Powered by Techcity

Bước chạy nước rút để hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc

Việc Bộ Nội vụ vừa trình Thủ tướng Chính phủ kế hoạch tổ chức Lễ phát động Đợt thi đua cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc” theo đúng chỉ đạo của người đứng đầu Chính phủ, đã cho thấy quyết tâm rất lớn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với nỗ lực thực hiện bằng được mục tiêu đặc biệt này.

Sự kiện trên được tổ chức trong ít ngày tới chắc chắn sẽ vượt khỏi tầm vóc của một bộ, ngành cụ thể, để trở thành phong trào thi đua toàn quốc, tạo dấu ấn kinh tế đặc biệt trong cả giai đoạn 2021 – 2026, tạo cú hích mạnh trong việc hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng với điểm nhấn chính là mạng đường cao tốc quốc gia.

Cần phải nói thêm rằng, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng xác định mục tiêu đến năm 2025 đưa vào khai thác 3.000 km đường cao tốc và đến năm 2030 phấn đấu đưa vào khai thác 5.000 km.

Thời gian qua, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, việc triển khai đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông được các bộ, ban, ngành, địa phương đặc biệt chú trọng với tư duy mới, cách làm mới, bảo đảm cả 3 mục tiêu “chất lượng, tiến độ, hiệu quả”.

Đến nay, cả nước đã hoàn thành thêm gần 700 km đường bộ cao tốc, đi qua 15 tỉnh, thành phố, nâng tổng số đường bộ cao tốc lên hơn 2.000 km.

Các dự án hoàn thành đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, tạo không gian phát triển mới, các khu đô thị, dịch vụ, công nghiệp mới, làm tăng giá trị đất đai, giảm chi phí logistics, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Đồng thời, thay đổi diện mạo đất nước, góp phần tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân và doanh nghiệp, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

Bên cạnh những thành tích đạt được, việc giải phóng mặt bằng còn lại tại một số dự án vẫn chậm, tiến độ triển khai thi công tại một số công trình chưa đạt kế hoạch đề ra. Công tác triển khai lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật tại một số dự án cũng chưa sát dự kiến. Chính vì vậy, việc phát động Đợt thi đua cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc” sẽ góp phần khơi dậy mạnh mẽ khát vọng phát triển quốc gia, phát huy tính chủ động, sáng tạo trong toàn hệ thống chính trị và trong nhân dân về xây dựng các dự án đường bộ cao tốc, hoàn thành thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, thiết thực chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Trên thực tế, đây là mục tiêu đầy thách thức, bởi để hoàn thành 3.000 km cao tốc vào cuối năm 2025, tốc độ triển khai phải nhanh hơn gấp nhiều lần so với công tác đầu tư, xây dựng loại hình công trình giao thông đặc biệt này trong thời gian qua.

Ngoài việc tiếp tục phát huy hơn nữa tinh thần “vượt nắng, thắng mưa”, “không thua đại dịch”, “ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương”, “thi công 3 ca, 4 kíp”…, các bộ, ngành và địa phương liên quan, trong đó vai trò chủ công là Bộ Giao thông – Vận tải, cần có cách làm sáng tạo, tổ chức triên khai bài bản, khoa học để đẩy nhanh tiến độ thi công, nâng cao chất lượng công trình, dự án. Bên cạnh đó, Bộ Giao thông – Vận tải cũng cần nhanh chóng rà soát lại các tuyến đường bộ đã đưa vào khai thác có khả năng nâng lên thành đường bộ cao tốc (như đoạn Nội Bài – Bắc Ninh đi trùng Quốc lộ 18, đoạn Hưng Yên – Hà Nam đi trùng tuyến đường bộ nối đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình, đoạn Phủ Lý – TP. Nam Định đi trùng tuyến đường bộ mới Phủ Lý – Nam Định theo hình thức BT và BOT…) để tham mưu báo cáo Thủ tướng phương án đầu tư nâng cấp các tuyến này lên thành đường cao tốc theo quy định.

Trong mục tiêu hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc vào năm 2025, thì nhiệm vụ tiên quyết là phải hoàn thành thông toàn bộ tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông trong năm 2025 theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đề ra. Do đó, Bộ Giao thông – Vận tải và các cơ quan, đơn vị liên quan phải hết sức tập trung, trách nhiệm, huy động toàn bộ nguồn lực để triển khai, trong đó đặc biệt lưu ý tuyến cao tốc đoạn Cần Thơ – Cà Mau tuy đã tháo gỡ được một số khó khăn, vướng mắc, nhưng vẫn có nguy cơ chậm tiến độ.

Trong mọi trường hợp, khi gặp khó khăn, vướng mắc, trở ngại, các cấp, các ngành, các lực lượng tham gia triển khai dự án, công trình cần đồng tâm hiệp lực, “chỉ bàn tiến, không bàn lùi”, quyết tâm cao nhất, chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm để vượt qua mọi thách thức, đưa công trình về đích. Đây chính là giải pháp căn cơ nhất để ngành giao thông tận dụng mọi nguồn lực, cùng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc vào năm 2025, đảm bảo chất lượng, hiệu quả đầu tư theo đúng yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.

Nguồn: https://baodautu.vn/buoc-chay-nuoc-rut-de-hoan-thanh-3000-km-duong-bo-cao-toc-d221745.html

Cùng chủ đề

Cuối năm 2025 hoàn thành mục tiêu 3.000 km đường bộ cao tốc

Sau phiên họp thứ 12 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải, các bộ, ngành và các địa phương đã nỗ lực cố gắng trong triển khai các nhiệm vụ, tập trung vào công tác chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư, trong đó điển hình là: (1) Thành phố Hà Nội hoàn thành công tác nghiệm thu đoạn trên cao đường...

Thủ tướng nói mục tiêu 1.200 km cao tốc ‘cán đích’ năm 2025

TPO – Nhấn mạnh mục tiêu hoàn thành thêm khoảng 1.200 km cao tốc vào năm 2025, Thủ tướng yêu cầu các cấp, ngành, nhà thầu, đơn vị thi công cần tăng tốc, bứt phá để triển khai công việc. Sáng 8/8, kết luận phiên họp thứ 13 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (GTVT), Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh...

Cùng tác giả

Thổi bùn bắt tôm to bự trong ruộng lúa ở Cà Mau, bắt con nào bán giá cao con đó, bắt nhiều trúng lớn

Clip: Nông dân nuôi tôm càng xanh to bự trong ruộng lúa ở các vùng ngọt hóa của tỉnh Cà Mau đang phấn khởi bắt tôm bán cho thương lái với giá cao so với cùng kỳ năm 2024. Thực hiện: Hoàng Hạnh. Những ngày đầu tháng 1/2025, đi dọc theo những cánh đồng ở vùng ngọt hóa của tỉnh Cà Mau như Trần Văn Thời, U Minh, Thới Bình sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh nông dân đang...

Bảo đảm chế độ đối với cán bộ Viện Nghiên cứu lập pháp và Truyền hình Quốc hội

ZaloFacebookTwitterLưu bài viếtBản inCopy link Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 1350/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác quản lý và bảo đảm chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng của Viện Nghiên cứu lập pháp và Truyền hình Quốc hội Việt Nam sau khi kết thúc hoạt động. Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị giao...

Cùng chuyên mục

Thổi bùn bắt tôm to bự trong ruộng lúa ở Cà Mau, bắt con nào bán giá cao con đó, bắt nhiều trúng lớn

Clip: Nông dân nuôi tôm càng xanh to bự trong ruộng lúa ở các vùng ngọt hóa của tỉnh Cà Mau đang phấn khởi bắt tôm bán cho thương lái với giá cao so với cùng kỳ năm 2024. Thực hiện: Hoàng Hạnh. Những ngày đầu tháng 1/2025, đi dọc theo những cánh đồng ở vùng ngọt hóa của tỉnh Cà Mau như Trần Văn Thời, U Minh, Thới Bình sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh nông dân đang...

Bảo đảm chế độ đối với cán bộ Viện Nghiên cứu lập pháp và Truyền hình Quốc hội

ZaloFacebookTwitterLưu bài viếtBản inCopy link Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 1350/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác quản lý và bảo đảm chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng của Viện Nghiên cứu lập pháp và Truyền hình Quốc hội Việt Nam sau khi kết thúc hoạt động. Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị giao...

Không khí lạnh liên tục bổ sung, miền Bắc rét đậm nhất ngày nào?

Chiều 8/1, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia tiếp tục phát đi bản tin về diễn biến đợt không khí lạnh sắp diễn ra.  Theo đó, hiện nay bộ phận không khí lạnh đã báo đang di chuyển xuống phía Nam. Khoảng trưa chiều ngày 9/1, bộ phận không khí lạnh tăng cường này sẽ ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ, sau đó đến khu vực Bắc Trung Bộ và một số nơi ở...

Tin nổi bật

Tin mới nhất