Trang chủDestinationsThái BìnhCác phong trào thi đua tạo động lực mạnh mẽ đưa Thái...

Các phong trào thi đua tạo động lực mạnh mẽ đưa Thái Bình bứt phá vươn lên


Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua, những người thi đua là những người yêu nước nhất”. Thi đua, khen thưởng là động lực quan trọng cho sự phát triển. Nhân kỷ niệm 75 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 – 11/6/2023), phóng viên Báo Thái Bình phỏng vấn đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng Thi đua – Khen thưởng tỉnh về kết quả thực hiện các phong trào thi đua yêu nước trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua và những yêu cầu đặt ra đối với công tác thi đua, khen thưởng trong thời gian tới.

Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tiến độ dự án tuyến đường tỉnh ĐT.454 (đường 223 cũ) đoạn từ đường Trần Thái Tông đến nút giao với quốc lộ 10 tại khu công nghiệp TBS Sông Trà. Ảnh: Nguyễn Thơi

Phóng viên: Xin đồng chí cho biết ý nghĩa, tầm quan trọng của Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh?

Đồng chí Nguyễn Khắc Thận: Chúng ta đều biết, sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, thực dân Pháp dã tâm dùng vũ lực hòng đặt lại ách thống trị trên đất nước ta một lần nữa. Trước vận mệnh đất nước đang ở tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận thức rõ việc động viên sức mạnh của toàn thể dân tộc Việt Nam là điều rất cần thiết để thực hiện nhiệm vụ cấp bách của cách mạng. Ngày 11/6/1948, Bác Hồ đã ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc. Người kêu gọi: “Với tinh thần quật cường và lực lượng vô tận của dân tộc ta, với lòng yêu nước và chí kiên quyết của nhân dân và quân đội ta, chúng ta có thể thắng lợi, chúng ta nhất định thắng lợi”.
75 năm qua, tư tưởng thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã động viên toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đoàn kết một lòng, phát huy truyền thống anh hùng, tinh thần yêu nước, ý chí tự lực tự cường, vượt qua mọi hy sinh gian khổ, giải phóng đất nước khỏi ách ngoại xâm; xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội, tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hướng đến mục tiêu xây dựng nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng.

Phóng viên: Thực hiện Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thời gian qua, UBND tỉnh, Hội đồng Thi đua – Khen thưởng tỉnh đã chỉ đạo triển khai, tổ chức thực hiện các phong trào thi đua yêu nước như thế nào, thưa đồng chí?

Đồng chí Nguyễn Khắc Thận: 75 năm qua, thực hiện Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng bộ và nhân dân Thái Bình đã đoàn kết, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, giành những thắng lợi vẻ vang trong sự nghiệp giải phóng dân tộc cũng như trong sự nghiệp đổi mới. Suốt những năm kháng chiến gian khổ, Thái Bình luôn nhận được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bác đã về thăm Thái Bình 5 lần, mỗi lần Bác về thăm là mỗi lần Thái Bình thêm đổi mới, cán bộ và nhân dân thêm tiến bộ. Bác thường xuyên theo dõi các phong trào thi đua, viết báo biểu dương và gửi thư khen những thành tích mà Đảng bộ và nhân dân Thái Bình đã đạt được.

Những năm qua, thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, trên địa bàn tỉnh Thái Bình, công tác thi đua, khen thưởng đã từng bước được đổi mới, có bước chuyển biến tích cực. Hội đồng thi đua – khen thưởng các cấp được kiện toàn, củng cố và hoạt động có hiệu quả.

Các phong trào thi đua yêu nước trên các lĩnh vực được phát động, triển khai sâu rộng trong Đảng và toàn xã hội góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị – xã hội ngày càng vững mạnh. Cùng với triển khai các phong trào thi đua do cấp trên phát động, các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đã phát động thi đua theo đợt, theo chuyên đề và theo đặc thù nhiệm vụ riêng. Công tác tổ chức, chỉ đạo phong trào thi đua ngày càng chặt chẽ, thiết thực và hiệu quả. Nội dung các phong trào thi đua phong phú, đa dạng, phù hợp với thực tế của địa phương, hoạt động của cơ quan, đơn vị, sát với từng ngành, từng giới. Hình thức phát động phong trào thi đua ngắn gọn và thiết thực, tạo khí thế thi đua sôi nổi, rộng khắp, được các tầng lớp nhân dân hưởng ứng tích cực.

Trên nền tảng mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX đề ra là xây dựng Thái Bình trở thành tỉnh phát triển trong khu vực đồng bằng sông Hồng, các phong trào thi đua chuyên đề cũng lần lượt được ra đời tập trung vào các khâu yếu, việc khó, các nhiệm vụ trọng tâm của ngành, địa phương và của tỉnh. Các phong trào thi đua đã kết nối chặt chẽ, đan xen, bổ sung, hỗ trợ tạo nên một sức mạnh tổng thể, khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh về kinh tế, chính trị để xây dựng các chủ trương, chiến lược, quy hoạch phát triển và đã đạt được những kết quả quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực. Đặc biệt, nhiều phong trào thi đua đã có sức lan tỏa mạnh mẽ như: “Đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải phóng mặt bằng phục vụ triển khai các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh”, “Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí” trên địa bàn tỉnh Thái Bình, “Tăng cường thu hút đầu tư vào các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh”, “Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh giỏi”, “Thi đua lao động, sáng tạo, năng suất, chất lượng, hiệu quả”, “Trách nhiệm, kỷ cương, tăng cường cải cách, tận dụng cơ hội, bứt phá đi lên” trên địa bàn tỉnh Thái Bình năm 2023, “Chung sức xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu”… góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.
Trên lĩnh vực văn hóa – xã hội, phong trào thi đua “Phòng, chống dịch Covid-19” đã tạo sức lan tỏa trong toàn xã hội, giúp Thái Bình nhanh chóng kiểm soát tình hình dịch bệnh, tạo tiền đề quan trọng để ổn định đời sống nhân dân, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ kép vừa phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế – xã hội.  Phong trào thi đua “Vì người nghèo – không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021 – 2025 trên địa bàn tỉnh Thái Bình đã tạo khí thế sôi nổi, góp phần hoàn thành thắng lợi chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo.

Phong trào thi đua “Cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Thái Bình thi đua thực hiện văn hóa công sở” giai đoạn 2019 – 2025, tạo sự lan tỏa sâu rộng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động, nâng cao ý thức, đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính, phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, tạo môi trường làm việc văn minh, chuyên nghiệp, trách nhiệm, minh bạch, hiệu quả, góp phần xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, từng bước xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, xã hội.

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được phát động và triển khai rộng khắp. Các phong trào thi đua: “Dạy tốt, học tốt”, “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập” gắn với các cuộc vận động: “Kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”, “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng nhà giáo ở các cấp học, bậc học.

Trên lĩnh vực quốc phòng – an ninh, phong trào “Thi đua quyết thắng” của lực lượng vũ trang, phong trào “Vì an ninh Tổ quốc”, “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” của lực lượng Công an nhân dân được kết hợp chặt chẽ với phong trào xây dựng khu dân cư, cơ quan, doanh nghiệp không có tội phạm và tệ nạn xã hội đã tạo thành sức mạnh tổng hợp của các tầng lớp nhân dân tích cực hưởng ứng góp phần bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội.

Để các phong trào thi đua triển khai đúng hướng, hàng năm hoặc từng đợt, từng phong trào thi đua đều có hướng dẫn, các tiêu chuẩn thi đua cụ thể. Định kỳ vào đầu năm, UBND tỉnh tổng kết công tác thi đua, khen thưởng, trong đó chú trọng khen thưởng kịp thời người lao động trực tiếp, quần chúng nhân dân, đối tượng thuộc khối kinh tế ngoài quốc doanh; đồng thời phát động các phong trào thi đua nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh. Cùng với đó, công tác phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng điển hình tiên tiến, gương người tốt việc tốt trong các lĩnh vực cũng được các ngành, các cấp quan tâm; nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu xuất sắc trong các phong trào thi đua đã được biểu dương, nêu gương để mọi người học tập, noi theo.

Từ năm 2015 đến nay, toàn tỉnh đã có 14.550 tập thể, cá nhân, gia đình có thành tích xuất sắc trên mọi lĩnh vực được khen thưởng. Trong đó, khen thưởng cấp Nhà nước có 951 tập thể, cá nhân, gia đình được tặng thưởng, truy tặng huân chương các loại, các hạng, danh hiệu Anh hùng Lao động, Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú, Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú, Nhà giáo ưu tú, Chiến sĩ thi đua toàn quốc, Cờ thi đua của Chính phủ, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; 383 bà mẹ được phong tặng, truy tặng danh hiệu vinh dự nhà nước Bà mẹ Việt Nam Anh hùng; nhiều cá nhân được tặng thưởng huân, huy chương kháng chiến và kỷ niệm chương chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày. Đối với khen thưởng cấp tỉnh có 13.216 tập thể, cá nhân, gia đình được UBND tỉnh tặng cờ thi đua, danh hiệu tập thể lao động xuất sắc, chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, bằng khen…

Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh thăm, động viên người lao động Công ty Tân Đệ.

Phóng viên: Với sự chỉ đạo bài bản, tổ chức thực hiện chặt chẽ, sâu rộng như vậy, các phong trào thi đua đã tạo động lực, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội và nâng tầm vị thế của Thái Bình như thế nào, thưa đồng chí?

Đồng chí Nguyễn Khắc Thận: Nhờ tập trung đổi mới, nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng, hướng các phong trào thi đua tới mục tiêu giải quyết hiệu quả các vấn đề của cuộc sống nên luôn nhận được sự hưởng ứng tích cực của các tầng lớp nhân dân, tạo khí thế thi đua sôi nổi ở các địa phương, đơn vị. Đặc biệt, sau hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, Thái Bình đang đứng trước những thời cơ và vận hội mới, bứt phá vươn lên để trở thành tỉnh phát triển trong khu vực đồng bằng sông Hồng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân 2 năm 2021 – 2022 đạt 8,37% (năm 2021 tăng 7,23%, đứng thứ 13 cả nước và năm 2022 tăng 9,52%, đứng thứ 18 cả nước). Quy mô nền kinh tế năm 2022 đạt 110.723 tỷ đồng, tăng 12,6% so với năm 2021 và gấp 2 lần so với năm 2016, đứng thứ 8/11 tỉnh trong vùng đồng bằng sông Hồng và đứng thứ 22/63 tỉnh trong cả nước. GRDP bình quân đầu người năm 2022 đạt 58,9 triệu đồng, tăng 12% so với năm 2021 và gấp 1,9 lần so với năm 2016. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực. Thu ngân sách nhà nước đạt kết quả tốt, nhất là thu nội địa hai năm liên tiếp có sự tăng trưởng bứt phá, vượt mốc 10 nghìn tỷ đồng. Thái Bình luôn nằm trong top đầu cả nước về giải ngân vốn đầu tư công. Môi trường đầu tư kinh doanh, năng lực cạnh tranh của tỉnh cũng được cải thiện tích cực. Năm 2022, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) xếp hạng 28/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, tăng 19 bậc so với năm 2021; chỉ số đo lường sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) năm 2022 xếp thứ 13/63 tỉnh, thành phố tăng 27 bậc so với năm 2021; chỉ số cải cách hành chính (PAR Index) năm 2022 xếp thứ 40/63 tỉnh, thành phố, tăng 7 bậc so với năm 2021; chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh đứng thứ 15/63 tỉnh, thành phố.

Cũng từ động lực của phong trào thi đua, Thái Bình đã đi tiên phong trong đổi mới tư duy lãnh đạo, giải quyết dứt điểm các “nút thắt”, “điểm nghẽn” tồn tại từ lâu; ưu tiên triển khai lập quy hoạch, nhất là quy hoạch tỉnh và các quy hoạch quan trọng tạo nền tảng, định hướng cho sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Tỉnh cũng huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng các tuyến giao thông trọng điểm để kết nối vùng, tạo động lực cho phát triển kinh tế của tỉnh. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đến năm 2022 đạt 55.895 tỷ đồng, tăng 9,5% so với năm 2021, gấp 1,4 lần so với năm 2016. Thái Bình cũng triển khai quyết liệt, linh hoạt công tác giải phóng mặt bằng, bảo đảm tiến độ bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các nhà đầu tư thứ cấp. Trong đó, khu công nghiệp Liên Hà Thái đã cơ bản hoàn thành thu hút được trên 730 triệu USD, có dự án đã đi vào hoạt động. Khu công nghiệp Hải Long đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư. Tỉnh đang tích cực hoàn thiện các điều kiện để trình phê duyệt chủ trương đầu tư khu công nghiệp Tân Trường; đồng thời đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các quy hoạch phân khu: khu đô thị, du lịch, nghỉ dưỡng cồn Vành – cồn Thủ, khu công nghiệp Trà Xuyên, khu phố biển Đồng Châu… Giờ đây, Thái Bình được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước biết đến, đánh giá cao về tiềm năng, lợi thế và đặt vấn đề nghiên cứu đầu tư. Thu hút đầu tư, đặc biệt là thu hút vốn FDI có sự bứt phá và có thứ hạng cao trong cả nước. Năm 2021, toàn tỉnh thu hút được 89 dự án với tổng số vốn đăng ký 20.041 tỷ đồng, gấp 4,5 lần so với năm 2020 (trong đó có 8 dự án FDI với số vốn đăng ký 545 triệu USD). Năm 2022, toàn tỉnh thu hút 123 dự án với tổng số vốn đăng ký trên 33.000 tỷ đồng, gấp 1,6 lần so với năm 2021 (vốn đầu tư FDI đạt gần 660 triệu USD). Giai đoạn 2021 – 2022, toàn tỉnh có 1.965 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký trên 18.100 tỷ đồng; đặc biệt, năm 2022 là năm đầu tiên vượt mốc 1.000 doanh nghiệp thành lập mới.

Thu hoạch lúa xuân ở xã Đình Phùng (Kiến Xương).

Nếu như năm 1966, Thái Bình dẫn đầu miền Bắc đạt 5 tấn thóc/ha là niềm tự hào, là biểu tượng về tinh thần nỗ lực thi đua lao động sản xuất nông nghiệp của cả miền Bắc khi đó, vinh dự được đón Bác Hồ về thăm, thì nay năng suất lúa của Thái Bình đã vượt ngưỡng 13 tấn/ha, sản lượng đạt trên 1 triệu tấn. Nông nghiệp, nông thôn mới được quan tâm chú trọng. Trong đó, nông nghiệp đang chuyển sang sản xuất hàng hóa gắn với tập trung, tích tụ đất đai và ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, phát triển nông nghiệp hữu cơ, sản xuất theo chuỗi giá trị. Thái Bình cũng là điểm sáng của cả nước trong xây dựng nông thôn mới. Đến hết năm 2020, 100% số xã trong toàn tỉnh, 7 huyện và thành phố Thái Bình được công nhận đạt chuẩn quốc gia và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Đến nay, 25 xã được công nhận xã nông thôn mới nâng cao, đang tập trung chỉ đạo xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu. Nước sạch nông thôn là tỉnh đi đầu và là điển hình trong toàn quốc.

Có thể thấy rằng, các phong trào thi đua yêu nước trong thời gian qua không chỉ có hiệu quả rõ nét trong việc phát triển kinh tế – xã hội, giữ vững chủ quyền vùng biển, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội… mà còn xây dựng, bồi dưỡng và nhân rộng các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong nhiều lĩnh vực; đóng góp tích cực vào việc thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.

Phóng viên: Để tiếp tục thực hiện Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tạo sự lan tỏa sâu rộng hơn nữa trong thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, thời gian tới, công tác thi đua, khen thưởng của Thái Bình cần tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm nào, thưa đồng chí?

Đồng chí Nguyễn Khắc Thận: Để phong trào thi đua yêu nước tiếp tục là động lực cổ vũ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân hăng say lao động, học tập, công tác, trong thời gian tới, các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị cần tiếp tục quán triệt sâu sắc tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thi đua ái quốc; các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng. Đặc biệt, cần phải tiếp tục quan tâm đổi mới cả về nội dung và hình thức để nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng. Theo đó, hình thức thi đua phải đa dạng, phong phú và sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân, lấy cơ sở là nơi chủ lực trong triển khai phong trào thi đua yêu nước; phát huy tinh thần tự giác, làm sao để mỗi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và mọi người dân chính là những người tổ chức và thực hiện phong trào thi đua. Nội dung thi đua vừa phải gắn với phong trào thi đua chung của cả nước vừa tập trung vào các nhiệm vụ chính trị của tỉnh. Thường xuyên phát hiện các nhân tố mới, tăng cường công tác tuyên truyền, tổ chức giao lưu, gặp gỡ, tôn vinh, biểu dương các điển hình tiên tiến. Phát huy vị trí, vai trò, tầm quan trọng của phong trào thi đua và công tác thi đua, khen thưởng, có các biện pháp, giải pháp cụ thể, thiết thực để thúc đẩy phong trào thi đua. Nêu cao tinh thần tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong các tổ chức, cơ quan, đơn vị trong các phong trào thi đua…

Chú trọng sơ kết, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm sau mỗi đợt thi đua. Trước mắt phải tập trung thi đua hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2023, tạo tiền đề quan trọng để quyết tâm hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2020 – 2025, tầm nhìn 2045 góp phần phấn đấu xây dựng tỉnh Thái Bình đến năm 2025 trở thành tỉnh phát triển khá, đến năm 2030 theo kịp nhóm dẫn đầu và đến năm 2045 là tỉnh phát triển trong khu vực đồng bằng sông Hồng như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX đề ra.

Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn đồng chí!

Nguyễn Hình 
(thực hiện)





Source link

Cùng chủ đề

Điều động, bổ nhiệm một số lãnh đạo tại Hà Nam, Nam Định, Thái Bình

Kinhtedothi - Ngày 26/11, tại các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ban Thường vụ Tỉnh ủy các tỉnh này đã công bố các quyết định về công tác cán bộ. Tại tỉnh Hà Nam, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh này quyết định ông Trần Đức Thuấn, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Lý Nhân thôi tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, thôi giữ chức Bí thư Huyện ủy huyện Lý...

Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú dự Ngày hội Đại đoàn kết tại Thái Bình

Trò chuyện với cán bộ, nhân dân thôn Trung, ông Trần Cẩm Tú mong muốn bà con trong thôn đoàn kết, chung sức xây dựng xóm làng của mình “giàu về kinh tế, vững về chính trị, đẹp về văn hóa; xanh, sạch về môi trường” ...

tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về đất đai

Kinhtedothi - Ngày 13/11 tại Thái Bình, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) phối hợp với UBND tỉnh Thái Bình tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về đất đai Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân cho biết, Luật Đất đai 2024 sớm đi vào cuộc sống góp phần thực hiện mục tiêu đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản...

thêm 3 ổ dịch sốt xuất huyết mới

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật  tỉnh Thái Bình, trong số các ca vừa mắc sốt xuất huyết tuần qua, đã ghi nhận thêm 3 ổ dịch mới tại 3 xã Đông Mỹ (TP Thái Bình), xã Vũ Ninh (huyện Kiến Xương) và xã Đông Trung (huyện Tiền Hải). Từ đầu năm 2024 đến nay, toàn tỉnh Thái Bình ghi nhận tổng cộng 1.020 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó số ca mắc nội...

chỉ định lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh

Theo quyết định, ông Vũ Thanh Vân -  Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thái Bình được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình chỉ định làm Bí thư Đảng đoàn Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; ông Nguyễn Thế Hiệp - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh làm Phó Bí thư Đảng đoàn. 8 Ủy viên Đảng đoàn Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh được chỉ định gồm...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024

Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một thế giới hòa bình”, ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 được tổ chức tại tỉnh Quảng Trị từ ngày 14 - 16/12/2024. Nguồn: https://baothaibinh.com.vn/tin-tuc/223/214042/ngay-hoi-van-hoa-cac-dan-toc-viet-nam-nam-2024

34 tác phẩm được trao giải Cuộc thi “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam năm 2024”

Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam năm 2024” tạo cơ hội cho người dân cả nước, bà con kiều bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế thể hiện tình yêu quê hương, đất nước và tâm huyết của mình trong việc sáng tác ảnh và video quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam ra thế giới, khơi dậy khát vọng phát triển quốc gia phồn vinh, hạnh phúc;...

Bảng xếp hạng U23 Đông Nam Á 2023

Bảng xếp hạng U23 Đông Nam Á 2023 ...

Thành phố: Tổ chức điểm “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”

Thành phố: Tổ chức điểm "Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” ...

Trong tuần, xử lý phạt nguội 23 trường hợp

Trong tuần, xử lý phạt nguội 23 trường hợp ...

Bài đọc nhiều

Đối thoại EAEC-ASEAN: Thêm động lực để tăng cường, đa dạng hóa hợp tác

Tại phiên đối thoại kinh doanh giữa EAEC và ASEAN ngày 15/6, quan chức Nga cho biết ASEAN và các nước thành viên của khối có vị thế đáng kể trong chiến lược xoay trục của Nga sang phương Đông.Toàn cảnh Lễ khai mạc Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg lần thứ 26. Ngày 15/6, tại Diễn...

Phiên họp lần thứ 20 của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19

Phiên họp lần thứ 20 của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 ...

Sập mỏ vàng ở Venezuela khiến ít nhất 12 người thiệt mạng

Sập mỏ vàng ở Venezuela khiến ít nhất 12 người thiệt mạng ...

Hội đồng Bảo an LHQ có 5 nước ủy viên không thường trực mới

Hội đồng Bảo an LHQ có 5 nước ủy viên không thường trực mới ...

Para Games 12: Bơi lội và Điền kinh giúp đoàn Việt Nam tăng tốc

Para Games 12: Bơi lội và Điền kinh giúp đoàn Việt Nam tăng tốc ...

Cùng chuyên mục

Lễ hội đền thờ bà chúa Muối

Lễ hội đền thờ bà chúa Muối là một lễ hội truyền thống lâu đời của người dân Thái Bình, được tổ chức hàng năm vào ngày 14 tháng 4 âm lịch tại đền thờ bà chúa Muối, xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Lễ hội là dịp để người dân địa phương tưởng nhớ công lao to lớn của bà chúa Muối, người đã có công dạy cho dân làng nghề làm muối. Lễ hội đền...

Hồn chèo làng Khuốc – cái nôi của hát chèo Thái Bình

Làng Khuốc thuộc xã Phong Châu, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình là cái nôi của hát chèo. Chiếng chèo Khuốc ra đời từ rất sớm và được khẳng định là một trong những nôi chèo của Thái Bình, chèo Khuốc từ sân khấu dân gian chuyển vào phục vụ trong cung đình của các vương triều phong kiến. Tại đây còn lưu giũ được khá nhiều tích chèo cổ do tổ tiên mình sáng tác hoặc cải biên,...

Bảng xếp hạng U23 Đông Nam Á 2023

Bảng xếp hạng U23 Đông Nam Á 2023 ...

Thành phố: Tổ chức điểm “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”

Thành phố: Tổ chức điểm "Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” ...

Trong tuần, xử lý phạt nguội 23 trường hợp

Trong tuần, xử lý phạt nguội 23 trường hợp ...

Mới nhất

Dễ dàng mua thuốc với An Khang Paylater

An Khang đã triển khai chính sách mua thuốc trả chậm, áp dụng cho hóa đơn từ 50.000 đồng, mở ra cơ hội chăm sóc sức khỏe cho người dân. ...

Công an TP.HCM tiếp tục khởi tố 16 người, thu giữ thêm 21kg xyanua trái phép

Đến nay, Công an TP.HCM đã khởi tố 7 vụ án, 43 bị can để điều tra về các tội 'tàng trữ, mua bán trái phép chất độc', thu giữ tổng cộng gần 9,7 tấn xyanua, 315kg axit sulfuric, 105kg axit cholhidric... ...

Cần Thơ: Nhiều kết quả tích cực trong thực hiện công tác dân tộc năm 2024

Ngày 27/12, Ban Dân tộc TP. Cần Thơ đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác dân tộc năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Ông Trần Việt Trường - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ đã đến dự và chỉ đạo Hội nghị.Đây là một trong các nhiệm vụ trọng tâm...

Mới nhất