Trang chủNewsThời sựCải tạo, chỉnh trang đô thị theo quy định của Điều 20...

Cải tạo, chỉnh trang đô thị theo quy định của Điều 20 Luật Thủ đô 2024

Kinhtedothi- Trong bối cảnh đô thị hóa, các đô thị lớn phải đối mặt với nhiều thách thức, như: ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường và thiếu không gian xanh, vì vậy, việc cải tạo, chỉnh trang đô thị không chỉ nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng sống mà còn hướng tới phát triển bền vững.

Cải tạo, chỉnh trang đô thị bảo đảm phù hợp với thực tiễn

Quy định tại Điều 20 của Luật Thủ đô năm 2024 nhằm tháo gỡ các vướng mắc của các bên liên quan trong việc cải tạo, chỉnh trang đô thị, như: Nhà nước, chủ đầu tư, người dân trong phạm vi cải tạo, chỉnh trang đô thị bảo đảm phù hợp với thực tiễn, yếu tố đặc thù của nền kinh tế – xã hội của Thủ đô.

Một góc Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng
Một góc Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng

Theo quy định của Điều 20 Luật Thủ đô 2024 về cải tạo, chỉnh trang đô thị:

1. Việc cải tạo, chỉnh trang đô thị trên địa bàn TP phải phù hợp quy hoạch, quy chế quản lý kiến trúc, thiết kế đô thị; bảo vệ các di sản văn hóa, lịch sử, thiên nhiên, kiến trúc, cảnh quan của Thủ đô; bảo đảm quy chuẩn, tiêu chuẩn về xây dựng, phòng cháy, chữa cháy; nâng cao tiện ích đô thị, cải thiện môi trường sống cho dân cư ở khu vực cải tạo, chỉnh trang. 

2. Việc cải tạo, chỉnh trang đô thị trên địa bàn TP được triển khai thực hiện theo dự án bao gồm:

a) Dự án tái thiết một khu vực đô thị cụ thể, trừ dự án phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng;

b) Dự án chỉnh trang công trình hoặc một nhóm công trình xây dựng tại một khu vực cụ thể;

c) Dự án bảo vệ, tu bổ công trình hoặc một nhóm công trình, khu vực có giá trị văn hóa, lịch sử, thiên nhiên, kiến trúc, cảnh quan đô thị;

d) Dự án cải tạo, chỉnh trang hỗn hợp là dự án đầu tư xây dựng trong đó có thể bao gồm các công trình xây dựng mới, công trình cải tạo, chỉnh trang, tái thiết và bảo vệ, tu bổ.

3. Việc cải tạo, chỉnh trang đô thị trên địa bàn TP được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

a) Khu vực đô thị có các công trình xây dựng có kết cấu, khoảng cách giữa các công trình không bảo đảm quy chuẩn theo quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy;

b) Khu vực đô thị có các công trình xây dựng thuộc diện nguy hiểm, xuống cấp, có nguy cơ sập đổ thuộc trường hợp buộc phải phá dỡ theo quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật về nhà ở; khu vực có hạ tầng giao thông không bảo đảm yêu cầu về an toàn giao thông theo quy định của pháp luật về giao thông;

c) Khu vực đô thị không bảo đảm đủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của đơn vị ở mà không còn đủ quỹ đất để phát triển bổ sung hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội;

d) Khu vực đô thị không phù hợp với quy hoạch, quy chế quản lý kiến trúc, thiết kế đô thị; khu vực đô thị có chỉ tiêu dân số vượt quá tiêu chuẩn, quy chuẩn của đơn vị ở cần di dời để giảm mật độ dân cư theo quy hoạch;

đ) Khu vực đô thị có các công trình kiến trúc có giá trị, các di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh cần được bảo vệ, tu bổ nhưng có các công trình xây dựng xung quanh không phù hợp với việc bảo vệ;

e) Khu vực đô thị có trụ sở cơ quan, đơn vị, cơ sở phải di dời theo quy định của pháp luật, có cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ hoặc để xảy ra sự cố gây mất an toàn cho sức khỏe, tính mạng của người dân.

4. Các chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất tại khu vực đô thị có quyền tự đề xuất thực hiện dự án cải tạo, chỉnh trang đô thị khi được toàn bộ số chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất nằm trong ranh giới dự án đề xuất cải tạo, chỉnh trang đô thị đồng thuận góp quyền sử dụng đất, điều chỉnh lại đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai. 

Việc cải tạo, chỉnh trang đô thị trong trường hợp này phải được lập thành dự án cải tạo, chỉnh trang đô thị, do doanh nghiệp được các chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất thống nhất lựa chọn làm chủ đầu tư. Chủ đầu tư có trách nhiệm lập quy hoạch chi tiết, lập dự án cải tạo, chỉnh trang đô thị trình Ủy ban nhân dân TP phê duyệt và triển khai thực hiện dự án cải tạo, chỉnh trang đô thị, bảo đảm phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt.

Trường hợp các chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất góp quyền sử dụng đất để mở rộng quỹ đất sử dụng vào mục đích công cộng không nhằm mục đích kinh doanh phục vụ cải tạo, chỉnh trang đô thị và không tự lựa chọn chủ đầu tư thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện vai trò chủ đầu tư dự án.  

5. Đối với khu vực thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này mà chưa có dự án cải tạo, chỉnh trang đô thị thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều này, UBND TP có trách nhiệm xác định cụ thể các khu vực cần cải tạo, chỉnh trang đô thị; tổ chức công bố công khai các khu vực cần cải tạo, chỉnh trang đô thị kèm theo các thông tin về vị trí, ranh giới và các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc theo quy hoạch phân khu đã được phê duyệt để kêu gọi đầu tư. Trường hợp chỉ có 01 nhà đầu tư đáp ứng điều kiện mời quan tâm thì thực hiện chấp thuận nhà đầu tư làm chủ đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư; trường hợp có từ 02 nhà đầu tư trở lên quan tâm thì thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

Nhà đầu tư được lựa chọn có trách nhiệm lập quy hoạch chi tiết, lập dự án cải tạo, chỉnh trang đô thị trong đó có nội dung về bồi thường, tái định cư, phương án xử lý tài sản công, phân chia lợi ích từ việc tổ chức cải tạo, chỉnh trang đô thị. 

Đồ án quy hoạch chi tiết, thông tin về dự án đề xuất cải tạo, chỉnh trang đô thị phải được công bố công khai tại khu vực dự án cải tạo, chỉnh trang và trên các phương tiện thông tin đại chúng và chỉ được phê duyệt nếu có từ 75% số chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất tương đương với ít nhất là 75% diện tích khu vực cải tạo, chỉnh trang đồng thuận. 

6. Trường hợp cấp bách cần cải tạo, chỉnh trang đô thị mà không lựa chọn được nhà đầu tư theo quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này thì UBND TP thu hồi đất, tổ chức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất. Số tiền thu được từ đấu giá quyền sử dụng đất lớn hơn số tiền chi cho công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được tiếp tục phân chia và chi trả cho các chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất bị thu hồi đất. Việc sử dụng đất trúng đấu giá phải phù hợp với quy hoạch và mục tiêu cải tạo, chỉnh trang đô thị.

7. Đối với nhà chung cư cũ trong khu chung cư hoặc khu đô thị, việc cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ theo quy định của pháp luật về nhà ở chỉ được thực hiện khi phù hợp với quy hoạch đô thị và yêu cầu cải tạo, chỉnh trang đô thị đối với cả khu chung cư. 

8. Đối với các công trình kiến trúc có giá trị có nhiều chủ sở hữu, UBND TP bố trí kinh phí theo trình tự, thủ tục của pháp luật về ngân sách nhà nước để hỗ trợ kiểm định chất lượng công trình; hỗ trợ cá nhân, tổ chức thực hiện cải tạo, chỉnh trang đô thị.

9. HĐND TP có trách nhiệm sau đây:

a) Quy định chi tiết các khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này;

b) Quy định trách nhiệm của chủ đầu tư, chủ sở hữu trong việc kiểm định chất lượng nhà chung cư để thực hiện dự án cải tạo, chỉnh trang đô thị; 

c) Quyết định cơ chế hỗ trợ kiểm định, di dời, bồi thường, tái định cư, chuyển đổi nghề nghiệp, thực hiện dự án cải tạo, chỉnh trang đô thị; 

d) Quy định các biện pháp hỗ trợ, khuyến khích thực hiện cải tạo, chỉnh trang đô thị. 

10. UBND TP có trách nhiệm sau đây:

a) Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt dự án cải tạo, chỉnh trang đô thị;

b) Ban hành quy chế quản lý công trình kiến trúc có giá trị, trong đó quy định cụ thể về yêu cầu, điều kiện, biện pháp bảo vệ, cải tạo, quản lý, khai thác, sử dụng công trình kiến trúc có giá trị; 

c) Quyết định việc đấu giá quyền thuê biệt thự cũ, nhà thuộc tài sản công không sử dụng cho mục đích ở để phát triển du lịch, kinh doanh dịch vụ, ẩm thực, quảng bá văn hóa, nghệ thuật gắn với việc cam kết về giữ gìn, tu bổ, bảo trì công trình. 

11. UBND TP quyết định thành lập, quy định tổ chức, hoạt động của Quỹ bảo tồn khu vực nội đô lịch sử của Thủ đô.

Quỹ bảo tồn khu vực nội đô lịch sử của Thủ đô là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, được ngân sách nhà nước hỗ trợ vốn điều lệ. Nguồn thu của Quỹ được hình thành từ nguồn tài trợ, đóng góp tự nguyện, vốn ủy thác của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; các nguồn tài chính hợp pháp khác ngoài ngân sách nhà nước.

Quỹ bảo tồn khu vực nội đô lịch sử của Thủ đô được sử dụng để hỗ trợ cho chương trình, dự án, hoạt động phi dự án thực hiện cải tạo, chỉnh trang đô thị gắn với bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của khu vực nội đô lịch sử; tu bổ, phục hồi công trình kiến trúc có giá trị trên địa bàn Thành phố ngoài nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước.

Tạo cơ chế đột phá, huy động tối đa nguồn lực phát triển Thủ đô

Tại Hội thảo khoa học “Triển khai Luật Thủ đô số 39/2024/QH15: một số vấn đề lý luận và thực tiễn” do Thành ủy, HĐND, UBND TP Hà Nội phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức, Sở Xây dựng Hà Nội đóng góp ý kiến, tham luận về “Cải tạo, chỉnh trang đô thị, thực hiện Điều 20 của Luật Thủ đô 2024”.

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, trong thời gian qua, Thành ủy, HĐND, UBND TP Hà Nội đã thường xuyên quan tâm, chỉ đạo sát sao đối với cải tạo, phục hồi nhà cổ, biệt thự cũ và các công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954 trên địa bàn TP (như Nghị quyết số 17/2013/NQ-HĐND, ngày 23/7/2013, của HĐND TP ban hành về một số biện pháp cải tạo, xây dựng lại các khu chung cư cũ, nhà cũ xuống cấp; cải tạo, phục hồi nhà cổ, biệt thự cũ và các công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954 trên địa bàn TP; Nghị quyết số 24/2013/NQ-HĐND, ngày 4/12?2013, của HĐND TP về danh mục phố cổ, làng cổ, làng nghề truyền thống tiêu biểu, biệt thự cũ, công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954 và di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn Thủ đô cần tập trung nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa; Chương trình số 10-Ctr/TU, ngày 17/3/2021, của Thành ủy Hà Nội về “Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021 – 2025” (UBND TP đã ban hành Quyết định 1216/QĐ-UBND, ngày 8/4/2022, về Chuyên đề “Giải pháp đẩy mạnh công tác quản lý, sử dụng các biệt thự công được xây dựng từ trước năm 1954 trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2021 – 2025”).

Cùng với đó, tạo cơ chế đột phá, huy động tối đa nguồn lực phát triển Thủ đô, để kịp thời thể chế hóa các quan điểm, định hướng phát triển, khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh, đưa Thủ đô tiếp tục phát triển nhanh và bền vững; phân cấp, phân quyền mạnh mẽ, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn triển khai, cũng như khắc phục các tồn tại của Luật Thủ đô năm 2012. Đặc biệt là Chương trình số 03-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021-2025”, trong đó có nội dung về cải tạo, xây dựng lại các khu chung cư cũ, nhà cũ xuống cấp; cải tạo, phục hồi nhà cổ, biệt thự cũ và các công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954 trên địa bàn thành phố.

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, nhằm nâng cao chất lượng sống, cải tạo không gian sống, cải thiện hạ tầng, tạo ra môi trường sống trong lành và an toàn hơn cho người dân; phát triển kinh tế nhằm cải thiện diện mạo đô thị thu hút đầu tư, du lịch và tạo cơ hội việc làm; bảo tồn văn hóa, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa lịch sử trong quy hoạch đô thị, cần xem xét đến các yếu tố: Quy hoạch đồng bộ: cần có kế hoạch chi tiết về quy hoạch đô thị, bao gồm hạ tầng giao thông, công viên, khu vui chơi, và không gian công cộng; Phát triển bền vững: tích hợp các yếu tố bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tái tạo, và quản lý tài nguyên nước; Tham gia của cộng đồng: khuyến khích sự tham gia của người dân trong quá trình quy hoạch và cải tạo, lắng nghe ý kiến của họ để đáp ứng nhu cầu thực tế. 

Về thực trạng và thách thức: Tình trạng quá tải đô thị: nhiều thành phố đang đối mặt với vấn đề ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, và thiếu cơ sở hạ tầng; Khó khăn trong việc giải phóng mặt bằng: quá trình này thường gặp nhiều trở ngại, dẫn đến chậm tiến độ; Thiếu nguồn lực tài chính: đầu tư cho cải tạo đô thị đòi hỏi nguồn lực lớn, trong khi ngân sách có thể hạn chế.

Có chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư vào cải tạo đô thị

Về giải pháp và đề xuất: Đối với các công trình do nhà nước đang quản lý: Ưu tiên bảo tồn các biệt thự cũ, công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954 có giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, đã được cơ quan có thẩm quyền đánh giá, xếp nhóm 1, nhóm 2. Ưu tiên các biệt thự cũ, công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954 thuộc sở hữu nhà nước; các biệt thự nằm trong danh mục biệt thự không được bán, các biệt thự 1 chủ quản lý, sở hữu, sử dụng; các biệt thự đang sử dụng làm trụ sở, các đại sứ quán.

Ưu tiên các biệt thự cũ, công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954 nằm ở những vị trí (như ở góc phố, quảng trường, những khu vực có tầm nhìn tốt…) có khả năng tạo điểm nhấn cho cảnh quan đô thị; ở những tuyến phố đặc trưng cho một thời kỳ (những tuyến phố có nhiều biệt thự cũ, công trình kiến trúc xây dựng trước năm 1954); công trình có khuôn viên đất rộng, bề mặt thoáng, có cây xanh, cổng, hàng rào; không bị che lấp, được lộ diện ở lớp thứ nhất.

Hà Nội bố trí một phần kinh phí từ Quỹ Bảo vệ di sản và phát triển văn hóa Thủ đô để bảo tồn, chỉnh trang biệt thự cũ, công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954 do TP quản lý (trước mắt giai đoạn 2022-2025, thực hiện Chương trình số 03-CTr/TU, ngày 17/3/2021, của Thành ủy Hà Nội về chỉnh trang đô thị và kinh tế đô thị TP Hà Nội, TP bố trí kinh phí để chỉnh trang, bảo tồn 32 biệt thự, 10 công trình kiến trúc khác; kinh phí khảo sát, đánh giá chất lượng 1.216 biệt thự cũ; kinh phí thiết lập hồ sơ, 3D đối với 222 biệt thự nhóm 1 và phần mềm quản lý 1.216 biệt thự cũ; kinh phí lập danh mục công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954).

Đối với các biệt thự cũ, công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954 thuộc sở hữu tư nhân: Khuyến khích việc giãn dân tại những biệt thự, khuyến khích việc quy gom về một chủ sở hữu đối với các biệt thự cũ theo các quy định của pháp luật; hỗ trợ nhà ở tái định cư hoặc hỗ trợ bằng tiền cho hộ gia đình, cá nhân, khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phá dỡ, tháo bỏ các diện tích xây dựng thêm trong khuôn viên đất vườn, đất lưu không của nhà biệt thự (đặc biệt phần mặt tiền biệt thự cũ).

Khuyến khích các chủ sở hữu, sử dụng tự bỏ kinh phí bảo tồn, chỉnh trang; được hỗ trợ vay vốn với lãi suất ưu đãi tại các ngân hàng thương mại và giảm thuế thu nhập doanh nghiệp như cơ chế cải tạo chung cư cũ. Được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp khi thực hiện bảo tồn, chỉnh trang các biệt thự cũ, công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954.

Các cơ chế hỗ trợ khác của TP: Hà Nội đầu tư kinh phí thực hiện việc khảo sát, đánh giá chất lượng các biệt thự cũ, công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954; Các cơ quan Trung ương và TP hỗ trợ cung cấp tài liệu, hồ sơ để xác định nguồn gốc, sở hữu, quá trình quản lý, sử dụng, cải tạo, sửa chữa của các biệt thự cũ, công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954. Được các cơ quan hỗ trợ thủ tục hành chính trong việc tư vấn, thiết kế, thẩm định, phê duyệt việc bảo tồn, chỉnh trang các biệt thự cũ, công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954. Tăng cường hợp tác công – tư (PPP): khuyến khích đầu tư từ khu vực tư nhân vào các dự án cải tạo đô thị. Ứng dụng công nghệ thông tin: sử dụng công nghệ để quản lý đô thị thông minh, cải thiện giao thông, giảm thiểu ô nhiễm. Xây dựng các chính sách hỗ trợ: đưa ra các chính sách ưu đãi để khuyến khích đầu tư vào cải tạo đô thị.

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, cải tạo, chỉnh trang đô thị không chỉ là việc làm cần thiết để nâng cao đời sống cư dân mà còn là trách nhiệm của các cấp chính quyền, doanh nghiệp và toàn xã hội. Để thực hiện thành công, cần có sự đồng lòng và quyết tâm từ tất cả các chủ thể có liên quan.



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/cai-tao-chinh-trang-do-thi-theo-quy-dinh-cua-dieu-20-luat-thu-do-2024.html

Cùng chủ đề

Cán bộ, công chức Hà Nội hưởng thu nhập tăng thêm theo Luật Thủ đô 2024 thế nào?

Kinhtedothi-Từ 1/1/2025, cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên thuộc TP Hà Nội quản lý, được hưởng thu nhập tăng thêm căn cứ theo năng lực, hiệu quả công việc. Hưởng thu nhập tăng thêm căn cứ theo năng lực, hiệu quả công việc Căn cứ tại khoản 3 Điều 15...

Đảm bảo triển khai Luật Thủ đô 2024 hiệu quả, kịp thời, đúng tiến độ

Kinhtedothi - Ngày 19/12, Văn phòng UBND TP Hà Nội đã có Văn bản số 593/TB-VP thông báo kết luận của Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Hồng Sơn tại cuộc họp về đánh giá kết quả triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024 và triển khai đợt tuyên truyền cao điểm về Luật Thủ đô. Theo đó, để đảm bảo việc triển khai luật hiệu quả, kịp thời và đúng tiến độ kể từ ngày 1/1/2025...

Vỉa hè chưa khô vữa đã bị ô tô, xe máy ‘băm nát’

TPO - Vỉa hè đang lát gạch, chưa khô vữa đã bị các phương tiện chiếm dụng, đây là một trong những nguyên nhân khiến vỉa hè vừa đưa vào sử dụng đã xuống cấp gây mất mỹ quan đô thị, khiến người dân bức xúc. 18/12/2024 | 10:16 ...

Đẩy mạnh tuyên truyền Luật Thủ đô 2024 trên nền tảng số

Kinhtedothi - Các Báo: Hànộimới, Kinh tế & Đô thị, Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội được giao nhiệm vụ chủ động phối hợp với các sở, ngành triển khai tuyên truyền Luật Thủ đô và các nội dung tập huấn trên nền tảng số. Văn phòng UBND TP Hà Nội đã ban hành Công văn số 15217/VP-NC, truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Hồng Sơn về đợt tuyên...

Cả hệ thống chính trị triển khai đợt tuyên truyền cao điểm về Luật Thủ đô

Kinhtedothi - Chiều 17/12, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn chủ trì hội nghị đánh giá kết quả triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024; triển khai tuyên truyền, tập huấn Luật và các văn bản thi hành Luật Thủ đô trong năm 2025... Dự hội nghị có Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Đào Xuân Dũng. Quán triệt, tuyên truyền các quy định của Luật...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Sora của Open AI có đối thủ

Cuộc chiến AI giữa Google và OpenAI ngày càng nóng khi cả hai công ty liên tục tung ra các sản phẩm mới. Sự cạnh tranh ngày càng căng thẳng khi Google DeepMind- phòng nghiên cứu trí tuệ nhân tạo của Google đang nỗ lực tạo ra bước đột phá trong công cụ tạo ra video. Một trong những sản phẩm nổi bật mà DeepMind mới công bố là Veo 2- công cụ AI tạo ra video thế hệ...

Hà Nội xếp hạng 3 di tích lịch sử văn hóa cấp Thành phố

Kinhtedothi - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà vừa ký ban hành Quyết định số 6540/QĐ-UBND ngày 23/12/2024 về việc xếp hạng di tích lịch sử-văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn TP Hà Nội. Theo Quyết định, xếp hạng 3 di tích cấp TP đối với các di tích Lịch sử văn hóa tại xã Vạn Thái, huyện Ứng Hòa, gồm: Đền Đức Thánh Trung; Đền Đức Thánh Hạ; Đình Thái Bình....

dứt đà giảm, tăng nhẹ

Giá thép tại miền Bắc Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.690 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.940 đồng/kg. Thương hiệu thép Việt Ý, dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.640 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.840 đồng/kg. Thép Việt Đức, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.640 đồng/kg, thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.940 đồng/kg. Thép Việt Sing, với thép cuộn CB240 có giá...

Giá kim loại đồng ngày 24/12: tiếp tục tăng nhẹ

Đồng kỳ hạn ba tháng trên sàn giao dịch kim loại London (LME) tăng 0,1% lên 8.949,5 USD/tấn trong phiên giao dịch công khai chính thức. Kim loại được sử dụng trong điện và xây dựng đã giảm 1,2% vào tuần trước khi đồng USD đạt mức cao nhất trong hai năm, khiến kim loại kém hấp dẫn hơn đối với người mua sử dụng các loại tiền tệ khác. Thêm áp lực, Nhóm nghiên cứu đồng quốc tế cho...

Loại bỏ những rào cản phát triển

Kinhtedothi - Rà soát, loại bỏ ngay theo thẩm quyền những thủ tục hành chính (TTHC) đang là rào cản cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN và đời sống người dân, đây là một yêu cầu trong Công điện số 131/CĐ-TTg mới đây của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, cũng là yêu cầu đặt ra khi thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Vẫn còn những “điểm...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Lịch thi đấu Việt Nam – Myanmar hôm nay: Thầy trò HLV Kim Sang-sik không được phép thua

Đội tuyển VN dưới sự dẫn dắt của HLV Kim Sang-sik không được phép thua Myanmar ở trận đấu cuối bảng B giải AFF Cup 2024 diễn ra lúc 20 giờ tối nay (21.12) trên sân Việt Trì (Phú Thọ; trực tiếp trên VTV5, FPT Play) Trận ra mắt của Xuân Son trong màu áo đội tuyển Trận hòa 1-1 hú vía tại Philippines khiến kế hoạch sớm đoạt ngôi đầu bảng B của đội tuyển VN (7 điểm) bị ảnh hưởng...

Nữ sinh Việt đa tài trúng tuyển sớm Đại học Harvard danh tiếng

(Dân trí) - Với kết quả bài thi ACT và điểm trung bình học tập suýt soát tuyệt đối, giỏi thể thao, âm nhạc, Phan Linh Lan- học sinh Trường Quốc tế Concordia (Hà Nội) - vừa trúng tuyển sớm vào Đại học Harvard.   Vỡ òa hạnh phúc Thay vì lên xe bus tới trường, sáng 13/12, Linh Lan hồi hộp chờ trước màn hình máy tính. Đây là ngày ĐH Harvard (Mỹ) thông báo kết quả kỳ xét tuyển sớm...

HLV Myanmar tuyên bố cùng học trò thắng tuyển Việt Nam

HLV Myo Hlaing Wincho biết, Myanmar tập trung nghiên cứu cả đội tuyển Việt Nam chứ không dành sự quan tâm riêng với tiền đạo nhập tịch Nguyễn Xuân Son. Đánh giá về trận đội tuyển Việt Nam trên sân Việt Trì (Phú Thọ), HLV Myo Hlaing Win của Myanmar cho biết: “Đây là trận cuối vòng bảng ASEAN Cup, rất quan trọng với cả hai đội. Chúng tôi cố gắng chiến thắng dù biết trận đấu này rất khó khăn...

Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông sắp mạnh lên thành cơn bão số 10

Áp thấp nhiệt đới trên vùng Nam Biển Đông đang di chuyển nhanh và có thể mạnh lên thành bão số 10 năm 2024. Sức gió mạnh cấp 7, giật cấp 9, gây sóng lớn cho quần đảo Trường Sa và vùng biển phía Tây Nam khu vực giữa Biển Đông. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 13h ngày 22/12, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 7,6 độ Vĩ...

Cùng chuyên mục

Địa chỉ 35 điểm bắn pháo hoa tại thủ đô Hà Nội dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán

Hà Nội sẽ có 5 điểm bắn pháo hoa dịp Tết dương lịch 2025 và 30 điểm bắn chào đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ. Vậy các điểm trên được bố trí ở đâu tại thủ đô Hà Nội? Hà Nội sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm (6 trận địa) ở các quận Hoàn Kiếm, Hà Đông, Nam Từ Liêm, thị xã Sơn Tây và huyện Đông Anh từ 0h - 0h15 ngày 1-1-2025 chào đón Tết...

Sắc màu đa dạng của Triển lãm ảnh ‘Việt Nam hạnh phúc’ tại Thái Lan

Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, 180 bức ảnh khắc họa 180 câu chuyện thú vị và đầy cảm xúc về con người và đất nước Việt Nam hạnh phúc đã được giới thiệu tại Triển lãm “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam”, khai mạc ngày 23/12 tại thủ đô Bangkok, Thái Lan. Sự kiện do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan tổ chức, mang đến cho người...

Khơi thông nguồn lực phát triển

Ngành công thương cần tạo môi trường pháp lý thuận lợi, rõ ràng, minh bạch, khơi thông cho phát triển sản xuất công nghiệp, thương mại ...

Giáng sinh 2024: Xóm đạo lớn nhất TP.HCM đông nghịt người đến vui chơi, chụp hình tối 23.12

Trước lễ Giáng sinh một ngày, nhiều người dân TP.HCM đến xóm đạo Phạm Thế Hiển (Q.8, TP.HCM) tận hưởng không khí lễ hội. Đoạn đường trước các nhà thờ kẹt cứng người và xe, ai cũng phải di chuyển chậm. Clip đông người đến xóm đạo Phạm Thế Hiển vui chơi dịp Giáng sinh Xóm đạo Phạm Thế Hiển là địa điểm nhiều người chọn để check-in dịp Giáng sinh. Những ngày này các giáo xứ được trang hoàng lộng...

Hà Nội xếp hạng 3 di tích lịch sử văn hóa cấp Thành phố

Kinhtedothi - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà vừa ký ban hành Quyết định số 6540/QĐ-UBND ngày 23/12/2024 về việc xếp hạng di tích lịch sử-văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn TP Hà Nội. Theo Quyết định, xếp hạng 3 di tích cấp TP đối với các di tích Lịch sử văn hóa tại xã Vạn Thái, huyện Ứng Hòa, gồm: Đền Đức Thánh Trung; Đền Đức Thánh Hạ; Đình Thái Bình....

Mới nhất

Riêng con tôm mang về trên 100.000 tỷ đồng

Tối 23/12, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) tổ chức "Lễ mừng xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỷ USD năm 2024" tại TP.HCM. Đây...

Giải giao hữu bóng đá TIM CUP MPI năm 2024

(MPI) – Để thiết thực chào mừng kỷ niệm 79 năm Ngày thành lập Ngành Kế hoạch và Đầu tư (31/12/1945 – 31/12/2024), 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), được sự đồng ý của Bộ trưởng, chiều ngày 21/12/2024, tại Sân vận động Hàng Đẫy, Công đoàn Bộ Kế hoạch...

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng tham dự phiên họp về thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng

(MPI) - Ngày 21/12/2024, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo tham dự và phát biểu tại phiên họp Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ...

‘Mưa’ giảm giá, khuyến mại trong ngày Noel

Ngay sát đêm Noel (24/12), các cửa hàng, trung tâm thương mại ở Hà Nội ào ạt tung chương trình giảm giá mạnh lên đến 70%, khiến thị trường vô cùng sôi động. Loạt cửa hàng thời trang, mỹ phẩm trên các phố sầm uất ở Hà Nội như: Thái Hà, Chùa Bộc, Phố Huế, Bà Triệu...đua nhau chăng biển...

Các nhà thờ nổi tiếng ở Hà Nội sẵn sàng làm lễ đón Giáng sinh

Cận ngày lễ Giáng sinh, các nhà thờ nổi tiếng ở Hà Nội đã hoàn thiện tất việc trang trí và đang tất bật dựng sân khấu để chuẩn bị làm lễ kỷ niệm sự ra đời của Chúa...

Mới nhất