đã gây ảnh hưởng đến việc sản xuất của người dân. Ảnh: Ngọc Thu.

Về cơ bản, khí hậu trong tỉnh ôn hòa, ít khắc nghiệt hơn các vùng khác, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, thủy sản, nhưng cũng cần chú ý các điểm sau:

+ Yếu tố mưa phân mùa là cơ sở để tỉnh quy hoạch sản xuất luân canh 01 vụ lúa trên đất nuôi tôm trong mùa mưa, nhưng trong điều kiện chưa chủ động về thủy lợi nên khi gặp hạn, lúa bị chết do bị nhiễm mặn.

+ Trong mùa mưa, có những trở ngại cho đời sống dân cư và thi công các công trình giao thông, xây dựng dân dụng; nhưng đối với vùng quy hoạch ngọt hóa ở huyện Trần Văn Thời và huyện U Minh trong mùa khô hoạt động xây dựng cũng gặp khó khăn do không vận chuyển vật liệu xây dựng đến chân công trình được vì phải đắp đập ngăn mặn.

Khí hậu ở tỉnh Cà Mau ôn hòa, thích hợp cho sản xuất nông nghiệp. Ảnh: Ngọc Thu.

+ Trong mùa khô, nắng hạn kéo dài làm tăng nguy cơ cháy rừng tràm, nhất là những vùng rừng tràm có than bùn; nắng hạn cũng làm cho độ mặn nước sông và trong đầm nuôi tôm tăng cao (có khi lên đến trên 40%o) làm cho tôm nuôi chậm lớn và dễ phát sinh dịch bệnh.

+ Những diễn biến phức tạp về thời tiết trên vùng biển đã ảnh hưởng nhiều đến hoạt động khai thác thủy hải sản, đe dọa an toàn cho ngư dân, làm giảm hiệu quả các chuyến khai thác biển.

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai trên địa bàn tỉnh Cà Mau)

NT

Cùng chủ đề

Vào mùa cá đồng sinh sản, ngành chức năng một huyện của Cà Mau đi khắp các chợ kiểm tra việc mua bán cá...

Huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) có nguồn lợi cá đồng tự nhiên rất lớn, với sản lượng hàng chục ngàn tấn mỗi năm. Trước đây, do ý thức của người dân chưa cao, khai thác chưa đi đôi với bảo vệ, đặc biệt là dùng xung điện và các hoá chất độc hại trong quá trình khai thác, đánh bắt nên nguồn lợi cá đồng tự nhiên trên địa bàn huyện ngày càng cạn kiệt. Những năm qua, UBND...

Phấn đấu tăng trưởng quý III từ 6,5-7%, giữ đà, giữ nhịp phát triển trong năm 2025

Sáng 6/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương. Tham dự phiên họp có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, các thành viên Chính phủ, lãnh đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; đồng chí Đinh Văn Ân, Trợ...

Cùng tác giả

Cá lóc nướng trui vùng U Minh Hạ

Đến vùng U Minh Hạ, du khách sẽ được thưởng thức món cá lóc nướng, ăn bốc theo cách người dân đất mũi. Đất mũi Cà Mau (cực Nam của Việt Nam) thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, sở hữu rừng tràm U Minh Hạ, tiếp giáp U Minh Thượng (Kiên Giang). Người Cà Mau chủ yếu phát triển nghề nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản nên có nhiều món ăn từ cá. Cá lóc nướng trui với...

Mũi Cà Mau

Mũi Cà Mau là vùng đất liền cuối cùng của trời Phương Nam, điểm đến thiêng liêng nhất cuối cùng của Việt Nam trên đất liền, cũng là khu rừng sinh thái ngập mặn tự nhiên của đồng bằng sông Cửu Long. Đồng thời là nơi dừng chân lịch sử của chuyến Tàu không số - đường Hồ Chí Minh trên biển; góp phần làm nên một Việt Nam độc lập, tự do như ngày hôm nay...

Tôm khô Rạch Gốc

Từ những năm 30 – 40 của thế kỷ trước, nghề làm tôm khô đã xuất hiện. Thời đó, tôm tép đầy sông, người dân dùng nò, đó, vó, chài, trể… để bắt, ăn không hết mới đem đi làm khô, làm mắm để dành ăn dần. Đặc biệt, khi mùa xuân đến, tiếng đập bao bình bịch, nhiều người tụm năm tụm bảy bóc vỏ tôm để chuẩn bị món ngon ngày Tết là hình ảnh quen thuộc...

Liên kết sản xuất chưa đi vào chiều sâu

“Rút kinh nghiệm cho tinh thần chưa sâu sát của các đơn vị liên quan cả trong nghiên cứu tài liệu nguồn cho đến việc triển khai vào thực tế nên kết quả trong triển khai Nghị định số 98/2018/NĐ-CP của Chính phủ đạt kết quả không cao”, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử yêu cầu tại Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản...

5 điểm đến không thể bỏ qua khi tới Cà Mau

Rừng U Minh Hạ, mũi Cà Mau, Làng nghề chế biến khô cá Sông Đốc, hòn Đá Bạc, khu du lịch Khai Long là những nơi không nên bỏ qua khi tới Cà Mau. Cà Mau là vùng đất tận cùng của Tổ quốc với ba mặt chủ yếu giáp biển, nơi toát lên vẻ trữ tình, bình yên và mộc mạc của mảnh đất miền Tây Nam Bộ. Tới đây, du khách được thăm cột mốc tọa độ quốc...

Cùng chuyên mục

Cá lóc nướng trui vùng U Minh Hạ

Đến vùng U Minh Hạ, du khách sẽ được thưởng thức món cá lóc nướng, ăn bốc theo cách người dân đất mũi. Đất mũi Cà Mau (cực Nam của Việt Nam) thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, sở hữu rừng tràm U Minh Hạ, tiếp giáp U Minh Thượng (Kiên Giang). Người Cà Mau chủ yếu phát triển nghề nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản nên có nhiều món ăn từ cá. Cá lóc nướng trui với...

Mũi Cà Mau

Mũi Cà Mau là vùng đất liền cuối cùng của trời Phương Nam, điểm đến thiêng liêng nhất cuối cùng của Việt Nam trên đất liền, cũng là khu rừng sinh thái ngập mặn tự nhiên của đồng bằng sông Cửu Long. Đồng thời là nơi dừng chân lịch sử của chuyến Tàu không số - đường Hồ Chí Minh trên biển; góp phần làm nên một Việt Nam độc lập, tự do như ngày hôm nay...

Tôm khô Rạch Gốc

Từ những năm 30 – 40 của thế kỷ trước, nghề làm tôm khô đã xuất hiện. Thời đó, tôm tép đầy sông, người dân dùng nò, đó, vó, chài, trể… để bắt, ăn không hết mới đem đi làm khô, làm mắm để dành ăn dần. Đặc biệt, khi mùa xuân đến, tiếng đập bao bình bịch, nhiều người tụm năm tụm bảy bóc vỏ tôm để chuẩn bị món ngon ngày Tết là hình ảnh quen thuộc...

Liên kết sản xuất chưa đi vào chiều sâu

“Rút kinh nghiệm cho tinh thần chưa sâu sát của các đơn vị liên quan cả trong nghiên cứu tài liệu nguồn cho đến việc triển khai vào thực tế nên kết quả trong triển khai Nghị định số 98/2018/NĐ-CP của Chính phủ đạt kết quả không cao”, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử yêu cầu tại Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản...

5 điểm đến không thể bỏ qua khi tới Cà Mau

Rừng U Minh Hạ, mũi Cà Mau, Làng nghề chế biến khô cá Sông Đốc, hòn Đá Bạc, khu du lịch Khai Long là những nơi không nên bỏ qua khi tới Cà Mau. Cà Mau là vùng đất tận cùng của Tổ quốc với ba mặt chủ yếu giáp biển, nơi toát lên vẻ trữ tình, bình yên và mộc mạc của mảnh đất miền Tây Nam Bộ. Tới đây, du khách được thăm cột mốc tọa độ quốc...

Đặc sản Cà Mau gây thương nhớ

Vùng đất cực Nam không chỉ trù phú về rừng và biển mà còn nổi tiếng với vô số đặc sản làm say lòng du khách. Là vùng đất sở hữu sông ngòi, kênh rạch nên Cà Mau có nhiều loại động thực vật, từ nước ngọt, mặn và cả lợ. Hầu như loại nào cũng có thể chế biến thành nhiều món ngon, trở thành đặc sản được du khách gần xa biết đến. Dưới đây là 7 loại...

Cẩm nang du lịch Cà Mau

Cà Mau là tỉnh cực nam của Việt Nam, thuộc khu vực Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long. Mảnh đất tận cùng của tổ quốc có ba mặt tiếp giáp với biển: phía đông là biển Đông, phía tây và phía nam là vịnh Thái Lan, phía Bắc giáp Bạc Liêu và Kiên Giang. Về Cà Mau, du khách sẽ nghe chuyện Bác Ba Phi, đờn ca tài tử, du ngoạn sông nước, ăn đặc sản của rừng,...

Khám phá mũi Cà Mau bằng đường sông

Hành trình tới cực Nam bằng đường sông là trải nghiệm đáng thử với những người yêu khám phá. Cực Nam Việt Nam nằm ở một dải đất nhô ra biển thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, cách thành phố Cà Mau hơn 100km. Hiện nơi này đã được đầu tư thành một khu du lịch với nhiều điểm tham quan. Để đến được đây, du khách có thể di chuyển bằng cả đường bộ lẫn...

Bánh dân gian kính dâng Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân

Nằm trong chuỗi sự kiện “Cà Mau – Điểm đến 2023”, Hội thi bánh dân gian vừa được huyện Ngọc Hiển tổ chức nhằm kính dâng phẩm vật lên Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân. Hoạt động còn góp phần thúc đẩy quảng bá du lịch; giới thiệu về vùng đất, con người nơi địa đầu cực Nam Tổ quốc. Ngày hội bánh dân gian được tổ chức tại Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau, với sự tham...

Lễ hội Nghinh Ông

Lễ hội Nghinh Ông được tổ chức trong 3 ngày (14, 15, 16 tháng 2 âm lịch hàng năm tại cửa sông Ông Đốc, huyện Trần Văn Thời. Trong đó ngày 15 diễn ra nghi lễ chính, bắt đầu từ 14 giờ. Thỉnh lư hương lên kiệu (long đình). Ảnh: Huỳnh Lâm Chủ lễ cùng ban trị sự lăng trang trọng thỉnh lư hương lên kiệu (long đình), được 8 học trò lễ khiêng và theo hầu. Những học trò lễ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất