Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhCái giá cho hơn 100 ngày xung đột Israel-Hamas đắt như thế...

Cái giá cho hơn 100 ngày xung đột Israel-Hamas đắt như thế nào?


Tờ The Economist (Anh) đánh giá, hậu quả kinh tế của xung đột Israel-Hamas là rất lớn.

Hơn 100 ngày sau khi cuộc xung đột Israel-Hamas nổ ra ở Trung Đông, căng thẳng vẫn đang leo thang. Hơn nữa, vụ lực lượng Houthi tấn công các phương tiện qua lại tại Biển Đỏ đã làm phức tạp thêm tình hình. Tuy vậy, nhiều nhà quan sát đánh giá, một cuộc chiến tranh toàn diện trong khu vực nhiều khả năng sẽ không xảy ra, phần lớn là do cả Iran và Mỹ đều không muốn điều đó trở thành hiện thực.

Tuy nhiên, tờ The Economist (Anh) cho rằng hậu quả kinh tế của cuộc xung đột là rất lớn.

Cái giá cho hơn 100 ngày xung đột Israel-Hamas đắt như thế nào?
Hậu quả kinh tế nguy hiểm nhất của xung đột có thể là sự khó khăn gây ra cho người dân ở Lebanon và Bờ Tây. Ảnh minh họa.(Nguồn: Getty)

Từ tâm điểm Biển Đỏ

Vùng Biển Đỏ từng xử lý 10% tổng lượng hàng hóa di chuyển trên khắp thế giới. Tuy nhiên, kể từ khi lực lượng Houthi bắt đầu phóng tên lửa bắn phá các tàu container trên Biển Đỏ, khối lượng vận tải đi qua khu vực này đã giảm xuống chỉ còn 30% mức bình thường. Ngày 16/1, Tập đoàn Shell, “ông cả” trong ngành dầu khí, đã trở thành công ty đa quốc gia mới nhất tuyên bố sẽ tránh tuyến đường đi qua Biển Đỏ.

Đối với một số quốc gia giáp khu vực này, các cuộc tấn công bằng tên lửa của lực lượng Houthi gây ra hậu quả tồi tệ hơn nhiều. Nền kinh tế của Eritrea được thúc đẩy chủ yếu nhờ xuất khẩu đánh bắt cá, nông nghiệp và khai thác mỏ.

Tất cả các lĩnh vực này đều liên quan đến biển hoặc di chuyển bằng đường biển. Trong khi, Sudan, một quốc gia đang gặp khủng hoảng, thì Biển Đỏ là điểm tiếp nhận viện trợ duy nhất. Kể từ khi các cuộc tấn công diễn ra, hầu như không có bất kỳ khoản viện trợ nào đến được với 24,8 triệu người dân Sudan nghèo đói.

Sự gián đoạn hơn nữa có thể dẫn đến hủy hoại trên diện rộng đối với nền tài chính và thương mại của Ai Cập, một trong những quốc gia lớn nhất khu vực. Với dân số 110 triệu người, Biển Đỏ là nguồn cung cấp tài chính quan trọng của nước này. Chính phủ Ai Cập đã kiếm được 9 tỷ USD trong năm tài chính 2022-2023 (tính đến hết tháng 6/2023) từ phí cầu đường trên kênh đào Suez, nối liền Địa Trung Hải với Biển Đỏ.

Nếu không có doanh thu từ phí cầu đường, ngân hàng trung ương Ai Cập sẽ cạn kiệt dự trữ ngoại hối, ở mức 16 tỷ USD vào đầu năm 2023. Chính phủ nước này sẽ phải đối mặt với một khoản lỗ lớn trong ngân sách quốc gia, vốn đã dựa phần lớn vào việc bơm tiền mặt từ các quốc gia vùng Vịnh và Tổ chức Tiền tệ quốc tế (IMF).

Cả hai cuộc khủng hoảng của Ai Cập đều có thể xảy ra vào năm 2024. Thu nhập tính đến thời điểm hiện tại của nước này từ kênh đào Suez đã thấp hơn 40% so với thời điểm này năm ngoái. Điều đó đặt nước này vào nguy cơ thực sự cạn tiền, đẩy chính phủ vào tình trạng vỡ nợ và ngân sách chìm trong tình trạng hỗn loạn.

…cho tới Trung Đông

Theo The Economist, các tuyến thương mại quốc tế bị chặn, làm gián đoạn hoạt động vận chuyển toàn cầu và tàn phá nền kinh tế địa phương. Cụ thể hơn, các ngành công nghiệp năng suất cao nhất ở Trung Đông đang bị ảnh hưởng nặng nề. Đặc biệt, ở Lebanon và Bờ Tây, khó khăn ngày càng tăng và nguy cơ gây ra nhiều bạo lực hơn nữa.

Trước khi xung đột bùng phát vào tháng 11/2023, 1/5 tổng lượng xuất khẩu trung bình của một quốc gia Trung Đông – từ công nghệ của Israel đến dầu mỏ của vùng Vịnh – được giao thương trong khu vực. Mặc dù là các đối thủ địa chính trị, nhưng trao đổi thương mại trong khu vực đang tăng lên. Điều này trái ngược với hiện tại, khi hơn một nửa số hàng hóa đã bị phong tỏa trên các tuyến đường này.

Thương mại nội khu vực đã sụp đổ. Đồng thời, chi phí vận chuyển hàng hóa ra khỏi Trung Đông tăng lên đáng kể. Điều đó sẽ khiến nhiều nhà xuất khẩu, hoạt động với tỷ suất lợi nhuận thấp, đứng trước nguy cơ phá sản trong những tháng tới.

Xung đột cũng đã tấn công các ngành công nghiệp hứa hẹn nhất ở Trung Đông. Trước ngày 7/10, lĩnh vực công nghệ của Israel là điểm sáng nhất, đóng góp 1/5 GDP cả nước. Bây giờ lĩnh vực này đang bị bủa vây bởi khó khăn. Các nhà đầu tư đang rút vốn, khách hàng hủy đơn đặt hàng và phần lớn lực lượng lao động của các công ty công nghệ đã được triệu tập để tham gia vào quân đội.

Trong khi đó, Jordan đang phải đối mặt với tình trạng ngành du lịch bị bỏ quên. Đây là một ngành thế mạnh của Jordan, chiếm 15% GDP của nước này. Ngay cả các quốc gia vùng Vịnh khác cũng đang chứng kiến số lượng khách du lịch sụt giảm nghiêm trọng. Trong những tuần sau khi xung đột nổ ra, lượng khách quốc tế đến với Jordan đã giảm 54%. Cũng giống như Ai Cập, phần doanh thu bị mất khiến nước này có nguy cơ gần như vỡ nợ.

Hai “thùng thuốc súng” trực chờ… nổ

Tuy nhiên, hậu quả kinh tế nguy hiểm nhất của xung đột có thể là sự khó khăn gây ra cho người dân ở Lebanon và Bờ Tây, hai “thùng thuốc súng” có thể dễ dàng bùng nổ thành bạo lực nhiều hơn. Hơn 50.000 người đã phải di dời (cũng như 96.000 người ở miền Bắc Israel).

Lebanon đã có một chính phủ tạm thời kể từ khi vỡ nợ vào năm 2019. Trong những tháng gần đây, nền kinh tế của nước này rơi tự do nhanh hơn, khi khách du lịch nước ngoài và các ngân hàng, cùng chiếm tới 70% GDP, đã rời khỏi Lebanon theo cảnh báo của chính phủ các nước.

Mọi thứ cũng không khá hơn ở Bờ Tây. Trong số 3,1 triệu cư dân của thành phố, 200.000 người là công nhân nhà máy từng đến Israel hàng ngày để làm việc. Họ mất việc sau khi Israel thu hồi giấy phép của họ.

Trong khi đó, 160.000 công chức chưa được trả lương, kể từ khi xung đột bắt đầu. Các dịch vụ công đang ngừng hoạt động và việc công chức không trả được tiền thế chấp có nguy cơ gây ra khủng hoảng ngân hàng.

Trung Đông từ lâu đã có nhiều nền kinh tế đứng trên bờ vực. Chính phủ các nước đã xây dựng các chương trình chi tiêu, cân bằng giữa các gói cứu trợ từ các quốc gia vùng Vịnh, các khoản viện trợ từ Mỹ và các khoản vay ngắn hạn đắt đỏ. Nguy cơ tất cả sụp đổ là rất cao.

Phần còn lại của nền kinh tế thế giới cho đến nay ít phải gánh chịu hậu quả từ cuộc xung đột. Giá dầu vẫn tương đối ổn định, ngoại trừ đợt tăng đột biến vào đầu tháng 1/2024, những tác động lên tăng trưởng và lạm phát toàn cầu có thể sẽ ở mức tối thiểu. Tuy nhiên, nếu phần lớn Trung Đông rơi vào khủng hoảng nợ, tất cả có thể dẫn đến sự thay đổi nhanh chóng.





Nguồn

Cùng chủ đề

Mỹ ‘bắn nhầm’ hai phi công của mình trên Biển Đỏ

(CLO) Hai phi công của Hải quân Mỹ đã sống sót sau khi chiếc máy bay chiến đấu của họ bị chính quân đội Mỹ bắn hạ trên Biển Đỏ vào Chủ nhật. ...

Người dân Gaza đối mặt với những mối đe dọa mới khi mùa đông đến gần

(CLO) Tại Gaza, cái lạnh được gia cường bởi mưa phùn và những cơn sóng lớn mùa đông đang đe dọa hàng trăm nghìn người Palestine trú ẩn trong những túp lều. ...

Súng vẫn nổ ở Nam Lebanon, Israel chưa rút quân

Chiều 27/11, truyền thông Israel dẫn lời quan chức an ninh cấp cao nước này cho biết, quân đội Israel đang tiếp tục trấn giữ các trận địa ở phía Nam Lebanon và chưa thực hiện việc thoái lui khỏi chiến trường này theo thỏa thuận ngừng bắn. Theo đó, việc rút quân về bên kia đường Ranh giới Xanh, sẽ được tiến hành một cách tuần tự.Quan chức Israel không đề cập thời gian cụ thể Lực lượng...

Hamas muốn đạt được thỏa thuận chấm dứt xung đột dải Gaza

Ngày 27/11, đại diện Phong trào Hồi giáo Hamas Sami Abu Zuhri cho biết nhóm này "đánh giá cao" quyền của Lebanon trong việc đạt được thỏa thuận bảo vệ người dân của mình, đồng thời hy vọng có một thỏa thuận chấm dứt xung đột dải Gaza."Hamas đánh giá cao quyền của Lebanon và Hezbollah trong việc đạt được thỏa thuận bảo vệ người dân Lebanon. Chúng tôi hy vọng thỏa thuận này sẽ mở đường cho việc...

Du thuyền chở 45 người bị chìm tại Ai Cập

Thống đốc tỉnh Biển Đỏ Amr Hanafi hôm nay (25/11) cho biết, 28 người đã được cứu và nhận được sự chăm sóc y tế cần thiết, trong khi các đội cứu hộ tiếp tục nỗ lực tìm kiếm 17 người còn lại.Chính quyền địa phương đã nhận được tín hiệu cấp cứu từ du thuyền Sea Story lúc 5h30 sáng nay (giờ địa phương).Công tác cứu hộ có sự phối hợp giữa Trung tâm Cứu hộ Hàng hải...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giá vàng giảm, thị trường ‘nín thở’ chờ ông Trump trở lại Nhà Trắng, Trung Quốc sẽ tác động đến thị trường

Giá vàng hôm nay 31/12/2024, Giá vàng giảm trong phiên giao dịch thưa thớt khi thị trường chờ đợi dữ liệu kinh tế của Mỹ và tác động tiềm tàng của việc Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng. Giới phân tích vẫn lạc quan hướng tới mốc 3.000 USD/ounce.

Lượng giao dịch thấp, thanh khoản chậm; top 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất của hồ tiêu Việt Nam

Giá tiêu hôm nay 31/12/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 - 147.000 đồng/kg.

Ukraine có hành động bất ngờ ở Syria, Trung Quốc lập kỷ lục thế giới, tấn công khủng bố ở Iran

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h.

Gazprom “tuyệt tình” với Moldovagaz về khí đốt, Moldova đã lường trước sự việc, có nước đi “cao tay”

Sau khi Gazprom thông báo ngừng cung cấp khí đốt cho Moldova, Thủ tướng nước này đã cáo buộc Điện Kremlin có "chiến thuật áp bức" và sẽ cân nhắc các giải pháp pháp lý, có thể bao gồm cả trọng tài quốc tế.

Còn nhiều dư địa thuận lợi cho tăng trưởng

Trên đà phát triển của mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào, bức tranh thương mại song phương nói chung và thương mại biên giới nói riêng thời gian gần đây có nhiều điểm sáng, góp phần cụ thể hoá, hiện thực hoá nội hàm của mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước.

Bài đọc nhiều

Môi giới bắt tay nhau ép chủ bán nhà giá thấp cho khách

Trước đây chủ nhà rao bán giá nào thì môi giới sẽ báo cho khách mua nhà giá đấy và họ chỉ quan tâm đến hoa hồng chủ nhà dành cho mình. Nhưng hiện nay môi giới còn phải tìm cách để chủ nhà đưa ra mức giá hợp lý nhất với khách hàng nhằm có thể chốt được giao dịch.Anh Nguyễn Văn Hà (một môi giới nhà đất ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) chia sẻ,...

Giá dừa khô 140.000 đồng/chục, nhà vườn sống khỏe

Hiện nay, giá dừa khô tại Bến Tre đang được các thương lái thu mua 140.000 đồng/chục (12 trái), mức giá cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây, mở ra cơ hội cho người nông dân các tỉnh ĐBSCL có thể 'sống được với cây dừa'. ...

Độc lạ nghề đào tạo phong thái doanh nhân, công sở, khách chi trăm triệu đi học

Khi doanh nghiệp chú trọng hơn trong giao tiếp khách hàng Sớm nhận ra nhu cầu của thị trường về nghi thức giao tiếp trong kinh doanh, chị Đặng Bảo Trâm (TP.HCM) đã du nhập bộ môn Business Etiquette (các quy tắc của giao thức kinh doanh)...

Những ‘ông lớn’ nào từ Singapore đầu tư 80 tỷ USD vào Việt Nam?

Dòng tiền tỷ USD từ hai quỹ chính phủ Singapore GIC và Temasek GIC là quỹ đầu tư quốc gia của Singapore. Tổ chức này đang đầu tư mạnh vào các thị trường mới nổi như Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam và đa dạng hóa sản xuất bên ngoài Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng Mỹ - Trung nổi lên kể từ năm 2018. GIC được ước tính có tài sản khoảng hơn 700 tỷ USD. Gần đây,...

Ô tô điện đang thu hút người dùng, quy mô thị trường Việt 5-7 tỉ USD

Xe điện đang dần trở thành tâm điểm chú ý tại Việt Nam khi nhiều người tiêu dùng chuyển hướng sang các phương tiện giao thông thân thiện với môi trường. Đại học RMIT Việt Nam dự báo thị trường xe điện tại Việt Nam có thể đạt quy mô 5 - 7 tỉ USD. ...

Cùng chuyên mục

Du lịch TP.HCM đặt mục tiêu đón 8,5 lượt triệu khách quốc tế

TP.HCM đặt mục tiêu đón 8,5 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2025 và 45 triệu lượt khách nội địa, tổng thu du lịch ước đạt 260.000 tỉ đồng. Các con số này đều tăng mạnh so với năm trước. Ngày 30-12,...

Mặn tăng nhanh bất ngờ, nhà vườn Bến Tre không kịp trở tay

'Khoảng 1 tuần qua gia đình tôi phải sử dụng nước mặn. Do không kịp chuẩn bị nên các vật dụng trong nhà bị gỉ sét, giờ rửa xe tôi cũng không dám', người dân than thở. ...

Công ty bầu Đức bất ngờ trả hơn 1.000 tỉ đồng nợ trái phiếu trong 2 ngày

Chỉ trong hai ngày cuối năm, Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai đã thanh toán hơn 1.000 tỉ đồng nợ trái phiếu cho BIDV. Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) do ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) làm chủ...

Năm 2025, tín dụng tăng 16%, tiến tới bỏ giao ‘room’ tín dụng

Đó là định hướng điều hành tín dụng trong năm 2025 vừa được Ngân hàng Nhà nước thông tin vào tối nay 30-12. Trong thông cáo phát đi tối 30-12 tới các cơ quan báo chí, Ngân hàng Nhà nước cho biết đã có...

EVNFinance bất ngờ chấm dứt hợp đồng với kiểm toán ‘Big4’ E&Y

Dù chưa hết năm, Công ty tài chính cổ phần Điện lực (EVNFinance) vừa có động thái chấm dứt hợp đồng cung cấp dịch vụ kiểm toán cho năm 2024 với Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam. Nghị quyết của hội đồng...

Mới nhất

Dấu hiệu cảnh báo lượng mỡ trong gan cao

'Bệnh gan nhiễm mỡ là vấn đề về gan phổ biến. Tình trạng này có thể khiến gan bị viêm, xơ gan, thậm...

Bác sĩ chỉ ra thời gian đi bộ theo độ tuổi để khỏe hơn

Đi bộ là một trong những hình thức tập thể dục đơn giản và hiệu quả nhất, mang lại nhiều lợi ích sức...

Dấu hiệu nào cảnh báo cơ thể đang bị viêm mạn tính?

Viêm là phản ứng tự nhiên của hệ miễn dịch để đối phó với nhiễm trùng hay chấn thương. Tình trạng viêm kéo...

Giật mình với việc kiểm tra, giám sát

(NLĐO) - Lợi dụng lỗ hổng trong kiểm tra, giám sát, các đối tượng đã sản xuất hàng ngàn tấn giá đỗ ủ hóa chất để tung...

Mới nhất