Trang chủSự kiệnCải cách thể chế, đưa đất nước vào kỷ nguyên mới

Cải cách thể chế, đưa đất nước vào kỷ nguyên mới

Bài phát biểu tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV ngày 21/10 vừa qua của Tổng Bí thư Tô Lâm là bước đột phá quan trọng về tư duy, bởi lần đầu tiên, người đứng đầu Đảng đã chỉ ra một cách rõ ràng “Trong 3 điểm nghẽn lớn nhất hiện nay là thể chế, hạ tầng và nhân lực thì thể chế là điểm nghẽn của điểm nghẽn…”.

Hơn lúc nào hết phương châm nhìn thẳng vào sự thật để nói lên sự thật lại trở nên cần thiết và cấp bách vào thời điểm hiện tại. Chúng ta không tô vẽ, đánh bóng hiện thực mà cần nhận diện đúng hiện thực để từ đó mới có những giải pháp phù hợp.

Cải cách thể chế, đưa đất nước vào kỷ nguyên mới - 1
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV (Ảnh: Media QH)

Nhiều chuyên gia, học giả đã bình luận, phân tích những nhận định, đánh giá của Tổng Bí thư về điểm nghẽn thể chế và đề xuất khá nhiều giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả cải cách thể chế trong thời gian tới.

Điểm dễ dàng nhận thấy là các ý kiến đều thống nhất nói thể chế là nói đến pháp luật. Hệ thống pháp luật của đất nước có chất lượng, có sự ổn định và đặc biệt là phù hợp với thực tiễn, đương nhiên sẽ hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội. Thông qua một hệ thống pháp luật như vậy mà một môi trường kinh doanh lành mạnh được tạo ra, người dân, doanh nghiệp yên tâm làm ăn, tin tưởng vào sự công bằng và chính trực của hệ thống pháp luật.

Hiểu về thể chế như vậy hoàn toàn đúng, nhưng dường như chưa đủ. Bên cạnh hệ thống pháp luật là một bộ phận quan trọng hàng đầu của thể chế, thì thể chế còn bao gồm nhiều bộ phận cấu thành khác.

Ngay trong bài phát biểu của mình, sau khi nêu “chất lượng xây dựng, hoàn thiện pháp luật chưa đáp ứng nhu cầu của thực tiễn, một số luật mới ban hành đã phải sửa đổi…”, Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ rõ: “Thủ tục hành chính còn rườm rà, dịch vụ công trực tuyến tuy đã được cải tiến nhưng chưa thuận tiện, thông suốt. Tổ chức thực thi pháp luật, chính sách vẫn là khâu yếu; phân cấp, phân quyền chưa triệt để, chưa rõ trách nhiệm; sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu quả, giảm đầu mối, giảm cấp trung gian còn bất cập. Một bộ phận còn cồng kềnh, chồng chéo, giữa lập pháp và hành pháp chưa thực sự đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước”.

Như vậy là đi cùng với pháp luật còn là thủ tục hành chính, là dịch vụ công trực tuyến, là tổ chức thực thi pháp luật, chính sách, là phân cấp, phân quyền, là tổ chức bộ máy… Và chính đây là cơ sở để hiểu thể chế theo nghĩa rộng, đầy đủ của nó, chứ không chỉ hiểu theo nghĩa hẹp thể chế bằng hệ thống pháp luật.

Ba học giả Daron Acemoglu, Simon Johnson và James A. Robinson đã nhận được giải thưởng Nobel Kinh tế năm 2024 vì những nghiên cứu về cách thức thể chế được hình thành và ảnh hưởng đến sự thịnh vượng của quốc gia. Các ông đã chỉ rõ vai trò của thể chế trong phát triển của nhiều nước, cụ thể hơn là tại sao có nước giàu, nước nghèo, tại sao có sự chênh lệch về thu nhập đầu người giữa các nước?

Điều hết sức quan trọng theo quan niệm của các ông khi nói đến thể chế là nói đến quyền sở hữu, chính phủ trung thực, hệ thống pháp luật tin cậy, ổn định chính trị và thị trường mở, cạnh tranh. Theo quan niệm này thì rõ ràng hệ thống pháp luật chỉ được xem là một bộ phận của thể chế.

Nhiều nhà nghiên cứu chia thể chế thành thể chế kinh tế và thể chế chính trị. Thể chế kinh tế là các quy tắc nằm trong pháp luật và chính sách, điều chỉnh mối quan hệ tương tác của các tác nhân kinh tế. Những quy tắc này quy định rõ mức độ hạn chế mà các tác nhân kinh tế phải chịu trong các hoạt động tương tác, tạo ra cơ cấu và cơ chế kích thích các tác nhân kinh tế trong xã hội.

Các ví dụ về thể chế kinh tế như luật về quyền sở hữu, thu xếp tín dụng, chính sách tác động đến việc tiếp cận phương tiện sản xuất cũng như tiêu dùng…

Tự do kinh tế là một trong những quyền cơ bản của con người. Trong một xã hội tự do kinh tế, nhà nước cho phép lao động, vốn và hàng hóa tự do lưu thông, đưa ra rất ít những hạn chế, cấm đoán. Các nước đi đầu về tự do kinh tế như Singapore, New Zealand… tạo ra tự do kinh doanh, tự do đầu tư và bảo đảm quyền sở hữu cũng như hoạt động có hiệu quả của thị trường.

Thể chế chính trị liên quan tới việc tổ chức hệ thống chính trị ra sao, quyền lực và thẩm quyền được chính danh, phân chia và kiểm soát như thế nào. Điểm đặc biệt đáng lưu ý trong thể chế chính trị là mức độ can thiệp của nhà nước vào hoạt động kinh tế, là sự minh bạch trong hoạt động của bộ máy công quyền và sự tin cậy của bộ máy được tạo ra trong dân chúng và cộng đồng doanh nghiệp.

Một cách tiếp cận rộng quan niệm về thể chế sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho việc xác định nội hàm của cải cách thể chế, mà trước hết là cải cách hệ thống pháp luật, nhưng đồng thời cũng là những thay đổi, cải cách hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung, trong đó đặc biệt là bộ máy hành chính nhà nước với chức năng là tổ chức thực hiện pháp luật, quản trị nền hành chính quốc gia.

Một hệ thống pháp luật tin cậy, chất lượng là cần thiết song sẽ chẳng phát huy được tác dụng bao nhiêu khi vẫn tồn tại một bộ máy hành chính quan liêu gắn với một đội ngũ công chức, viên chức không đủ năng lực quản lý, thiên về “hành là chính”. Cho nên, nói cải cách thể chế thực sự theo tinh thần của người đứng đầu hệ thống chính trị nước ta đã phát biểu, chính là nói tới nhiều cuộc cải cách diễn ra đồng thời, qua đó tạo lập cho được những căn cơ, tiền đề quan trọng cho sự phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới.

Tác giả: TS Đinh Duy Hòa nguyên là Vụ trưởng Vụ cải cách hành chính, Bộ Nội vụ

Dantri.com.vn

Nguồn:https://dantri.com.vn/tam-diem/cai-cach-the-che-dua-dat-nuoc-vao-ky-nguyen-moi-20241031070939223.htm

Cùng chủ đề

Thông điệp của Tổng Bí thư về cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy

"Tuyệt đối không để xảy ra bao biện, làm thay hoặc buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng", thực hiện những thay đổi có tính cách mạng để hướng đến một hệ thống chính trị "tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả" là những thông điệp nổi bật trong các bài viết, bài phát biểu gần đây của Tổng Bí thư Tô Lâm. Các nội dung này đã nhận được nhiều sự chú ý, bàn luận tích cực,...

Thủ tướng: Phân cấp, phân quyền phải đi đôi với phân bổ nguồn lực

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng phân cấp, phân quyền phải đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi của các cấp. Chiều 12/11, Quốc hội chất vấn Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) cho biết Chính phủ đặt ra nhiệm vụ muốn nâng cao hiệu lực, hiệu quả một cách thực chất của bộ máy hành chính thì phải gắn với phân cấp, phân quyền hợp...
23:44:38

Bên lề Quốc hội: Cần thời gian chuẩn bị xây dựng đường sắt tốc độ cao trục Bắc Nam

Chiều 7/11, Quốc hội cho phép điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Trong đó bổ sung việc trình chiếu video clip về Dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc Nam để phục vụ Quốc hội thảo luận về nội dung này. Bên lề Quốc hội, một số đại biểu chia sẻ quan điểm về tính khả thi và hiệu quả khi triển khai dự án. Video Đại biểu Lê Hoàng Anh, Đoàn...

Kỷ nguyên vươn mình – Nhận thức mới, quyết tâm mới của người đứng đầu Đảng

(VTC News) - Không chỉ phản ánh tinh thần thể hiện trong các văn kiện sắp tới của Đảng, theo các chuyên gia, "kỷ nguyên vươn mình của dân tộc" còn truyền tải thông điệp rõ hơn về một nhận thức mới và quyết tâm mới của người đứng đầu Đảng. Những diễn ngôn "khởi điểm mới", "kỷ nguyên mới", "kỷ nguyên vươn mình của dân tộc" xuất hiện trong xã hội sau khi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô...

Hiện thực hoá khát vọng “Make in Vietnam”

Nghị quyết 52 của Bộ Chính trị được ban hành với phương châm Việt Nam sẽ chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, cụm từ “Make in Vietnam” được đưa ra năm 2019 đã khiến nhiều người tò mò xen lẫn hoài nghi. Sau một thời gian ngắn cụm từ này đã thành định hướng tạo động lực cổ vũ các công ty công nghệ số trong nước. Vtcnews.vn

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thông điệp của Tổng Bí thư về cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy

"Tuyệt đối không để xảy ra bao biện, làm thay hoặc buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng", thực hiện những thay đổi có tính cách mạng để hướng đến một hệ thống chính trị "tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả" là những thông điệp nổi bật trong các bài viết, bài phát biểu gần đây của Tổng Bí thư Tô Lâm. Các nội dung này đã nhận được nhiều sự chú ý, bàn luận tích cực,...

Bộ Công an “gọi tên” nhóm Báo chốt 141, Thông chốt kiểm soát nồng độ cồn

(Dân trí) - Nhắc đến việc tạo lập hội nhóm đối phó, phản kháng lực lượng chức năng, Bộ trưởng Công an điểm danh các nhóm điển hình như Báo chốt 141, Thông chốt kiểm soát nồng độ cồn, bắn tốc độ... Chiều 12/11, trong phiên đăng đàn của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, chủ tọa điều hành phiên chất vấn mời Bộ trưởng Công an làm rõ thêm vấn đề liên quan về việc...

Thanh Thủy đăng quang Hoa hậu Quốc tế 2024

(Dân trí) - Đại diện Việt Nam - Thanh Thủy - đăng quang hoa hậu sau khi vượt qua 70 đại diện tại cuộc thi Hoa hậu Quốc tế 2024 (Miss International 2024). Chung kết cuộc thi Hoa hậu Quốc tế 2024 (Miss International 2024) diễn ra tại Tokyo (Nhật Bản) vào chiều 12/11 (giờ Việt Nam). Thanh Thủy đã trở thành người đẹp đầu tiên của Việt Nam đăng quang Hoa hậu Quốc tế. Á hậu 1 là người đẹp...

Bí thư Nam Định Phạm Gia Túc làm Phó Chánh văn phòng Trung ương

(Dân trí) - Ông Phạm Gia Túc, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy Nam Định, được bổ nhiệm, điều động giữ chức Phó Chánh văn phòng Trung ương Đảng, theo quyết định của Bộ Chính trị. Chiều 12/11, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Theo quyết định này, ông Phạm Gia Túc sẽ thôi tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy,...

Những phần trình diễn mang vương miện về cho tân Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy

(Dân trí) - Tại chung kết Hoa hậu Quốc tế 2024, Huỳnh Thị Thanh Thủy thể hiện rất chuyên nghiệp, tự tin để giành vương miện cao nhất. Ở từng phần thi, người đẹp Việt Nam đều thể hiện được khí chất hoa hậu. Ở chung kết Hoa hậu Quốc tế 2024 tại Tokyo (Nhật Bản), chiều tối 12/11, Thanh Thủy và 70 thí sinh đã trải qua các phần thi như: Trình diễn trang phục dân tộc, trình diễn...

Bài đọc nhiều

Những cam kết chính sách của ông Trump sẽ tác động tới kinh tế Việt Nam ra sao?

Ông Donald Trump thắng cử tổng thống thứ 47 của Mỹ. Khoảng hơn 2 tháng nữa, ông Trump sẽ chính thức bước vào Nhà Trắng và thực hiện các cam kết với cử tri. Các cam kết này là gì và sẽ tác động như thế nào tới kinh tế Việt Nam? Các cam kết chính sách Xuất thân từ kinh doanh, từ một tỷ phú nổi tiếng, ông Donald Trump bước vào các cuộc vận động tranh cử khác với rất nhiều...

Bộ trưởng TT-TT: ‘Số người dùng 1.000 mạng xã hội Việt Nam cộng lại bằng Facebook, TikTok’

Bộ trưởng TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, hiện Việt Nam đã cấp phép gần 1.000 mạng xã hội, số người dùng cộng lại bằng hoặc cao hơn các mạng xã hội như Facebook, TikTok... Mạng xã hội không tuân thủ có thể bị dừng hoạt động Sáng 12.11, nêu câu hỏi chất vấn Bộ trưởng TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng, đại biểu Trần Thị Thu Hằng (đoàn Đắk Nông) nêu tình trạng quảng cáo không đúng gây hiểu nhầm, thậm chí có thể...

Quốc hội chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng

Sáng ngày 11/11, kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thứ nhất thuộc lĩnh vực ngân hàng, bao gồm các nội dung: Việc điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới nhiều biến động; Công tác quản lý nhà nước về thị trường vàng, thị trường ngoại hối; Công tác hỗ trợ...

Quốc hội chất vấn nhóm vấn đề thứ hai thuộc lĩnh vực y tế

Chiều ngày 11/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội sẽ tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thứ hai thuộc lĩnh vực y tế, bao gồm các nội dung: Việc huy động, bố trí lực lượng y tế, bảo đảm thuốc men, vật tư y tế cung cấp cho người dân và công tác phòng, chống dịch bệnh sau thiên tai; Việc cấp giấy phép,...

Phát triển bảo tàng Việt Nam trong kỷ nguyên số

  Trong bối cảnh chuyển đổi số và hội nhập quốc tế sâu rộng, các bảo tàng Việt Nam đang đứng trước cơ hội và thách thức to lớn trong việc đổi mới để thu hút công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ. Nhiều bảo tàng ở Việt Nam đã có cách tiếp cận nhằm thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm, tạo nên những dấu ấn riêng biệt, góp phần bảo tồn di sản và giáo dục công chúng. Những mô...

Cùng chuyên mục

Thông điệp của Tổng Bí thư về cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy

"Tuyệt đối không để xảy ra bao biện, làm thay hoặc buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng", thực hiện những thay đổi có tính cách mạng để hướng đến một hệ thống chính trị "tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả" là những thông điệp nổi bật trong các bài viết, bài phát biểu gần đây của Tổng Bí thư Tô Lâm. Các nội dung này đã nhận được nhiều sự chú ý, bàn luận tích cực,...

Ông Trump chọn thêm quan chức phụ trách nhập cư, từng là nông dân

Truyền thông Mỹ khẳng định nữ Thống đốc bang South Dakota Kristi Noem đã được ông Trump chọn làm bộ trưởng An ninh nội địa trong chính phủ sắp tới. Thống đốc bang South Dakota Kristi Noem (phải) được truyền thông Mỹ khẳng định sẽ đảm nhiệm vị trí bộ trưởng An ninh nội địa - Ảnh: REUTERS Ngày 12-11, báo Wall Street Journal dẫn nguồn thạo tin khẳng định Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã chọn Thống đốc bang South...

Ông Trump chọn nhân vật ‘diều hâu’ với Trung Quốc làm cố vấn an ninh quốc gia

Nhiều vị trí trong chính quyền sắp tới của ông Trump đang dần được lấp đầy, từ cố vấn an ninh quốc gia cho tới đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc. Dân biểu Mike Waltz phát biểu tại Đại hội toàn quốc Đảng Cộng hòa (RNC) ở Milwaukee, bang Wisconsin, Mỹ vào ngày 15-7 năm nay - Ảnh: REUTERS Tối 11-11 giờ địa phương (sáng 12-11 theo giờ Việt Nam), Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã chọn ông...

Thủ tướng: Phân cấp, phân quyền phải đi đôi với phân bổ nguồn lực

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng phân cấp, phân quyền phải đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi của các cấp. Chiều 12/11, Quốc hội chất vấn Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) cho biết Chính phủ đặt ra nhiệm vụ muốn nâng cao hiệu lực, hiệu quả một cách thực chất của bộ máy hành chính thì phải gắn với phân cấp, phân quyền hợp...

Liệu ông Donald Trump có thể đảo ngược cam kết giảm phát thải toàn cầu?

Theo chuyên gia, Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump không tin vào biến đổi khí hậu nhưng xu hướng toàn cầu về thương mại và đầu tư là không thể đảo ngược. Tại hội thảo “Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn”, do báo Đầu tư tổ chức ngày 12/11, TS. Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), cho...

Mới nhất

Tại sao các tuyến đường sắt của Trùng Khánh có thể đi xuyên qua các tòa nhà?

Trùng Khánh, một trong những đô thị phát triển nhanh nhất của Trung Quốc, nổi tiếng với vẻ đẹp thiên nhiên tuyệt mỹ, lịch sử lâu đời, và nền văn hóa ẩm thực phong phú. Tuy nhiên, có một...

Du lịch Hà Nội đón hơn 23 triệu lượt khách

Kinhtedothi - Sở Du lịch Hà Nội thông tin, trong tháng 10/2024 ngành du lịch đã đón được 2,05 triệu lượt khách, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó khách du lịch quốc tế đạt hơn 553.000 lượt, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm trước; khách du lịch nội địa đạt 1,5 triệu lượt, tăng 7,1%...

Linh kiện sửa chữa iPhone 16 đã được bán

Theo đó, các linh kiện sửa chữa của dòng iPhone 16 sẽ được bán thông qua cửa hàng sửa chữa tự phục vụ của Apple tại Mỹ và châu Âu. Như vậy, người dùng có thể đặt mua các linh kiện và công cụ sửa chữa chính hãng, cũng như truy cập hướng dẫn sửa chữa từ cửa hàng...

Tân HLV thủ môn tuyển Việt Nam là ‘bạn nhậu’ của ông Kim Sang-sik

Cách đây ít ngày, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) ký hợp đồng với Lee Won-jae - huyền thoại của bóng đá Hàn Quốc. Ông Lee sắm vai trò HLV thủ môn cho đội tuyển Việt Nam và bắt đầu công việc ngay từ chuyến tập huấn tại Hàn Quốc vào ngày 23/11. HLV Lee Won-jae sẽ...

Lá ổi có lợi ích gì đối với sức khoẻ?

Lá ổi có lợi ích gì đối với sức khoẻLương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, Hội Đông y Hà Nội cho biết, lá ổi được mệnh danh là "thần dược" bởi chứa nhiều hợp chất có lợi. Trong Đông y, lá ổi là phương thuốc thảo dược chữa tiêu chảy. Để điều trị, đun sôi 30 g lá...

Mới nhất