Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcCách học sinh cân bằng giữa 'bão' áp lực

Cách học sinh cân bằng giữa ‘bão’ áp lực


Không chọn cách gục ngã, buông tay, nhiều học sinh (HS) xuất sắc tại TP.HCM có những cách đương đầu vì “không có áp lực thì không có kim cương”.

GIẢI TRÍ NHẸ NHÀNG, CHƠI MÔN THỂ THAO YÊU THÍCH

Nguyễn Thị Bích Ngọc, HS lớp 12 chuyên văn 2, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM, người mới đây giành giải ba HS giỏi quốc gia môn văn, chia sẻ vốn là một người cầu toàn, không dám chỉ dành thời gian ôn thi môn văn đội tuyển quốc gia mà bỏ qua các môn học khác, nhiều khi Ngọc rất căng thẳng, stress để cân bằng mọi thứ. Đặc biệt năm nay em cũng phải chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh vào ĐH.

Cách học sinh cân bằng giữa 'bão' áp lực- Ảnh 1.

Học sinh lớp 12 cân bằng giữa học tập và tham gia hoạt động ngoại khóa

“Có những lúc em rất lo lắng, hay mỗi đêm chỉ được ngủ vài tiếng, có những lúc áp lực quá em cũng đã khóc. Nhưng may mắn là em có những người bạn thân và ba mẹ, em gái, để tâm sự cùng mọi người nên vượt qua được stress”, nữ sinh luôn có điểm trung bình các môn trên 9, môn văn lớp 10 và lớp 11 đạt 9,7, tâm sự. Đồng thời, Ngọc cho rằng những cách giải trí nhẹ nhàng, trong khoảng thời gian hợp lý là cách để các bạn HS đang căng thẳng vượt qua được những “núi” bài tập, đề cương, thời hạn chót (deadline) cần hoàn thành. Như Ngọc là chọn xem những tập phim mình yêu thích.

Là một HS năng động, không chỉ sở hữu thành tích học tập xuất sắc mà còn tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa, Tống Nguyễn Thanh Vân, lớp 8 Trường THCS An Phú Đông, Q.12, TP.HCM, chia sẻ bạn không sợ hãi áp lực, “bởi có áp lực mới có kim cương”.

Cách giữ cân bằng của Thanh Vân là sắp xếp thời gian hợp lý, chơi những môn thể thao mình yêu thích. Vân là HS xuất sắc nhiều năm liền, hạng nhất khối 7 về học tập; giải nhì hội thi Đại sứ văn hóa đọc cấp quận, tham gia cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng cấp TP, thi chỉ huy Đội giỏi cấp quận, thi Tên lửa nước cấp TP… Vân không học thêm tràn lan mà chỉ học thêm môn tiếng Anh và bóng chuyền. “Em từng có lúc luôn cảm thấy bản thân không đủ thời gian làm bài tập, nhưng nghĩ lại, em thấy rằng mình đã không biết tranh thủ thời gian”, nữ sinh tham gia dự án “dùng nước muối tạo ra nguồn điện”, đoạt giải tại cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng cấp TP năm học 2022 – 2023, cho hay.

“Ngày nào em cũng sẽ xem những bài tập cho hôm sau. Nếu bài tập nhiều, em sẽ tranh thủ học xong sớm, cố gắng làm bài nhanh chóng rồi mới dành thời gian cho việc giải trí. Cá nhân em thấy không nên đi học thêm một cách vô tội vạ, điều này khiến mình mất thời gian, tiền bạc, không mang lại nhiều lợi ích. Thay vào đó, hãy học kỹ năng sống, những môn mình thật sự yếu, hoặc là học nâng cao – chứ không phải chỉ học theo chương trình trên trường”, Vân nói.

Cách học sinh cân bằng giữa 'bão' áp lực- Ảnh 2.
Cách học sinh cân bằng giữa 'bão' áp lực- Ảnh 3.

Nguyễn Thị Bích Ngọc (trái) và Tống Nguyễn Thanh Vân chia sẻ cách để giữ cân bằng trong học tập

CHỮA BỆNH “LUÔN THẤY KHÔNG ĐỦ THỜI GIAN”

Trần Mai Anh, HS lớp 11A5, Trường THPT Trần Văn Giàu, Q.Bình Thạnh, TP.HCM, đại diện nhóm FoAD – giành giải nhì cuộc thi HS-SV với ý tưởng khởi nghiệp 2023 bằng dự án “Toxic Productivity – cùng học sinh THPT vượt qua năng suất độc hại bằng sổ tay học tập kết hợp thử thách giới hạn bản thân” có nhiều lý giải cho tình trạng HS “luôn thấy không đủ thời gian”.

“Nhiều HS, đặc biệt bậc THPT luôn rơi vào trạng thái quá tải, stress, luôn cảm thấy “không đủ”; hoặc các bạn làm việc chưa có kế hoạch, dẫn đến gián đoạn, trì hoãn công việc như một vòng lặp thời gian. Hoặc HS đã dành quá nhiều thời gian giải trí và làm sao nhãng quá trình học tập, ôn bài. Nguyên nhân đặc biệt nhưng lại ít ai nghĩ tới, đó là nhiều bạn dành quá nhiều thời gian cho những hoạt động không cần thiết, không quan trọng. Hậu quả khiến các bạn không có sự tiến triển trong học tập, chất lượng cuộc sống giảm đi đáng kể”, Mai Anh nói.

Nữ sinh lớp 11 cho biết chính 5 thành viên của FoAD – những bạn sở hữu nhiều thành tích học tập, hoạt động ngoại khóa nổi bật, cũng đã từng là nạn nhân trong việc mất cân bằng giữa cuộc sống và học tập, quá tải với bài tập về nhà…

Đâu là cách mọi người đã cân bằng trở lại? Mai Anh cho hay: “Chúng em đã phân bổ thời gian giải trí một cách hợp lý và hiệu quả. Mọi người lên kế hoạch công việc cần làm trong khoảng thời gian nhất định, mục tiêu thực tế và có thể thực hiện. Đồng thời, phải lên danh sách việc cần làm theo thứ tự ưu tiên và quan trọng. Đặc biệt, em và các bạn luôn giữ một trạng thái tích cực và luôn nói với bản thân rằng “mình có thể làm được”. Tin vào bản thân giúp các bạn thoát khỏi cảm giác “over” – quá tải mọi thứ”.

CHIA SẺ NHỮNG ÁP LỰC ĐANG GẶP

Thạc sĩ Lê Văn Nam, giáo viên hóa học Trường THPT Trần Văn Giàu, TP.HCM, cho hay từ ngày về công tác tại trường, thầy đã ghi nhận rất nhiều HS đạt thành tích đáng kể trong học tập, tham gia nhiều sân chơi do nhà trường tổ chức. Đáng chú ý trong bậc THPT, không ít học trò đã phải đối diện với giai đoạn khủng hoảng tâm lý. Thầy Nam từng hỏi nhiều em “bí quyết nào để em cân bằng mọi thứ?”. “Thật bất ngờ, câu trả lời tôi nhận được đều là “đối diện”. Học trò thành công là người biết đối diện với việc áp lực, vấn đề cần giải quyết và luôn đặt ra những mục tiêu mà bản thân làm được. Ngoài ra, các em còn phân bổ thời gian của mình hợp lý giữa học, chơi, tham gia công việc khác. Đồng thời, tôi nhận ra những HS nhiều thành tích đó cũng là những bạn hay chia sẻ với gia đình, bạn thân về những việc học tập trên trường, về niềm vui và cả những khó khăn các em đang đối mặt. Sự sẻ chia là một chất xúc tác vô cùng quan trọng của cuộc sống”, thạc sĩ Lê Văn Nam chia sẻ.

Hãy giữ cho mình một niềm tin

PGS-TS Nguyễn Đình Quân, Trưởng phòng thí nghiệm nhiên liệu sinh học và biomass, Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM), chia sẻ với PV Thanh Niên, trong phòng thí nghiệm do ông phụ trách, có nhiều sinh viên học hành rất hiệu quả, điểm số cao, nhưng vẫn ung dung tận hưởng tuổi trẻ với những giấc mơ thử thách chính mình. Các bạn vượt qua áp lực học hành, thi cử, dấn thân vào nghiên cứu khoa học, hoạt động kinh doanh, khởi nghiệp, hay những đam mê nghệ thuật…

Tuy vậy, ông cũng thấy có một bộ phận người trẻ không tìm thấy mục tiêu cho con đường mình đi nên dễ mất phương hướng. Từ đó các em thiếu nỗ lực đúng cách, để rồi bị tụt lại phía sau so với bạn bè của mình. Dần dần, các em sinh ra chán nản, buông xuôi, trượt dài…

“Là một người đi trước và từng trải qua những khó khăn, chông gai, cả những nỗi căng thẳng mà các HS-SV đối mặt, tôi mong rằng chúng ta hãy luôn giữ vững niềm tin. Đó là giá trị thực thì sẽ luôn được khẳng định. Giá trị thực của chúng ta là sự nỗ lực, không ngừng học hỏi, và tự tin là khó khăn nào rồi cũng có thể vượt qua. Tất cả chúng ta đều đang đi trên hành trình cuộc sống không hề dễ dàng, nhưng kiên định với con đường mình chọn thì niềm tin đó là sức mạnh để đưa ta đến đích nhanh hơn”, PGS-TS Nguyễn Đình Quân chia sẻ.

“Không có áp lực thì không có gì cả”

Trần Mai Anh, lớp 11, Trường THPT Trần Văn Giàu, cho biết: “Nhiều bạn trẻ đã quen với câu nói truyền cảm hứng “Không có áp lực thì cũng không có kim cương”. Nhưng em thấy rằng không có áp lực thì không có gì cả. Thành tựu học tập “giậm chân tại chỗ” mà không thể phát triển hơn. Nhưng đối diện với áp lực không phải là điều dễ dàng đối với các bạn HS cuối cấp, HS bậc THPT. Vì vậy nên các bạn cần có tính kiên trì, đối diện trước mọi khó khăn và đừng giữ riêng những áp lực đó chỉ cho mình, hãy chia sẻ để được lắng nghe”.



Source link

Cùng chủ đề

Xu hướng mới ở Trung Quốc?

Nhiều gia đình Trung Quốc nhìn nhận Thái Lan là nơi để con cái có thể hưởng nền giáo dục chất lượng tại các trường quốc tế với chương trình học nhẹ nhàng hơn.

Nữ sinh 17 tuổi góp sức để STEM thân thiện hơn với phụ nữ

Reeva Khokhar, 17 tuổi, học sinh cuối cấp tại Trường Trung học JP Stevens, bang New Jersey (Mỹ), đang nỗ lực để đưa các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học (STEM) trở nên...

Lời cảnh tỉnh cho phụ huynh

Vừa qua, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tiếp nhận người bệnh nam 15 tuổi được cứu vớt từ sông Hồng đưa vào cấp cứu. Áp lực thi cử của học sinh hiện khá lớn Khi tới Khoa, người bệnh trong tình trạng ý thức tỉnh, ngại tiếp xúc, chân tay lạnh, khó thở vừa, mạch nhanh, huyết áp trong giới hạn....

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hezbollah, Israel mâu thuẫn về tiến trình đàm phán ngừng bắn

Lực lượng Hezbollah ở Li Băng ngày 11.11 khẳng định họ chưa nhận được đề xuất ngừng bắn chính thức nào trong khi Israel cho rằng các nỗ lực ngoại giao đang tiến triển. ...

Ông Shigeru Ishiba tiếp tục làm Thủ tướng Nhật Bản

Ông Shigeru Ishiba chiều 11.11 chính thức tiếp tục giữ chức Thủ tướng Nhật Bản sau 2 vòng bỏ phiếu tại Hạ viện. ...

Bài đọc nhiều

Công an xác minh nữ sinh lớp 8 ‘đánh hội đồng’ nữ sinh lớp 9

Sau khi mạng xã hội lan truyền clip được cho là nữ sinh lớp 8 cùng nhiều người 'đánh hội đồng' nữ sinh lớp 9 bằng mũ bảo hiểm, công an vào cuộc xác minh. ...

Thấy gì ở cuộc thi Nét đẹp Sinh viên Du lịch của Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh?

(Tổ Quốc) - Đêm chung kết cuộc thi Nét đẹp Sinh viên Du lịch 2024 của Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh thực sự là sân chơi học đường lành mạnh, văn minh, trong sáng và đầy bổ ích trong quãng đời sinh viên ngành du lịch. ...

Giáo sư nghiên cứu tập sự 33 tuổi nhận giải Toán học danh giá của Mỹ

TRUNG QUỐC - Ở tuổi 33, Vương Nghệ Lâm - giáo sư nghiên cứu tập sự của Viện Nghiên cứu cao cấp Études (Pháp), trở thành chủ nhân giải thưởng Toán học danh giá Salem 2024. Ngày 30/10, Viện Nghiên cứu cao cấp Princeton (IAS) công bố nhà khoa học nhận giải Salem 2024 lĩnh vực Toán học. Giáo sư nghiên cứu tập sự Vương Nghệ Lâm, 33 tuổi, là một trong hai nhà Toán học trẻ nhận giải. Theo...

Đừng để luật Nhà giáo ban hành mà các thầy lại thấy khó khăn hơn

Lưu ý Luật Nhà giáo chắc chắn được các thầy cô giáo rất chờ đón, Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu luật phải thực sự tôn vinh được người giáo viên, thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho người làm công tác giáo dục. ...

Nhà thơ Trần Đăng Khoa: Chủ đề cuộc thi UPU lần thứ 54 hay nhất trong 10 năm qua

Tại lễ phát động cuộc thi viết thư quốc tế UPU năm 2025, nhà thơ Trần Đăng Khoa chia sẻ, đối với ông, chủ đề cuộc thi năm nay hay nhất trong 10 năm qua. Ngày 11/11, chia sẻ tại lễ phát động cuộc thi viết thư quốc tế UPU năm 2025, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Đà Nẵng Phạm Tấn Ngọc Thụy cho hay, cuộc thi viết thư quốc tế UPU là một sân chơi ý nghĩa, bổ ích,...

Cùng chuyên mục

Thi đâu thắng đó với suy nghĩ “học để ứng dụng vào thực tế”

Chi tiết máy là một môn học chuyên ngành quan trọng trong lĩnh vực Cơ khí. Bằng tình yêu khoa học, Nguyễn Thị Thanh Nguyên (Khoa Cơ khí, trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TPHCM)...

Phát động Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 54, năm 2025

(ĐCSVN) - Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU giúp học sinh tăng cường khả năng viết văn, làm phong phú thêm sự tinh tế trong tư duy, góp phần thắt chặt tình hữu nghị giữa các dân tộc và giúp các em hiểu biết thêm về vai trò của bưu chính trong đời sống xã hội. Ngày 11/11, tại trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến (quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng), Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp...

TP.HCM gặp gỡ tri ân những nhà giáo đi B, nhà giáo nội đô

Sáng 11-11, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức gặp gỡ những nhà giáo đi B, nhà giáo nội đô nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11. Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Hồ Hải - phó...

Trường Đại học Thể dục Thể thao TP.HCM hoàn thành đợt Khảo sát chính thức đánh giá ngoài 02 chương

(Tổ Quốc) - Ngày 11/11, Trường Đại học Thể dục Thể thao TP.HCM và Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD) Sài Gòn tổ chức lễ Bế mạc và ký biên bản hoàn thành đợt khảo sát chính thức 02 chương trình đào tạo: Huấn luyện Thể thao và...

Nữ sinh bị đánh hội đồng gãy đốt sống cổ vì can bạn cãi nhau: Thông tin mới nhất

Theo đó, ông Lê Văn Thanh (trú huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa - bố của nữ sinh bị đánh hội đồng) xác nhận, sau hơn 1 tháng xảy ra sự việc con gái ông bị nhóm bạn đánh hội đồng, sức khỏe của cháu có tiến triển chút ít, tuy nhiên vẫn khá yếu. Hiện tại, cháu vẫn đang phải cố định phần cổ, chưa thể đi lại được. Đặc biệt, ăn uống vào vẫn bị nôn...

Mới nhất

Cô gái người Mông giành giải Hoa khôi Duyên dáng thanh niên Yên Bái

TPO - Vượt qua hơn 100 thí sinh đến từ các huyện, thị xã, thành phố, thí sinh người dân tộc Mông, ở huyện Mù Cang Chải vừa trở thành Hoa khôi cuộc thi "Duyên dáng thanh niên Yên Bái" năm 2024. TPO - Vượt qua hơn 100 thí sinh đến từ các huyện, thị xã,...

Phản cảm leo lên xe tăng, súng, pháo ở Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chụp ảnh, cha mẹ còn cổ vũ

Lượng khách đến Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam cuối tuần qua đông kỷ lục. Tuy nhiên, nhiều khách tham quan đã leo trèo lên xe tăng, máy bay, các khẩu súng, pháo, xâm phạm hiện vật gây bức xúc. ...

Nhà xuất bản Công Thương tổ chức hoạt động thiện nguyện tại Hà Giang

Hoàng Su Phì là một huyện miền núi biên giới nằm ở phía tây tỉnh Hà Giang; đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn nên cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy và học còn nhiều thiếu thốn.Vượt qua hơn 300km từ Hà Nội đến huyện Hoàng Su Phì với nhiều đoạn...

Tổng thống Chile Gabriel Boric chủ trì lễ đón Chủ tịch nước Lương Cường

Xe chở Chủ tịch nước Lương Cường tiến vào khu trung tâm Quảng trường Hiến pháp. Đội trưởng đội danh dự Phủ Tổng thống Chile đón Chủ tịch nước tại nơi đỗ xe và trân trọng mời Chủ tịch nước bước lên thảm đỏ duyệt đội danh dự. Tiếp đó, Chủ tịch nước Lương Cường được mời tiến...

Bệnh viêm xung huyết hang vị có dễ nhận biết không và điều trị như thế nào?

Viêm xung huyết hang vị dạ dày gây ra cảm giác rất khó chịu cho người bệnh và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Vậy viêm xung huyết hang vị dạ dày là...

Mới nhất