Powered by Techcity

Ngọc Hiển – Nuôi tôm sinh thái gắn ngành hàng chủ lực



Báo Cà Mau
Tại tỉnh Cà Mau, mô hình nuôi tôm sinh thái được hình thành và phát triển từ trước năm 2000. Khi chất lượng tôm sinh thái của tỉnh được thị trường đánh giá cao, nhiều doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đã phối hợp với các đơn vị quản lý rừng đầu tư, xây dựng vùng nuôi tôm theo chứng nhận sinh thái, hữu cơ quốc tế, phổ biến nhất là hình thức nuôi tôm dưới tán rừng. Hiện, tỉnh có gần 40.000 ha nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng, tập trung nhiều nhất ở huyện Ngọc Hiển với gần 23.000 ha; trong đó có khoảng 20.000 ha diện tích tôm được chứng nhận theo các tiêu chuẩn quốc tế.

Ông Trần Hoàng Lạc, Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển, có những chia sẻ về kết quả thực hiện mô hình trên của địa phương.

– Ông có thể cho biết kết quả triển khai mô hình nuôi tôm sạch, tôm rừng, tôm sinh thái có chứng nhận quốc tế trên địa bàn huyện thời gian qua? Từ kết quả đó đã tạo ra hướng mở gì đối với ngành nuôi thuỷ sản của địa phương?

Ông Trần Hoàng Lạc: Ngọc Hiển có tiềm năng và lợi thế rất lớn về phát triển kinh tế thuỷ sản, đặc biệt là nuôi tôm sinh thái. Toàn huyện hiện có diện tích đất lâm nghiệp kết hợp nuôi thuỷ sản dưới tán rừng trên 57.000 ha; trong đó, diện tích nuôi tôm sinh thái đạt chứng nhận khoảng 22.730 ha/5.051 hộ, năng suất đạt từ 180-200 kg/ha.

Những năm qua, tình hình nuôi tôm của huyện có nhiều chuyển biến tích cực, thay đổi nhanh về cơ cấu sản xuất, nhất là phát triển về nuôi tôm sinh thái đã góp phần nâng cao giá trị cho con tôm và tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho chế biến thuỷ sản xuất khẩu của tỉnh, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

Các doanh nghiệp kinh doanh tôm giống đang hoạt động trong tỉnh đã chủ động liên kết, góp phần hình thành chuỗi sản xuất tôm sạch có chứng nhận quốc tế trên địa bàn tỉnh.

Các doanh nghiệp kinh doanh tôm giống đang hoạt động trong tỉnh đã chủ động liên kết, góp phần hình thành chuỗi sản xuất tôm sạch có chứng nhận quốc tế trên địa bàn tỉnh.

– Trong quá trình triển khai mô hình, huyện có gặp khó khăn gì không, thưa ông? Ông có kiến nghị gì đối với tỉnh cũng như Trung ương để mô hình phát triển bền vững hơn trong thời gian tới?

Ông Trần Hoàng Lạc: Bên cạnh những điều kiện thuận lợi về tiềm năng và lợi thế, việc phát triển nuôi tôm sinh thái trên địa bàn huyện Ngọc Hiển vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết; dịch bệnh, môi trường bị ô nhiễm; việc ứng dụng khoa học, công nghệ và các tiêu chuẩn về quản lý chất lượng trong nuôi tôm còn hạn chế…

Ngoài ra, địa phương còn khó khăn về nguồn lực đầu tư, nhất là nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng, nguồn vốn… chưa đáp ứng yêu cầu; quyền lợi hộ nuôi có lúc chưa được đảm bảo, giá cả, đầu ra sản phẩm tăng không cao; nhận thức của một bộ phận người dân chưa đầy đủ về mục đích và giá trị đa dạng của loại hình này nên chưa thật sự tích cực, chủ động trong thực hiện các tiêu chí đề ra, còn nặng hình thức sản xuất theo kiểu truyền thống, chưa mạnh dạn thay đổi mô hình sản xuất…

Mô hình nuôi tôm sinh thái được hình thành và phát triển ở tỉnh cực Nam Tổ quốc từ trước năm 2000. Khi chất lượng tôm sinh thái của tỉnh được thị trường đánh giá cao, nhiều doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đã phối hợp với các đơn vị quản lý rừng đầu tư, xây dựng vùng nuôi tôm theo chứng nhận sinh thái, hữu cơ quốc tế, phổ biến nhất là hình thức nuôi tôm dưới tán rừng. (Trong ảnh: Mô hình nuôi tôm chứng nhận quốc tế của ông Phạm Văn Minh, ấp Ðường Kéo, xã Tam Giang Tây, huyện Ngọc Hiển, với 5 ha (2 ha mặt nước) hơn năm qua cho hiệu quả kinh tế cao.

Mô hình nuôi tôm sinh thái được hình thành và phát triển ở tỉnh cực Nam Tổ quốc từ trước năm 2000. Khi chất lượng tôm sinh thái của tỉnh được thị trường đánh giá cao, nhiều doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đã phối hợp với các đơn vị quản lý rừng đầu tư, xây dựng vùng nuôi tôm theo chứng nhận sinh thái, hữu cơ quốc tế, phổ biến nhất là hình thức nuôi tôm dưới tán rừng. (Trong ảnh: Mô hình nuôi tôm chứng nhận quốc tế của ông Phạm Văn Minh, ấp Ðường Kéo, xã Tam Giang Tây, huyện Ngọc Hiển, với 5 ha (2 ha mặt nước) hơn năm qua cho hiệu quả kinh tế cao.

Ðể tiếp tục phát triển diện tích nuôi tôm sinh thái đạt chứng nhận trong thời gian tới, địa phương rất mong UBND tỉnh tiếp tục quan tâm, khuyến khích các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp chế biến xuất nhập khẩu có nhu cầu xây dựng vùng nuôi tôm sinh thái đầu tư vốn, kỹ thuật, nhất là cơ sở hạ tầng tại các vùng quy hoạch nuôi tôm sinh thái tập trung như xã Viên An Ðông, Viên An và Ðất Mũi, để tạo tiền đề và động lực phát triển.

Ngoài ra, đề xuất UBND tỉnh có ý kiến, kiến nghị việc thay đổi đối tượng được hỗ trợ dịch vụ môi trường rừng thành hộ dân, vì người dân là đối tượng chính trồng và chăm sóc rừng, từ đó nhằm tạo điều kiện để người dân phát triển mô hình nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng.

– Xin ông chia sẻ về phương hướng phát triển mô hình nuôi tôm sinh thái của huyện trong thời gian tới?

Ông Trần Hoàng Lạc: Ðể phát triển tôm sinh thái của huyện trong thời gian tới, Ban Chấp hành Ðảng bộ huyện ban hành Nghị quyết số 05-NQ/HU, ngày 28/9/2021, về nâng cao năng suất, chất lượng nuôi trồng thuỷ sản nội địa, giai đoạn 2021-2025. Trong đó, phát triển nuôi tôm sinh thái gắn với ngành hàng chủ lực. Ðồng thời, thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ như tập trung đẩy mạnh phát triển vùng nuôi tôm sinh thái với diện tích lớn, liền kề; đổi mới tư duy sản xuất cho người dân thực hiện theo quy trình kỹ thuật và xây dựng liên kết chuỗi từ đầu vào đến đầu ra sản phẩm trong sản xuất.

Cần triển khai nhân rộng kịp thời, đồng bộ các mô hình sản xuất có hiệu quả. Tổ chức lại sản xuất thông qua thành lập các loại hình kinh tế tập thể hướng tới xây dựng thương hiệu tôm sinh thái chất lượng để có nhiều cơ hội tiếp cận thị trường, nâng cao giá trị trong sản xuất cho người dân.

Thực hiện các giải pháp hỗ trợ cho các hợp tác xã hoặc hộ dân đạt chứng nhận quốc tế, nhằm phát huy vai trò và tận dụng tối đa lợi ích cho hộ dân, đối tượng trực tiếp sản xuất ra con tôm sinh thái được thụ hưởng, không lệ thuộc các doanh nghiệp. Tiếp tục triển khai mối liên kết, phối hợp cùng các công ty, doanh nghiệp trong chuỗi liên kết ngành hàng tôm trên địa bàn huyện, trong đó trọng tâm là sản xuất tôm sinh thái đạt các chứng nhận quốc tế…

Ðề xuất, kiến nghị các sở, ngành có liên quan xem xét hỗ trợ chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Ðiều 59, Nghị định 156/2018/NÐ-CP quy định về mức chi trả và xác định số tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng đảm bảo quyền và lợi ích của người dân.

Với những giải pháp trên, tôi tin rằng loại hình nuôi tôm sinh thái sẽ thúc đẩy kinh tế – xã hội của huyện nhà phát triển trong thời gian tới.

– Xin cảm ơn ông!

 

Phú Hữu – Hữu Nghĩa thực hiện

 



Nguồn: https://baocamau.vn/ngoc-hien-nuoi-tom-sinh-thai-gan-nganh-hang-chu-luc-a34643.html

Cùng chủ đề

Petrovietnam có thể làm chủ công nghệ, phát triển các nguồn năng lượng sạch

Petrovietnam có thể làm chủ công nghệ, phát triển các nguồn năng lượng sạch Việt Nam có tiềm năng đa dạng các nguồn NLTT PV: Theo ông vì sao cần phải đẩy mạnh các dạng NLTT, đặc biệt là ĐGNK? TS Dư Văn Toán: Hiện nay, chúng ta đang chứng kiến sự biến đổi khí hậu, nắng nóng và băng tan trên toàn thế giới. Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) nếu không có hành động quyết liệt nào, nhiệt...

Giá heo hơi hôm nay 28/9/2024: Tăng, giảm 1.000

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay ngày 28/9/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay ngày 28/9/2024 giảm nhẹ trên phạm vi hẹp và giao dịch trong khoảng 68.000 – 70.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay 28/9/2024: Tăng, giảm 1.000 – 2.000 đồng/kg, cao nhất 70.000 đồng/kg Thương lái tại Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương đang thu mua heo hơi với giá 70.000 đồng/kg ghi nhận đây là mức giá cao nhất khu vực Sau khi giảm...

Cùng tác giả

Petrovietnam có thể làm chủ công nghệ, phát triển các nguồn năng lượng sạch

Petrovietnam có thể làm chủ công nghệ, phát triển các nguồn năng lượng sạch Việt Nam có tiềm năng đa dạng các nguồn NLTT PV: Theo ông vì sao cần phải đẩy mạnh các dạng NLTT, đặc biệt là ĐGNK? TS Dư Văn Toán: Hiện nay, chúng ta đang chứng kiến sự biến đổi khí hậu, nắng nóng và băng tan trên toàn thế giới. Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) nếu không có hành động quyết liệt nào, nhiệt...

Giá heo hơi hôm nay 28/9/2024: Tăng, giảm 1.000

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay ngày 28/9/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay ngày 28/9/2024 giảm nhẹ trên phạm vi hẹp và giao dịch trong khoảng 68.000 – 70.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay 28/9/2024: Tăng, giảm 1.000 – 2.000 đồng/kg, cao nhất 70.000 đồng/kg Thương lái tại Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương đang thu mua heo hơi với giá 70.000 đồng/kg ghi nhận đây là mức giá cao nhất khu vực Sau khi giảm...

Cùng chuyên mục

Tin nổi bật

Tin mới nhất