Trang chủChính trịChủ quyềnCác địa phương tập trung triển khai Chỉ thị 32-CT/TW của Ban...

Các địa phương tập trung triển khai Chỉ thị 32-CT/TW của Ban Bí thư


Tại tỉnh Quảng Ngãi, tính đến tháng 5/2024, tổng số tàu cá được cấp giấy phép khai thác thủy sản theo hạn ngạch gồm 3.665 tàu cá, đạt 86,62%. Đến nay, toàn tỉnh có 2.952 tàu đã lắp thiết bị giám sát VMS (thiết bị giám sát hành trình), đạt gần 99,5% trên tổng số tàu đang hoạt động (không tính 126 tàu nằm bờ trong và ngoài tỉnh).

Nhằm chống khai thác IUU, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có công văn gửi các đơn vị gồm: Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các huyện: Lý Sơn, Bình Sơn, Mộ Đức, thị xã Đức Phổ và thành phố Quảng Ngãi. Trong đó, UBND tỉnh Quảng Ngãi đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục tập trung cao điểm, huy động các nguồn lực triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp chống khai thác IUU theo đúng chỉ đạo của Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt là Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư, Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 22/4/2024 của Chính phủ và các Công điện số 1058/CĐ-TTg ngày 4/11/2024, Công điện số 49/CĐ-TTg ngày 15/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ, các kết luận của Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia về IUU,…Tuyệt đối không lơ là, chủ quan; gắn trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp và lực lượng chức năng với kết quả thực hiện chống khai thác IUU; kiên quyết xử lý nghiêm theo đúng quy định ở mức cao nhất đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm khai thác IUU.

Trên tinh thần đó, tỉnh Quảng Ngãi quyết tâm vừa tuyên truyền, vận động, vừa theo dõi, kiểm soát ngăn chặn, xử lý kịp thời ngay từ trong bờ và trên biển, kiên quyết ngăn chặn, chấm dứt tàu cá, ngư dân vi phạm khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài, đảm bảo không phát sinh thêm các trường hợp vi phạm từ nay đến khi EC sang thanh tra thực tế tại Việt Nam.

Tổ chức trực ban, theo dõi, giám sát 24/24 giờ tàu cá hoạt động trên biển qua hệ thống VMS; lập danh sách theo dõi, xử lý 100% các tàu cá vi phạm quy định về VMS (mất kết nối VMS 6 tiếng không báo cáo về bờ, mất kết nối quá 10 ngày không quay về bờ, đặc biệt tàu cá mất kết nối VMS gần ranh giới vùng đặc quyền kinh tế giữa Việt Nam và các nước); xác minh, kiểm soát từng trường hợp tàu cá mất kết nối dài ngày, xác nhận vị trí neo đậu, đảm bảo không tham gia hoạt động khai thác thủy sản.

Để thực hiện tốt công tác chống khai thác IUU trên địa bàn tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền đề nghị phân công cán bộ, đảng viên cấp cơ sở quản lý, giám sát đến từng tàu cá đối với các nhóm tàu cá có nguy cơ vi phạm cao. Tuyệt đối không cho xuất bến đối với tàu cá chưa lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, tàu cá “3 không” theo đúng quy định. Đồng thời, các xã ven biển phối hợp với lực lượng bộ đội biên phòng và các cơ quan chức năng tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền để ngư dân hiểu được những hệ lụy khi vi phạm vùng biển nước ngoài, làm thay đổi nhận thức của ngư dân.






 Ðồn Biên phòng Khánh Tiến phối hợp với UBND xã Khánh Tiến tuyên truyền để ngư dân nắm các thông tin cần thiết trước khi ra khơi. (Ảnh: baocamau.vn)

Đối với tỉnh Cà Mau, triển khai Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 22/4/2024 của Chính phủ (về thực hiện Chỉ thị 32-CT/TW của Ban Bí thư) và Chương trình hành động của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định và phát triển phát triển bền vững ngành thủy sản, tỉnh Cà Mau đã ban hành Kế hoạch cụ thể. Trong đó, địa phương xác định các nhiệm vụ trọng tâm: tiếp tục truyền thông, tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật chống khai thác IUU cho cộng đồng ngư dân và các tổ chức, cá nhân có liên quan bằng hình thức phù hợp. Tập trung nêu gương các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt về việc chống khai thác IUU trên địa bàn tỉnh; phê phán các hành vi vi phạm quy định chống khai thác IUU, các vụ việc vi phạm bị truy tố, xét xử, xử phạt vi phạm hành chính. Vận động ngư dân tự nguyện thực hiện thủ tục sang tên, chuyển nhượng, mua bán tàu cá đúng quy định, nhằm bảo vệ lợi ích của chủ tàu, ngư dân trong trường hợp tàu cá vi phạm khi hoạt động khai thác thủy sản.

Bên cạnh đó, tỉnh Cà Mau phấn đấu tiếp tục thực hiện hiệu quả Quy chế phối hợp đã ký kết với các tỉnh ven biển và lực lượng chức năng nhằm quản lý, kiểm soát tàu cá hoạt động ngoài tỉnh và tàu cá của tỉnh khác hoạt động trên địa bàn tỉnh; trao đổi thông tin giữa các địa phương có liên quan, để kịp thời ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm khai thác IUU.

Về giải pháp dài hạn, địa phương sẽ rà soát, hoàn thiện và triển khai thực hiện các phương án, dự án về thí điểm chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi thủy sản, môi trường, hệ sinh thái sang các nghề khai thác thân thiện với môi trường, hệ sinh thái và nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh; điều tra đánh giá nguồn lợi thủy sản vùng ven bờ, vùng lộng phục vụ khai thác thủy sản bền vững và chuyển đổi nghề trên địa bàn tỉnh; đánh giá hiện trạng môi trường khu vực ven biển và ven các đảo, phục vụ nuôi trồng thủy sản.

Tại Nghệ An, theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, hiện toàn tỉnh có có 2.565 tàu thuyền thuộc diện phải đăng ký. Tính đến ngày 30/4/2024, tỷ lệ đăng ký tàu cá đạt 90,37%; đăng kiểm đạt 78,3%; lắp thiết bị giám sát hành trình đạt 96,95%,…

Triển khai Chỉ thị 32-CT/TW của Ban Bí thư cũng như Nghị quyết 52 của Chính phủ, tỉnh Nghệ An đã xác định các nhiệm vụ cụ thể trước mắt cần triển khai. Trong đó, tổ chức nghiên cứu, quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư, Nghị quyết số 52/NQ-CP của Chính phủ, Kế hoạch của Tỉnh ủy về triển khai Chỉ thị số 32-CT/TW, Kế hoạch của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 52/NQ-CP.

Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, tập huấn, phổ biến cho cộng đồng ngư dân ven biển và các tổ chức, cá nhân có liên quan các quy định pháp luật chống khai thác IUU; tích cực tuyên truyền, vận động, kịp thời phát hiện từ sớm, từ xa, ngăn chặn ngay trong bờ đối với tàu cá và ngư dân có ý định vi phạm, đặc biệt là khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài.

Tỉnh Nghệ An đề nghị các cơ quan truyền thông trên địa bàn tỉnh tăng thời lượng đưa tin, tuyên truyền, phổ biến các quy định về chống khai thác IUU, gỡ cảnh báo “Thẻ vàng”, các tấm gương điển hình, tiêu biểu; phê phán các hành vi vi phạm quy định chống khai thác IUU.

Đặc biệt, tổng kiểm tra, rà soát toàn bộ các tàu cá trên địa bàn tỉnh đảm bảo nắm chắc thực trạng (số lượng tàu; tàu cá đã chuyển nhượng, mua bán, xóa đăng ký; tàu cá hoạt động trên địa bàn ngoài tỉnh, tàu cá chưa lắp thiết bị VMS…); xử lý nghiêm, triệt để theo quy định của pháp luật đối với tàu cá không đủ điều kiện tham gia khai thác thủy sản.

Nhằm thực hiện tốt công tác chống khai thác IUU, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung đề nghị các thành viên Ban chỉ đạo tỉnh chống khai thác IUU, lãnh đạo các sở, ngành, địa phương liên quan quyết liệt, tập trung hơn nữa trong việc thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Chỉ thị 32-CT/TW của Ban Bí thư, Nghị quyết số 52 của Chính phủ và các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Trong đó, các huyện ven biển tập trung nguồn lực, thành lập các Tổ công tác thực hiện việc rà soát, kiểm tra, xác minh, xử phạt dứt điểm đối với tàu cá mất kết nối giám sát hành trình trên 10 ngày trên biển không đưa tàu vào bờ. Từng bước nghiên cứu các giải pháp tạo sinh kế hỗ trợ cho ngư dân, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của ngư dân.

Đáng chú ý, đề cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu; xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân không thực hiện nhiệm vụ được giao, kịp thời khen thưởng, động viên những tổ chức, cá nhân có cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả,…




Ngày 22 tháng 4 năm 2024, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 52/NQ-CP ban hành Chương trình hành động và Kế hoạch của Chính phủ triển khai thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định và phát triển bền vững ngành thủy sản.

Chương trình hành động và Kế hoạch yêu cầu xác định rõ vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, các cấp chính quyền, nhất là người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp và Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đối với công tác chống khai thác IUU và phát triển bền vững ngành thủy sản.

Chương trình hành động và Kế hoạch đã đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp dài hạn:

Khẩn trương rà soát, hoàn thiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực thủy sản, chú trọng chính sách nuôi trồng, khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, bảo quản, chế biến phục vụ xuất khẩu; có chính sách hỗ trợ hiện đại hóa nghề cá, cải thiện sinh kế, đào tạo nghề, tạo điều kiện cho ngư dân vươn khơi, bám biển, nâng cao cuộc sống, hướng dẫn quản lý lao động nghề cá phù hợp với quy định pháp luật lao động trong nước và quốc tế.

Đầu tư nguồn lực nhà nước, khuyến khích xã hội hóa, hợp tác công – tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng thủy sản; kiện toàn, nâng cao năng lực, ý thức trách nhiệm cho lực lượng Kiểm ngư và các cơ quan chức năng quản lý hoạt động thủy sản, bảo đảm công cụ, phương tiện cho các lực lượng chấp pháp trên biển thực hiện công tác chống khai thác IUU. Thực hiện mạnh mẽ giải pháp chuyển đổi nghề, phát triển ngành nghề bền vững, đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản trên biển, giảm phụ thuộc vào khai thác thủy sản cho ngư dân; đảm bảo số lượng tàu cá và cường lực khai thác phù hợp với trữ lượng nguồn lợi thủy sản trên các vùng biển.

Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trong nuôi trồng, khai thác thuỷ sản, thiết lập chuỗi sản xuất bền vững, hệ sinh thái toàn diện, tạo môi trường thuận lợi cho ngành thuỷ sản phát triển lâu dài, theo hướng kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, giảm phát thải, có uy tín, khả năng cạnh tranh cao, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, thích ứng biến đổi khí hậu, thân thiện với môi trường.

Đồng thời, chú trọng bảo tồn, bảo vệ, phát triển nguồn lợi thuỷ sản; phát triển ngành thuỷ sản phải gắn với bảo đảm an sinh xã hội, sinh kế bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của ngư dân và người lao động có liên quan; xây dựng thế trận quốc phòng, an ninh trên biển, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc,…/.



Nguồn: https://dangcongsan.vn/bien-dao-viet-nam/cac-dia-phuong-tap-trung-trien-khai-chi-thi-32-ct-tw-cua-ban-bi-thu-666783.html

Cùng chủ đề

Gần 500 VĐV tham gia Giải vô địch trẻ Kurash quốc gia lần đầu tiên tại Bình Thuận

Sáng 7/6, Cục Thể dục thể thao (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận tổ chức khai mạc Giải vô địch trẻ Kurash quốc gia lần I năm 2024. ...

Côn Đảo thanh bình

Côn Đảo, là một hòn đảo thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, ngày nay trở thành điểm du lịch lý tưởng cho những ai muốn kham phá vẻ đẹp hoang sơ và tìm hiểu lịch sử của đất nước Việt Na. Côn Đảo còn là một hòn đảo quyến rũ, xinh đẹp bởi vẻ hoang sơ và thanh khiết hiếm có, một thiên đường nghỉ dưỡng, nơi dành cho những tâm hồn muốn tìm về bình yên, trốn khỏi...

Bạch cầu và những thông tin cơ bản ai cũng nên biết

Bạch cầu giúp tiêu diệt những tác nhân gây hại và bảo vệ cơ thể. Bạch cầu tăng hoặc giảm hơn so với chỉ số tiêu chuẩn đều là những cảnh báo một số vấn đề sức khỏe. Lúc này, bạn nên đi khám để được các bác sĩ chẩn đoán bệnh sớm và...

VIETNAM HAS ITS FIRST DATA CENTER THAT MEETS LEVEL 4 INFORMATION SYSTEM SECURITY STANDARDS

CMC Data Center Tân Thuận has been certified as the first Data Center in Vietnam to meet Level 4 Information Security Standards. To achieve such a...

Công đoàn ĐSVN hội đàm với Đoàn đại biểu Công đoàn GTVT Quốc tế

Ngày 08/6/2024, tại Hà Nội, Công đoàn Đường sắt Việt Nam đã tổ chức hội đàm với Đoàn đại biểu Công đoàn giao thông vận tải quốc tế (ITF).  Tham dự buổi hội đàm có: Ông David Gobe - Chủ tịch Hội đồng ITF ngành Đường sắt; Ông Deniz Akdogan - Thư ký ITF ngành vận tải nội địa; Bà Enkhtugs Bat Erdene - đại diện Ủy ban Phụ nữ ITF; Bà Hoàng Thị Lệ Hằng, Trưởng đại diện...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lan tỏa hiệu quả phong trào nghiên cứu khoa học

Với sự quan tâm thường xuyên của Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện, hoạt động nghiên cứu khoa học của tuổi trẻ Học viện Quân y đã đạt đ­ược những kết quả, thành tích nổi bật và đây cũng là một trong những thế mạnh của Học viện. Các công trình khoa học, sáng kiến cải tiến kỹ thuật của cán bộ trẻ, học viên, sinh viên của Học viện Quân y luôn được Hội đồng khoa...

8 học sinh Việt Nam giành huy chương tại Olympic Vật lí Châu Á 2024

Ngày 9/6, Bộ Giáo dục Đào tạo (GD&ĐT) nhận được thông tin về kết quả chính thức của đội tuyển quốc gia Việt Nam dự thi Olympic Vật lí Châu Á (APhO) năm 2024 được tổ chức tại Malaysia. Đội tuyển quốc gia Việt Nam có 8 học sinh dự thi. Kết quả, 8/8 học sinh đoạt huy chương, gồm: 1 Huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc, 6 Huy chương Đồng. Đây là kết quả vượt trội so...

Đề thi Toán sát chương trình, phân hóa cao

Tại điểm thi Trường THPT Phạm Hồng Thái, thí sinh Trần Mạnh Toàn (Trường THCS Hoàng Hoa Thám) chia sẻ: Để Toán vừa sức. Các nội dung thi đều được các thầy cô ôn tập trên lớp. Theo Toàn, đề toán có 5 câu, có sự phân hóa rõ ràng ở 2 câu cuối. Tuy nhiên, đề bài phần hình học hơi khó. Nếu nắm chắc kiến thức cơ bản các thí sinh có thể đạt 7-8 điểm.  Bày tỏ sự...

Miền Bắc tiếp tục mưa dông

Ảnh minh họa: Bích Liên   Theo Trung...

Phát triển Khu du lịch Quốc gia hồ Thác Bà tương xứng với tiềm năng

Một kỳ quan đặc sắc Ngày 19/08/1964 Nhà máy thủy điện Thác Bà được bắt đầu khởi công. Sau hơn 10 năm xây dựng, nhà máy đã được khởi động và hòa vào lưới điện quốc gia vào ngày 05/10/1971. Nhà máy thủy điện Thác Bà là tổ hợp công nghiệp lớn đầu tiên thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở nước ta. Việc xây dựng nhà máy thủy điện đã tạo ra hồ Thác Bà...

Bài đọc nhiều

Tuổi trẻ Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân hưởng ứng chiến dịch thanh niên tình nguyện Hè

Thanh niên các đơn vị Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân cùng tham gia Lễ ra quân hưởng ứng chiến dịch thanh niên tình nguyện Hè năm 2024, ngày 8/6, tại TP. Phú Quốc, Kiên Giang.

Cán bộ, chiến sĩ Vùng 5 Hải quân hỗ trợ con em ngư dân có hoàn cảnh khó khăn

Sáng 7/6, tại thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, đoàn công tác của Trung đoàn 551, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân đã đến thăm, tặng quà và trao tiền hỗ trợ cho em Lã Thị Khánh Linh.

Giúp người dân nắm rõ thông tin về biển, đảo

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 phối hợp với các cấp ủy, chính quyền địa phương ở Nghệ An tổ chức Hội nghị tuyên truyền về biển, đảo.

Tham vấn ý kiến về sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích công ích

Tham dự Hội thảo có đại diện Sở Tài chính, Tư pháp, Cục thuế tỉnh; Phòng TN&MT 12 huyện, thành phố; đại diện UBND xã có quản lý quỹ đất công ích trên địa bàn.Quá trình xây dựng Dự thảo, Sở TN&MT đã tổ chức xin...

Văn Yên sử dụng dịch vụ bưu chính khi làm “sổ đỏ”: Lợi đủ đường

Giảm áp lực tại Bộ phận hành chính công cấp huyệnTheo báo cáo của Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Văn Yên, trong 9 tháng đầu năm, huyện Văn Yên đã cấp 3.532 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong đó, hồ...

Cùng chuyên mục

Một nước châu Á lên kế hoạch xây dựng ‘căn cứ ngoài khơi’ mới ở Biển Đông

Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) đang lên kế hoạch đóng tàu tuần tra đa năng lớn nhất để tăng cường khả năng đối phó xung quanh quần đảo Senkaku (Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là Điếu Ngư) ở tỉnh Okinawa.

Tuổi trẻ Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân hưởng ứng chiến dịch thanh niên tình nguyện Hè

Thanh niên các đơn vị Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân cùng tham gia Lễ ra quân hưởng ứng chiến dịch thanh niên tình nguyện Hè năm 2024, ngày 8/6, tại TP. Phú Quốc, Kiên Giang.

Giúp người dân nắm rõ thông tin về biển, đảo

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 phối hợp với các cấp ủy, chính quyền địa phương ở Nghệ An tổ chức Hội nghị tuyên truyền về biển, đảo.

Bồi đắp tình yêu Tổ quốc cho thế hệ trẻ qua “Tiết học biên cương”

Từ năm 2023, các Đồn Biên phòng, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lạng Sơn đã phối hợp với các trường học trong tỉnh tổ chức hiệu quả chương trình “Tiết học biên cương”, qua đó góp phần bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước cho thế hệ trẻ… Việt Nam - Trung Quốc cùng xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát...

Chuyện cỏ cây ở Trường Sa

Hà Anh 19:56 | 07/06/2024 Xanh hoá Trường Sa có ý nghĩa thiết thực góp phần xây dựng, cải tạo cảnh quan, nâng cao chất lượng môi trường sống cho quân dân huyện đảo. Có cơ hội đến thăm các đảo, chúng ta càng hiểu sâu sắc hơn ý thức ươm mầm xanh của mỗi cán bộ, chiến sĩ ở nơi đầu sóng ngọn gió. Không chỉ có sóng vỗ ngàn trùng, phủ khắp huyện đảo Trường Sa...

Mới nhất

Hang Dơi

Ai khi đến với vùng đất Tây Bắc đều không quên ghé thăm Hang Dơi Mộc Châu (Động Sơn Mộc Hương) – cái tên đã trở nên quá quen thuộc đối với nhiều bạn trẻ. Được mệnh danh là “Tây thiên đệ nhất động”, động Sơn Mộc Hương hiện lên như một tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo mà...

Đậm đà gỏi cá chép Nội Hoàng

Gỏi cá chép Nội Hoàng là một món ăn đặc sản nổi tiếng của tỉnh Bắc Giang. Món ăn này được chế biến từ cá chép tươi sống được đánh bắt tại sông Cầu, kết hợp với các loại rau thơm và gia vị đặc trưng tạo nên hương vị độc đáo và khó quên. Gỏi cá chép Nội Hoàng...

Mới nhất

Động Thiên Đường

Hang Dơi

Nghề vá lưới