Trang chủNewsThế giớiCải cách lương hưu và sự chia rẽ trong lòng nước Pháp

Cải cách lương hưu và sự chia rẽ trong lòng nước Pháp


Kích hoạt Điều 49.3

Lường trước thất bại có thể xảy ra do liên minh đảng cầm quyền của Tổng thống Emmanuel Macron không đủ đa số cần thiết, ngày 16-3, Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne đã kích hoạt Điều 49.3 của hiến pháp để thông qua dự luật cải cách lương hưu, tước đi cơ hội bỏ phiếu của các nghị sĩ tại Hạ viện.

Kế hoạch cải cách lương hưu bao gồm việc tăng tuổi nghỉ hưu từ 62 lên 64, đồng thời, người lao động phải có ít nhất 43 năm làm việc mới đủ điều kiện hưởng lương hưu đầy đủ. Vốn gây tranh cãi ngay từ khi được đề xuất, song cách dự luật được thông qua mới chính là động thái “đổ thêm dầu vào lửa”, làm bùng lên cơn thịnh nộ của người lao động Pháp.

CNN dẫn số liệu từ tổ chức thăm dò ý kiến IFOP cho thấy, 83% thanh niên trong độ tuổi từ 18-24 và 78% những người trên 35 tuổi nhận thấy cách thức thông qua dự luật của Chính phủ là “không chính đáng”. Sau khi Điều 49.3 được kích hoạt, tỷ lệ người dân Pháp phản đối cải cách đã lên tới hơn 70%.

Vì sao nhất định phải thông qua

Cải cách xã hội, nhất là cải cách hệ thống lương hưu, là một trong những cam kết hàng đầu của Tổng thống Macron khi ông tái tranh cử vào năm 2022, cũng là chủ đề ông theo đuổi trong cả nhiệm kỳ trước đó. Đối với chính quyền Pháp, đây là một vấn đề cấp bách, bởi lẽ quốc gia này đang phải đối mặt với tình trạng thâm hụt ngân sách và già hóa dân số nghiêm trọng.

Vào quý III-2022, nợ quốc gia của Pháp ở mức 113,4% GDP, cao hơn cả Anh (100,2%), Đức (66,6%), tương đương với các nền kinh tế đang gặp khó khăn như Tây Ban Nha (115,6%), Bồ Đào Nha (120,1%). Theo Bộ trưởng Lao động Olivier Dussopt, nếu không hành động ngay lập tức thì tới năm 2027, thâm hụt lương hưu sẽ lên tới hơn 13 tỷ USD mỗi năm. Trên tờ DW, nhà kinh tế học người Pháp Philippe Crevel cũng khẳng định: “Cải cách này là cần thiết để thu hút nhiều lực lượng lao động hơn nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế”.

Pháp, Anh và Đức đều đang phải vật lộn với thực trạng thiếu hụt lao động, khi tình trạng già hóa dân số và sụt giảm tỷ lệ sinh đều ở mức nghiêm trọng. Thống kê cho thấy, năm 1950, cứ 4 người lao động Pháp sẽ “gánh vác” 1 người hưu trí (tỷ lệ 4/1). Năm 2000, con số này đã là 2/1. Dự báo tới năm 2040, tỷ lệ này chỉ còn 1,3/1. Đó sẽ là một gánh nặng cả về mặt tài chính và sức khỏe tâm thần đối với người lao động.

Hiện Pháp vẫn là một trong những nước có tuổi nghỉ hưu thấp nhất trong các nước công nghiệp phát triển như Anh (66), Đức và Italy (67), Thụy Điển, Tây Ban Nha, Mỹ và Canada (65). Còn xét về độ tuổi nghỉ hưu muộn nhất, có lẽ là ở Indonesia (68).

Người lao động bất bình

Cải cách lương hưu từ lâu đã là một vấn đề nhức nhối ở Pháp. Năm 1995, các cuộc biểu tình rầm rộ kéo dài hàng tuần đã buộc Chính phủ khi đó phải từ bỏ kế hoạch cải cách. Năm 2010, hàng triệu người đã xuống đường phản đối việc tăng tuổi nghỉ hưu từ 60 lên 62 và đến năm 2014, những cải cách tiếp theo đã vấp phải phản ứng dữ dội của công chúng.

Đối với nhiều người Pháp, hệ thống lương hưu và an sinh xã hội được coi là nền tảng thể hiện trách nhiệm và mối quan hệ của Nhà nước với công dân. Nếu được thực hiện, kế hoạch cải cách lương hưu sẽ tác động đặc biệt nặng nề đến các tầng lớp người lao động. 

Bác sĩ tâm lý Bertille cáo buộc: “Cải cách này là giọt nước làm tràn ly… Chúng tôi còn trẻ, còn rất lâu nữa mới nghỉ hưu. Nhưng nếu đồng ý để Chính phủ cắt xén quyền lợi hưu trí thì sau này, chính chúng tôi sẽ chịu thiệt.” Nhân viên y tế Geraldine tại Bệnh viện Pitié-Salpêtrière than thở, bà đã làm việc suốt 38 năm, đặc biệt căng thẳng trong thời kỳ đại dịch và đã cảm thấy kiệt sức. Nếu kéo dài thêm, bà lo mình không còn đủ sức khỏe cho công việc.

Eric Schwab, một giáo viên tiểu học, mỗi khi biểu tình luôn giơ cao biểu ngữ: “Tôi từ chối lãng phí cuộc đời để kiếm sống”. Khi đề cập đến việc tuổi nghỉ hưu ở Pháp vẫn thấp nhất trong châu Âu, Schwab bất bình: “Họ chỉ so sánh chúng tôi với các quốc gia khác khi điều đó có lợi cho họ… Sao họ không thừa nhận thực tế là người Đức có thu nhập gấp đôi so với người Pháp, dù cùng làm một công việc?”.

Nhà lập pháp Sophia Chikirou của Đảng cực tả La France Insoumise (LFI) bày tỏ, kế hoạch cải cách hưu trí vừa làm chất lượng cuộc sống thụt lùi, vừa gây bất bình đẳng về kinh tế. Đa số dư luận phản đối đều cho rằng, cải cách sẽ tác động nặng nề lên những người dễ bị tổn thương, người lao động nghèo, thay vì lẽ ra phải hướng tới việc đánh thuế nhiều hơn đối với các tập đoàn lớn hoặc giới siêu giàu để cân bằng ngân sách.

Việc Thủ tướng Pháp kích hoạt Điều 49.3 cũng đồng nghĩa với kích hoạt các cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với Chính phủ. Ngày 20-3, các đảng phái chính trị và dư luận Pháp nín thở chờ đợi. Nếu thất bại trong cuộc bỏ phiếu này, nội các Thủ tướng Elisabeth Borne sẽ phải ra đi. Kết quả là, Chính phủ Pháp đã vượt qua trong gang tấc, khi số phiếu bất tín nhiệm chỉ đạt 278, chưa đủ so với số phiếu cần thiết là 287.

Sự việc chưa có hồi kết khi các chính trị gia đối lập cực lực chỉ trích kế hoạch cải cách lương hưu là “bất hợp pháp” đồng thời kêu gọi tiếp tục biểu tình và đình công trên toàn quốc.

HÀ PHƯƠNG





Nguồn

Cùng chủ đề

Cảnh sát Mỹ bị đình chỉ vì quật ngã cụ ông gốc Việt gây xuất huyết não

Sở cảnh sát thành phố Oklahoma (bang Oklahoma, Mỹ) hôm 14.11 thông báo đình chỉ công tác đối với cảnh sát Joseph Gibson, người đã quật ngã một cụ ông gốc Việt khiến nạn nhân bị xuất huyết não, nứt xương cổ đến mức vẫn chưa thể xuất viện. Cụ ông gốc Việt bị cảnh sát khống chế trong clip được công bố ảnh: Sở cảnh sát thành phố Oklahoma Tờ The Washington Post đưa tin cụ ông gốc Việt 71 tuổi đã nhập viện hơn...

Việt Nam nhập khẩu 3,2 triệu tấn gạo, nhiều thứ 3 thế giới

Năm 2024, Việt Nam sẽ nhập khẩu đến 3,2 triệu tấn gạo và trở thành nhà nhập khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới chỉ sau Philippines và Indonesia. Trong báo cáo cập nhật về thị trường gạo thế giới của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), năm 2024 Việt Nam sẽ nhập khẩu gạo đến 3,2 triệu tấn, tăng thêm 300.000 tấn so với báo cáo cách đây một tháng. Việt Nam nhập khẩu gạo có thể lên tới trên 3 triệu tấn, nhiều...

Hoa dã quỳ nở rộ phủ vàng ngoại thành Đà Lạt, du khách mê mẩn

Hoa dã quỳ bung nở làm các cung đường ở ngoại thành Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) trở nên vàng rực, khiến người dân và du khách mê mẩn. Dã quỳ còn gọi là cúc quỳ, sơn quỳ thuộc họ cúc, là loài hoa dại mọc ven đường, lưng chừng đồi núi, khi nở có màu vàng đậm. Mùa hoa dã quỳ bắt đầu vào khoảng cuối tháng 10 đến cuối tháng 11 hằng năm. Hiện tại, hoa dã quỳ đang...

Vì sao số ca mắc sởi tại TP.HCM tăng cao thời gian qua?

Di biến động dân cư và việc bỏ sót trẻ chưa tiêm tại trường học là một trong những nguyên nhân gia tăng số ca mắc sởi tại TP.HCM. Di biến động dân cư và việc bỏ sót trẻ chưa tiêm tại trường học là một trong những nguyên nhân gia tăng số ca mắc sởi tại TP.HCM. Kết quả khảo sơ bộ các trẻ từ 1-5...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Viettel là doanh nghiệp hàng đầu về tác động tích cực đến xã hội

Sáng 8/11, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) cho biết, trong bảng xếp hạng “Change the world 2024” của Fortune, Viettel đứng thứ 3 trong ​hơn 50 doanh nghiệp toàn cầu có đóng góp quan trọng vào phát triển bền vững, tác động tích cực đến xã hội. “Change the world” là bảng xếp hạng của Fortune, được thực hiện thường niên từ 2015 đến nay, tôn vinh các doanh nghiệp đóng góp quan trọng vào...

Địa chỉ xanh hạnh phúc và bền vững của 18.000 bankers

Theo khảo sát chung, môi trường làm việc tốt là điều kiện hàng đầu ảnh hưởng đến sự gắn bó của nhân viên, tác động đến sự phát triển của nhân viên, cũng là điều kiện quyết định trực tiếp đến chất lượng, hiệu suất làm việc của tổ chức đó. HDBank còn được vinh danh là nơi có “Môi trường làm việc bền vững”. Đối với các tổ chức lớn và có tầm nhìn xa, họ quan tâm đầu tiên...

Agribank – Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024

Tối 4-11, tại Trung tâm hội nghị Quốc gia diễn ra Lễ công bố Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024 lần thứ 9 tôn vinh những thương hiệu tiêu biểu, đại diện cho Thương hiệu Việt Nam. Tham dự buổi Lễ có sự tham gia của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, cùng các đồng chí Ủy viên ban chấp hành Trung ương Đảng, lãnh đạo Bộ, ban, ngành. Agribank vinh dự là Thương hiệu Quốc...

Ngành thuế đẩy mạnh phát triển nền tảng số

Nhằm hoàn thiện hệ thống quản lý thuế hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả, phù hợp với thông lệ quốc tế, ngành thuế nước ta đang hướng tới cải cách quản lý dựa trên 3 trụ cột chính: Thể chế, nguồn nhân lực và công nghệ thông tin.   Qua đó tăng cường hiệu quả công tác quản lý thuế, giảm bớt thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến nhanh chóng tới người dân và doanh nghiệp. Theo Tổng cục Thuế, với phương...

Bầu cử Mỹ 2024: Gay cấn đến phút cuối

Càng gần đến ngày bầu cử, hai ứng cử viên tổng thống Mỹ là bà Kamala Harris, ứng cử viên của đảng Dân chủ và ông Donald Trump, ứng cử viên của đảng Cộng hòa, càng bám đuổi quyết liệt khi cách biệt giữa hai bên trong các cuộc thăm dò ý kiến cử tri cuối cùng là rất sít sao. Theo số liệu của FiveThrityEight công bố ngày 3-11 (theo giờ địa phương), bà Harris dẫn trước ông Trump với cách...

Bài đọc nhiều

EU ra án phạt gần 800 triệu euro với Meta

Liên minh châu Âu (EU) ngày 14.11 đã phạt Công ty Meta (trụ sở tại Mỹ) gần 800 triệu euro với cáo buộc vi phạm luật chống độc quyền. ...

Công tố viên đặc biệt cân nhắc từ chức trước khi bị ông Trump đuổi?

Công tố viên đặc biệt Jack Smith là người điều tra và truy tố ông Donald Trump trong 2 vụ án hình sự cấp liên bang. ...

Houthi không kích tàu chiến Mỹ ở biển Đỏ

Nhóm Houthi thông báo họ đã dùng tên lửa và máy bay không người lái (UAV) tấn công tàu sân bay USS Abraham Lincoln và 2 tàu khu trục Mỹ ở biển Đỏ và biển Ả Rập. ...

Đảng Cộng hòa toàn thắng mùa bầu cử Mỹ 2024, các chính sách của chính quyền ông Biden “gặp hạn”?

Với việc giành quyền kiểm soát Hạ viện khóa 119 trong Quốc hội Mỹ, cùng với chiến thắng ở Thượng viện và cuộc đua vào ghế chủ nhân Nhà Trắng, đảng Cộng hòa đã khép lại một mùa bầu cử toàn thắng.

Luật mới của Israel đe doạ tương lai giáo dục của Dải Gaza

Ông Philippe Lazzarinim, Tổng ủy viên Cơ quan cứu trợ và việc làm của Liên hợp quốc dành cho người tị nạn Palestine (UNRWA), ngày 13/11 khẳng định trẻ em Dải Gaza đang đứng trước nguy cơ "bị tước đoạt quyền học tập" nếu tổ chức này sụp đổ do luật mới của Israel.

Cùng chuyên mục

Kyiv tuyên bố chiến đấu giành lại toàn bộ lãnh thổ

Ukraine đang chiến đấu để giành lại tất cả lãnh thổ hiện do Nga kiểm soát, và bất kỳ thông tin nào cho rằng nước này đang thay đổi mục tiêu của cuộc chiến đều là tin vịt, theo Bộ trưởng Quốc phòng...

Triển vọng đối thoại Nga-Mỹ đơn giản là không tồn tại?

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 15/11 cho rằng vẫn tồn tại “hy vọng khiêm tốn” về khả năng nối lại đối thoại Nga-Mỹ sau khi ông Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống, bởi vì trong thời điểm hiện tại, triển vọng đối thoại song phương đơn giản là không tồn tại.

Lãnh đạo Đức-Nga điện đàm lần đầu tiên sau gần 2 năm

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã có cuộc điện đàm đầu tiên sau gần 2 năm vào ngày 15.11, theo đại diện chính phủ Đức và Nga. ...

Nga tăng cường tấn công UAV, tuyên bố tiến sâu vào phòng tuyến Ukraine

Quân đội Nga đã tăng đáng kể tần suất các cuộc tấn công bằng thiết bị bay không người lái (UAV) vào lãnh thổ Ukraine sau chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.

Cảnh sát Mỹ bị đình chỉ vì quật ngã cụ ông gốc Việt gây xuất huyết não

Sở cảnh sát thành phố Oklahoma (bang Oklahoma, Mỹ) hôm 14.11 thông báo đình chỉ công tác đối với cảnh sát Joseph Gibson, người đã quật ngã một cụ ông gốc Việt khiến nạn nhân bị xuất huyết não, nứt xương cổ đến...

Mới nhất

Bộ Chính trị kỷ luật ông Bùi Văn Cường

(Dân trí) - Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk nhiệm kỳ 2015-2020 và ông Bùi Văn Cường, nguyên Bí thư Tỉnh ủy. Ngày 15/11, Bộ Chính trị đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề...

Bảo tàng Lịch sử Quân sự trưng bày mới 200 tác phẩm về Lực lượng vũ trang

(Dân trí) - Sáng 15/11, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã khai trương Triển lãm mỹ thuật toàn quốc đề tài Lực lượng vũ trang - Chiến tranh cách mạng với hơn 200 tác phẩm xuất sắc. Sự kiện là hoạt động hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân...

Doanh nhân muốn bỏ tiền đền bù, đưa ‘Anh trai say hi’ ra khỏi sân Mỹ Đình là ai?

Một doanh nhân muốn bỏ tiền túi đền bù thiệt hại, đưa “Anh trai say hi” ra khỏi sân Mỹ Đình để đội tuyển Việt Nam thi đấu AFF Cup. Vị này là ai, tiềm lực như thế nào? Theo Nhịp sống thị trường, ông Văn Trần Hoàn, Chủ tịch CLB Hải Phòng cho biết vừa gửi kiến nghị đến...

Giá cà phê trong nước tiếp tục duy trì ở mức cao

Cập nhật giá cà phê hôm nay 16/11/2024, giá cà phê trực tuyến, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê nhân, cà phê Arabica 16/11/2024. Giá cà phê hôm nay 16/11/2024 trên thị trường thế giới, lúc 4 giờ 30 phút được cập nhật trên sàn giao dịch Sở...

Hình thức BT không khả thi ở một số địa phương

Dự án đường Vành đai 4, TP.HCM đầu tư theo hình thức BT (thanh toán bằng tiền hoặc bằng đất) không khả thi ở một số địa phương. Do vậy, địa phương đề xuất đầu tư theo hình thức BOT. Đầu tư đường Vành đai 4 TP.HCM: Hình thức BT không khả thi ở một số địa phươngDự án đường...

Mới nhất