Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếCách rửa rau xanh, cà rốt, khoai tây

Cách rửa rau xanh, cà rốt, khoai tây

Việc rửa sạch trái cây và rau củ trước khi ăn là một thói quen vệ sinh quan trọng để bảo vệ sức khỏe.

Trái cây và rau củ có thể mang theo vi khuẩn gây bệnh nếu không được rửa sạch và bảo quản đúng cách, theo trang GoodRx (Mỹ).

Dù vậy, chúng ta không nên vì thế mà loại bỏ hoàn toàn rau củ khỏi chế độ ăn uống, bởi chúng cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu cho sức khỏe.

Để tránh khỏi nguy cơ ngộ độc thực phẩm, bà Lindsay Boyers, chuyên gia dinh dưỡng làm việc tại Mỹ, đã chia sẻ cách chọn rửa trái cây, rau củ.

Cách rửa rau xanh, cà rốt, khoai tây- Ảnh 1.

Trái cây và rau củ có thể mang theo vi khuẩn gây bệnh nếu không được rửa sạch và bảo quản đúng cách

Tầm quan trọng của việc rửa trái cây và rau củ

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, trái cây và rau củ có thể bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh như E. coli, Salmonella và Listeria.

Các loại vi khuẩn này có thể bám vào bề mặt của trái cây và rau củ trong quá trình trồng trọt, thu hoạch, vận chuyển hoặc thậm chí ngay tại nhà bếp của chúng ta.

Nguy hiểm hơn, vi khuẩn có thể xâm nhập sâu vào bên trong trái cây và rau củ khi chúng ta cắt hoặc gọt vỏ.

Vì vậy, rửa kỹ trái cây và rau củ là cách hiệu quả để loại bỏ vi khuẩn và các chất bẩn khác, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua thực phẩm.

Ngay cả khi bạn không ăn phần vỏ, việc rửa vẫn rất cần thiết vì vi khuẩn có thể lây lan từ vỏ vào phần thịt bên trong.

Cách rửa trái cây và rau củ

Trước khi bắt đầu, hãy rửa tay thật kỹ bằng xà phòng và nước ấm trong ít nhất 20 giây để loại bỏ vi khuẩn trên tay.

Tiếp theo, bạn hãy ngâm trái cây và rau củ dưới vòi nước chảy, nhẹ nhàng chà xát bề mặt của chúng.

Cách rửa rau xanh, cà rốt, khoai tây- Ảnh 2.

Mỗi loại rau củ có những đặc điểm riêng, đòi hỏi cách rửa cũng khác nhau

Đối với những loại rau củ có vỏ đất bám như cà rốt, khoai tây, bạn có thể dùng bàn chải chuyên dụng để chà sạch. Sau khi rửa, hãy dùng khăn giấy sạch thấm khô để loại bỏ hoàn toàn nước đọng.

Mỗi loại rau củ lại có những đặc điểm riêng, đòi hỏi cách rửa cũng khác nhau.

Các loại rau xanh có nhiều lớp lá. Để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn, hãy bỏ những lá ngoài cùng rồi rửa kỹ từng lá dưới vòi nước chảy, nhẹ nhàng chà xát để làm sạch.

Đối với những loại trái cây mềm như dâu tây, bạn có thể đặt chúng vào rổ và xả dưới vòi nước, sau đó nhẹ nhàng chà xát từng quả.

Với các loại trái cây có vỏ cứng như táo hay lê, việc sử dụng bàn chải sẽ giúp làm sạch hiệu quả hơn, giúp loại bỏ bụi bẩn bám sâu vào vỏ.

Bạn nên rửa trái cây và rau củ ngay trước khi sử dụng. Việc rửa quá sớm có thể khiến vi khuẩn phát triển trở lại.

Có thể loại bỏ thuốc trừ sâu trên rau củ quả?

Mặc dù không có cách nào loại bỏ hoàn toàn thuốc trừ sâu trên rau củ quả, nhưng chúng ta vẫn có thể giảm thiểu lượng dư lượng bằng một số phương pháp.

Trước hết, gọt vỏ là cách hiệu quả để loại bỏ lớp ngoài có thể chứa thuốc trừ sâu. Ngoài ra, việc chà rửa kỹ bằng bàn chải và nước sạch cũng giúp loại bỏ chất bẩn.

Ngâm rau củ trong dung dịch baking soda cũng làm giảm lượng thuốc trừ sâu còn sót lại.

Để đảm bảo an toàn hơn, bạn nên ưu tiên chọn mua rau củ hữu cơ, được trồng không sử dụng hóa chất.




Nguồn: https://thanhnien.vn/cach-rua-rau-xanh-ca-rot-khoai-tay-185241105200903801.htm

Cùng chủ đề

58 năm Nhà máy nước Thủ Đức: Trái tim cấp nước TP.HCM

Nếu ví dòng nước như máu nuôi sống cơ thể thành phố này, Nhà máy nước Thủ Đức chính là trái tim bơm dòng máu đến từng tế bào. Về quy chuẩn nước đầu ra khi cấp cho người dân, Sawaco cho biết theo...

Nên hấp hay luộc rau củ?

Rau củ là một trong những thực phẩm lành mạnh nhất nhờ chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất. Theo Health, ăn rau củ rất quan trọng, nhưng cách chế biến chúng cũng có ý nghĩa không kém. Các phương pháp như luộc...

Chiêm Hoá (Tuyên Quang): Đẩy nhanh tiến độ đưa nước sạch về cho đồng bào DTTS

Đưa nước sạch về cho đồng bào DTTS là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, nhằm nâng cao đời sống người dân. Từ nguồn vốn của Dự án 1 “Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1: Từ năm 2021 đến...

Ăn loại trái cây nào giúp giảm nguy cơ tiểu đường?

'Cho tôi hỏi, người bệnh tiểu đường có uống nước ép trái cây được không? Loại trái cây nào giúp giảm nguy cơ tiểu đường? Xin cảm ơn bác sĩ! (Q.Anh, ở TP.Thủ Đức, TP.HCM). ...

Đăk Tô (Kon Tum): Giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho đồng bào DTTS

Thực hiện Dự án 1 “giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt”, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), những năm qua, huyện Đăk Tô (Kon Tum) đã triển khai hỗ trợ nước sinh hoạt đến từng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ Y tế cam kết cắt giảm thủ tục cấp phép dược phẩm

Lãnh đạo Bộ Y tế cam kết tiếp tục cắt giảm và đơn giản thủ tục hành chính, dứt khoát không được thêm quy trình con, giấy phép con trong quản lý cấp phép dược phẩm. ...

Cuối năm bừng sáng với những gam màu rực rỡ

Mỗi sắc thái, mỗi gam màu đều mang trong mình nguồn năng lượng tràn đầy. Từ những chiếc...

Bài đọc nhiều

Phỏng vấn bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ Đinh Huy Giang: Người kiến tạo vẻ đẹp cho phái đẹp

“Vẻ đẹp hoàn hảo nhưng phải dựa trên sự an toàn tuyệt đối! - Đây sẽ luôn là kim chỉ nam xuyên suốt trên chặng đường công tác & làm việc của tôi” - ThS.BS Đinh Huy Giang chia sẻ. Từng có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phẫu thuật thẩm mỹ, ThS.BS Đinh Huy Giang luôn được đồng nghiệp và đông đảo tín đồ làm đẹp đánh giá cao về chuyên môn lẫn tay nghề.  Vừa qua khi trao...

Thương hiệu thẩm mỹ SB Clinic – Mang lại vẻ đẹp cho khách hàng dựa trên sự an toàn tuyệt đối

Với 7 năm xây dựng và phát triển, thương hiệu thẩm mỹ SB Clinic ngày càng khẳng định vị thế và ghi dấu ấn sâu đậm trong trái tim hàng nghìn khách hàng. Sở hữu đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng dày dặn kinh nghiệm, SB Clinic tự hào là điểm đến đáp ứng tốt mọi nhu cầu làm đẹp của chị em trong khu vực miền Bắc và trên cả nước. Giới thiệu về Thương hiệu Thẩm mỹ SB...

Nga xúc tiến thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư

Vaccine ngừa ung thư mới do ba đơn vị nghiên cứu Nga phát triển, sẽ được thử nghiệm lâm sàng cho các bệnh nhân ung thư phổi ác tính và ung thư phổi tế bào nhỏ trước tiên.

Ăn trứng, thịt vào bữa nào là tốt nhất?

Protein như trứng, sữa, cá, thịt... đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể. Nó cũng hỗ trợ trong việc hình thành nhiều kháng thể và hoóc môn quan trọng. ...

6 cách làm dịu cổ họng sau khi nôn

Dùng máy tạo độ ẩm, ngậm kẹo hoặc uống mật ong, bổ sung nhiều nước, hạn chế món ăn cay góp phần làm dịu cổ họng sau khi nôn. Sau khi nôn bạn thường có cảm giác đau nhói bụng, đau rát và khó chịu ở cổ họng. Tình trạng nóng rát ở cổ họng có thể kéo dài nhiều giờ hoặc nhiều ngày liền, tùy vào mức đổ tổn thương niêm mạc họng.Khi nôn, cổ họng tiếp xúc...

Cùng chuyên mục

Bộ Y tế cam kết cắt giảm thủ tục cấp phép dược phẩm

Lãnh đạo Bộ Y tế cam kết tiếp tục cắt giảm và đơn giản thủ tục hành chính, dứt khoát không được thêm quy trình con, giấy phép con trong quản lý cấp phép dược phẩm. ...

Phát huy vai trò của nhà lãnh đạo, nhà quản lý thúc đẩy công tác hiến máu tình nguyện

NDO - Chiều 18/12, Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương tổ chức Chương trình gặp mặt nhà lãnh đạo, nhà quản lý và Lễ trao Giải thưởng “Giọt hồng” năm 2024. Theo PGS,TS Nguyễn Hà Thanh, Viện trưởng Huyết học-Truyền máu Trung ương, Chương trình gặp mặt nhà lãnh đạo, nhà quản lý và trao Giải thưởng “Giọt hồng” là sự kiện để Viện và những người bệnh được nhận máu tri ân các nhà lãnh...

70% bệnh nhân ung thư phổi phát hiện muộn, ai có nguy cơ?

Tại Việt Nam, ung thư phổi đứng thứ hai sau ung thư gan, ước tính mỗi năm có khoảng 23.000 ca mới, gần 21.000 trường hợp tử vong. Đáng nói hiện nay chỉ khoảng 30% người bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm, 70% đến viện khi đã ở giai đoạn cuối. ...

Chuyện lạ ở Quảng Nam: có 4 bệnh, phải xin xác nhận 1 bệnh cho đúng nghị quyết

Bệnh nhân mắc 4 bệnh, phải xin xác nhận 1 bệnh, bệnh nhân mắc suy thận mạn, chính quyền yêu cầu ghi "suy thận" mới được hưởng chính sách. Chuyện lạ lùng này xảy ra nhiều nơi ở Quảng Nam. Nghị quyết đưa tên...

Nữ thạc sĩ tạo ra gel tránh thai cho nam giới

Loại gel tránh thai này được thiết kế để tạo thành một rào chắn trong ống dẫn tinh và có thể dễ dàng làm tan đi khi 'chính chủ' muốn sinh con. Phát minh này thuộc về cô Kyla Raoult, người vừa mới tốt...

Mới nhất

Hà Nội – TP.HCM lọt top 10 chặng bay bận rộn nhất thế giới, đường bay châu Âu ‘vắng bóng’

Chặng bay nội địa giữa Hà Nội (HAN) và TP.HCM (SGN) tiếp tục lọt top 10 đường bay nội địa bận rộn nhất thế giới năm 2024. ...

Kỳ thi tuyển sinh đại học riêng năm 2025 “hút” thí sinh

Các kỳ thi tuyển sinh đại học riêng năm 2025 của nhiều đơn vị đang thu hút thí...

Bức ảnh rùng rợn trên máy bay khiến nhiều người kinh hãi

Một bức ảnh được chụp trên máy bay khiến nhiều người phát hoảng. ...

Điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa

Nâng cao mục tiêu về vận tải Quyết định số 1587/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Quyết định số 1829/QĐ-TTg ngày 31/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Cụ thể, Quyết định số 1587/QĐ-TTg sửa đổi, bổ...

Tăng vốn đầu tư Dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị Nam Thăng Long

(ĐCSVN) - Tổng mức đầu tư dự án này đã tăng hơn 16.000 tỷ đồng (khoảng 82%) so với tổng mức được phê duyệt năm 2008, do các thay đổi quy mô, tỷ giá quy đổi, biến động về giá nhiên liệu, vật tư, thiết bị, nhân công và tiền lương... dẫn đến chi phí xây dựng và chi...

Mới nhất