Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhCải thiện thể chế là yếu tố cốt lõi để phát triển

Cải thiện thể chế là yếu tố cốt lõi để phát triển


Tại Diễn đàn Nhịp đập kinh tế Việt Nam 2024 với chủ đề “Định hướng tương lai: Điều chỉnh chiến lược và chính sách phát triển kinh tế Việt Nam trong bối cảnh quốc tế mới” do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đồng tổ chức ngày 1/11, các chuyên gia chỉ ra rằng cải thiện thể chế là yếu tố cốt lõi giúp nền kinh tế phát triển.

Chuyên gia gợi mở chiến lược đưa Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập cao IMF tăng cảnh báo rủi ro đối với kinh tế châu Á
Cải thiện thể chế là yếu tố cốt lõi để phát triển
Bối cảnh mới đòi hỏi tư duy chính sách mới

Nền kinh tế vẫn đối mặt nhiều thách thức

Nền kinh tế Việt Nam năm 2024 đạt mức tăng trưởng đáng khích lệ, dự kiến từ 6,8 – 7%. Theo TS. Nguyễn Hữu Thọ, Trưởng ban Phân tích và Dự báo của CIEM, Việt Nam đã hồi phục động lực phát triển sau đại dịch, trở thành nền kinh tế có mức tăng trưởng cao nhất ASEAN. Cả ba khu vực kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp xây dựng và dịch vụ đều ghi nhận mức tăng đồng đều.

Tuy nhiên, TS. Thọ cảnh báo, cơ cấu kinh tế trong nước vẫn còn yếu và gặp khó khi mở rộng ra thị trường quốc tế. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước chỉ chiếm 28,1% năm 2024, thấp hơn mức 45,8% vào năm 2010. Bên cạnh đó, mặc dù mục tiêu đến năm 2030 là đưa Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình cao, giảm tỷ trọng nông nghiệp từ 11,5% hiện nay xuống còn 7,1%, đây là nhiệm vụ đầy thách thức. So với các nước trong khu vực như Malaysia và Thái Lan, quá trình này cần nhiều thời gian và cải cách sâu rộng hơn để đạt được.

Trong khi đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mặc dù tiếp tục là điểm sáng với 24,7 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2024, tăng 11,6% so với cùng kỳ, nhưng TS. Thọ nhấn mạnh, FDI chỉ tập trung chủ yếu tại 14 tỉnh, chiếm 74,8% tổng vốn, khiến một số địa phương hầu như không được hưởng lợi từ nguồn vốn này. Hệ số tác động của FDI đến tăng trưởng cũng rất thấp, chủ yếu do doanh nghiệp FDI nhập khẩu và gia công tại Việt Nam để tái xuất khẩu, thay vì tạo ra giá trị gia tăng lớn cho nền kinh tế.

Hoạt động của doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn khi cứ 100 doanh nghiệp mới ra đời thì có tới 89 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, phản ánh sự thiếu ổn định của môi trường sản xuất kinh doanh.

Xây dựng thể chế tốt là chìa khóa phát triển
Tăng trưởng GDP của Việt Nam theo quý (Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Tín hiệu khởi sắc từ thể chế kinh tế mới

Năm 2024 đã ghi nhận 29 luật mới được ban hành nhằm tháo gỡ các rào cản kinh tế, tạo điều kiện cho tăng trưởng. Cả TS. Thọ và bà Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng CIEM, đều chung quan điểm rằng cải thiện thể chế là yếu tố cốt lõi giúp nền kinh tế phát triển.

Theo TS. Thọ, trong ngắn hạn cần tập trung vào các văn bản hướng dẫn luật và dỡ bỏ các điều kiện kinh doanh không cần thiết để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận thị trường. Về trung hạn, cải cách luật pháp là cần thiết nhằm đảm bảo nền kinh tế Việt Nam vận hành hiệu quả, bền vững, tiến tới đạt mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2045.

Trong bối cảnh thương mại toàn cầu phục hồi, thị trường xuất khẩu Việt Nam dự báo tiếp tục tăng trưởng trong năm 2025. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đối diện rủi ro từ các bất ổn địa chính trị, xu hướng gia tăng phòng vệ thương mại và chi phí vận tải cao. Nhà nước cần hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các hiệp định thương mại tự do, đồng thời cắt giảm chi phí sản xuất và chống lãng phí để tăng khả năng cạnh tranh.

Vì vậy, bức tranh kinh tế năm 2025 sẽ tươi sáng hơn khi các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là doanh nghiệp tại vùng khó khăn, được chú trọng. Các sáng kiến này bao gồm hỗ trợ doanh nghiệp quay lại thị trường, doanh nghiệp mới và doanh nghiệp ưu tiên đầu tư vào các ngành thay thế nhập khẩu.

Tại Tọa đàm, các chuyên gia kỳ vọng việc xây dựng một thể chế kinh tế lành mạnh, minh bạch, và hạ tầng phát triển đồng đều chính là con đường đưa Việt Nam trở thành nước phát triển vào năm 2045. Các mục tiêu ngắn và trung hạn cần được đẩy mạnh hơn nữa nhằm đảm bảo tính bền vững trong quá trình phát triển kinh tế.





Nguồn: https://thoibaonganhang.vn/cai-thien-the-che-la-yeu-to-cot-loi-de-phat-trien-157367.html

Cùng chủ đề

Vai trò của lãnh đạo báo chí, doanh nghiệp với phát triển bền vững

(CLO) Ngày 1/11, tại TP Vũng Tàu, Câu lạc bộ Báo chí phát triển xanh hướng đến Net zero (Green Media HUB) và Báo Tài nguyên và Môi trường tổ chức hội thảo chuyên đề “Vai trò của lãnh đạo báo chí và doanh nghiệp với phát triển bền vững”. ...

Bảo đảm quyền con người để đất nước phát triển bền vững

Sau gần 40 năm đổi mới, đất nước đang bước vào Kỷ nguyên vươn mình với mục tiêu đặt ra là trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và trở thành nước phát triển, thu nhập cao theo định hướng XHCN vào năm 2045. Kỷ nguyên vươn mình đòi hỏi quyền con người, quyền công dân phải được cộng nhận, được tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ...

Doanh nghiệp dệt may với cuộc đua “xanh hoá

Đứng trước những thách thức toàn cầu và yêu cầu từ thị trường nội địa, ngành dệt may cần phải thay đổi tận gốc từ chuỗi cung ứng đến công nghệ, từ nguồn nhân lực đến quy trình sản xuất. Đứng trước những thách thức toàn cầu và yêu cầu từ thị trường nội địa, ngành dệt may cần phải thay đổi tận gốc từ chuỗi cung ứng đến công nghệ, từ nguồn nhân lực đến quy trình sản...

Phát triển du lịch Vườn Quốc gia Lò Gò – Xa Mát gắn với bảo tồn

Vườn Quốc gia Lò Gò - Xa Mát, nằm trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, là một trong những khu bảo tồn thiên nhiên độc đáo của Việt Nam. Được thành lập vào năm 2002 với diện tích trên 18.000 ha, Vườn Quốc gia Lò Gò - Xa Mát không chỉ là nơi bảo vệ và gìn giữ hệ sinh thái rừng đa dạng mà còn gắn liền với nhiều di tích lịch sử quan trọng của dân...

Liên hoan Sáng tạo & Thiết kế Việt Nam ra mắt mùa 6 với chủ đề “Tái tạo”

Liên hoan Sáng tạo & Thiết kế Việt Nam (VFCD) mùa 6 sẽ diễn ra tại Hà Nội từ ngày 16-22/11 và tại TP. Hồ Chí Minh từ ngày 29/11-5/12/2024 với nhiều triển lãm, thảo luận, workshop, tour khám phá đa dạng và mới mẻ.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Gỡ khó cho chi thường xuyên

Theo Bộ Tài chính, dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2025 khoảng 2.548,9 nghìn tỷ đồng (đã bao gồm số sử dụng từ nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và nguồn cải cách tiền lương của ngân sách địa phương còn dư đến hết năm 2024 chuyển sang để bố trí dự toán năm 2025 của các bộ, cơ quan trung ương, địa phương). Xây dựng hành lang pháp lý...

Vốn chính sách gieo sức sống mới vùng trung du Phú Thọ

Sau 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đạt được nhiều kết quả tích cực. Khi cả hệ thống chính trị cùng đồng lòng, nguồn vốn tín dụng chính sách đã đến với từng thôn xóm, bản làng, từng ngày “thay da, đổi...

Tín dụng hỗ trợ tích cực cho lâm, thuỷ sản

Xuất khẩu các sản phẩm lâm, thuỷ sản cả năm 2024 của Việt Nam dự báo có thể đạt 61 tỷ USD, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong 9 tháng năm 2024 tỷ lệ xuất siêu của ngành nông nghiệp đạt 13,9 tỷ USD, chiếm 67% của cả nền kinh tế. Tín dụng lâm, thủy sản kịp cho mùa cao điểm Lĩnh vực lâm, thuỷ sản từ xưa đến nay luôn là một cứu cánh cho...

Hướng dẫn chế độ tài chính đối với hoạt động đấu giá tài sản

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư hướng dẫn về chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản Dự thảo quy định rõ chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản của tổ chức hành nghề đấu giá tài sản và tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu. Theo đó, việc quản lý, sử dụng số tiền thu được từ giá dịch vụ đấu giá...

Đẩy mạnh vốn đầu tư công được xem là nhiệm vụ cấp bách của TP. Hồ Chí Minh

Ngày 31/10, tại phiên họp thường kỳ tháng 10/2024 của UBND TP. Hồ Chí Minh, lãnh đạo thành phố yêu cầu việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công phải được xem là nhiệm vụ cấp bách trong những tháng cuối năm 2024.Theo Cục Thống kê thành phố, vốn đầu tư xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn từ nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý trong tháng 10/2024 ước thực hiện 4.759,3...

Bài đọc nhiều

100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2023

Ngoài Nestlé Việt Nam và Abbott, top 5 nơi làm việc quy mô lớn được đánh giá 'tốt nhất Việt Nam' có thêm nhân tố mới Acecook, Coca-Cola, FPT. Tối 23/11 tại TP HCM, Công ty cổ phần Anphabe kết hợp với Công ty nghiên cứu thị trường Intage công bố danh sách những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2023. Đây là năm thứ 10 đơn vị này công bố danh sách này.Dẫn đầu danh sách...

Bộ Xây dựng: Căn hộ dưới 25 triệu đồng/m2 không còn hàng để bán

Bộ Xây dựng nhấn mạnh, phân khúc căn hộ chung cư bình dân (có giá bán dưới 25 triệu đồng/m2) gần như không có giao dịch và sản phẩm để bán. Căn hộ chung cư trung cấp (có mức giá khoảng 25 triệu đồng/m2 đến dưới 50 triệu đồng/m2) vẫn chiếm tỷ trọng cao về giao dịch và nguồn cung trên thị trường. Vị trí còn lại là căn hộ chung cư cao cấp, siêu cao cấp (có...

Tập đoàn Dầu khí Saudi Aramco có doanh thu 500 tỉ USD hợp tác với PVN

Tập đoàn Saudi Aramco quan tâm và có kế hoạch hợp tác đầu tư tại Việt Nam, hợp tác với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), trước mắt trong lĩnh vực thương mại dầu khí. Cử đoàn công tác sang Việt...

Nuôi gà kiểu mới: Không kháng sinh, cho gà tắm nắng, chạy nhảy

Chăn nuôi gia cầm theo phương pháp đảm bảo phúc lợi cho vật nuôi đang trở thành xu hướng những năm gần đây, khi người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến nguồn gốc thực phẩm. Dự án Farm Champion của Thái Lan là một mô hình như thế.Nhằm nâng cao tiêu chuẩn chăn nuôi gà, Tổ chức Bảo vệ động vật...

Đề xuất luật hóa 6 hành vi thao túng thị trường chứng khoán

Hành vi thao túng và vi phạm công bố thông tin giao dịch của người nội bộ được cơ quan soạn thảo đề nghị bổ sung vào "Các hành vi bị nghiêm cấm" để áp dụng biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn thị trường, tăng tính răn đe. Hành vi thao túng và vi phạm công bố thông tin giao dịch của người nội bộ được cơ quan soạn thảo đề nghị bổ sung vào "Các hành vi...

Cùng chuyên mục

Thủ tướng chỉ đạo về điều hành giá điện và xem xét nhập khẩu điện nước ngoài

(PLVN) -  Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không "giật cục", phù hợp với tình hình kinh tế xã hội và mức chi trả của người dân. Bên cạnh đó, xem xét khả năng tăng cường nhập khẩu điện từ Trung Quốc để bổ sung điện cho hệ thống nếu cần. Văn phòng Chính phủ mới có Thông báo kết...

Chính thức hợp nhất hai công ty vận tải đường sắt Hà Nội và Sài Gòn

Từ ngày 1-11, Công ty cổ phần Vận tải đường sắt chính thức đi vào hoạt động trên cơ sở hợp nhất Công ty cổ phần Vận tải Đường sắt Hà Nội và Công ty cổ phần Vận tải Đường sắt Sài Gòn. Công...

Giao dịch ảm đạm bất chấp kỳ cơ cấu danh mục ETF, VN-Index bốc hơi gần 10 điểm

VN30 chìm trong sắc đỏ. Không riêng các cổ phiếu vốn hoá lớn, số mã giảm giá lớn gần gấp đôi số mã tăng trong phiên. Cả ba chỉ số chứng khoán biến động tiêu cực ngay đầu tháng 11 với thanh khoản tiếp tục duy trì ở mức thấp. Giao dịch ảm đạm bất chấp kỳ cơ cấu danh mục ETF, VN-Index "bốc hơi" gần 10 điểmVN30 chìm trong sắc đỏ. Không riêng các cổ phiếu vốn hoá lớn,...

Thủ tướng thăm ba nước Trung Đông mở ra không gian phát triển mới, nhiều ngành hưởng lợi

Trên tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng cần coi trọng 'thời gian' và 'trí tuệ', những kết quả chuyến thăm ba nước Trung Đông sẽ sớm được triển khai để hiện thực hóa. Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa có chuyến công du...

9 tháng, thu nhập lãi thuần của VietinBank tăng 19,7% so cùng kỳ

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank - mã CTG) vừa công bố Báo cáo tài chính quý III/2024. Theo đó, thu nhập lãi thuần 9 tháng năm 2024 của VietinBank đạt 46,1 nghìn tỷ đồng, tăng 19,7% so với cùng kỳ năm 2023. Các chỉ tiêu kinh doanh trong 9 tháng năm 2024 của VietinBank tiếp tục tăng trưởng tích cực, bám sát kế hoạch Đại hội đồng cổ đông, Ngân hàng Nhà nước giao....

Mới nhất

Thủ tướng chỉ đạo về điều hành giá điện và xem xét nhập khẩu điện nước ngoài

(PLVN) -  Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không "giật cục", phù hợp với tình hình kinh tế xã hội và mức chi trả của người dân. Bên cạnh đó, xem xét khả năng tăng cường nhập khẩu điện...

Chính thức hợp nhất hai công ty vận tải đường sắt Hà Nội và Sài Gòn

Từ ngày 1-11, Công ty cổ phần Vận tải đường sắt chính thức đi vào hoạt động trên cơ sở hợp nhất Công ty cổ phần Vận tải Đường sắt Hà Nội và Công ty cổ phần Vận tải Đường sắt Sài Gòn. ...

Ra mắt không gian trưng bày bộ sưu tập nghệ thuật Lê Bá Đảng

(CLO) Không gian bộ sưu tập nghệ thuật Lê Bá Đảng tại Bảo tàng mỹ thuật Đà Nẵng trưng bày 38 hiện vật và 113 tư liệu với nội dung phong...

Bất động sản Quảng Ninh còn nhiều dư địa phát triển

Nhiều chuyên gia bất động sản vẫn đánh giá cao thị trường này bởi những tiềm năng về địa lý, ưu đãi thiên nhiên cũng như những cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp.Nghệ An có hơn 1,148 triệu ha rừng và đất lâm nghiệp, đứng đầu cả nước về diện tích. Từ thực tế cho thấy, việc...

Hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất, chuyển đổi nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số

Nhằm cải thiện đời sống và giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất và chuyển đổi nghề cho đồng bào DTTS, tỉnh Quảng Ngãi đã triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719, giai đoạn 2021 – 2025. ...

Mới nhất