Ngày 6/3/2024, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB, mã chứng khoán MBB) tổ chức Hội nghị Nhà đầu tư (Investors Conference) để thông tin về kết quả kinh doanh và động lực tăng trưởng năm 2024.
Ngành ngân hàng 2024: đón nhận nhiều động lực tăng trưởng
Mở đầu sự kiện, Kinh tế trưởng Ngân hàng MB ông Đàm Nhân Đức đánh giá động lực tăng trưởng của ngành ngân hàng 2024 bao gồm: sự hồi phục của nền kinh tế; Việt Nam đang ở thời kỳ dân số vàng; tăng trưởng tín dụng ở mức cao so với GDP (thường ở mức cao hơn gấp đôi), đặc biệt là tín dụng bán lẻ luôn cao hơn tăng trưởng tín dụng của toàn ngành. Bên cạnh đó, thanh toán số tăng mạnh, bình quân khoảng 30% nhưng giao dịch qua kênh số tăng trưởng mạnh. Cùng với chỉ tiêu tín dụng/GDP của Việt Nam còn thấp hơn các nước như Thái Lan, Singapore… nên đây là những động lực tăng trưởng cho các ngân hàng nói chung trong đó có MB, đặc biệt là ở mảng bán lẻ và mảng số.
2023 lợi nhuận cao nhất từ trước tới nay
Năm 2023, MB giữ nhịp tăng trưởng ổn định, các công ty thành viên tăng trưởng bền vững và giữ được thị phần. Lợi nhuận toàn tập đoàn hơn 26,3 nghìn tỷ đồng, ở mức cao nhất từ trước tới nay. Về chất lượng tài sản, nếu nhìn theo quý thì MB đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất; các khoản nợ xấu đều được trích lập dự phòng tốt.
Bên cạnh đó, MB dịch chuyển và mở rộng bán lẻ tốt, hiện chuyển đổi số dẫn đầu và có doanh số giao dịch trên kênh số lớn nhất; CASA (tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn trong tổng tiền gửi) tăng trưởng bền vững qua các năm và đang ở top đầu thị trường.
Năm 2023, theo báo cáo tài chính hợp nhất, MB đạt lợi nhuận hơn 26,3 nghìn tỷ đồng, tăng 16% so với năm trước – mức cao nhất từ trước tới nay. Tổng tài sản của MB cũng tăng 30% so với đầu năm, lên gần 944.954 tỷ đồng. MB cũng đã tận dụng tối đa room tín dụng NHNN phê duyệt, tăng trưởng tín dụng của riêng ngân hàng tăng 28,2%.
Tuy nhiên, tổng nợ xấu tính đến 31/12/2023 của MB là gần 9.805 tỷ đồng, tăng 95% so với đầu năm, chủ yếu do tăng nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ). Do đó, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tăng từ mức 1,09% đầu năm lên 1,6%. Tuy nhiên, các khoản nợ xấu đều được trích lập dự phòng tốt. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu (quỹ dự phòng tín dụng/nợ xấu) năm 2023 của MB đạt gần 116%.
Bên cạnh đó, MB cũng dịch chuyển và mở rộng bán lẻ, tỷ lệ CASA (tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn trong tổng tiền gửi) tăng trưởng bền vững qua các năm và đang ở top đầu thị trường, đạt gần 40,1%.
Kỳ vọng 2024 lợi nhuận đạt 28,8 nghìn tỷ đồng
Ông Lưu Hoài Sơn, Giám đốc Ban Kế hoạch & marketing của Ngân hàng MB, với mức tăng trưởng tín dụng năm 2023 đạt 29,2% thì MB là một trong những ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tín dụng cao nhất thị trường. Năm 2024, MB được Ngân hàng Nhà nước giao định mức tăng trưởng tín dụng khoảng 16%.
MB kỳ vọng sẽ tăng trưởng tín dụng cao hơn so với mức 16% được giao và trên nền tảng tăng trưởng như quý 4 vừa rồi thì MB kỳ vọng lợi nhuận sẽ đạt hơn 28,8 nghìn tỷ đồng. “Tuy nhiên, chúng tôi kỳ vọng với sự tham gia tích cực của MB vào quá trình tái cơ cấu tổ chức tín dụng yếu kém thì ngân hàng có khả năng được phân bổ room tín dụng cao hơn”, ông Sơn nói và cho biết với tốc độ tăng trưởng tín dụng 16% thì trong kịch bản thận trọng, các điều kiện kinh tế vĩ mô tương tự như năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận năm 2024 của MB sẽ khoảng 10%, lợi nhuận trước thuế ước đạt 28.800 tỷ đồng.
Động lực tăng trưởng của MB trong giai đoạn 2024 và các năm tiếp theo, MB kỳ vọng dựa trên 3 động lực tăng trưởng lớn là bán lẻ, chuyển đổi số và hiệp lực tập đoàn.
Chủ tịch MB: Định hướng trong 5 năm tới MB sẽ tập trung vào chuyển đổi số nhằm thu hút khách hàng và kinh doanh trên nền tảng số, xác định kinh doanh trên nền tảng số chiếm hơn 50% doanh thu
Chủ tịch HĐQT MB, ông Lưu Trung Thái chia sẻ, MB đặt mục tiêu chinh phục 30 triệu khách hàng trước thềm kỷ niệm sinh nhật MB tròn 30 tuổi (4/11/1994 – 4/11/2024). Ngân hàng MB làm chuyển đổi số chỉ dựa trên hai điểm mấu chốt là Thu hút khách hàng và Kinh doanh nền tảng. “Trong năm 2024 và định hướng 5 năm tiếp theo, MB sẽ tiếp tục tập trung vào định hướng không suy chuyển này” – Chủ tịch MB khẳng định.
Chủ tịch HĐQT MB, ông Lưu Trung Thái chia sẻ tại Hội nghị Nhà đầu tư của Ngân hàng TMCP Quân đội ngày 6/3: “Ngân hàng MB làm chuyển đổi số chỉ dựa trên hai điểm mấu chốt là thu hút khách hàng và kinh doanh nền tảng. Trong năm 2024 và định hướng 5 năm tiếp theo, MB sẽ tiếp tục tập trung vào định hướng không suy chuyển này”. Bên cạnh đó, MB xác định các nền tảng số sẽ chiếm khoảng 50% – 60% doanh thu cho ngân hàng trong tương lai gần.
Bên cạnh đó, MB xác định các nền tảng số sẽ chiếm khoảng 50-60% doanh thu cho ngân hàng trong tương lai gần.
Theo thông tin tại sự kiện, năng lực phục vụ giao dịch trên kênh số của MB hiện tương đương các ngân hàng top đầu châu Á với 97% khối lượng giao dịch được thực hiện qua kênh số. Số lượng giao dịch trên kênh số năm 2023 của MB chạm mốc 3,6 tỷ giao dịch, tăng 80% so với năm 2022.
MB giới hạn cho vay kinh doanh bất động sản ở mức 8%
Liên quan đến một nội dung quan trọng mà nhà đầu tư quan tâm là tỷ trọng tín dụng cho vay bất động sản của ngân hàng, Chủ tịch MB cho biết ngân hàng đã thiết lập các chính sách và hạn mức cho vay kinh doanh bất động sản hàng năm là 8%.
“Chúng tôi tập trung vào các dự án bất động sản nhà ở tại các tỉnh/thành phố lớn, có nhu cầu cao; tập trung vào phân khúc có giá thành hợp lý, người dân có nhu cầu cao. Song song với cho vay dự án thì MB phát triển khách hàng bán lẻ ở các dự án này. Ở thời điểm hiện tại, chúng tôi rất thận trọng với các cái dự án mới, đặc biệt là các dự án mà không đi theo chiến lược như tôi vừa nói”, ông Lưu Trung Thái nói.
Bên cạnh những thuận lợi, MB cũng xác định những khó khăn, thách thức nhất định. Đầu tiên là công tác quản trị tín dụng. Hiện MB đã triển khai mô hình quản trị rủi ro tín dụng nhiều tầng. Bên cạnh đó ngân hàng cũng chuyển đổi mô hình kinh doanh của MB theo hướng ESG để đảm bảo phát triển bền vững. “Hiện MB có quy mô dư nợ cho vay xanh đứng ở top đầu thị trường”, Chủ tịch MB cho hay.
Ngoài ra, Ngân hàng MB cũng sẽ tập trung chuyển đổi theo hướng phát triển bền vững, phát triển tín dụng xanh.
MB