Powered by Techcity

Tập trung vào các “vấn đề nóng” về phát triển kinh tế



Báo Cà Mau
Chiều 3/12, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức phiên thảo luận tại Tổ trước Kỳ họp thứ 17, HĐND tỉnh khoá X. Các đại biểu HĐND tỉnh được chia làm 3 tổ, tiến hành phiên thảo luận, cho ý kiến đối với 13 báo cáo của UBND tỉnh; 3 báo cáo của các cơ quan tư pháp và cục thi hành án dân sự tỉnh; 4 báo cáo của Thường trực và các Ban HĐND và 26 tờ trình, dự thảo nghị quyết trình kỳ họp.

Đồng chí Phạm Thành Ngại, Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh thông tin một số vấn đề khi tham dự phiên thảo luận tại Tổ 2.Đồng chí Phạm Thành Ngại, Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, thông tin một số vấn đề khi tham dự phiên thảo luận tại Tổ 2.

Trên cơ sở đánh giá những kết quả đạt được và những khó khăn, hạn chế; đối chiếu với các chỉ tiêu của Nghị quyết số 34/NQ-HĐND ngày 6/12/2023 của HĐND tỉnh khoá X, Kỳ họp thứ 12 về Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024 và Quyết định số 2198/QĐ-UBND ngày 10/12/2023 của UBND tỉnh về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024, các đại biểu thống nhất với dự kiến kết quả các chỉ tiêu kinh tế – xã hội chủ yếu năm 2024 của địa phương có 18/21 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch, 3/21 chỉ tiêu gần đạt kế hoạch 2024.

Các đại biểu đã nêu nhiều ý kiến sôi nổi, tâm huyết tại phiên thảo luận của các tổ về những “vấn đề nóng” ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương trong năm 2024 và phương hướng, giải pháp trong năm 2025.

Ở lĩnh vực kinh tế, các đại biểu nêu những vấn đề liên quan đến tình hình sản xuất ngư, nông, lâm nghiệp. Trong đó có tình trạng việc cung cấp thông tin, nhất là thông tin giá cả thị trường hạn chế, người dân còn lúng túng trong việc chọn lựa đối tượng sản xuất, thời điểm thu hoạch đã ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế cho người dân. Một số hộ dân nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh chưa theo quy hoạch, tự phát sản xuất không theo khuyến cáo lịch thời vụ dẫn đến thiệt hại. Công tác gỡ thẻ vàng và phòng chống IUU vẫn còn nhiều biến số phức tạp, khó lường.

Nhiều ý kiến tâm huyết thảo luận, đóng góp tại phiên thảo luận của đại biểu HĐND tại Tổ 1.Nhiều ý kiến tâm huyết thảo luận, đóng góp tại phiên thảo luận của đại biểu HĐND tại Tổ 1.

Tình trạng biến đổi khí hậu gây ra tình trạng sụt lún, triều cường, sạt lở, ngập úng, gây thiệt hại cơ sở hạ tầng giao thông, hạ tầng ven sông, ven biển; kết cấu hạ tầng  nông nghiệp, nông thôn chưa đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất, thích ứng với biến đổi khí hậu. Nhiều vùng sản xuất thiếu hụt nguồn nước vào mùa khô, nhất là những vùng sâu trong nội đồng, những tháng nắng hạn kéo dài.

Đồng chí Lê Thị Nhung, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, tham dự phiên thảo luận Tổ 3.Đồng chí Lê Thị Nhung, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, tham dự phiên thảo luận Tổ 3.

Đồng chí Huỳnh Thị Thanh Loan, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh uỷ tham dự phiên thảo luận tại Tổ 3.Đồng chí Huỳnh Thị Thanh Loan, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh uỷ tham dự phiên thảo luận tại Tổ 3.

Đối với lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, công tác thu hút đầu tư đối với các dự án điện gió, điện mặt trời, phát triển các nguồn năng lượng tái tạo như: sản xuất hydro, amoniac xanh… và xuất khẩu điện đang gặp khó khăn; nhiều nhà đầu tư đến tìm hiểu, nghiên cứu và đề xuất đầu tư được tỉnh tiếp đón, mặt dù tỉnh có tranh thủ làm việc với các bộ, ngành Trung ương có liên quan đến các hoạt động sản xuất năng lượng mặt trời, năng lượng tái tạo nhưng chưa được cấp thẩm quyền xem xét.

Dù đạt những kết quả tích cực, song hoạt động xuất khẩu vẫn còn khó khăn; diễn biến thị trường thế giới và yếu tố khác có liên quan ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng. Tình hình khan hiếm vật liệu xây dựng và các tuyến kênh rạch ở vùng ngọt khô cạn nước gây khó khăn trong quá trình vận chuyển vật tư vào công trình.

Đồng chí Lê Thanh Triều, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh uỷ, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau nêu ý kiến thảo luận tại Tổ 2.Đồng chí Lê Thanh Triều, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh uỷ, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh, nêu ý kiến thảo luận tại Tổ 2.

Lĩnh vực dịch vụ du lịch của địa phương chịu ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế khó khăn, thiên tai, dịch bệnh ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch và chi tiêu; sản phẩm du lịch đặc trưng ít, chưa tạo dấu ấn để thu hút khách lưu lại; các sản vật địa phương mới chỉ chế biến theo phương pháp truyền thống, chưa có nhiều sáng tạo, cải tiến để thu hút, đáp ứng nhu cầu ẩm thực ngày càng cao của du khách.

Cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống và mua sắm, các hoạt động vui chơi tại các điểm du lịch chưa nhiều; hạ tầng giao thông chưa đáp ứng yêu cầu cho phát triển du lịch.

Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; thiếu hụt, khan hiếm nguồn vật liệu xây dựng; một số dự án lớn, quan trọng của tỉnh chậm tiến độ do vướng công tác bồi thường giải phóng mặt bằng; vướng về thủ tục đầu tư, năng lực quản lý, điều hành của chủ đầu tư, đơn vị tư vấn, nhà thầu còn hạn chế; các công trình thuỷ lợi chưa đáp yêu cầu sản xuất của người dân; tốc độ đô thị hoá còn chậm; chưa huy động được nhiều nguồn vốn của các thành phần kinh tế đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng của tỉnh.

Tình trạng sạt lở, sụt lún nhiều tuyến đường giao thông nông thôn trong vùng ngọt hoá diễn biến phức tạp trong mùa khô năm 2024, gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế – xã hội, an toàn giao thông; tình trạng sạt lở bờ sông gây hư hại một số tuyến đường ô tô đến trung tâm xã tiếp tục tiếp diễn (đặc biệt là trên địa bàn huyện Đầm Dơi).

Tiến độ xây dựng nông thôn mới của Cà Mau còn khá chậm so với mặt bằng chung của khu vực, cả nước và so với chỉ tiêu đề ra theo lộ trình.

Ông Nguyễn Văn Quân, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới thông tin về tiến độ xây dựng nông thôn mới và những khó khăn thực tế trong phiên thảo luận Tổ.Ông Nguyễn Văn Quân, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới, thông tin về tiến độ xây dựng nông thôn mới và những khó khăn thực tế trong phiên thảo luận tổ.

Đối với lĩnh vực văn hoá – xã hội, các đại biểu thảo luận, cho ý kiến tập trung vào một số vấn đề đang được dư luận quan tâm, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Ở lĩnh vực giáo dục và đào tạo, hiện nay còn tình trạng thừa, thiếu giáo viên ở một số địa phương; trang thiết bị ở một số nơi còn hạn chế cả về số lượng, chất lượng.

Nguồn kinh phí đầu tư mua sắm trang thiết bị, cơ sở vật chất trường học, lớp học  còn hạn chế. Bộ tiêu chuẩn về kiểm định chất lượng giáo dục mầm non, phổ thông  và công nhận trường đạt chuẩn quốc gia chưa đồng bộ, gây khó khăn trong quá trình thực hiện.

Lĩnh vực y tế vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại. Hiện nay một số máy móc, thiết bị y tế đã cũ và cơ sở hạ tầng xuống cấp, bị hư hỏng ảnh hưởng đến chất lượng khám, chữa bệnh; các cơ sở y tế vẫn còn thiếu bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình, cấp cứu, nhi, sơ sinh… trong khi đó dịch bệnh luôn diễn biến phức tạp, khó lường.

Lĩnh vực văn hoá, một số nơi chưa khai thác tốt cơ sở hiện có; hoạt động văn hoá – thể thao có lúc, có nơi còn hạn chế, chưa thu hút đông đảo người dân tham gia.

Các mô hình ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ sản xuất và đời sống còn hạn chế do chưa đủ nguồn lực để triển khai thực hiện; hầu hết các mô hình đều khó triển khai nhân rộng và mang lại kết quả thực tế.

Lao động và an sinh xã hội vẫn nổi lên một số hạn chế, trong đó có sự phối hợp giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các doanh nghiệp chưa chặt chẽ dẫn đến liên kết, cung ứng nguồn nhân lực có tay nghề cho doanh nghiệp chưa kịp thời.

Về quốc phòng, an ninh, công tác nắm tình hình để phát hiện các vấn đề phức tạp liên quan đến an ninh trật tự có lúc, có nơi chưa kịp thời; tranh chấp, khiếu kiện, các loại tội phạm, tệ nạn xã hội còn xảy ra. Các đại biểu nêu sự lo lắng đối với tội phạm liên quan đến ma tuý ngày càng phức tạp; tình trạng tái nghiện ma tuý sau cai nghiện vẫn còn chiếm tỷ lệ cao.

Các đại biểu tập trung nghiên cứu các văn bản trình Kỳ họp thứ 17 sắp diễn ra với các nhóm báo cáo của UBND tỉnh; báo cáo của Thường trực và các Ban HĐND tỉnh; báo cáo của khối tư pháp và thi hành án dân sự; các tờ trình, dự thảo nghị quyết trình tại kỳ họp.Các đại biểu tập trung nghiên cứu các văn bản trình Kỳ họp thứ 17 sắp diễn ra.

Ngày mai, 4/12, các tổ đại biểu HĐND tỉnh tiếp tục phiên thảo luận. Kết thúc mỗi buổi thảo luận, tổ trưởng các tổ sẽ tóm lại các ý kiến thảo luận của đại biểu; ghi nhận những vấn đề còn ý kiến khác nhau. Sau khi kết thúc thảo luận tại tổ, các biên bản phiên làm việc sẽ báo cáo Thường trực HĐND và hoàn chỉnh các công tác chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 17 sắp diễn ra.

Quốc Rin



Nguồn: https://baocamau.vn/tap-trung-vao-cac-van-de-nong-ve-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-a35932.html

Cùng chủ đề

Cà Mau nỗ lực xóa nhà tạm, nhà dột nát

U Minh là một trong những địa phương còn tỉ lệ hộ nghèo, cận nghèo cao trong tỉnh. Thời gian qua, công tác giảm nghèo của huyện đạt nhiều kết quả khả quan. Năm 2024, tỉ lệ hộ nghèo của huyện U Minh giảm còn 2,7% (nếu năm 2023 là 1.238 hộ nghèo, năm 2024 còn 723 hộ). Chăm lo phát triển đời sống hộ nghèo là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng, UBND huyện U Minh...

Cùng tác giả

Bánh phồng tôm đón Tết

Cà Mau nỗ lực xóa nhà tạm, nhà dột nát

U Minh là một trong những địa phương còn tỉ lệ hộ nghèo, cận nghèo cao trong tỉnh. Thời gian qua, công tác giảm nghèo của huyện đạt nhiều kết quả khả quan. Năm 2024, tỉ lệ hộ nghèo của huyện U Minh giảm còn 2,7% (nếu năm 2023 là 1.238 hộ nghèo, năm 2024 còn 723 hộ). Chăm lo phát triển đời sống hộ nghèo là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng, UBND huyện U Minh...

Cùng chuyên mục

Cà Mau nỗ lực xóa nhà tạm, nhà dột nát

U Minh là một trong những địa phương còn tỉ lệ hộ nghèo, cận nghèo cao trong tỉnh. Thời gian qua, công tác giảm nghèo của huyện đạt nhiều kết quả khả quan. Năm 2024, tỉ lệ hộ nghèo của huyện U Minh giảm còn 2,7% (nếu năm 2023 là 1.238 hộ nghèo, năm 2024 còn 723 hộ). Chăm lo phát triển đời sống hộ nghèo là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng, UBND huyện U Minh...

Ngắm cầu nối 2 tỉnh Cà Mau – Bạc Liêu vốn hơn 650 tỷ đồng trước ngày hợp long

TPO – Dự án cầu bắc qua sông Gành Hào, tổng vốn đầu tư hơn 655 tỷ đồng, trong đó phần cầu chính hơn 439 tỷ đồng, khi hoàn thành sẽ nối hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu. Phần cầu chính dự kiến sẽ hợp long trong tháng 12 này. TPO – Dự án cầu bắc qua sông Gành Hào, tổng vốn đầu tư hơn 655 tỷ đồng, trong đó phần cầu chính hơn 439 tỷ...

FAMI viết tiếp hành trình san sẻ yêu thương cùng chuyến xe nhân ái

Với thông điệp “Cứng cáp trăm phần, lan tỏa nhân ái”, trong quý IV năm nay, Fami tiếp tục nối dài hành trình nghĩa tình của mình bằng việc đồng hành cùng chương trình “Chuyến xe Nhân Ái”, trao...

‘Nóc nhà Nam Bộ’ nằm ở tỉnh nào?

Ngọn núi cao nhất miền Nam được mệnh danh là “nóc nhà Nam Bộ” nằm ở một tỉnh biên giới, giáp Campuchia. 1. Ngọn núi cao nhất miền Nam nằm ở tỉnh nào? ...

Khu Du lịch Mũi Cà Mau được công nhận là điểm đến du lịch hấp dẫn

Điểm nhấn của Khu du lịch quốc gia Mũi Cà Mau nằm ở khu vực Mũi Cà Mau – điểm đất liền duy nhất ở Việt Nam có thể ngắm được mặt trời mọc và lặn trên biển. (Nguồn: Camau.gov.vn) Ngày 29/11, trong khuôn khổ Tuần lễ Du lịch – Thương mại TP. Hồ Chí Minh và đồng bằng sông Cửu Long diễn ra tại Cần Thơ, Ban tổ chức đã công bố kết quả bình chọn Điểm đến du...

Tin nổi bật

Tin mới nhất