Powered by Techcity

Chương trình MTQG 1719 góp phần phát triển bền vững vùng DTTS huyện U Minh

Phó Chủ tịch UBND huyện U Minh Nguyễn Thanh Liêm đi kiểm tra tiến độ xây dựng nhà cho đồng bào DTTS trên địa bàn huyện
Ông Nguyễn Thanh Liêm, Phó Chủ tịch UBND huyện U Minh kiểm tra tiến độ xây dựng nhà cho đồng bào DTTS trên địa bàn huyện

Đổi thay xứ rừng

Mới đây, có dịp về thăm ấp 17, xã Khánh Thuận, huyện U Minh, nơi có đông đồng bào Khmer sinh sống, dễ dàng nhận thấy những con đường trải nhựa thẳng tắp, những ngôi nhà khang trang và nhiều cây cầu được bê tông hóa. Hình ảnh này khác xa với Khánh Thuận trước đây, mỗi khi mùa mưa đến thì việc đi lại của bà con nông dân trong ấp gặp rất nhiều khó khăn. Đường thì lầy lội, nước thì mênh mông, học sinh đến trường học rất khó khăn, chủ yếu bằng xuồng máy, xuồng chèo.

Ông Trần Công Mười, Chủ tịch UBND xã Khánh Thuận cho biết: Trước đây, xã nằm trong diện đầu tư của Chính phủ thuộc Chương trình 135, nối tiếp Chương trình MTQG 1719, đồng bào DTTS ở xã luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước. Nhiều nguồn lực đầu tư từ các Chương trình MTQG đã thay đổi diện mạo của nơi này. Đặc biệt, Chương trình MTQG 1719 đã đầu tư trên địa bàn xã lộ giao thông nông thôn, nhà ở, hỗ trợ người dân có nước sinh hoạt, chuyển đổi ngành nghề… Nhờ đó, đời sống của bà con vùng đồng bào ngày một đổi thay. Nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Không chỉ riêng ở xã Khánh Thuận, đời sống của đồng bào DTTS ở các xã khác trong huyện U Minh đã có sự cải thiện rõ rệt. Đặc biệt, Chương trình MTQG 1719 đã phát huy hiệu quả tác động tích cực đến công tác giảm nghèo, nâng cao đời sống cho đồng bào DTTS.

Theo số liệu tổng hợp, tổng nguồn vốn giao cho huyện U Minh năm 2022 – 2024 là 32 tỷ 153 triệu đồng. Theo đó, huyện đã thực hiện Dự án 1 là, hỗ trợ xây dựng 158 căn nhà, hỗ trợ chuyển đổi nghề 83 hộ, nước sinh hoạt cho 206, cho vay tín dụng ưu đãi 73 hộ.

Dự án 3 đã thực hiện 18 dự án chăn nuôi và trồng rau màu, với 195 hộ tham gia. Dự án 4 triển khai xây dựng 21 công trình giao thông, sửa chữa 16 công trình. Dự án 7 đã giải ngân 852 triệu đồng để chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em.

Theo ông Huỳnh Văn Đen, Trưởng phòng Dân tộc huyện U Minh cho biết, các chính sách hỗ trợ đã giúp đồng bào vươn lên thoát nghèo, tích lũy vốn, và mở rộng sản xuất kinh doanh. Nhờ vậy, thu nhập bình quân đầu người của đồng bào DTTS huyện đã tăng từ 35 triệu đồng/năm vào năm 2019 lên 38,3 triệu đồng/năm vào năm 2024. Huyện đã mở 67 lớp dạy nghề cho 2.295 lao động, giúp giải quyết việc làm cho 19.201 lao động và xuất khẩu lao động cho 95 người. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo nói chung và hộ nghèo DTTS đã giảm đáng kể, còn 4,68%, nhưng vẫn còn cao là 13%, hộ cận nghèo là 1,61% (DTTS 4%).

Diện mạo cơ sở hạ tầng vùng đồng bào vùng DTTS của huyện U Minh đã thay đổi
Diện mạo cơ sở hạ tầng vùng đồng bào vùng DTTS của huyện U Minh đã thay đổi

Kết nối sức mạnh để phát triển bền vững

Theo ông Nguyễn Thanh Liêm, Phó Chủ tịch UBND huyện U Minh, để khắc phục những khó khăn, tồn tại, đồng thời tiếp tục phát triển bền vững, trong giai đoạn 2024 – 2029, huyện U Minh đặt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo DTTS xuống còn dưới 5%, giảm dần khoảng cách chênh lệch mức sống giữa các dân tộc; 99% trẻ em DTTS nhập học đúng độ tuổi và 100% cán bộ, công chức người DTTS được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

“Mục tiêu này thể hiện sự quyết tâm của Đảng bộ và chính quyền, Nhân dân nhằm nâng cao đời sống đồng bào DTTS. Có nhiều yêu cầu trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo để hướng tới việc thực hiện thắng lợi Chương trình MTQG 1719, nhưng trên hết là tăng cường sự đoàn kết, thống nhất, nỗ lực phấn đấu, chung sức, đồng lòng trong cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận cao của đồng bào các DTTS”, ông Liêm chia sẻ.

Theo ông Liêm, trong Quyết tâm thư của Đại hội Đại biểu các DTTS của huyện lần thứ IV, năm 2024 vừa qua, cũng đã nêu rõ các mục tiêu phấn đấu cụ thể. Trong đó, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của hệ thống chính trị và toàn xã hội về vị trí, vai trò nhiệm vụ của công tác dân tộc trong tình hình mới. Tiếp tục triển khai thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, giải quyết những nguyện vọng chính đáng của đồng bào DTTS; công khai hóa các chính sách, đầu tư vốn để đồng bào biết và tham gia quản lý, giám sát quá trình thực hiện.

Công tác bảo tồn văn hóa truyền thống của các DTTS đã góp phần xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững
Công tác bảo tồn văn hóa truyền thống của các DTTS đã góp phần xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững

Bên cạnh đó, là quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nguồn cán bộ làm công tác dân tộc, có chính sách đãi ngộ, sử dụng cán bộ là người DTTS. Tăng cường công tác vận động quần chúng trong việc bảo đảm thực hiện tốt chính sách dân tộc; nâng cao hơn nữa vai trò của Mặt trận, các đoàn thể trong việc tham gia triển khai, thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc.

Động viên, bồi dưỡng, hướng dẫn để Người có uy tín phát huy vai trò của mình trong vùng đồng bào DTTS, để Người có uy tín tiếp tục vận động đồng bào thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước. Thường xuyên khơi dậy truyền thống yêu nước, đoàn kết gắn bó trong đấu tranh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, để đồng bào DTTS tích cực hưởng ứng và tham gia các phong trào thi đua yêu nước trong phát triển kinh tế – xã hội, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, kịp thời phát huy và nhân rộng các gương điển hình tiên tiến trong đồng bào DTTS.

Trong lĩnh vực văn hóa, huyện U Minh xác định, tiếp tục bảo tồn và phát huy các lễ hội truyền thống trong đồng bào DTTS, tổ chức dạy và học chữ Khmer, nhằm bảo tồn tiếng nói và chữ của dân tộc mình.

Với các giải pháp đồng bộ nêu trên, huyện U Minh quyết tâm thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, cải thiện chất lượng cuộc sống của đồng bào DTTS và xây dựng một vùng nông thôn mới ngày càng thịnh vượng, bền vững.

Cà Mau: Chú trọng thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Nguồn: https://baodantoc.vn/chuong-trinh-mtqg-1719-gop-phan-phat-trien-ben-vung-vung-dtts-huyen-u-minh-1727772502029.htm

Cùng chủ đề

Về rừng U Minh hạ mùa sa mưa

Xanh mát U Minh Cà Mau gắn với địa danh U Minh Hạ, nơi mà vùng đất có một mùa mà sẽ chẳng nhầm lẫn với bất cứ nơi đâu. Bởi nét đặc trưng thú vị, đầy lãng mạn, mang đến sự trù phú, tạo nên khí khái hào sảng cho người dân U Minh, đó là mùa sa mưa, khi nước đầy rừng. Mùa sa mưa, nước rừng U Minh hạ lên cao, rừng tràm bạt ngàn bốn bề...

Cùng tác giả

Trải nghiệm du lịch Cà Mau

...

Đến ngày 3/10, cả nước có 163 thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo

Doanh nghiệp nào lọt danh sách thương nhân được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo? Đến 18/10, 170 thương nhân đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo TP Hồ Chí Minh là địa phương dẫn đầu về số lượng thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo với 38 thương nhân, tiếp theo là Cần Thơ với 35 thương nhân, Long An 22 thương nhân. Một số địa phương chỉ có 1 thương nhân xuất...

Kỳ vọng vụ lúa – tôm

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Bệ phóng mới cho nền kinh tế

Thi công hầm Đèo Cả – Ảnh: PHÓ BÁ CƯỜNG Đó là nhận định của PGS.TS TRẦN CHỦNG, chủ tịch Hiệp hội Các nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam (VARSI). Với 67 tỉ USD nguồn vốn đầu tư công của dự án sẽ lan tỏa, qua đó giúp nhiều ngành kinh tế được hưởng lợi, nhiều ngành sản xuất có cơ hội học hỏi, nâng tầm và phát triển. * Ông có đồng tình với nhiều ý...

Cùng chuyên mục

Đến ngày 3/10, cả nước có 163 thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo

Doanh nghiệp nào lọt danh sách thương nhân được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo? Đến 18/10, 170 thương nhân đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo TP Hồ Chí Minh là địa phương dẫn đầu về số lượng thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo với 38 thương nhân, tiếp theo là Cần Thơ với 35 thương nhân, Long An 22 thương nhân. Một số địa phương chỉ có 1 thương nhân xuất...

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Bệ phóng mới cho nền kinh tế

Thi công hầm Đèo Cả – Ảnh: PHÓ BÁ CƯỜNG Đó là nhận định của PGS.TS TRẦN CHỦNG, chủ tịch Hiệp hội Các nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam (VARSI). Với 67 tỉ USD nguồn vốn đầu tư công của dự án sẽ lan tỏa, qua đó giúp nhiều ngành kinh tế được hưởng lợi, nhiều ngành sản xuất có cơ hội học hỏi, nâng tầm và phát triển. * Ông có đồng tình với nhiều ý...

Cà Mau: Doanh thu du lịch trong 9 tháng năm 2024 đạt hơn 2.310 tỷ đồng

9 tháng năm 2024, du lịch Cà Mau đạt doanh thu hơn 2.313 tỷ đồng, đạt 66,5% kế hoạch năm, tăng 6,5% so cùng kỳ năm trước; tuy nhiên tổng lượng khách du lịch là 1.624.157 lượt giảm 1,5% so với cùng kỳ. Khám phá sự kỳ thú của cồn cát ngoài khơi Mũi Cà Mau Vườn nho ngọt trên vùng đất mặn Cà Mau – điểm đến thu hút du khách Đất mũi Cà Mau tăng cường tạo điểm nhấn...

Đến Cà Mau ăn vặt ở đâu ngon và rẻ?

Nếu bạn là một tín đồ ăn uống, thì danh sách 5 địa chỉ ăn vặt nổi tiếng tại Cà Mau dưới đây sẽ là lựa chọn hoàn hảo để bạn khám phá và trải nghiệm hương vị độc đáo của vùng đất cuối cùng của Tổ quốc. Đá đậu Ông Dú Nếu bạn đang tìm kiếm một địa điểm ăn vặt ngon tại Cà Mau, thì đá đậu Ông Dú trên đường Lê Lợi là lựa chọn tuyệt vời mà...

Phát triển kinh tế biển và những kết quả nổi bật hiện nay

Ngành khai thác thuỷ sản, trong  đó có nuôi trồng và đánh bắt đang không ngừng phát triển Quy mô kinh tế biển phát triển tích cực Việt Nam là quốc gia có chiều dài bờ biển lớn; vùng biển Việt Nam có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển các loại hình kinh tế biển, từ nuôi trồng, đánh bắt, khai thác, chế biến thuỷ hải sản đến khai thác tài nguyên, khoáng sản; phát triển kinh tế hàng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất