Trang chủDi sảnCác chuyên gia hiến kế để phát triển đô thị di sản...

Các chuyên gia hiến kế để phát triển đô thị di sản Huế

Ngày 20-12, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên – Huế tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề: “Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của thành phố Huế trực thuộc Trung ương”.
hue.jpg
TS.KTS Phạm Mạnh Hùng phát biểu ý kiến. Ảnh: Anh Tuấn

Đô thị Huế mang những giá trị riêng biệt

Theo TS Phan Tiến Dũng, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử (KHLS) tỉnh Thừa Thiên – Huế, xây dựng cơ chế chính sách, bộ tiêu chí về thành phố trực thuộc Trung ương mang tính đặc thù là vô cùng cần thiết, vì đây cũng là đô thị đầu tiên của Việt Nam theo tính chất này.

“Huế – một đô thị vươn tới sự phát triển phải đi bằng con đường riêng của mình, đó không phải là các công trình to lớn đồ sộ, những khu thương mại chọc trời, mà Huế phải luôn cân nhắc giữa tốc độ phát triển, quy mô công trình và sự tinh tế để thể hiện tính hài hòa giữa các khu vực, giữa công trình với thiên nhiên phù hợp với thành phố văn hóa, sinh thái”, TS Phan Tiến Dũng nhấn mạnh.

Luôn được xem là một trong những vùng đất bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa di sản, nhưng thực tế hiện nay Huế vẫn đang phải đối mặt với nhiều, khó khăn, thách thức. TS Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao tỉnh Thừa Thiên – Huế có ý kiến, từ ngày 1-1-2025, tỉnh Thừa Thiên – Huế sẽ chính thức trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Thành phố Huế sẽ là thành phố trực thuộc Trung ương đầu tiên của Việt Nam chọn con đường dựa trên nền tảng của văn hóa, di sản để phát triển, và phát triển theo mô hình một “đô thị di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh”.

Theo đó, cần khai thác các yếu tố đặc trưng của di sản văn hóa Huế để tập trung phát triển sản phẩm du lịch với tính đặc thù riêng có và cạnh tranh cao; triển khai có hiệu quả Đề án Festival 4 mùa; phát huy lợi thế của thành phố Festival, các loại hình hoạt động Festival, xem các kỳ Festival là sản phẩm du lịch chủ lực của Thừa Thiên Huế.

“Tập trung xây dựng và khai thác có hiệu quả các sản phẩm và dịch vụ xoay quanh các thương hiệu đặc trưng như “Huế – Kinh đô ẩm thực”, “Huế – Kinh đô áo dài”, “Huế – Thành phố Lễ hội”. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số để nâng cao chất lượng phục vụ du khách tại các điểm di tích, tích cực tuyên truyền, quảng bá hình ảnh di sản văn hóa Huế ở trong nước và quốc tế” – TS Phan Thanh Hải nêu ý kiến.

hue1.jpg
Một góc thành phố Huế hôm nay.

Cần giải quyết vấn đề giữa bảo tồn và phát triển

Công tác quy hoạch đô thị đóng một vai trò hết sức quan trọng trong chiến lược xây dựng và phát triển đô thị. Những năm gần đây, kế thừa và phát huy những thành quả đã được xây dựng và tích luỹ trong nhiều năm qua, Huế đã nổ lực hết sức để hoàn thành sứ mệnh trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương từ năm 2025.

TS, KTS Phạm Mạnh Hùng, khoa Kiến trúc, ĐH Khoa học Huế cho rằng, quá trình phát triển đô thị Huế trong tương lai cần tuân thủ theo những phương án đã đề ra, tuy nhiên, công tác rà soát và điều chỉnh quy hoạch theo quy định của Luật Quy hoạch cũng hết sức cần thiết. Để đảm bảo các vấn đề này, chính quyền và người dân địa phương cần hết sức đồng lòng và hỗ trợ nhau để chung tay xây dựng thành phố Huế trong tương lai theo đúng tinh thần của Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị đã đề ra.

“Huế cần giải quyết mâu thuẫn giữa việc bảo tồn, gìn giữ nguyên vẹn giá trị di sản văn hóa với quá trình phát triển đô thị; giữa việc phát triển du lịch, phát huy giá trị di sản văn hóa và thu hút đầu tư phát triển kinh tế; và giải quyết mâu thuẫn trong việc lựa chọn phát triển các ngành kinh tế công nghiệp tạo giá trị gia tăng và nguồn thu ngân sách lớn nhưng đồng thời phải sử dụng công nghệ cao, sạch phù hợp với đô thị có đặc thù về di sản, phát triển du lịch” – TS, KTS Phạm Mạnh Hùng ý kiến.

Cùng quan điểm, TS Phan Tiến Dũng cho rằng, thành phố Huế cần được ứng xử bằng những nguyên tắc và quy chế riêng, điều này hoàn toàn phù hợp với các quy định. Việc xác lập cho Huế có những cơ chế đặc thù riêng là vấn đề vô cùng cần thiết, điều đó đảm bảo cho đô thị di sản với một hệ thống các giá trị được giữ gìn và phát huy, đồng thời chính với cơ chế này sẽ tạo tiền đề cho một chiến lược phát triển kinh tế tương xứng với vị thế của thành phố trực thuộc trung ương.

Tại tọa đàm, các đại biểu tập trung thảo luận về vấn đề nhận diện đô thị di sản Huế; một số vấn đề đặt ra trong quá trình xây dựng và phát triển đô thị di sản Huế; những giải pháp nhằm đáp ứng sự phát triển bền vững đô thị Huế…

Nguồn: https://hanoimoi.vn/cac-chuyen-gia-hien-ke-de-phat-trien-do-thi-di-san-hue-688130.html

Cùng chủ đề

“Nghẹt thở” đồng hành cùng học sinh tuổi dậy thì

Những học sinh hành hạ bản thân bằng cách cắt tay, stress mỗi khi đến trường, yêu đồng tính… đã được các chuyên gia tâm lý học đường nỗ lực đồng hành, giúp các em bước tiếp. Điều...

Thúc đẩy tiêu dùng nội địa dịp lễ, Tết cuối năm

Với mức ưu đãi lên đến 100%, Tháng khuyến mại Hà Nội 2024 được triển khai với nhiều hoạt động điểm nhấn để tăng cường phát triển hoạt động xúc tiến thương mại, ứng dụng công nghệ hướng tới toàn bộ thị trường tiêu dùng truyền thống và tiêu dùng thông minh. Chương trình hứa hẹn sẽ trở thành cú hích quan trọng thúc đẩy tiêu dùng nội địa, tăng tổng mức bán lẻ vào dịp cuối năm và Tết...

Chào đón Tết Dương lịch, siêu thị tăng tốc giảm giá

Chuẩn bị đón Tết Dương lịch 2025 và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 và hưởng ứng Tháng Khuyến mại Hà Nội 2024, hệ thống siêu thị trên địa bàn Hà Nội đồng loạt tổ chức chương trình khuyến mại, giảm giá sâu. Tại hệ thống siêu thị Co.opmart từ nay đến 1/1/2025 tổ chức chương trình khuyến mại "Tân niên phú quý - Mua sắm như ý", áp dụng mức giảm giá từ 30% đến 40% cho các sản...

Đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia

Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW (ngày 22/12/2024) của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Thông...

Chương trình “Khuyến mại tập trung quốc gia 2024” kéo dài đến hết 31/12

Chương trình “Khuyến mại tập trung quốc gia 2024” được tổ chức đồng thời trên phạm vi toàn quốc với nhiều hoạt động khuyến mại với nội dung đa dạng hấp dẫn hướng đến khách hàng, người tiêu dùng, hạn mức khuyến mại tối đa lên đến 100%. Ngày 2/12, Bộ Công Thương tổ chức Lễ phát động Chương trình "Khuyến mại tập trung quốc gia 2024 - Vietnam Grand Sale 2024". Theo đó, chương trình diễn ra từ ngày...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thúc đẩy tiêu dùng nội địa dịp lễ, Tết cuối năm

Với mức ưu đãi lên đến 100%, Tháng khuyến mại Hà Nội 2024 được triển khai với nhiều hoạt động điểm nhấn để tăng cường phát triển hoạt động xúc tiến thương mại, ứng dụng công nghệ hướng tới toàn bộ thị trường tiêu dùng truyền thống và tiêu dùng thông minh. Chương trình hứa hẹn sẽ trở thành cú hích quan trọng thúc đẩy tiêu dùng nội địa, tăng tổng mức bán lẻ vào dịp cuối năm và Tết...

Sức mua tăng mạnh từ chương trình kích cầu

Tháng khuyến mại Hà Nội 2024 đã chính thức kích hoạt hơn 1.000 điểm bán hàng khuyến mại với mức ưu đãi lên đến 100%, tại hệ thống chuỗi các cửa hàng thuộc mọi lĩnh vực kinh tế và 50 "Điểm vàng" khuyến mại là các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại lớn. Sau chưa đến một tuần triển khai, các doanh nghiệp đã ghi nhận mức doanh thu tăng mạnh. Chương trình hứa hẹn sẽ trở thành...

Kích cầu tiêu dùng, kết nối quảng bá

Với hàng loạt chương trình ưu đãi, khuyến mại, giảm giá sâu, hấp dẫn, Chương trình khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội năm 2024 góp phần đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng, kết nối quảng bá hàng Việt. Đồng thời, hoạt động này nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên địa bàn Thủ đô, nhất là trên lĩnh vực thương mại - dịch vụ. Tháng kích cầu tiêu...

Khai mạc Tuần hàng OCOP, làng nghề, nông sản, thực phẩm an toàn năm 2024 tại huyện Thạch Thất

Ngày 19-12, tại Quảng trường vườn hoa Phùng Khắc Khoan, trung tâm huyện Thạch Thất, Sở NN&PTNT Hà Nội phối hợp với UBND huyện Thạch Thất tổ chức khai mạc Tuần hàng tư vấn, giới thiệu và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề, nông sản, thực phẩm an toàn năm 2024. Phát biểu tại sự kiện, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối nông thôn mới Hà Nội ông Nguyễn Văn Chí cho biết,...

Chủ động phát triển vùng nguyên liệu cho sản phẩm OCOP

Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), thời gian qua, các chủ thể OCOP của Hà Nội đã chú trọng phát triển các vùng nguyên liệu nông sản chất lượng cao mang đặc trưng từng vùng miền. Từ đó, chủ động nguyên liệu cho sản xuất sản phẩm OCOP, mở ra cơ hội thúc đẩy mạnh mẽ liên kết chuỗi để phát triển kinh tế theo hướng bền vững. Liên kết tạo vùng nguyên liệu Xã Đa Tốn (huyện...

Bài đọc nhiều

Bảo tồn Di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội đền Kỳ Cùng – Tả Phủ

Lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ là một trong những lễ hội xuân đặc sắc của tỉnh Lạng Sơn. Lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ được ghi vào danh mục di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia vào năm 2015. Nhằm phát huy và từng bước nâng tầm giá trị di sản văn hóa độc đáo này, những năm qua, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã có nhiều...

Công bố Đề án nghiên cứu giá trị kinh tế Quần thể danh thắng Tràng An

Ngày 28/10, Sở Du lịch Ninh Bình phối hợp với Văn phòng UNESCO tại Hà Nội, Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật (Đại học Quốc gia Hà Nội) cùng Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường tổ chức hội nghị công bố Đề án nghiên cứu về giá trị kinh tế Quần thể danh thắng Tràng An. Tại hội nghị, PGS.TS Nguyễn Hồng Thục, Chủ nhiệm đề án, nhấn mạnh: Quần thể danh thắng Tràng An đã được UNESCO...

Ngũ trò của làng Viên Khê-một làng cổ ở Thanh Hóa là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Ngũ trò Viên Khê ở làng cổ Viên Khê, xã Đông Anh, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) mang đặc trưng văn hóa nông nghiệp ở vùng châu thổ sông Mã với những lời ca giản dị, chân thực, được các thế hệ cha ông sáng tạo trong quá trình lao động sản xuất và được các thế hệ chắt chiu, chọn lọc và trao truyền cho đến ngày nay. Ngũ trò Viên Khê hay còn gọi là dân ca, dân...

Nón ngựa Phú Gia đón bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nón ngựa Phú Gia, ‘kiệt tác’ nón lá của làng Phú Gia, xã Cát Tường (huyện Phù Cát, Bình Định) vinh dự đón bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia… Không chỉ là chiếc nón Nghề chằm nón ngựa ở làng Phú Gia, xã Cát Tường (huyện Phù Cát, Bình Định) hình thành đến nay đã hơn  200 năm. Từ đó đến nay, người dân làng Phú Gia không ngừng gìn giữ, bảo tồn nghề truyền thống của...

Tu bổ, phục hồi di tích điện Cần Chánh – nơi vua làm việc hằng ngày

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đang triển khai dự án tu bổ, phục hồi, tôn tạo di tích điện Cần Chánh, một di tích tiêu biểu về lịch sử và kiến trúc nghệ thuật thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế.   Động thổ dự án tu bổ, phục hồi, tôn tạo di tích Điện Cần Chánh - Ảnh: VGP/Nhật Anh Ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho...

Cùng chuyên mục

Nón ngựa Phú Gia đón bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nón ngựa Phú Gia, ‘kiệt tác’ nón lá của làng Phú Gia, xã Cát Tường (huyện Phù Cát, Bình Định) vinh dự đón bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia… Không chỉ là chiếc nón Nghề chằm nón ngựa ở làng Phú Gia, xã Cát Tường (huyện Phù Cát, Bình Định) hình thành đến nay đã hơn  200 năm. Từ đó đến nay, người dân làng Phú Gia không ngừng gìn giữ, bảo tồn nghề truyền thống của...

Bolero được vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã chính thức tôn vinh nghệ thuật bolero là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Ngày 5/12, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã chính thức tôn vinh nghệ thuật bolero là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, theo đề nghị của Cuba và Mexico. Quyết định này được UNESCO đưa ra tại phiên...

Trưng bày di sản thực hành Then và làm gốm Chăm

 Trưng bày “Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam” và “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm” sẽ diễn ra từ ngày 27 - 29/12.   Chương trình do Trung tâm Thông tin du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) tổ chức, diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật số 22 Hàng Buồm (Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đây là cơ hội để quảng bá các di sản văn hóa độc đáo của đồng bào...

Bảo vệ giá trị di sản, thu hút du lịch tâm linh

VHO - Tại Di tích Đền Chầu Đệ Tứ- Đền Cây Thị (xã Hà Ngọc, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa), UBND xã Hà Ngọc, BQL Di tích Đền Chầu Đệ Tứ vừa trang trọng tổ chức lễ công bố quyết định bổ nhiệm Thủ nhang Đền Chầu Đệ Tứ và Lễ nhập tự Cây Thị linh từ. NNƯT Trần Kim Huệ, Chủ tịch Hội bảo vệ và phát huy di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam...

Đắk Lắk: Nghề làm gốm thủ công truyền thống của người Mnông được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 3991/QĐ-BVHTTDL về việc công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với nghề làm gốm của người Mnông xã Yang Tao, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk. Nghề làm gốm của người Mnông ở xã Yang Tao, huyện Lắk là một loại hình di sản văn hóa phi vật thể đặc biệt. Trải qua bao thăng trầm, đến nay đồng bào...

Mới nhất

10 sự kiện nổi bật của Việt Nam năm 2024 do TTXVN bình chọn

Báo Tin tức trân trọng giới thiệu 10 sự kiện nổi bật của Việt Nam năm 2024 do Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) bình chọn. 1. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời Vào hồi 13 giờ 38 phút ngày 19/7/2024, trái tim nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc đã ngừng đập trong niềm tiếc thương vô hạn...

Đồng USD tiếp tục tăng nhẹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/12, tăng nhẹ trong phiên giao dịch vừa qua bởi dự kiến ​​lộ trình cắt giảm lãi suất chậm hơn của Fed.

‘Thất bại tại AFF Cup 2024 cho thấy bộ mặt thật của bóng đá Indonesia’

"Liên đoàn bóng đá Indonesia (PSSI) đã cử cầu thủ trẻ dự AFF Cup 2024, đó là "may mắn". Với thất bại này, PSSI cần nhìn nhận rằng có một sự ảo tưởng đã che phủ tầm nhìn của bóng đá Indonesia", kí giả Abdul Susila bình luận trong bài viết trên CNN Indonesia.Đội tuyển Indonesia thua 0-1...

Mới nhất