Powered by Techcity

Cá lóc nướng trui vùng U Minh Hạ

Đến vùng U Minh Hạ, du khách sẽ được thưởng thức món cá lóc nướng, ăn bốc theo cách người dân đất mũi.

Đất mũi Cà Mau (cực Nam của Việt Nam) thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, sở hữu rừng tràm U Minh Hạ, tiếp giáp U Minh Thượng (Kiên Giang). Người Cà Mau chủ yếu phát triển nghề nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản nên có nhiều món ăn từ cá. Cá lóc nướng trui với cách chế biến đơn giản mang đậm hương vị đặc trưng của miền quê Nam Bộ là một trong số đó.

Ông Giang Hoàng Hon, chủ nhà hàng Hương Tràm ở U Minh Hạ, cho biết tên gọi cá lóc nướng trui xuất phát từ cách chế biến. “Cá được ủ trong một đụn rơm, đầu cắm xuống đất, đuôi hướng lên trên nên gọi là cá lóc nướng trui”, ông Hon nói.

Món cá lóc nướng trui là đặc sản dân dã vùng U Minh Hạ.

Món cá lóc nướng trui là đặc sản dân dã vùng U Minh Hạ.

Nguyên liệu chính của món ăn cá là cá lóc tự nhiên được đánh bắt ở các con sông, rạch vùng U Minh. Ông Hon cho biết, cá lóc đủ điều kiện khai thác phải đạt cân nặng từ 400 gram trở lên. Cá ngon nhất vào mùa mưa, khoảng từ tháng 6 đến tháng 10 Âm lịch. Thời điểm này nước lên, nhiều thức ăn nên cá mập và chắc thịt. Đây cũng là mùa sinh sản nên có trứng, phần được nhiều du khách yêu thích.

Điểm đặc biệt của món này là cá không cần sơ chế, để nguyên lớp vảy và ruột. Cá chỉ cần rửa sạch lớp nhầy, sau đó dùng que tre tươi xiên từ miệng đến đuôi rồi mang đi nướng bằng rơm khô.

Xiên cá được cắm xuống đất, đuôi hướng lên trời, sau đó phủ rơm khô kín toàn bộ cá, châm lửa để nướng. Rơm được thêm liên tục để giữ hơi nóng. Sau khoảng 12-15 phút, cá vừa chín tới. Việc canh thời gian nướng rất quan trọng, vì nếu nướng quá chín cá sẽ bị khô, mất vị ngọt của thịt, còn nướng chưa đủ độ chín thì cá bị nhão và tanh.

Sau khi nướng chín, dùng dao cạo lớp vảy cá cháy đen bên ngoài.

Để bắt đầu nướng, cắm xiên cá xuống đất.

Sau khi rơm cháy rụi, toàn thân cá sẽ có màu đen. Những người mới thấy lần đầu thường sẽ nhầm lẫn cá đã cháy đen, không ăn được. Tuy nhiên, khi dùng dao cạo sạch lớp vỏ cháy, phần thịt được nướng chín vàng. Tiếp tục rạch thêm một đường trên lưng cá, khói và mùi thơm đặc trưng của rơm rạ tỏa ra, để lộ phần thịt trắng mềm, chín tới.
Cá chín được xếp trên đĩa có lót lá chuối. Thịt cá dai và còn giữ nước, có vị ngọt và bùi. Ngửi kỹ sẽ thấy thịt cá thoảng nhẹ mùi hương của rơm cháy, giúp thực khách cảm nhận được hương vị của đồng quê, không còn mùi tanh.
Du khách có thể rưới mỡ hành để tăng thêm hương vị cho món ăn. Cá được cuốn với rau xà lách và một số loại rau đồng như lá cải, rau mùi, chuối xanh và chấm muối hột ớt. Người Nam Bộ thường sử dụng muối hạt to, được làm trực tiếp từ nước biển thay vì muối tinh xay nhuyễn như miền Bắc. Ngoài ra, du khách cũng có thể thưởng thức cá lóc nướng trui với nước mắm me chua ngọt.
Ông Hon cho biết, đối với cá lóc nướng trui, bộ lòng của cá ngon nhất, tuy nhiên không phải ai cũng có thể thưởng thức được. Ruột cá có vị đắng nhẹ của mật. Thịt cá chín mềm, có vị ngọt bùi, giữ được độ ẩm nên không bị khô. Khi chấm với muối ớt, độ mặn của muối hòa quyện với vị ngọt bùi của thịt và chút đắng nhẹ của lòng cá khiến thực khách ấn tượng ngay từ miếng đầu tiên.
Thịt bên trong cá sau khi đã nướng chín.

Thịt cá sau khi đã nướng chín.

Nguyễn Thế Nam (24 tuổi, Vĩnh Phúc), cho biết lần đầu thưởng thức cá lóc nướng trui ở vùng U Minh Hạ và ăn bằng cách bốc tay khiến món ăn “vừa dân dã, vừa khác biệt”. Nhiều nhà hàng đã đưa cá lóc nướng trui vào thực đơn như một món đặc sản của đất mũi Cà Mau.

Bài và ảnh: Quỳnh Mai

Nguồn

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Mũi Cà Mau

Mũi Cà Mau là vùng đất liền cuối cùng của trời Phương Nam, điểm đến thiêng liêng nhất cuối cùng của Việt Nam trên đất liền, cũng là khu rừng sinh thái ngập mặn tự nhiên của đồng bằng sông Cửu Long. Đồng thời là nơi dừng chân lịch sử của chuyến Tàu không số - đường Hồ Chí Minh trên biển; góp phần làm nên một Việt Nam độc lập, tự do như ngày hôm nay...

Tôm khô Rạch Gốc

Từ những năm 30 – 40 của thế kỷ trước, nghề làm tôm khô đã xuất hiện. Thời đó, tôm tép đầy sông, người dân dùng nò, đó, vó, chài, trể… để bắt, ăn không hết mới đem đi làm khô, làm mắm để dành ăn dần. Đặc biệt, khi mùa xuân đến, tiếng đập bao bình bịch, nhiều người tụm năm tụm bảy bóc vỏ tôm để chuẩn bị món ngon ngày Tết là hình ảnh quen thuộc...

Liên kết sản xuất chưa đi vào chiều sâu

“Rút kinh nghiệm cho tinh thần chưa sâu sát của các đơn vị liên quan cả trong nghiên cứu tài liệu nguồn cho đến việc triển khai vào thực tế nên kết quả trong triển khai Nghị định số 98/2018/NĐ-CP của Chính phủ đạt kết quả không cao”, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử yêu cầu tại Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản...

5 điểm đến không thể bỏ qua khi tới Cà Mau

Rừng U Minh Hạ, mũi Cà Mau, Làng nghề chế biến khô cá Sông Đốc, hòn Đá Bạc, khu du lịch Khai Long là những nơi không nên bỏ qua khi tới Cà Mau. Cà Mau là vùng đất tận cùng của Tổ quốc với ba mặt chủ yếu giáp biển, nơi toát lên vẻ trữ tình, bình yên và mộc mạc của mảnh đất miền Tây Nam Bộ. Tới đây, du khách được thăm cột mốc tọa độ quốc...

Đặc sản Cà Mau gây thương nhớ

Vùng đất cực Nam không chỉ trù phú về rừng và biển mà còn nổi tiếng với vô số đặc sản làm say lòng du khách. Là vùng đất sở hữu sông ngòi, kênh rạch nên Cà Mau có nhiều loại động thực vật, từ nước ngọt, mặn và cả lợ. Hầu như loại nào cũng có thể chế biến thành nhiều món ngon, trở thành đặc sản được du khách gần xa biết đến. Dưới đây là 7 loại...

Cùng chuyên mục

Mũi Cà Mau

Mũi Cà Mau là vùng đất liền cuối cùng của trời Phương Nam, điểm đến thiêng liêng nhất cuối cùng của Việt Nam trên đất liền, cũng là khu rừng sinh thái ngập mặn tự nhiên của đồng bằng sông Cửu Long. Đồng thời là nơi dừng chân lịch sử của chuyến Tàu không số - đường Hồ Chí Minh trên biển; góp phần làm nên một Việt Nam độc lập, tự do như ngày hôm nay...

Tôm khô Rạch Gốc

Từ những năm 30 – 40 của thế kỷ trước, nghề làm tôm khô đã xuất hiện. Thời đó, tôm tép đầy sông, người dân dùng nò, đó, vó, chài, trể… để bắt, ăn không hết mới đem đi làm khô, làm mắm để dành ăn dần. Đặc biệt, khi mùa xuân đến, tiếng đập bao bình bịch, nhiều người tụm năm tụm bảy bóc vỏ tôm để chuẩn bị món ngon ngày Tết là hình ảnh quen thuộc...

Liên kết sản xuất chưa đi vào chiều sâu

“Rút kinh nghiệm cho tinh thần chưa sâu sát của các đơn vị liên quan cả trong nghiên cứu tài liệu nguồn cho đến việc triển khai vào thực tế nên kết quả trong triển khai Nghị định số 98/2018/NĐ-CP của Chính phủ đạt kết quả không cao”, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử yêu cầu tại Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản...

5 điểm đến không thể bỏ qua khi tới Cà Mau

Rừng U Minh Hạ, mũi Cà Mau, Làng nghề chế biến khô cá Sông Đốc, hòn Đá Bạc, khu du lịch Khai Long là những nơi không nên bỏ qua khi tới Cà Mau. Cà Mau là vùng đất tận cùng của Tổ quốc với ba mặt chủ yếu giáp biển, nơi toát lên vẻ trữ tình, bình yên và mộc mạc của mảnh đất miền Tây Nam Bộ. Tới đây, du khách được thăm cột mốc tọa độ quốc...

Đặc sản Cà Mau gây thương nhớ

Vùng đất cực Nam không chỉ trù phú về rừng và biển mà còn nổi tiếng với vô số đặc sản làm say lòng du khách. Là vùng đất sở hữu sông ngòi, kênh rạch nên Cà Mau có nhiều loại động thực vật, từ nước ngọt, mặn và cả lợ. Hầu như loại nào cũng có thể chế biến thành nhiều món ngon, trở thành đặc sản được du khách gần xa biết đến. Dưới đây là 7 loại...

Cẩm nang du lịch Cà Mau

Cà Mau là tỉnh cực nam của Việt Nam, thuộc khu vực Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long. Mảnh đất tận cùng của tổ quốc có ba mặt tiếp giáp với biển: phía đông là biển Đông, phía tây và phía nam là vịnh Thái Lan, phía Bắc giáp Bạc Liêu và Kiên Giang. Về Cà Mau, du khách sẽ nghe chuyện Bác Ba Phi, đờn ca tài tử, du ngoạn sông nước, ăn đặc sản của rừng,...

Khám phá mũi Cà Mau bằng đường sông

Hành trình tới cực Nam bằng đường sông là trải nghiệm đáng thử với những người yêu khám phá. Cực Nam Việt Nam nằm ở một dải đất nhô ra biển thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, cách thành phố Cà Mau hơn 100km. Hiện nơi này đã được đầu tư thành một khu du lịch với nhiều điểm tham quan. Để đến được đây, du khách có thể di chuyển bằng cả đường bộ lẫn...

Bánh dân gian kính dâng Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân

Nằm trong chuỗi sự kiện “Cà Mau – Điểm đến 2023”, Hội thi bánh dân gian vừa được huyện Ngọc Hiển tổ chức nhằm kính dâng phẩm vật lên Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân. Hoạt động còn góp phần thúc đẩy quảng bá du lịch; giới thiệu về vùng đất, con người nơi địa đầu cực Nam Tổ quốc. Ngày hội bánh dân gian được tổ chức tại Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau, với sự tham...

Lễ hội Nghinh Ông

Lễ hội Nghinh Ông được tổ chức trong 3 ngày (14, 15, 16 tháng 2 âm lịch hàng năm tại cửa sông Ông Đốc, huyện Trần Văn Thời. Trong đó ngày 15 diễn ra nghi lễ chính, bắt đầu từ 14 giờ. Thỉnh lư hương lên kiệu (long đình). Ảnh: Huỳnh Lâm Chủ lễ cùng ban trị sự lăng trang trọng thỉnh lư hương lên kiệu (long đình), được 8 học trò lễ khiêng và theo hầu. Những học trò lễ...

Nghệ thuật nhạc trống lớn của người Khmer, huyện Thới Bình

Nghệ thuật nhạc trống lớn của người Khmer huyện Thới Bình là loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian; chủ thể văn hóa là cộng đồng người Khmer thuộc 2 xã Tân Lộc và Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình. Theo các nghệ nhân kể lại, nhạc trống lớn ở Cà Mau được ông Hữu Pinh, Hữu Mốt ở Trà Vinh xuống Cà Mau lập gia đình, sinh sống ở vùng đất Tân Lộc, thuộc huyện Thới Bình mang...

Tin nổi bật

Tin mới nhất