Trang chủChính trịNgoại giaoCam kết phối hợp chặt chẽ bảo đảm thành công của Hội...

Cam kết phối hợp chặt chẽ bảo đảm thành công của Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị cấp cao liên quan


Trong hai ngày 21-22/8, tại thành phố di sản Luang Prabang của Lào, đã diễn ra các cuộc họp Quan chức cao cấp (SOM) ASEAN, ASEAN+3 và Cấp cao Đông Á (EAS) dưới sự chủ trì của Lào, nước Chủ tịch ASEAN 2024.

Cam kết phối hợp chặt chẽ bảo đảm thành công của Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị cấp cao liên quan
Trong hai ngày 21-22/8, tại thành phố di sản Luang Prabang của Lào, đã diễn ra các cuộc họp Quan chức cao cấp (SOM) ASEAN, ASEAN+3 và Cấp cao Đông Á (EAS) dưới sự chủ trì của Lào, nước Chủ tịch ASEAN 2024.

Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam dẫn đầu đã tham dự các cuộc họp.

Trọng tâm của các cuộc họp lần này là trao đổi về công tác chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị cấp cao liên quan sẽ diễn ra từ ngày 8-11/10 tại thủ đô Vientiane của Lào.

Theo kế hoạch, chuỗi các Hội nghị cấp cao sẽ gồm khoảng 20 hoạt động, được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia của Lào, với sự tham dự của Lãnh đạo các nước ASEAN và các đối tác, cùng nhiều khách mời là đại diện các tổ chức quốc tế và khu vực.

Đây là chuỗi các Hội nghị cấp cao quan trọng nhất trong năm của ASEAN, là dịp để Lãnh đạo các nước ASEAN và đối tác trao đổi và đưa ra các quyết sách chiến lược củng cố tiến trình xây dựng Cộng đồng, thúc đẩy quan hệ giữa ASEAN với các đối tác, cũng như thảo luận nhiều vấn đề quan tâm cả ở khu vực và toàn cầu.

Dự kiến khoảng 80 văn kiện sẽ được các Lãnh đạo thông qua hoặc ghi nhận. Các nước đánh giá cao công tác chuẩn bị và điều phối của Lào với khối lượng công việc rất lớn cả về tổ chức và nội dung, khẳng định sẽ phối hợp chặt chẽ với nước Chủ tịch bảo đảm các Hội nghị diễn ra thành công, hiệu quả và thực chất.

Tại cuộc họp SOM ASEAN, Trưởng SOM các nước cũng đã dành thời gian trao đổi hợp tác nội khối, hoan nghênh nhiều sáng kiến của Lào mang ý nghĩa thiết thực như Hội nghị thượng đỉnh Lãnh đạo nữ ASEAN lần thứ 3 với chủ đề “Tăng cường nền kinh tế chăm sóc và khả năng tự cường hướng tới Cộng đồng ASEAN sau năm 2025”, Diễn đàn ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương với chủ đề “Hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc năm 2030”, góp phần xây dựng Cộng đồng ASEAN tự cường, gắn kết và lấy người dân làm trung tâm.

Rà soát tiến độ triển khai Lộ trình Timor-Leste trở thành thành viên đầy đủ của ASEAN, các nước ASEAN nhất trí cần tiếp tục hỗ trợ Timor-Leste nâng cao năng lực đáp ứng các tiêu chí đề ra trong Lộ trình, đặc biệt là việc tham gia các văn kiện pháp lý của ASEAN. Các nước cũng tích cực trao đổi nhiều đề xuất nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho Timor-Leste trong quá trình chuẩn bị gia nhập ASEAN.

Các nước ASEAN đã cơ bản hoàn tất việc bàn giao và tiếp nhận vai trò điều phối quan hệ giữa ASEAN với các Đối tác Đối thoại trong 3 năm tới (8/2024- 7/2027); sơ bộ thông báo một số ưu tiên, nhất là khai thác tiềm năng hợp tác mới trong các lĩnh vực như chuyển đổi số, nông nghiệp thông minh, trí tuệ nhân tạo, kết nối và tự cường chuỗi cung ứng, phòng chống tội phạm trên không gian mạng…

Tại các cuộc họp SOM ASEAN+3 và EAS, các nước trao đổi phương hướng triển khai kết quả của các Hội nghị cấp Bộ trưởng Ngoại giao tháng 7 vừa qua, nhất trí cần phát huy hiệu quả hơn nữa thế mạnh của các cơ chế này, đóng góp cho hòa bình, an ninh, ổn định và phát triển bền vững ở khu vực.

Các nước ASEAN+3 nhất trí triển khai hiệu quả Chương trình công tác ASEAN+3 (2023-2027), tập trung vào nâng cao tự cường chuỗi cung ứng và kết nối khu vực, tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư, đảm bảo ổn định tài chính, tận dụng hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), các khuôn khổ hợp tác hiện có như Thỏa thuận Đa phương hóa Sáng kiến Chiangmai, Giải pháp Tài chính hỗ trợ rủi ro thảm họa, Quỹ Dự trữ Gạo khẩn cấp ASEAN+3…

Các nước EAS đề cao giá trị của đối thoại, tham vấn và hợp tác, nâng cao khả năng thích ứng trước các biến động, nhất trí phối hợp triển khai hiệu quả Kế hoạch hành động EAS (2024-2028) trên cả 16 lĩnh vực, trong đó có phát triển bền vững, hợp tác hàng hải, kết nối, an ninh lương thực…

Các đối tác khẳng định ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN, cùng ASEAN xây dựng cấu trúc khu vực mở, minh bạch, bao trùm, dựa trên luật lệ, hỗ trợ triển khai các lĩnh vực hợp tác trong khuôn khổ Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Các nước bày tỏ quan ngại về những diễn biến phức tạp tại một số điểm nóng ở khu vực và trên thế giới như Biển Đông, Myanmar, Bán đảo Triều Tiên, Trung Đông, xung đột tại Ucraina, nhấn mạnh tuân thủ luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc, giải quyết hòa bình các tranh chấp phù hợp với luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.

Tại các cuộc họp, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đã tích cực cùng các nước rà soát công tác chuẩn bị cho các Hội nghị cấp cao sắp tới, khẳng định Việt Nam ủng hộ, hỗ trợ Lào hoàn thành nhiệm vụ quan trọng này, góp phần vào thành công chung của năm Chủ tịch ASEAN 2024.

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt cùng các nước thảo luận, chia sẻ nhiều ý kiến về tiến trình xây dựng Cộng đồng và quan hệ giữa ASEAN với các đối tác, đặc biệt các biện pháp, sáng kiến nhằm hiện thực hóa chủ đề thúc đẩy kết nối và tự cường ở khu vực. Thứ trưởng khẳng định Việt Nam ủng hộ Timor-Leste trở thành thành viên đầy đủ của ASEAN, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm của Việt Nam trong quá trình chuẩn bị tham gia ASEAN từ đầu những năm 1990. Thứ trưởng nhấn mạnh ASEAN cần hỗ trợ, tạo điều kiện và đơn giản hóa hơn nữa các quy trình, thủ tục gia nhập ASEAN cho Timor-Leste.

Hoan nghênh các nỗ lực làm sâu sắc hơn hợp tác ASEAN+3 và EAS, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đề nghị các đối tác tiếp tục hỗ trợ ASEAN xây dựng Cộng đồng, hợp tác thực chất thúc đẩy kết nối và tự cường khu vực, tận dụng hiệu quả các xu hướng mới về đổi mới sáng tạo, kinh tế số, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh…

Trao đổi về tình hình quốc tế, khu vực, Thứ trưởng đề nghị các đối tác ủng hộ lập trường nguyên tắc chung của ASEAN, trong đó có vấn đề Biển Đông, đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982 trong giải quyết hòa bình các tranh chấp, khẳng định mong muốn của Việt Nam cùng các nước duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực.

Nhân dịp này, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đã tiếp xúc với các đối tác ASEAN, Nhật Bản, Australia và Hoa Kỳ để trao đổi về các vấn đề quan tâm trong hợp tác song phương cũng như tăng cường phối hợp tại các diễn đàn đa phương.





Nguồn

Cùng chủ đề

Việt Nam trở lại là ngôi sao tăng trưởng trong ASEAN

Đây là nhận định về tình hình phát triển kinh tế Việt Nam được truyền thông quốc tế nêu trong tháng 10.2024. Trong tháng qua, Moody's và Fitch xếp hạng Việt Nam ở mức Ba2 và BB+, cho thấy thế giới tiếp tục chú ý đến sự ổn định của Việt Nam. Các tổ chức kinh tế quốc tế uy tín có những dự báo lạc quan về tăng trưởng GDP của Việt Nam, trong đó Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự...

Quốc gia nào sử dụng “chiến thuật vùng xám” ở Biển Đông nên quay lại cách thức hoạt động tốt đẹp hơn

Trả lời phỏng vấn báo chí bên lề Hội thảo quốc tế Biển Đông lần thứ 16 mới đây, Đại sứ Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski nhận định về tình hình Biển Đông hiện nay, đồng thời khẳng định những giá trị cốt lõi của UNCLOS trong quản trị biển và đại dương.

ASEAN nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị điện tử

Các nền kinh tế ASEAN có thể bổ sung cho nhau bằng cách chuyên môn hóa trong các phần khác nhau của chuỗi giá trị điện tử. Các nước thành viên thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) chủ yếu được hưởng lợi từ việc chuyển hướng thương mại điện tử giữa Mỹ và Trung Quốc thông qua dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng lên, góp phần tăng cường năng lực sản xuất...

Một số quốc gia ASEAN trở thành đối tác của BRICS

Một số quốc gia thuộc thành viên ASEAN đã được mời tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS tại Liên bang Nga. Các nhà lãnh đạo BRICS đã nhất trí về danh sách các quốc gia được mời tham gia với tư cách là các quốc gia đối tác. Các quốc gia đã được mời tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng kéo dài ba ngày do Nga chủ trì vào ngày 24/10 vừa...

Một số quốc gia ASEAN trở thành đối tác của BRICS mở rộng

Một số quốc gia thuộc thành viên ASEAN đã được mời tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng tại Liên bang Nga. Các nhà lãnh đạo BRICS đã nhất trí về danh sách các quốc gia được mời tham gia với tư cách là các quốc gia đối tác. Các quốc gia đã được mời tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng kéo dài ba ngày do Nga chủ trì vào ngày...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Những lợi ích tuyệt vời từ chạy bộ

Theo chuyên gia y học cổ truyền, chạy bộ là môn thể thao tốt cho sức khỏe, làm tăng bè xương, tăng lắng đọng canxi ở xương, từ đó giúp xương chắc khỏe, lưu thông khí huyết tốt hơn. Chạy bộ giúp cơ thể sản sinh ra hormone dopamin và serotonin, giúp chúng ta thấy hạnh phúc và điều hòa nội tiết tốt hơn. (Nguồn: Health) ...

Thổ Nhĩ Kỳ​ “bỏ vốn” mạnh mẽ vào châu Phi ​

Ngày 3/11, trong khuôn khổ Hội nghị cấp Bộ trưởng về châu Phi diễn ra tại Djibouti, Thổ Nhĩ Kỳ đã cam kết tăng cường quan hệ và tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào châu Phi.

Doanh nhân chia sẻ chặng đường khởi nghiệp đầy cảm hứng tới sinh viên

Tại workshop "Khởi nghiệp - Khởi đầu địa phương - Tư duy toàn cầu" ngày 3/11, nhiều doanh nhân chia sẻ câu chuyện khởi nghiệp từ nhiều góc nhìn, giúp sinh viên có thể rút ra bài học nếu có ý định khởi nghiệp.

Các doanh nhân chia sẻ chặng đường khởi nghiệp đầy cảm hứng tới sinh viên

Tại workshop "Khởi nghiệp - Khởi đầu địa phương - Tư duy toàn cầu" ngày 3/11, nhiều doanh nhân chia sẻ câu chuyện khởi nghiệp từ nhiều góc nhìn, giúp sinh viên có thể rút ra bài học nếu có ý định khởi nghiệp.

Pixelmator sẽ về đội của “táo khuyết” Apple

Pixelmator, công ty nổi tiếng với những ứng dụng chỉnh sửa ảnh đình đám tương thích hệ điều hành macOS, vừa thông báo sẽ về đội nhà Apple.

Bài đọc nhiều

Giá vàng hôm nay 2/11/2024: Giá vàng đang được điều chỉnh mạnh

Giá vàng hôm nay 2/11/2024: Giá vàng thế giới cắt đứt chuỗi ngày liên tiếp lập kỷ lục, rời đỉnh gần 2.800 USD/oune. Thị trường trong nước bất ngờ có "diễn biến lạ" ngay ngày đầu tháng, giá giảm mạnh, nhiều người tranh thủ mua vào. Giá vàng đã bớt lạc quan?

‘Cổ tích’ về các quỹ đầu tư Trung Đông

Các khoản đầu tư tỷ USD trong các ngành định hình tương lai của nền kinh tế toàn cầu đang dần thay thế dầu mỏ tạo dựng “quyền lực mới” cho các nền kinh tế Trung Đông.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của BRICS Pay, quốc gia này sẽ thay thế SWIFT

Ngày 30/9, Chủ tịch Quốc hội Iran Bagher Ghalibaf cho biết, sau khi gia nhập Nhóm BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi), nước này có thể thay thế hệ thống thanh toán SWIFT bằng hệ thống thanh toán điện tử BRICS Pay.

Đà tăng giá vàng chưa thể dứt, xu hướng đi lên chắc chắn, ảnh hưởng của Trung Quốc mới chỉ bắt đầu?

Giá vàng hôm nay 25/10/2024: Giá vàng trong nước duy trì mức kỷ lục, giá vàng nhẫn tiến sát ngưỡng 89 triệu đồng/lượng, cao nhất trong lịch sử, tăng hơn 25 triệu đồng/lượng so với đầu năm. Giá vàng thế giới tạm quay đầu giảm mạnh, nhưng xu hướng tăng giá còn nguyên, ngưỡng kháng cự tiếp theo rất có thể là 2.850 USD/ounce.

Rời xa năng lượng Nga vẫn là bài toán khó, Hungary thậm chí còn muốn mua thêm, châu Âu có cách gì?

Liên minh châu Âu (EU) đặt mục tiêu chấm dứt mọi hoạt động nhập khẩu hydrocarbon từ Nga vào năm 2027. Nhưng một số quốc gia ở Trung và Đông Âu đang phải vật lộn để thỏa mãn "cơn khát" dầu khí.

Cùng chuyên mục

Peru dự báo trao đổi thương mại với các nền kinh tế APEC vượt 80 tỷ USD trong năm nay

Bộ trưởng Ngoại thương và Du lịch Peru Desilu Leon kỳ vọng trao đổi thương mại của nước này với 20 nền kinh tế khác trong Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á -Thái Bình Dương (APEC) sẽ vượt 80 tỷ USD trong năm nay.

“Kho tiền” tập đoàn Berkshire Hathaway của tỷ phú Warren Buffett khủng đến cỡ nào?

“Kho tiền” của tập đoàn đầu tư Berkshire Hathaway đã vượt mốc 300 tỷ USD trong quý III/2024, khi tỷ phú Warren Buffett tiếp tục bán cổ phiếu và không mua lại.

Nhiều giải pháp giải “cơn khát” nhân lực chất lượng cao cho ngành chip, bán dẫn

Hồi âm ý kiến đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết đã triển khai một số hoạt động cụ thể để thực hiện mục tiêu đào tạo khoảng 50-100 nghìn nhân lực chất lượng cao cho ngành chip, điện tử, ứng dụng trí tuệ nhân tạo và các lĩnh vực mới.

Thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị giữa Hà Nội với các địa phương tại Cuba

Tiếp tục chuyến công tác tại Cộng hòa Cuba, Đoàn đại biểu TP Hà Nội do Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP Nguyễn Lan Hương làm Trưởng đoàn đã đến dâng hoa tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Công viên mang tên Người ở Thủ đô La Habana và thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Cuba. Trước Tượng đài Chủ tịch Hồ...

Thị trường “căng thẳng cực độ”, phát hiện đồng tiền “chiến thắng”, lịch sử đã chứng minh

Lịch sử cho thấy, đồng Yen Nhật Bản đã đánh bại USD, Franc Thụy Sỹ, vàng, trái phiếu kho bạc và đồng EUR - những tài sản an toàn phổ biến nhất - trong phần lớn giai đoạn trước các cuộc bầu cử Mỹ.

Mới nhất

Cam là quả đang bán có giá nhất ở một xã của Hà Tĩnh, cả làng hái bán, nhà nào cũng cầm tiền to

Thời điểm này, các giống cam tại xã Thượng Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đã bắt đầu chín. Theo nông dân trồng cam, năm nay cam đạt năng suất cao,...

Diễn đàn mùa thu tại Mỹ 2024: Định hình rõ hơn mô hình Trung tâm tài chính cho TP.HCM

Diễn đàn mùa thu TP.HCM tại Mỹ 2024 kéo dài từ cuối tháng 10 đến đầu tháng 11-2024, ghi nhận sự quan tâm của các nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghệ, tài chính, y tế và tri thức. ...

Phân bón Dầu khí thực thi sứ mệnh vì chữ “An”

Phân bón Dầu khí thực thi sứ mệnh vì chữ "An" | 03/11/2024 ...

Thổ Nhĩ Kỳ​ “bỏ vốn” mạnh mẽ vào châu Phi ​

Ngày 3/11, trong khuôn khổ Hội nghị cấp Bộ trưởng về châu Phi diễn ra tại Djibouti, Thổ Nhĩ Kỳ đã cam kết tăng cường quan hệ và tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào châu Phi.

Mới nhất