Trang chủDu lịchẨm thựcCải khô muối ống lồ ô của người Gié Triêng

Cải khô muối ống lồ ô của người Gié Triêng


Các thành viên nhồi cải vào ống lồ ô để muối
Các thành viên nhồi cải vào ống lồ ô để muối

Mang hương vị núi rừng

Khi tôi đến, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Y Tuân cùng 4 thành viên khác đang tất bật chuẩn bị mẻ dưa cải muối lồ ô mới để kịp đóng gói bán ra thị trường. Đon đả đón khách, các thành viên trong HTX vội tháo chiếc bao tay ni lông để trao tôi cái bắt tay đầy thân mật. Chị Y Tuân hóm hỉnh cười: “Làm gì thì làm, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm phải đặt lên hàng đầu, đặc biệt với những món ăn làm bằng tay như thế này. Khác với ngày xưa, ngày nay có loại bao tay nylon rất tiện lợi, giá bán phải chăng nên chúng tôi sử dụng cho hợp vệ sinh”.

Giới thiệu về món ăn, chị Y Tuân tự hào chia sẻ, cải khô muối ống lồ ô là món ăn truyền thống của cha ông bao đời nay, gắn bó với người dân trong những bữa cơm gia đình đầm ấm cũng như các bữa tiệc, lễ hội của người Gié Triêng. Từ khi còn bé, chị được ông bà, bố mẹ hướng dẫn cách làm những mẻ cải khô muối trong ống lồ ô. Theo đó, cách chế biến món cải khô được chị giữ gìn cho đến tận ngày nay. Món cải khô muối thường được gia đình được nấu với cá suối, chuột đồng.

Các ống lồ ô sau khi được nhồi chặt cứng cải sẽ được đặt trút miệng ống xuống để nước thoát ra ngoài
Các ống lồ ô sau khi được nhồi chặt cứng cải sẽ được đặt trút miệng ống xuống để nước thoát ra ngoài

Món cải khô muối do chị Y Tuân giới thiệu khác xa so với những gì tôi hình dung. Mới nhìn vào, khó nhận diện được đây là lá cải, càng không giống món cải muối chua bày bán ngoài chợ thường được mua về để kho với thịt heo. Bởi cải khô muối ống lồ ô trông như trà khô, màu nâu sẫm với từng sợi xoăn nhỏ.

Trông thì đơn giản, nhưng để có được món cải khô muối chuẩn màu, chuẩn mùi, những người “thợ” phải dày công chuẩn bị, tỉ mỉ trong từng công đoạn. Chị Y Tuân cho biết, không phải người Gié Triêng nào cũng có thể tự tay làm được món cải khô muối lồ ô, bởi để những cây cải xanh mơn mởn thành từng chùm sợi cải khô nâu sẫm ấy buộc người làm phải có kinh nghiệm dày dặn, được mài dũa theo năm tháng.

Từ thuở xa xưa, khi công nghệ chưa xuất hiện nhiều trong cuộc sống thì những thứ có sẵn trong tự nhiên được con người tận dụng để làm ra những món ăn mang đậm hương vị núi rừng, và cải khô muối ống lồ ô là một trong những món ăn ấy. Nguyên liệu chính để thực hiện món cải khô muối đó chính là cải cay được chăm sóc từ đôi tay cần mẫn của người Giẻ Triêng cùng những ống lồ ô to với đốt mắt dài để thuận tiện trong việc muối cải.

Để có một mẻ cải khô muối ống lồ ô đúng vị, người thợ phải trải qua 4 công đoạn quan trọng. Từ việc trồng và chọn những lá cải sạch đem phơi một nắng trên những chiếc nia tre để hấp thụ khí trời. Rồi đem những chiếc nia cải đã phơi một nắng để trong nhà kín hơn một ngày, sau đó mới cho cải vào những ống lồ ô để 2 ngày nữa. Trong 2 ngày đấy, cải trong ống lồ ô tự tiết ra chất làm chín cải. Sau đó, người “thợ’ chẻ đôi ống lồ ô, lấy từng lọn cải có mùi hơi ngai ngái, chua chua mùi men ra, thái sợi nhỏ, rồi đem phơi ngoài nắng đến khi cải khô.

Cải được phơi một nắng trong lồng màn để đảm bảo vệ sinh
Cải được phơi một nắng trong lồng màn để đảm bảo vệ sinh

Đưa sản phẩm vươn xa

Trong những ngày đầu năm mới, bên cạnh niềm vui một mùa màng bội thu thì các thành viên trong HTX Y Tuân còn vui mừng khi sản phẩm cải khô muối ống lồ ô được công nhận là sản phẩm OCOP cấp tỉnh hạng 3 sao vào tháng 1/2022.

Để đạt được kết quả trên là sự nỗ lực của cả tập thể bởi HTX chỉ mới thành lập vào tháng 7/2021 với 5 thành viên. Bên cạnh đó, là sự động viên, quan tâm của chính quyền địa phương muốn phát triển món ăn dân dã của người Gié Triêng trở thành sản phẩm phổ biến trên thị trường, được mọi người biết đến.

Ông Xiêng Thanh Thiên, Bí thư Đảng ủy xã Đắk Nông cho hay: Việc phát triển món cải khô muối ống lồ ô trở thành sản phẩm OCOP như một cái “duyên”. Trong một lần làm việc tại xã, có lãnh đạo tỉnh và huyện cùng tham dự, chúng tôi đã chuẩn bị bữa cơm thân mật và trong đó có món cải muối khô kho cá suối. Sau khi dùng thử, mọi người đều khen cải khô muối ngon vì có vị lạ lạ và động viên xã phát triển món này thành sản phẩm đặc trưng của địa phương. Và để đạt được điều này, suốt nhiều tháng qua, xã đã quan tâm sâu sát từng công đoạn, tạo điều kiện, hỗ trợ để HTX Y Tuân phát triển thành sản phẩm OCOP.

Để đưa sản phẩm vươn xa, HTX Y Tuân đã thiết kế mô hình phơi cải ngoài trời trong lồng màn để tránh sự tác động của côn trùng. Trong nhà kín, HTX xây dựng các khu kệ gác ống lồ ô, để nia tre hay khu vực bồn rửa… đều được xây dựng rất sạch sẽ.

Không những thế, khâu đóng gói cho sản phẩm cải khô muối cũng được đầu tư kỹ lưỡng, từ bao bì đóng gói có mẫu mã bắt mắt đến tem truy xuất nguồn gốc được dán trên bao bì.

Sau khi cải muối được thái nhỏ và phơi khô sẽ được đóng gói vào bao bì
Sau khi cải muối được thái nhỏ và phơi khô sẽ được đóng gói vào bao bì

Từ lúc thành lập HTX, nhiều chị em dân tộc Gié Triêng trong thôn có thêm thu nhập từ việc trồng cải sạch. Chị Y Tuân cho biết, để có 1kg cải muối khô phải cần 28 kg cải tươi. Số lượng người đặt hàng ngày càng nhiều, trung bình mỗi tháng, một thành viên trong HTX đưa ra thị trường khoảng 3 kg cải khô (tương ứng khoảng gần 1 tạ cải tươi), thu về hơn 2 triệu đồng.

“1 kg cải khô có giá bán là 800.000 đồng. Trong gia đình, 1 kg cải khô muối có thể để nấu ăn được rất nhiều lần. Chúng tôi mong rằng, trong thời gian tới, món cải khô muối ống lồ ô của Hợp tác xã sẽ được nhiều người biết đến, để mọi người được thưởng thức món ăn đặc trưng của núi rừng, mang đậm nét văn hóa của dân tộc Gié Triêng”, chị Y Tuân hy vọng.

Sau buổi làm việc, trưa hôm ấy, tôi cảm thấy mình thật may mắn khi được các chị em trong HTX mời thưởng thức món ăn độc đáo của người Gié Triêng – món cải khô muối xào với thịt heo. Và kể từ đó, món ẩm thực độc đáo này của người Gié Triêng vẫn còn đọng mãi trong ký ức tôi.

Độc đáo văn hóa ẩm thực vùng Tây Bắc





Nguồn: https://baodantoc.vn/cai-kho-muoi-ong-lo-o-cua-nguoi-gie-trieng-1717486782405.htm

Cùng chủ đề

TP Hồ Chí Minh đặt mục tiêu huy động 714.000 tỷ đồng nguồn lực xã hội phát triển hạ tầng

(ĐCSVN) - UBND TP Hồ Chí Minh vừa có quyết định phê duyệt Đề án huy động nguồn lực xã hội để đầu tư phát triển hạ tầng trên địa bàn giai đoạn 2024 - 2030. Thành phố sẽ rà soát cơ chế để huy động nguồn lực đầu tư toàn xã hội, phấn đấu đến năm 2030 đạt 714.000 tỷ đồng. ...

Khắc phục tệ “tham nhũng vặt”

(ĐCSVN) - Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong đề nghị tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng tiêu cực ở địa phương, cơ sở, khắc phục tệ “tham nhũng vặt” và tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”. Sáng 26/11, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024. Thực hiện quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp Tổng Thanh tra Chính phủ nêu rõ: Năm 2024, công...

Giải Taekwondo Cảnh sát châu Á mở rộng 2024 sẽ diễn ra tại Việt Nam

(ĐCSVN) - Giải Taekwondo Cảnh sát châu Á mở rộng 2024 sẽ quy tụ nhiều võ sỹ taekwondo hàng đầu của châu lục góp mặt trong các đoàn tham dự. Giải Taekwondo Cảnh sát châu Á mở rộng 2024 do Bộ Công an và Hiệp hội thể thao Công an Nhân dân Việt Nam phối hợp tổ chức hướng tới chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 – 19/8/2025) và 20...

Trao giải Cuộc thi Tìm kiếm Tài năng Khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam 2024

(ĐCSVN) – Ngày 26/11, Vòng Chung kết Cuộc thi Tìm kiếm Tài năng Khởi nghiệp sáng tạo Quốc gia Techfest Việt Nam 2024 đã diễn ra tại TP. Hải Phòng. Đội thi YEAST ERA đã xuất sắc giành ngôi vị cao nhất của Cuộc thi với về công nghệ lên men sinh khối. ...

Người Việt chinh phục núi cao: Lên núi cao, thấy mình bé nhỏ

Việc chinh phục thành công những đỉnh núi cao trên 6.000m hoặc 8.000m là một trải nghiệm thay đổi sâu sắc cả về thể lực và tinh thần đối với các nhà leo núi. "Tôi thức nhiều đêm để suy nghĩ trước câu hỏi của huấn luyện viên đề cập đến viễn cảnh chinh phục đỉnh Manaslu thất bại, có thể trở thành gánh nặng cho gia đình. Sau khi về đích, tôi có được bài học lớn về lòng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tu Mơ Rông (Kon Tum): “An cư lạc nghiệp” nhờ chính sách cho vay xây dựng nhà ở

Thực hiện Nghị định số 28/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) đã triển khai cho...

Thái Nguyên: Chú trọng công khai đảm bảo chất lượng con giống hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo, cận nghèo

Năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Thái Nguyên được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giao thực hiện 2 dự án hỗ trợ chăn nuôi bò sinh sản cho hộ nghèo, cận nghèo tại các huyện Phú Bình và Đại Từ. Để đảm bảo chất lượng, công khai nguồn cung cấp con giống hỗ trợ sinh kế cho các hộ, trước khi đưa bò giống đến tay bà con, Trung tâm Khuyến nông đã tổ chức cho...

Hiệu quả giảm nghèo trong vùng đồng bào DTTS ở Quảng Nam: Nhìn từ Phước Sơn

Nhờ sử dụng hiệu quả nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) và chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, huyện Phước Sơn (Quảng Nam) đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo.Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -...

Chuyện ở thung lũng nóc Ông Đến

Nóc Ông Đến là tên người dân gọi thân thương về nơi ở của mình. Còn gọi theo tên hành chính là tổ 4, thuộc thôn 2, xã Trà Giang, huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi). Nóc Ông Đến như một một thung lũng nằm biệt lập giữa rừng xanh, nơi đây có 14 nóc nhà, với hơn 60 nhân khẩu là đồng bào Co sinh sống hòa mình với núi rừng.Với sự hỗ trợ của Trung ương, địa phương...

Quyết sách giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam phát triển bền vững

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) được xem là một quyết sách đặc biệt giúp Quảng Nam thực hiện mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai thực hiện, đến nay, Chương trình đã bước đầu phát...

Bài đọc nhiều

‘Bún chửi’ cô Huyền: Thực khách tranh luận sôi nổi chuyện có chửi hay không

'Tôi mà vừa bán vừa chửi, bún có nạm kim cương, hột xoàn tôi cũng không thèm. Nhục!'; 'Bộ cả TP.HCM không còn chỗ nào ăn hay sao mà phải vào cái quán bún chửi đó?'; 'Ngon! Thích bỏ đồng tiền vừa ăn vừa nghe chửi cũng vui vẻ mà!'... ...

‘Bún chửi’ cô Huyền khét tiếng Sài Gòn

Ai nói đi Hà Nội mới có bún chửi, phở chửi, người dân TP.HCM vẫn có thể phải/được trải nghiệm loại hình kinh doanh này tại quán bún nước cô Huyền ở quận Phú Nhuận. Thực chất theo quan sát của người viết, khi...

Loại rau mệnh danh “vua giải độc” mọc đầy vườn, nấu món gì cũng bổ

Bồ công anh là một loại rau dại phổ biến rất giàu chất dinh...

Món ăn trường thọ, siêu thực phẩm Nhật dùng mỗi ngày được chuyên gia dinh dưỡng tiết lộ

Vì sao natto là siêu thực phẩm trường thọ của người Nhật? Michiko Tomioka là chuyên gia tuổi thọ, nhà dinh...

Cơ hội trình diễn khác biệt của bánh mì Bắc, Trung, Nam

Lễ hội ẩm thực quốc tế 2024 sẽ quảng diễn bánh mì ba miền để thấy sự đa dạng, đặc sắc của ẩm thực Việt Nam chỉ qua món bánh mì mỗi nơi mỗi khác. Ngày nay khách quốc tế đã đón nhận nước...

Cùng chuyên mục

Cơm tấm, bánh chưng lọt top món ăn từ gạo ngon nhất Đông Nam Á

Cơm tấm, bánh tét, bánh chưng và nhiều món Việt khác đã vinh dự được chuyên trang ẩm thực nổi tiếng Taste Atlas đưa vào danh sách "những món ăn từ gạo ngon nhất Đông Nam Á". Giữ vị trí thứ 2 trong danh sách, cơm tấm được giới thiệu là "món ăn truyền thống của Việt Nam" với nguyên liệu chính là tấm, một loại gạo vỡ trong quá trình sản xuất. Trước đây, cơm tấm chỉ phổ biến ở...

Khách Tây thử món lạ ở con phố ngắn nhất Hà Nội, khen ‘ngon nhất từng ăn’

Lần đầu nếm thử món ăn nhẹ phổ biến ở Hà Nội, 2 vị khách Tây bất ngờ vì hương vị độc đáo và thừa nhận đây là món ngon nhất họ từng ăn trong chuyến du lịch Thủ đô. LỜI TÒA SOẠN Nhiều du khách nước ngoài tới Hà Nội không chỉ ấn tượng với những món ăn mang đậm văn hóa truyền thống Việt mà còn bị thu hút bởi cả các món được nhận xét là...

Ra Hà Nội mùa này ăn bún ốc cổ Bùi Thị Xuân, ghé gánh bún ốc nguội cô Báu

Vừa đáp máy bay, em gái Sài Gòn liền thúc giục cô chị Hà Nội dẫn đi tìm mấy hàng bún ốc nguội ở thủ đô vì rất tò mò về mùi vị của một món ăn đã đạt đến cái đích nghệ thuật ăn ngon của người Hà Nội, như lời của nhà văn Vũ Bằng. ...

Cơ hội ăn phở Hà Nội do robot nấu, phục vụ

Robot thông minh sẽ trình diễn chế biến phở, từ công đoạn nấu nước dùng đến sắp xếp bát phở, phục vụ tới bàn ăn tại Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 diễn ra từ ngày 29-11 đến 1-12 tại Hà Nội. ...

Độc đáo trải nghiệm “phở số” do robot nấu ở Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội

Tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024, khách mời có cơ hội trải nghiệm các món phở truyền thống đặc trưng của Hà Nội và "phở số" do robot thông minh chế biến. ...

Mới nhất

Chuẩn bị tâm thế, điều kiện và nguồn lực để vững vàng bước vào kỷ nguyên mới

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa cho biết, cả nước đang thể hiện quyết tâm cao, chuẩn bị tâm thế, điều kiện và nguồn lực để vững vàng bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tối 25/11, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức trao giải cuộc thi và triển lãm...

Black Friday: MediaMart sale sập sàn đến 70% hàng nghìn sản phẩm

Theo đó, từ ngày 22/11 đến 1/12, khách hàng có cơ hội mua sắm tất cả mặt hàng với giá rẻ chưa từng có trong sự kiện “Black Friday - 10 ngày đen tối rẻ vô đối”. Cụ thể: Smart TV 4K 55 inch Sony, Samsung, LG, Coex, Skyworth chỉ từ 5,99 triệu; Smart TV  4K 65’’ giá...

Hà Lan hỗ trợ nữ doanh nhân Việt Nam thích nghi với nền kinh tế số, mở khóa tiềm năng thương mại toàn cầu

Dự án “Thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường châu Âu thông qua nền tảng thương mại điện tử dành cho các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ tại Việt Nam” nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp có thể tiếp cận sâu hơn vào thương mại số, mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp nữ làm chủ.

Triều Tiên đi thêm một bước trong nỗ lực cắt quan hệ với Hàn Quốc

Ngày 26/11, quân đội Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên cắt đường dây điện do Hàn Quốc lắp đặt để cung cấp điện cho khu công nghiệp chung hiện đã đóng cửa ở thành phố biên giới Kaesong.

Ngân hàng bất ngờ lãi đậm từ bán bảo hiểm, điều gì đang xảy ra?

(NLĐO) – Lợi nhuận từ phân khúc bán bảo hiểm qua ngân hàng tăng mạnh thúc đẩy nhiều ngân hàng góp vốn, lập công ty bảo...

Mới nhất

Hoà vào dòng mây kì ảo