Trang chủUncategorizedCách điều trị và lưu ý để bảo vệ sức khỏe mẹ...

Cách điều trị và lưu ý để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé



Mang thai là giai đoạn mà sức khỏe của mẹ bầu trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết. Chỉ một cơn sốt nhẹ ở mẹ bầu cũng là vấn đề đáng lo ngại, bởi bệnh có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Vậy làm thế nào để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé an toàn trong suốt thai kỳ, đặc biệt khi mẹ bầu bị cảm? Bài viết này sẽ cung cấp thông tin cần thiết giúp mẹ bầu an tâm vượt căn bệnh này một cách an toàn và hiệu quả.

1. Phân biệt cảm cúm và cảm lạnh khi mang thai

Khi mang thai, hệ miễn dịch của mẹ bầu trở nên nhạy cảm hơn, khiến nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp như cảm cúm (hay chính xác là nhiễm virus cúm) và cảm lạnh tăng cao. Tuy nhiên, hai tình trạng này có nhiều điểm khác biệt quan trọng về nguyên nhân và triệu chứng. Việc phân biệt rõ ràng giúp mẹ bầu có cách xử lý phù hợp, tránh ảnh hưởng đến thai nhi.

Nếu mẹ bầu bị cảm trong thai kỳ sẽ có nguy cơ đe dọa đến sức khỏe thai nhi

Nếu mẹ bầu bị cảm trong thai kỳ sẽ có nguy cơ đe dọa đến sức khỏe thai nhi

Dưới đây là bảng so sánh giúp mẹ dễ dàng nhận biết giữa cảm cúm và cảm lạnh:

Tiêu chí

Cảm cúm

Cảm lạnh

Nguyên nhân

Virus cúm (Influenza A, B, C)

Các loại virus thường gặp như Rhinovirus, Adenovirus    

Triệu chứng khởi phát

Xuất hiện đột ngột, mạnh mẽ:

  • Thường sốt cao (38-40°C), kéo dài
  • Đau nhức toàn thân, đặc biệt là cơ bắp
  • Mệt mỏi nặng nề, kéo dài vài ngày
  • Ho khan, ho dai dẳng, có thể kéo dài vài tuần    
  • Hiếm khi chảy mũi, nghẹt mũi
  • Thường đau họng, khô họng nhẹ

Diễn tiến từ từ, nhẹ nhàng:

  • Ít khi sốt cao, thường sốt nhẹ hoặc không sốt
  • Không hoặc đau nhẹ phần cơ
  • Mệt mỏi nhẹ, thường chỉ 1-2 ngày
  • Ho nhẹ, chủ yếu ho khan
  • Chảy mũi, nghẹt mũi phổ biến
  • Đau họng rõ rệt, rát họng

Cảm cúm thường gây ra những triệu chứng nặng hơn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng, đặc biệt khi mẹ bầu không được điều trị đúng cách. Vì vậy, nhận biết chính xác triệu chứng giúp mẹ chủ động bảo vệ sức khỏe của mình và thai nhi.

2. Mẹ bầu bị cảm ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

Dù cảm cúm xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ đều gây ảnh hưởng cho sức khỏe của mẹ bầu, kéo theo nhiều nguy cơ “đe dọa” sức khỏe thai nhi.

– Trong 3 tháng đầu, cảm cúm có thể tăng nguy cơ sảy thai hoặc dị tật bẩm sinh do hệ thần kinh và các cơ quan chính đang phát triển. 

– Trong 3 tháng giữa, mặc dù nguy cơ sảy thai giảm, cúm vẫn có thể gây suy dinh dưỡng và khiến thai nhi phát triển chậm. 

– Trong 3 tháng cuối, cảm cúm có thể dẫn đến sinh non, thai chết lưu, giảm nước ối hoặc thai nhi nhẹ cân nếu mẹ sốt cao kéo dài.

Sự suy yếu hệ miễn dịch và mất cân bằng nội tiết khi mẹ bầu bị cảm cũng làm giảm lượng oxy và dưỡng chất cho thai nhi, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Do đó, mẹ bầu cần chăm sóc sức khỏe cẩn thận và đi khám khi có dấu hiệu bất thường để bảo vệ thai nhi.

3. Cách điều trị cảm an toàn cho bà bầu

Khi mẹ bầu bị cảm, việc điều trị cần được cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Các phương pháp được chuyên gia khuyến nghị bao gồm:

3.1. Sử dụng phương pháp tự nhiên khi mẹ bầu bị cảm

Đối với các triệu chứng nhẹ như đau họng, nghẹt mũi hay mệt mỏi, mẹ bầu nên ưu tiên các biện pháp tự nhiên trước khi nghĩ đến dùng thuốc. Uống nhiều nước ấm, trà gừng mật ong hoặc súc miệng bằng nước muối loãng là những cách đơn giản giúp làm dịu các triệu chứng mà không gây hại cho thai nhi.

3.2. Nghỉ ngơi đầy đủ

Hệ miễn dịch của mẹ bầu cần thời gian để chống lại virus. Việc nghỉ ngơi đủ giấc, giữ ấm cơ thể và hạn chế tiếp xúc với môi trường lạnh hoặc ô nhiễm giúp mẹ hồi phục nhanh hơn và giảm nguy cơ bệnh tiến triển nặng.

3.3. Dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ cho mẹ bầu bị cảm

Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc mà không có sự tư vấn từ bác sĩ. Một số loại thuốc trị cảm thông thường có thể gây hại cho thai nhi, đặc biệt là các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) hoặc thuốc có chứa pseudoephedrine. Nếu cần dùng thuốc, bác sĩ sẽ kê các loại an toàn như paracetamol để hạ sốt và giảm đau, hoặc các loại thuốc xịt mũi không chứa corticoid để làm thông mũi.

3.4. Tăng cường sức đề kháng

Uống nước cam giúp mẹ bầu tăng cường sức đề kháng

Uống nước cam giúp mẹ bầu tăng cường sức đề kháng

Bổ sung vitamin C từ thực phẩm như cam, quýt, bưởi hoặc sử dụng các viên bổ sung vitamin theo chỉ dẫn của bác sĩ là cách giúp tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên. Ngoài ra, các thực phẩm giàu kẽm như hải sản, thịt đỏ và ngũ cốc cũng hỗ trợ tốt cho sức đề kháng của mẹ bầu.

3.5. Mẹ bầu bị cảm nên xông hơi bằng thảo dược

Xông hơi với nước nóng pha thêm vài lá bạc hà, kinh giới hoặc gừng là cách tự nhiên giúp mẹ bầu giảm nghẹt mũi và cảm giác khó chịu. Lưu ý, việc xông chỉ nên kéo dài khoảng 5-10 phút để tránh mất nước.

Để yên tâm sức khỏe thai kỳ, tốt nhất mẹ bầu nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị theo chỉ dẫn chuyên khoa khi có dấu hiệu cảm.

4. Biện pháp phòng ngừa các bệnh hô hấp khi mang bầu

– Giữ vệ sinh tay: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với bề mặt công cộng hoặc trước khi ăn, giúp giảm nguy cơ nhiễm virus gây bệnh hô hấp.

 Đeo khẩu trang: Khi ra ngoài, mẹ bầu nên đeo khẩu trang để tránh tiếp xúc với khói bụi, ô nhiễm và các nguồn lây nhiễm bệnh qua không khí.

 Tránh nơi đông người: Hạn chế đến những nơi đông đúc, đặc biệt là vào mùa lạnh hoặc khi có dịch bệnh bùng phát để giảm nguy cơ lây nhiễm từ người khác.

 Giữ ấm cơ thể: Mặc đủ ấm, nhất là vùng cổ, ngực và chân tay, tránh để cơ thể bị lạnh đột ngột, đặc biệt trong những tháng lạnh hoặc khi thời tiết thay đổi thất thường.

 Tăng cường dinh dưỡng: Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C (cam, quýt, bưởi) và kẽm (hải sản, thịt đỏ) giúp tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên, giúp cơ thể chống lại các bệnh hô hấp.

 Tập thể dục nhẹ nhàng: Các bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ hoặc hít thở sâu không chỉ giúp mẹ bầu tăng cường sức khỏe mà còn hỗ trợ hệ hô hấp hoạt động tốt hơn.

 Tránh tiếp xúc với người ốm: Hạn chế tiếp xúc gần với người có triệu chứng cảm, ho hoặc sốt để giảm nguy cơ lây nhiễm.

 Thông thoáng nhà cửa: Đảm bảo không gian sống thông thoáng, vệ sinh thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn và virus trong không khí.

 Tiêm phòng cúm: Tiêm phòng cúm là một biện pháp quan trọng và an toàn giúp mẹ bầu giảm nguy cơ mắc cúm, đặc biệt trong mùa dịch. Mẹ nên tiêm cúm trước khi mang thai từ 1-3 tháng.

MEDLATEC là địa chỉ tin cậy của các mẹ trong việc thăm khám sức khỏe thai kỳ

MEDLATEC là địa chỉ tin cậy của các mẹ trong việc thăm khám sức khỏe thai kỳ

Để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé trong suốt thai kỳ, việc phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh hô hấp như cảm cúm là vô cùng quan trọng. Nếu mẹ bầu bị cảm hoặc có dấu hiệu bất thường, lo ngại về tình trạng sức khỏe, hãy đến ngay Hệ thống y tế MEDLATEC – hotline 1900 56 56 56 để được thăm khám và tư vấn. 

MEDLATEC tự hào là địa chỉ tin cậy với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, cung cấp sự hỗ trợ tốt nhất cho mẹ bầu trong quá trình chăm sóc sức khỏe thai kỳ, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.





Nguồn: https://medlatec.vn/tin-tuc/me-bau-bi-cam-cach-dieu-tri-va-luu-y-de-bao-ve-suc-khoe-me-va-be

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình ra mắt bộ nhận diện mới, thay đổi cơ cấu chuyên mục

Được sự cho phép của Bộ Thông tin và Truyền thông và để phụng sự độc giả được tốt hơn, từ hôm nay (02/11/2024) Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình chính thức ra mắt bộ nhận diện mới, thay đổi cơ cấu một số chuyên mục. Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình với tên miền https://tiepthigiadinh.vn/ (Trụ sở đóng tại số 8 Phan Văn Trường, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) -...

Nấm phổi là gì? Bệnh lý này nguy hiểm như thế nào?

Nấm phổi không phải là một bệnh lý phổ biến nhưng biến chứng lại khá nghiêm trọng. Tỷ lệ tử vong cũng được ghi nhận ở mức cao nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời và đúng cách. Dưới đây là một vài thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và cách...

Vị trí, giải phẫu hình thể phía trong và phía ngoài

Phổi là cơ quan đảm nhận chức năng cung cấp Oxy, duy trì sự sống cho cơ thể. Vậy cấu tạo phổi có gì đặc biệt? MEDLATEC sẽ cùng bạn đọc phân tích trong bài tổng hợp sau. ...

Gặp mặt trao đổi hợp tác giữa Bệnh viện phía Đông

Chiều 31/10, tại trụ sở Tòa nhà MEDLATEC Cầu Giấy (số 2, ngõ 82 Duy Tân) diễn ra buổi gặp gỡ, trao đổi hợp tác về vấn đề chuyển bệnh nhân và đào tạo giữa đơn vị Bệnh viện phía Đông - Trung tâm Ung thư Quốc gia Nhật Bản và Hệ thống Y...

Tranexamic Acid là thuốc gì? Cách dùng và liều lượng cụ thể ra sao?

Tranexamic Acid thường dùng trong điều trị cầm máu. Hiện nay, loại thuốc này được điều chế theo nhiều dạng khác nhau. Vậy, liều dùng và cách dùng Tranexamic Acid cụ thể ra sao? ...

Bài đọc nhiều

Các món canh tốt cho người tiểu đường thơm ngon và dễ chế biến

Nếu muốn kiểm soát tốt lượng đường máu, bệnh nhân tiểu đường nên duy trì một chế độ ăn khoa học và phù hợp với tình trạng sức khỏe. Dưới đây là gợi ý về các món canh tốt cho người tiểu đường có hương vị thơm ngon và rất dễ nấu. ...

Xét nghiệm NIPT giá bao nhiêu

Xét nghiệm NIPT là phương pháp sàng lọc trước sinh, giúp phát hiện sớm các bất thường ở thai nhi (nếu có). Tuy nhiên, vẫn không ít chị em băn khoăn về chi phí khi thực hiện kỹ thuật này. Vậy xét nghiệm NIPT giá bao nhiêu? Lời giải đáp sẽ có trong bài...

Da nổi đốm trắng là dấu hiệu bệnh gì và điều trị như thế nào?

Da nổi đốm trắng hay những vùng da có màu sáng bất thường gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và khiến nhiều người lo lắng, băn khoăn về tình trạng sức khỏe của bản thân. Vậy đây là có phải là dấu hiệu của bệnh lý ngoài da không? Việc điều trị có khó...

Trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy, mách mẹ nguyên nhân và cách khắc phục

Trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy do đâu, nguy hiểm không và nên làm gì hẳn là thắc mắc của không ít ba mẹ khi thấy con xuất hiện hiện tượng này. Theo các bác sĩ, dịch nhầy trong phân trẻ sơ sinh có thể do sinh lý, nhưng cũng có khả năng...

Nâng mũi Surgiform là gì và đánh giá chi tiết ưu

Nâng mũi Surgiform là xu hướng mới được nhiều người lựa chọn để cải thiện dáng mũi toàn diện. Vậy phương pháp này có tốt không, ưu nhược điểm thế nào và cần lưu ý gì,... Những băn khoăn này có thể tìm thấy câu trả lời khi bạn tham khảo nội dung sau...

Cùng chuyên mục

Nấm phổi là gì? Bệnh lý này nguy hiểm như thế nào?

Nấm phổi không phải là một bệnh lý phổ biến nhưng biến chứng lại khá nghiêm trọng. Tỷ lệ tử vong cũng được ghi nhận ở mức cao nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời và đúng cách. Dưới đây là một vài thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và cách...

Vị trí, giải phẫu hình thể phía trong và phía ngoài

Phổi là cơ quan đảm nhận chức năng cung cấp Oxy, duy trì sự sống cho cơ thể. Vậy cấu tạo phổi có gì đặc biệt? MEDLATEC sẽ cùng bạn đọc phân tích trong bài tổng hợp sau. ...

Gặp mặt trao đổi hợp tác giữa Bệnh viện phía Đông

Chiều 31/10, tại trụ sở Tòa nhà MEDLATEC Cầu Giấy (số 2, ngõ 82 Duy Tân) diễn ra buổi gặp gỡ, trao đổi hợp tác về vấn đề chuyển bệnh nhân và đào tạo giữa đơn vị Bệnh viện phía Đông - Trung tâm Ung thư Quốc gia Nhật Bản và Hệ thống Y...

Tranexamic Acid là thuốc gì? Cách dùng và liều lượng cụ thể ra sao?

Tranexamic Acid thường dùng trong điều trị cầm máu. Hiện nay, loại thuốc này được điều chế theo nhiều dạng khác nhau. Vậy, liều dùng và cách dùng Tranexamic Acid cụ thể ra sao? ...

Trimebutine là thuốc gì và có thể chỉ định trong trường hợp nào?

Trimebutine là một trong những loại thuốc ứng dụng khá phổ biến trong điều trị bệnh lý liên quan đến đường ruột. Vậy, Trimebutine được sử dụng cụ thể ra sao? Cần lưu ý gì khi dùng loại thuốc này? MEDLATEC hy vọng thông qua một vài chia sẻ trong bài viết sau đây...

Mới nhất

Tăng nhẹ trước thông tin Iran có khả năng tấn công trả đũa Israel

Giá xăng dầu hôm nay 2/11, giá dầu tăng nhẹ do có thông tin Iran đang chuẩn bị tấn công trả đũa Israel từ phía Iraq trong những ngày tới, nhưng sản lượng kỷ lục của Mỹ đã gây áp lực lên giá. Giá xăng dầu hôm nay...

Truyền thông có vai trò rất quan trọng đối với phát triển bền vững

Đó là khẳng định của hầu hết các diễn giả, chuyên gia tại Hội thảo Chuyên đề “Vai...

Món canh giúp phòng ngừa ung thư vú, tốt cho gan, não, phụ nữ nên ăn thường xuyên

GĐXH - Hai nguyên liệu chính của món canh này là trứng và cà chua. Trong đó, cà chua cung cấp vitamin C và chất chống oxy hóa, giúp hỗ trợ hấp thụ chất dinh dưỡng từ trứng. Dưới...

Tối ưu hóa chuỗi cung ứng và tăng cường giao thương Việt Nam

Ngày 1/11/2024, tại thành phố Thượng Hải, Trung Quốc diễn ra hội thảo "Tối ưu hóa chuỗi cung ứng và tăng cường giao thương Việt Nam - Trung Quốc". Theo đó, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn (TCSG) phối hợp với Liên đoàn cảng Thượng Hải và Hội doanh nghiệp Việt Nam tại Trung Quốc...

Giá lúa gạo hôm nay 2/11/2024: Giá lúa OM 18 tăng mạnh 1.000

Giá lúa gạo hôm nay 2/11 tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long tăng đối với cả mặt hàng lúa và gạo. Trong đó, giá lúa OM 18 tăng mạnh 1.000 - 1.200 đồng/kg. Giá lúa gạo hôm nay ngày 2/11 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tăng với mặt hàng lúa và...

Mới nhất