Trang chủPolitical ActivitiesCác nhóm giải pháp, chính sách để kịp thời hỗ trợ người...

Các nhóm giải pháp, chính sách để kịp thời hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh



(MPI) – Phát biểu tại Hội nghị về khẩn trương khắc phục hậu quả bão Yagi, nhanh chóng ổn định tình hình Nhân dân, khôi phục sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh đến các nhóm giải pháp, chính sách để kịp thời hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh như bảo vệ tính mạng, an toàn, sức khỏe của Nhân dân; Hỗ trợ khôi phục các hoạt động đời sống, xã hội để ổn định cuộc sống Nhân dân, nhất là tại các địa bàn bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi bão lũ, ngập lụt, sạt lở đất.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: TTXVN

Đồng thời, hỗ trợ các cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp để khôi phục nhanh chuỗi sản xuất, cung ứng, lao động, phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh. Chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với thiên tai, bão lũ, ngập lụt, sạt lở… trong thời gian tới. Cơ chế, chính sách, giải pháp cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính để triển khai các chính sách hỗ trợ.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, ngày 15/9/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về khẩn trương khắc phục hậu quả bão Yagi, nhanh chóng ổn định tình hình Nhân dân, khôi phục sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng. Hội nghị được kết nối trực tuyến từ trụ sở Chính phủ tới các địa phương bị ảnh hưởng bởi cơn bão. Cùng tham dự tại các điểm cầu các Phó Thủ tướng Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương; Bí thư, Chủ tịch UBND các địa phương.

Trình bày báo cáo về tình hình thiệt hại do cơn bão số 3, các giải pháp khắc phục hậu quả mưa bão, phục hồi sản xuất, kinh doanh, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, bão số 3 là cơn bão mạnh nhất trên Biển Đông trong 30 năm qua, cường độ tăng nhanh, duy trì cấp siêu bão (cấp 16, giật cấp 17) trong thời gian dài và vẫn giữ cường độ siêu bão khi đổ bộ vào phía Đông của đảo Hải Nam (Trung Quốc).

Mức độ giảm cấp trên đường đi của bão không theo quy luật thông thường, rất phức tạp, cường độ bão không giảm nhanh, khi áp sát bờ biển Quảng NinhHải Phòng vẫn rất mạnh, giữ cấp 12-13, mức độ rủi ro thiên tai lớn, thời gian lưu bão trên đất liền kéo dài (12 giờ).

Bão số 3 và hoàn lưu sau bão có phạm vi ảnh hưởng rất lớn, trải dài ở 26 tỉnh, thành phố ở toàn bộ miền Bắc và Thanh Hóa (chiếm trên 41% GDP và 40% dân số của cả nước), kết hợp với tình trạng xả lũ ở thượng nguồn một số con sông lớn, đã gây ra mưa lớn kéo dài, ngập lụt, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất… diễn ra nghiêm trọng trên nhiều địa bàn.

Bão đã gây ra tình trạng mất điện, mất nước, mất thông tin liên lạc trên diện rộng cùng lúc, cả trên biển và trên bờ, toàn bộ địa bàn của một số địa phương và tại nhiều địa phương, khiến công tác thông tin, liên lạc, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn càng trở nên khó khăn, nặng nề và thách thức hơn. Đến nay, một số địa phương vẫn còn tình trạng ngập lụt, hoặc có nguy cơ cao khiến cho thiệt hại còn có thể còn nặng nề hơn.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, ngay từ khi bão số 3 hình thành và đi vào biển Đông, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo tập trung theo sát tình hình, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức quốc tế dự báo sát, chính xác diễn biến cường độ và đường đi của bão, cảnh báo nguy cơ mưa lũ, sạt lở đất và triển khai các giải pháp ứng phó khẩn cấp trước, trong và sau bão và ban hành 10 công điện chỉ đạo thường xuyên, liên tục, quyết liệt và khẩn trương, cụ thể:

Trước bão, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 03 Công điện, thành lập Ban Chỉ đạo tiền phương tại Hải Phòng để trực tiếp chỉ đạo công tác ứng phó khẩn cấp tại hiện trường theo phương châm “4 tại chỗ” nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản cho người dân.

Trong bão, Bộ Chính trị đã ban hành kết luận chỉ đạo về công tác ứng phó, khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ; Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã đi kiểm tra, chỉ đạo trực tiếp tại hiện trường. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 03 Công điện để chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả bão, mưa lũ, sạt lở, bảo đảm an toàn đê điều, nhất là hệ thống sông Hồng – sông Thái Bình.

Sau bão, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 04 công điện, Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã đi thăm hỏi, động viên nhân dân, các lực lượng đang làm nhiệm vụ và chỉ đạo việc tìm kiếm, cứu nạn.

Cả hệ thống chính trị, các cấp, ngành, địa phương đã khẩn trương, quyết liệt vào cuộc, thông tin và chỉ đạo kịp thời hỗ trợ người dân phòng chống, ứng phó, hạn chế tác động và khắc phục hậu quả cơn Bão số 3

Về tác động của bão số 3 đến phát triển kinh tế – xã hội, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, đến nay đã có 353 người chết, mất tích, khoảng 1.900 người bị thương và tác động sang chấn tâm lý nặng nề cho nhiều người dân tại khu vực thiên tai, nhất là trẻ em, người cao tuổi, đối tượng dễ bị tổn thương.

Gây thiệt hại lớn về tài sản của nhân dân và nhà nước tại các địa phương bị ảnh hưởng bởi bão lũ. Ước tính sơ bộ, chưa đầy đủ, thiệt hại về tài sản do bão số 3 gây ra khoảng 40 nghìn tỷ đồng.

Trong đó, khoảng 257 nghìn căn nhà, 1.300 trường học và nhiều công trình hạ tầng bị sập đổ, hư hại; 305 sự cố đê điều, chủ yếu là các tuyến đê lớn từ cấp III trở lên; trên 262 nghìn ha lúa, hoa màu, cây ăn quả bị ngập úng, thiệt hại, gẫy đổ; 2.250 lồng bè nuôi trồng thủy sản bị hư hỏng, cuốn trôi; gần 2,3 triệu gia súc, gia cầm bị chết và gần 310 nghìn cây xanh đô thị gẫy đổ.

Tốc độ tăng trưởng 6 tháng cuối năm của cả nước và nhiều địa phương dự báo chậm lại. Tăng trưởng GDP Quý III của cả nước có thể giảm 0,35%, Quý IV giảm 0,22% so với kịch bản không có bão số 3. Ước cả năm GDP có thể giảm 0,15% so với kịch bản ước tăng trưởng có thể đạt 6,8-7%, trong đó khu vực nông, lâm, thủy sản giảm 0,33%, công nghiệp và xây dựng giảm 0,05% và dịch vụ giảm 0,22%.

Tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2024 của nhiều địa phương như Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Lào Cai… giảm trên 0,5%. Nhiều tuyến đường bị ngập lụt, hư hại, khiến hoạt động lưu thông (nhất là đường bộ và đường sắt) bị đình trệ cục bộ.

Các trang trại, hộ trồng lúa, hoa màu…, hộ chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản tại hầu hết các địa bàn bị ảnh hưởng bởi bão số 3, cả ở khu vực ven biển, đô thị, giáp ranh đô thị, nông thôn, miền núi… là đối tượng chịu thiệt hại nặng nề nhất, cần nhiều nguồn lực, thời gian để tái đàn, tái vụ, tái sản xuất. Đặc biệt khi miền Bắc đang trong thời gian gieo trồng vụ mùa, chưa bước vào thời điểm thu hoạch.

Nhiều cơ sở du lịch, lưu trú bị hư hỏng, phải đóng cửa để sửa chữa. Do đó, miền Bắc sẽ bỏ lỡ mùa khách du lịch quốc tế (từ tháng 9/2024 đến tháng 4/2025) và cũng có thể không thu hút được khách trong nước, đặc biệt là các địa điểm du lịch trọng điểm như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lào Cai, Hà Giang

Các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, xây dựng cũng bị tác động của cơn bão, nhất là tác động gián tiếp khi bị mất điện, thông tin liên lạc, lao động và gia đình người lao động bị ảnh hưởng. Để hạn chế thiệt hại cho các doanh nghiệp, khắc phục thiệt hại, các địa phương đã nỗ lực, cố gắng sớm bảo đảm cung ứng đủ điện, nước, kết nối viễn thông để doanh nghiệp có thể tổ chức sản xuất trở lại ngay khi tình hình thời tiết thuận lợi hơn.

Các vấn đề xã hội, nhất là y tế, giáo dục, môi trường, nước sạch nông thôn, nước sạch đô thị, lao động việc làm, đời sống người dân… cần đặc biệt được quan tâm, ưu tiên nguồn lực và triển khai nhanh sau bão, lũ lụt, không để phát sinh dịch bệnh, tránh gây tác động cộng hưởng đến đời sống người dân.

Hệ thống kết cấu hạ tầng của các địa phương do ảnh hưởng của bão, nhiều nơi bị hư hại nghiêm trọng. Nhiều công trình hạ tầng thiết yếu, dân sinh về đường xá, cầu, cống, điện, cấp nước, thoát nước, viễn thông, thông tin, trường học… bị hư hại, cần sớm khắc phục.

Các công trình hạ tầng thủy lợi, đê kè, đập chứa nước của nhà máy thủy điện… bị thiệt hại, tiềm ẩn rủi ro, nguy cơ khi tình hình bão lũ thời gian tới dự báo còn rất phức tạp.

Xuất hiện nhiều thông tin xấu, không chính xác, gây tâm lý hoang mang, lo sợ trong người dân, ảnh hưởng đến công tác phòng, chống bão lũ và khắc phục thiệt hại sau bão. Tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội xuất hiện một số yếu tố phức tạp, nhất là lừa đảo qua mạng.

Nhấn mạnh đến nguyên nhân, bài học kinh nghiệm, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu rõ, thiệt hại do bão số 3 có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Trong đó, chủ yếu là do siêu bão số 3 có cường độ mạnh, phạm vi lớn, tính chất phức tạp, chưa từng có tiền lệ; tình trạng mưa lớn kéo dài, xả lũ ở thượng nguồn một số con sông lớn. Nguyên nhân chủ quan là do một bộ phận người dân, doanh nghiệp tại một số nơi còn chủ quan, lơ là, chưa tuân thủ nghiêm túc, đầy đủ chỉ đạo, hướng dẫn, cảnh báo của các cơ quan chức năng; kỹ năng ứng phó với thiên tai, bão lũ còn hạn chế; một số chính quyền cấp cơ sở còn thiếu trang thiết bị, triển khai chậm, lúng túng, chưa đáp ứng yêu cầu ứng phó trong các tình huống khẩn cấp; phối hợp thông tin trong một số thời điểm bị gián đoạn…

Tuy nhiên, nhờ sự lãnh đạo sát sao, kịp thời, quyết liệt của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, trực tiếp là đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm; sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, chủ động, phản ứng kịp thời, hiệu quả, từ sớm, từ xa, trực tiếp trên hiện trường của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương; sự ủng hộ, đồng hành của người dân, cộng đồng doanh nghiệp… chúng ta đã hạn chế tối đa mức độ thiệt hại, nguy cơ có thể xảy ra và khẩn trương khắc phục hậu quả do bão số 3.

Về bài học kinh nghiệm, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, thứ nhất, làm tốt công tác dự báo, bám sát thực tiễn, chủ động từ sớm, từ xa để có giải pháp ứng phó, phản ứng chính xác, kịp thời, hiệu quả, linh hoạt; quán triệt và tổ chức phòng, chống, ứng phó thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ”, “đặt sức khỏe, tính mạng của người dân lên trước hết, trên hết”.

Thứ hai là, phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, các địa phương; công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành nhất quán, đồng bộ, xuyên suốt, kịp thời, quyết liệt từ Trung ương đến cơ sở.

Thứ ba là, quan tâm hơn nữa việc đầu tư, nâng cao năng lực, khả năng xử lý tình huống khẩn cấp của các ngành, các cấp, nhất là ở cấp cơ sở; trang bị kỹ năng cần thiết cho người dân để ứng phó với các tình huống cấp bách, bất ngờ.

Thứ tư là, thúc đẩy tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, bảo đảm hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong dự báo, cảnh báo, đánh giá nguy cơ thiên tai, sạt lở, lũ ống, lũ quét…

Thứ năm là, phát triển hạ tầng phải gắn liền với công tác phòng, chống thiên tai; cần đánh giá, dự báo đầy đủ các yếu tố về địa chất, dòng chảy… có khả năng bị ảnh hưởng trong quá trình xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng để đưa ra các giải pháp phù hợp, kịp thời nhằm bảo vệ môi trường khi tiến hành triển khai dự án.

Thứ sáu là, làm tốt công tác thông tin, truyền thông, phản ánh khách quan, trung thực, toàn diện tình hình thiên tai, bão lũ, gương người tốt, việc tốt trong phòng, chống bão lũ; xử lý nghiêm hành vi tung tin xấu, độc nhằm an dân, ổn định tâm lý xã hội, khích lệ, động viên tinh thần Nhân dân. Phát huy sức mạnh đoàn kết, tương thân, tương ái, “lá lành đùm lá rách”, bản lĩnh sức mạnh của dân tộc trong hoạn nạn, khó khăn./.



Nguồn: https://www.mpi.gov.vn/portal/Pages/2024-9-16/Cac-nhom-giai-phap-chinh-sach-de-kip-thoi-ho-tro-n829dv8.aspx

Cùng chủ đề

Tinh gọn bộ máy là cơ hội để cán bộ, công chức, viên chức tìm kiếm việc làm phù hợp năng lực

Theo Luật sư Nguyễn Thanh Hà, quá trình tinh gọn bộ máy sẽ là cơ hội để cán bộ, công chức, viên chức tìm kiếm vị trí việc làm mới phù hợp hơn với năng lực. Tinh gọn bộ máy là chủ trương lớn, đang quyết liệt được triển khai nhằm hướng tới việc nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống hành chính. Luật sư Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch Công ty Luật...

Giá cà phê có thể tăng trở lại

Dự báo giá cà phê ngày mai 22/12/2024, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica 22/12/2024. Giá cà phê thế giới tăng, giảm trái chiều Kết thúc phiên giao dịch, giá cà phê Robusta trên sàn London cập nhật lúc 16 giờ 00 phút ngày 21/12/2024, tiếp tục “lao dốc” vào phiên giao dịch thứ 4 liên tiếp...

Bí thư huyện gửi thư cảm ơn Tuổi Trẻ về bài báo nhân văn và trách nhiệm

Ông Tô Văn Hùng, bí thư Huyện ủy Hòa Vang, chủ tịch danh dự Câu lạc bộ Hướng nghiệp Hòa Vang (Đà Nẵng), đã có thư cảm ơn báo Tuổi Trẻ về bài viết 'Cô giáo tình nguyện ngày ngày đưa trò đến lớp'. ...

Hội thảo thường niên và Trường Đông về giáo dục toán học năm 2024

Trong 2 ngày (21, 22/12), tại Trường Đại học Thái Bình Dương, Hội Giảng dạy Toán học phổ thông phối hợp với Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Trường Đại học Thái Bình Dương và Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Khánh Hoà tổ chức Hội thảo thường niên và Trường Đông về...

Xây dựng nền hành chính ứng dụng số, công khai, minh bạch, hoạt động hiệu lực và hiệu quả

(Moha.gov.vn)-Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình yêu cầu ngành Nội vụ phải xây dựng được nền hành chính ứng dụng số càng nhiều càng tốt, đó mới là nền hành chính công khai, minh bạch, hoạt động hiệu lực và hiệu quả. Sáng ngày 21/12/2024, Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kinh tế – xã hội của vùng Trung du và miền núi phía Bắc đã khẳng định sự phục hồi rõ nét và đạt...

(MPI) - Trên đây là phát biểu của Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Tâm tại Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Trung du và miền núi phía Bắc lần thứ tư diễn ra chiều ngày 18/12/2024. Hội nghị diễn ra dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc, Ủy viên Ban Chấp hành TW Đảng, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Trung du và miền núi...

Tích cực tham gia Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

(MPI) - Ngày 17/12/2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có Công văn số 10385/BKHĐT-KTCNDV gửi Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch 885/KH-MTTW-BCĐTWCVĐ ngày 07/5/2024 của Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. ...

Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức gặp mặt Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35...

(MPI) - Tiếp nối chuỗi các sự kiện kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Ngày 18/12/2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức gặp mặt các cán bộ hưu trí và đang công tác tại Vụ Quốc phòng, an ninh Bộ Kế hoạch và Đầu tư.   ...

một trong những quyết sách chính trị lớn để chuẩn bị cho kỷ nguyên mới

(MPI) - Ngày 17/12/2024, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các bộ, ngành chức năng, thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng về kế hoạch hành động triển khai Kết luận của Bộ Chính trị về xây dựng trung tâm tài chính (TTTC) khu vực và quốc tế tại Việt Nam. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Thứ trưởng...

Tạo hành lang pháp lý đồng bộ, thuận lợi giúp khu vực KTTT, HTX phát triển nhanh và bền vững

(MPI) - Theo Báo cáo Tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2025 của Ban Chỉ đạo quốc gia về kinh tế tập thể, Ban Chỉ đạo đã chủ động, tích cực tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhiều chủ trương, chính sách và giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh; các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Hợp...

Bài đọc nhiều

Phú Quốc đặt mục tiêu đón 1 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2025

Chủ tịch UBND thành phố Phú Quốc Trần Minh Khoa cho biết, năm 2025, thành phố đặt mục tiêu đón 7 triệu lượt khách đến tham quan, du lịch, tăng 17,26% so với năm 2024; trong đó, khách quốc tế đạt 1 triệu lượt khách, tăng 3,9%. ...

Quy hoạch tỉnh Bình Phước:

(MPI) - Với chủ đề “Bình Phước, điểm đến hấp dẫn”, ngày 14/12/2024 tại Bình Phước đã diễn ra Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc tham dự Hội nghị. Ảnh: VGP ...

Toàn cảnh bức tranh tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế

Chủ trương tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế đặt ra và thực hiện từ lâu nhưng chưa hiệu quả. Vậy ngoài đòn bẩy kinh tế thì còn phương án nào để tối ưu? Hai tuần sau Hội nghị toàn quốc triển khai tổng kết Nghị quyết 18/2017, nhiều bộ, ngành, địa phương đã công bố dự kiến kế...

Kinh nghiệm quốc tế về động lực làm việc trong khu vực công và một số hàm ý chính sách

1. Khái lược các lý thuyết về động lực làm việc 1.1. Nhóm các lý thuyết về nội dung công việc mô tả hành vi có động lực như là những nỗ lực của các cá nhân, làm việc theo định hướng kết quả để thỏa mãn nhu cầu của họ. Theo Abraham Maslow (1943), ai cũng có một tháp nhu cầu được xếp theo thứ tự tăng dần từ các nhu cầu về sinh lý (nhu cầu cơ...

Hải Dương bảo tồn, quảng bá Di sản văn hóa phi vật thể hát Trống quân

Ngày 18/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương và UBND huyện Bình Giang tổ chức tổng kết chương trình bảo tồn và phát huy Di sản văn hóa phi vật thể hát Trống quân xã Thúc Kháng năm 2024. ...

Cùng chuyên mục

Hội thảo thường niên và Trường Đông về giáo dục toán học năm 2024

Trong 2 ngày (21, 22/12), tại Trường Đại học Thái Bình Dương, Hội Giảng dạy Toán học phổ thông phối hợp với Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Trường Đại học Thái Bình Dương và Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Khánh Hoà tổ chức Hội thảo thường niên và Trường Đông về...

Xây dựng nền hành chính ứng dụng số, công khai, minh bạch, hoạt động hiệu lực và hiệu quả

(Moha.gov.vn)-Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình yêu cầu ngành Nội vụ phải xây dựng được nền hành chính ứng dụng số càng nhiều càng tốt, đó mới là nền hành chính công khai, minh bạch, hoạt động hiệu lực và hiệu quả. Sáng ngày 21/12/2024, Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc...

Khai mạc chương trình tăng tốc khởi nghiệp tạo tác động xã hội 2024

Sáng 21/12, tại Đại học Kinh tế Quốc dân, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) phối hợp với Quỹ The Happiness Foundation tổ chức Lễ khai mạc chương trình tăng tốc khởi nghiệp tạo tác động xã hội (Vietnam Sunny Impact Startup) 2024. ...

Sơn La chuyển đổi số du lịch, thu hút hàng triệu lượt du khách

Không chỉ khai thác tài nguyên thiên nhiên, sắc màu văn hóa, việc chuyển mình, bắt nhịp với dòng chảy chuyển đổi số đã giúp du lịch Sơn La thêm một năm bứt phá, đón lượng lớn du khách và doanh thu cao từ hoạt động dịch vụ. ...

Đại tướng Phan Văn Giang hội kiến Bộ trưởng Bộ các Lực lượng vũ trang cách mạng Cuba

(Bqp.vn) - Chiều 20/12, tại Trụ sở Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã hội kiến Thượng tướng Álvaro López Miera, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Cuba, Bộ trưởng Bộ các Lực lượng vũ trang cách mạng Cuba nhân dịp sang Việt Nam dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam, 35...

Mới nhất

Cần thực chất, không chỉ “trên giấy”

Bộ Y tế đang cải cách thủ tục hành chính, nhưng để thực sự hiệu quả, cần hành động quyết liệt, không để cải cách chỉ “trên giấy”. Cải cách hành chính y tế: Cần thực chất, không chỉ “trên giấy”Bộ Y tế đang cải cách thủ tục hành chính, nhưng để thực sự hiệu quả, cần hành động quyết...

Giá vàng nhẫn SJC mua vào giảm 1,5 triệu đồng/lượng sau 1 tuần

Giá vàng nhẫn hôm nay (21/12) tại nhiều thương hiệu tăng hơn nửa triệu đồng/lượng ở chiều bán. Nhưng tính chung tuần này, giá vàng nhẫn của các thương hiệu đều giảm, trong đó vàng nhẫn tại SJC hạ 1,5 triệu đồng/lượng chiều mua. Giá vàng nhẫn trong nước hôm nay được nhiều thương hiệu điều chỉnh tăng mạnh, tới...

Sự thật về doanh thu 340 tỷ đồng của ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’

PGS.TS Nguyễn Thị Thu PhÆ°Æ¡ng - Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam tiết lộ doanh thu của "Anh trai vượt ngàn chông gai" có thể đạt 340 tá»· đồng. Tại Hội nghị trực tuyến Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm ngành văn hóa, thể thao và du lịch năm 2025...

Phó Thủ tướng yêu cầu loại bỏ người lười biếng, thu hút người tài

(Dân trí) - Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình khẳng định bộ máy dù có khoa học, tinh gọn, hợp lý bao nhiêu thì hiệu lực, hiệu quả của bộ máy đó vẫn phải do con người quyết định. Phát biểu kết luận hội nghị triển khai công tác năm 2025 của ngành Nội vụ, sáng 21/12, Ủy...

Đất nước ‘vươn mình’ nhờ hành động thực tiễn

Có quá nhiều điểm cần thay đổi, cải cách và Tổng Bí thư đã quyết tinh giản bộ máy là đột phá đầu tiên. Ông đã tạo áp lực để thay đổi về tư duy vì thay đổi tư duy sẽ thay đổi về hành động, đưa ra các chính sách mới và tốt hơn. LTS: Tổng Bí thư Tô Lâm...

Mới nhất