Powered by Techcity

Chính phủ lý giải việc không kéo dài tuyến đường sắt tốc độ cao đến Cần Thơ

Chính phủ lý giải việc không kéo dài tuyến đường sắt tốc độ cao đến Cần Thơ

Theo Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tuyến đường sắt TP.HCM – Cần Thơ là loại hình đường sắt thường, đang được triển khai công tác chuẩn bị đầu tư, dự kiến đầu tư trước năm 2030.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Chính phủ vừa có báo cáo số 815/BC – CP gửi Quốc hội để giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam.

Trong bản báo cáo gồm 143 trang A4, Chính phủ đã giải trình đầy đủ ý kiến của các đại biểu Quốc hội thảo luận tại Tổ và tại Hội trường về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, trong đó có ý kiến đề nghị xem xét kéo dài phạm vi Dự án đến Cần Thơ và đề nghị sửa đổi, bổ sung chiều dài tuyến khoảng 2.110 km từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau.

Đối với nội dung này, Chính phủ cho biết, với mục tiêu phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, từng bước hiện thực hóa Nghị quyết Đại hội đảng toàn quốc lần thứ XIII, Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã hoạch định phát triển các tuyến đường sắt mới trên hành lang Bắc – Nam từ Lạng Sơn đến Cần Thơ, chiều dài khoảng 1.871 km, gồm 3 tuyến: Lạng Sơn – Hà Nội, Hà Nội – TP. HCM và TP. HCM – Cần Thơ.

Các tuyến đường sắt từ Lạng Sơn – Cần Thơ có nhu cầu vận tải khác nhau nên tiêu chuẩn kỹ thuật và loại hình đường sắt cũng khác nhau, trong đó tuyến Lạng Sơn – Hà Nội là loại hình đường sắt thường, tốc độ thiết kế 160-200 km/h, đang lập quy hoạch chi tiết để huy động nguồn vốn đầu tư; tuyến Hà Nội – TP.HCM là loại hình đường sắt tốc độ cao; tuyến TP. HCM – Cần Thơ là loại hình đường sắt thường, tốc độ thiết kế 160-200 km/h, đang triển khai công tác chuẩn bị đầu tư, dự kiến đầu tư trước 2030.

Do đó, Chính phủ kiến nghị giữ nguyên phạm vi Dự án tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam từ TP. Hà Nội đến TP.HCM như dự thảo Nghị quyết.

Cụ thể, Dự án tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam sẽ có tổng chiều dài tuyến khoảng 1.541 km; điểm đầu tại ga Ngọc Hồi (Thủ đô Hà Nội), điểm cuối tại ga Thủ Thiêm (TP.HCM), đi qua địa phận 20 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm: Thủ đô Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, TP.HCM.

Theo kết quả nghiên cứu sơ bộ, việc đầu tư đường sắt TP. HCM – Cần Thơ là rất cần thiết để đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng trong tương lai, đồng thời đảm bảo phát triển hài hòa, bền vững GTVT, tái cấu trúc đô thị và phân bổ dân cư, lao động trên hành lang TP. HCM – Cần Thơ, thúc đẩy năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Hướng tuyến của tuyến đường sắt TP.HCM – Cần Thơ bắt đầu từ Bình Dương (ga An Bình) đến Cần Thơ (ga Cần Thơ), đi qua 6 tỉnh/thành phố với tổng chiều dài 174,42 km. Trên tuyến bố trí 15 ga, 11 trạm bảo dưỡng, sửa chữa, khám xe, chỉnh bị…

Công nghệ đường sắt được lựa chọn cho tuyến đường sắt TP.HCM – Cần Thơ là đoàn tàu động lực phân tán (EMU) cho tàu khách, đoàn tàu động lực tập trung cho tàu hàng, tín hiệu điều khiển tàu tự động trên nền tảng thông tin vô tuyến; tốc độ thiết kế lớn nhất 190 km/h (tàu khách khai thác tốc độ



Nguồn: https://baodautu.vn/chinh-phu-ly-giai-viec-khong-keo-dai-tuyen-duong-sat-toc-do-cao-den-can-tho-d231297.html

Cùng chủ đề

‘Không để các nhà thầu cô đơn trên công trường’

TPO – Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ trưởng, lãnh đạo địa phương, chủ đầu tư, nhà thầu… tiếp tục nâng cao tinh thần trách nhiệm, tất cả vì dân vì nước, làm việc hết mình, hết sức, tránh đùn đẩy, né tránh; lãnh đạo các địa phương không để các nhà thầu cô đơn trên công trường, cần có sự động viên, hỗ trợ. Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị tháo gỡ khó...

Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác nhân sự

Thủ tướng Phạm Minh Chính giao nhiệm vụ cho các Phó Thủ tướng, Bộ trưởng vừa được Quốc hội phê chuẩn, bổ nhiệm, ngày 26/8/2024. Ảnh: Dương Giang/TTXVN Theo đó, tại Nghị quyết số 143/2024/QH15, Quốc hội quyết nghị bổ sung 1 Phó Thủ tướng Chính phủ để Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV có số lượng 5 Phó Thủ tướng Chính phủ. Tại Nghị quyết số 144/2024/QH15, Quốc hội quyết nghị miễn nhiệm chức vụ Chánh án Tòa...

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất và gợi ý du lịch

Tết Nguyên đán 2025 người lao động và học sinh, sinh viên được nghỉ 5 ngày nghỉ Tết và 4 ngày nghỉ cuối tuần theo quy định tại Bộ Luật Lao động. Tổng số ngày nghỉ là 9 ngày rất dư giả cho một chuyến du lịch trong nước. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội nghỉ Tết...

Nhiều dự án hạ tầng trọng điểm phía Nam tăng tốc từng ngày

Hàng loạt dự án hạ tầng giao thông trọng điểm tại phía Nam tăng tốc thi công để kịp đưa vào khai thác trong năm 2025, tạo tiền đề, nền tảng vững chắc để đất nước bước vào kỷ nguyên mới. Toàn cảnh nhà ga T3 Sân bay Tân Sơn Nhất nhìn từ trên cao  Tăng tốc thi công   Theo báo cáo của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), tính đến cuối năm 2024, tổng khối lượng của...

Tin nổi bật

Tin mới nhất