Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcCác cách thức lựa chọn

Các cách thức lựa chọn


ĐA SỐ CHỌN THI 2 MÔN BẮT BUỘC, 2 MÔN TỰ CHỌN

Tại phiên họp Hội đồng Quốc gia giáo dục và phát triển nguồn nhân lực sáng 14.11, Bộ GD-ĐT đã trình bày dự thảo báo cáo về phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Theo đó, Bộ GD-ĐT cho biết đã đề xuất 3 phương án thi để xin ý kiến góp ý.

Bộ GD-ĐT đề xuất  4 môn thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 - Ảnh 1.

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023. Bộ GD-ĐT đề xuất từ năm 2025, kỳ thi này còn 4 môn thi, áp dụng cho thí sinh học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018

Phương án 1, lựa chọn 2 + 2: thí sinh (TS) thi bắt buộc môn ngữ văn, toán và 2 môn TS tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (ngoại ngữ, lịch sử, vật lý, hóa học, sinh học, địa lý, giáo dục kinh tế và pháp luật, tin học, công nghệ).

Phương án 2, lựa chọn 3 + 2: TS thi bắt buộc môn ngữ văn, toán, ngoại ngữ và 2 môn TS tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12.

Phương án 3, lựa chọn 4 + 2: TS thi bắt buộc môn ngữ văn, toán, ngoại ngữ, lịch sử và 2 môn TS tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12.

Khi khảo sát 130.700 cán bộ, giáo viên cả nước về phương án 2 và 3, gần 74% chọn phương án 2 (thi 3 môn bắt buộc). Sau đó, bộ khảo sát thêm gần 18.000 cán bộ, giáo viên ở TP.HCM, Long An, Tây Ninh, Lạng SơnBắc Giang với cả 3 phương án thì 60% chọn phương án 1 (thi 2 môn bắt buộc).

Trên cơ sở phân tích khách quan, ý kiến góp ý của các sở GD-ĐT và dựa theo các nguyên tắc cốt lõi trong quá trình xây dựng phương án thi, Bộ GD-ĐT kiến nghị, đề xuất thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 theo phương án 1. Tức là mỗi TS thi 4 môn gồm: thi bắt buộc môn ngữ văn, toán và được lựa chọn 2 môn học trong lớp 12.

Vẫn thi trắc nghiệm, trừ môn ngữ văn

Bộ GD-ĐT cũng nêu trong dự thảo báo cáo, nội dung thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 sẽ bám sát mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Đề thi theo hướng tăng cường đánh giá năng lực, phù hợp với quy định và lộ trình triển khai chương trình mới. Về hình thức thi, Bộ GD-ĐT vẫn đề xuất môn ngữ văn thi theo hình thức tự luận; các môn còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm.

Bộ GD-ĐT sẽ quy định khung thời gian tổ chức thi (lịch thi chung) phù hợp với kế hoạch thời gian năm học để bảo đảm thống nhất trong cả nước; đồng thời có sự linh hoạt, ứng phó với các tình huống chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, dịch bệnh trong phạm vi toàn quốc và từng địa phương.

Phương thức xét công nhận tốt nghiệp sẽ kết hợp giữa kết quả đánh giá quá trình và kết quả thi tốt nghiệp theo tỷ lệ phù hợp với lộ trình triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Giai đoạn 2025 – 2030, giữ ổn định phương thức thi trên giấy; đồng thời tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin. Giai đoạn sau năm 2030 sẽ từng bước thí điểm thi trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm ở các địa phương có đủ điều kiện (có thể kết hợp giữa thi trên giấy và thi trên máy tính). Phấn đấu đến khi tất cả các địa phương trên toàn quốc có đủ điều kiện để tổ chức thi trên máy tính sẽ chuyển sang tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm.

HỌC SINH SẼ CÓ 36 CÁCH THỨC LỰA CHỌN MÔN THI

Lý do chọn tổ chức thi phương án 2 + 2, theo Bộ GD-ĐT, nhằm bảo đảm được một số yêu cầu. Trong đó, yêu cầu số một là giảm áp lực thi cử cho học sinh và giảm chi phí cho gia đình học sinh, xã hội (hiện nay thi 6 môn); giảm được 1 buổi thi, xuống còn 3 buổi.

Lý do thứ 2 là không gây nên sự mất cân bằng giữa việc chọn khối khoa học xã hội nhiều hơn khoa học tự nhiên như hiện nay. Bộ GD-ĐT dẫn chứng, tỷ lệ TS chọn tổ hợp khoa học xã hội của 3 năm gần đây trong kỳ thi tốt nghiệp THPT trên tổng số hơn 1 triệu TS đăng ký dự thi như sau: năm 2021 chiếm 64,72%; năm 2022 chiếm 66,96%; năm 2023 chiếm 67,64%. Điều này tạo điều kiện để giúp TS phát huy năng lực sở trường theo đúng mục tiêu Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Bộ GD-ĐT đề xuất  4 môn thi tốt nghiệp THPT từ 2025: Các cách thức lựa chọn  - Ảnh 3.

Học sinh lớp 11 năm nay sẽ là lứa thí sinh đầu tiên tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT theo hướng đổi mới

Đối với 9 môn học TS được lựa chọn để dự thi, gồm: ngoại ngữ, lịch sử, vật lý, hóa học, sinh học, địa lý, giáo dục kinh tế và pháp luật, tin học, công nghệ, Bộ GD-ĐT cho rằng các môn học này đã có kiểm tra, đánh giá, có thể hiện điểm số vào học bạ; trong quá trình dạy học, học sinh đã được đánh giá quá trình học tập một cách toàn diện.

Việc được chọn 2 môn trong số 9 môn học này, theo Bộ GD-ĐT sẽ có 36 cách thức lựa chọn khác nhau, tạo điều kiện để TS lựa chọn môn thi phù hợp với định hướng nghề nghiệp, năng lực, sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động.

Ông Lê Trường Tùng, thành viên Hội đồng Quốc gia giáo dục và phát triển nguồn nhân lực, chia sẻ với PV Thanh Niên, tại phiên họp sáng 14.11, cho biết đa số ý kiến (khoảng 95%) trong đó có cá nhân ông, đều ủng hộ phương án thi 4 môn.

Phương án thi tốt nghiệp THPT sẽ đổi mới căn bản

Kết luận tại cuộc họp của Hội đồng Quốc gia Giáo dục và phát triển nhân lực ngày 14.11, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, mục tiêu số 1 của kỳ thi tốt nghiệp là đánh giá được chất lượng đào tạo bậc phổ thông.

Tại cuộc họp, hội đồng dành nhiều thời gian để thảo luận về các đề xuất của Bộ GD-ĐT đối với các phương án tổ chức thi và xét tốt nghiệp THPT (phương án thi tốt nghiệp) từ năm 2025. Các đại biểu cho rằng, phương án thi tốt nghiệp phải tiếp cận đồng bộ, bài bản, xuất phát từ sự đổi mới phương pháp dạy và học, chương trình, sách giáo khoa, đào tạo giáo viên, đánh giá thi cử, quản lý nhà nước về giáo dục…

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định, mục tiêu số 1 của kỳ thi tốt nghiệp là đánh giá được chất lượng đào tạo bậc phổ thông. Đào tạo nghề, cao đẳng, đại học cần định hướng dựa trên năng lực, phẩm chất, mong muốn của học viên, sinh viên, không chạy theo bằng cấp, thành tích.

Vì vậy, phương án thi tốt nghiệp từ năm 2025 phải theo đúng tinh thần của Nghị quyết 29/NQ-TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo và chỉ đạo của Chính phủ, Quốc hội, theo hướng giảm áp lực và tốn kém cho xã hội mà vẫn bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh, làm cơ sở cho việc tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học.

Phó thủ tướng nhấn mạnh, yêu cầu tổ chức phương án thi tốt nghiệp từ năm 2025 phải bảo đảm đơn giản, khoa học, đúng mục tiêu, hiệu quả, nhằm đánh giá chính xác năng lực, quá trình học tập của học sinh một cách thực chất, “học gì thi nấy”. Phương án nào cũng phải có ngân hàng đề thi chất lượng, được chuẩn hóa, quy chế bảo đảm thực hiện thống nhất. Đồng thời, đề nghị Bộ GD-ĐT cung cấp thông tin hết sức khoa học, công khai, minh bạch để nhân dân biết được chủ trương, quá trình triển khai, cách thức thực hiện đổi mới thi cử so với mục tiêu đặt ra.

Mai Hà



Source link

Cùng chủ đề

Ra đề thi tốt nghiệp không đồng đều dẫn tới lạm phát điểm

Đại diện Bộ GD-ĐT nhận định việc ra đề tốt nghiệp giữa các năm và giữa các môn học không đồng đều nên có tình trạng lạm phát điểm cao. Năm 2025, trường đại học công bố điểm chuẩn học bạ và thi riêng phải sau 31/5, Thí sinh dự thi khoa học xã hội gần gấp đôi khoa học tự nhiên Sáng 31/10, Bộ GD-ĐT tổ chức hội nghị tổng kết kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020-2024. Ông...

Giải mã đề thi tham khảo tốt nghiệp THPT 2025

(Dân trí) - Đề tham khảo kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 dường như không còn hình bóng đề thi cũ. Điều này dễ hiểu bởi đề tham khảo đánh giá năng lực, còn đề thi cũ đánh giá kiến thức. Những khác biệt của đề thi tham khảo Để tham khảo đánh giá được năng lực học sinh, đồng thời nâng cao khả năng phân loại thí sinh, định dạng đề thi đã thay đổi dựa trên lý thuyết...

Không dàn hàng ngang thực hiện

Thiếu giáo viên tiếng Anh là một trong những trở ngại lớn nhất trong việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với nhiều tỉnh, thành. Tuy nhiên, trước mục tiêu từng bước đưa tiếng Anh...

Đề tham khảo tốt nghiệp THPT 2025 khiến nhiều người “choáng”

Trên đây là nhận xét của một số thầy cô giáo về đề tham khảo tốt nghiệp THPT 2025 do Bộ GD&ĐT vừa công bố.Mới mẻ, không nặng tính toán rắc rốiLà người từng tham gia phản biện nhiều lĩnh vực giáo dục, thầy giáo Vũ Khắc Ngọc (Hà Nội) cho rằng, đề tham khảo 2025 rất hay, mới mẻ và gần như "đoạn tuyệt" với chương trình giáo dục phổ thông cũ. Theo thầy Ngọc, đề tham khảo...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lấy đoạn đũa gãy nằm 2 tuần trong ổ mắt bệnh nhân

Sau gần 2 giờ phẫu thuật, ê kíp bác sĩ Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ đã lấy thành công dị vật là đoạn đũa gãy dài 9 cm ra khỏi sàng ổ mắt bệnh nhân. ...

Học sinh bức xúc bữa ăn bán trú, Hiệu trưởng Trường Gia Định phản hồi ra sao?

Chiều tối nay, 1.11, bà Nguyễn Ngọc Khánh Vân, Hiệu trưởng Trường THPT Gia Định (quận Bình Thạnh, TP.HCM) đã gặp trực tiếp phóng viên Báo Thanh Niên và phản hồi thông tin về những phản ánh của học sinh, phụ huynh về...

Đẹp mê như ‘nữ phụ quốc dân’ Seol In Ah với tông trắng đen đơn giản

Sở hữu tủ đồ tối giản với hai tông trắng đen là chủ yếu nhưng Seol In Ah...

Đại học Huế kiến nghị tháo gỡ vướng mắc để phát triển thành đại học quốc gia

Tại hội thảo Đại học Huế - 30 năm tái lập và phát triển thành đại học quốc gia (1994 – 2024), Đại học Huế kiến nghị T.Ư sớm tháo gỡ vướng mắc để phát triển thành đại học quốc gia. ...

Bài đọc nhiều

Thành phố Sơn La đại diện Việt Nam tham dự Hội nghị Thành phố học tập khu vực ASEAN+3

Hội nghị Thành phố học tập khu vực ASEAN+3 đang diễn ra tại Bangkok, Thái Lan là bước ngoặt quan trọng trong việc thúc đẩy nỗ lực hợp tác giữa các thành phố đang định hình chương trình nghị sự toàn cầu. Thành phố Sơn La đại diện cho các thành phố học tập của Việt Nam đã tham gia và có bài chia sẻ tại Hội nghị này.

“Nắng trên non” lan tỏa tinh thần tự tin, làm chủ cuộc sống của phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số

Sự kiện truyền thông “Nắng trên non” vừa được Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức tại trường THCS và THPT Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai nhằm khơi dậy, khích lệ tinh thần vượt...

Tranh luận đề kiểm tra ngữ văn ‘lối sống phông bạt của giới trẻ’

Trên mạng xã hội hiện đang lan truyền đề kiểm tra môn ngữ văn giữa học kỳ 1 của một lớp 10 tại trường có tiếng ở TP.HCM chỉ vỏn vẹn một dòng với 17 từ có nội dung: 'Hãy viết bài văn...

Nữ sinh Khoa học Máy tính làm rạng danh phái đẹp trong ngành công nghệ

Nguyễn Bảo Dung (ngành Khoa học Máy tính, trường ĐH Công nghệ, ĐHQG Hà Nội) vinh dự nhận Giải thưởng Nữ sinh Khoa học Công nghệ Việt Nam. Hành trình của Dung không chỉ ghi dấu ấn trong học tập mà còn truyền cảm hứng cho nhiều bạn trẻ, đặc biệt...

Tỉnh nào có mật độ dân số thấp nhất cả nước?

Nhiều tỉnh thành trên cả nước có mật độ dân số (người/km2) rất cao, tuy nhiên ở một số địa phương con số này lại rất thấp. ...

Cùng chuyên mục

Trường đại học thích ứng thế nào khi sinh viên khao khát tiếp cận tri thức đẳng cấp thế giới?

Theo PGS.TS Bùi Anh Tuấn, hiệu trưởng Trường đại học Ngoại thương, các chi nhánh quốc tế (IBCs) đóng vai trò là cầu nối quan trọng, giúp sinh viên được tiếp cận với nền giáo dục quốc tế chất lượng cao mà không cần phải rời khỏi quê hương của mình. ...

Bác thông tin lộ đề thi học sinh giỏi Toán ở Hà Nội

Theo lãnh đạo Phòng GD&ĐT Hai Bà Trưng, kết quả rà soát, xác minh bước đầu cho thấy, quy trình thực hiện các khâu trong việc xây dựng đề thi học sinh giỏi quận các môn văn hóa lớp 9 năm học 2024-2025 ở các môn nói chung, môn Toán nói riêng được thực hiện đúng quy định; không có...

Đại học Huế – 30 năm tái lập và phát triển thành Đại học Quốc gia

NDO - Sau khi tổ chức lại vào năm 1994, Đại học Huế trở thành một trong những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của miền trung và cả nước; là một phần tinh hoa của văn hóa Huế, của vùng đất địa linh nhân kiệt, cái nôi nuôi dưỡng trí tuệ và tài năng. Nơi đào nguồn nhân lực chất lượng cao của cả nước Chiều 1/11, tại thành phố Huế (tỉnh...

Nhiều quy định mới về tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng giáo viên

(ĐCSVN) - Thông tư quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự xét thăng hạng lên hạng II và hạng I đối với giáo viên mầm non, phổ thông, giáo viên dự bị đại học. Ngày 30/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 13/2024/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập và giáo viên dự bị đại học...

Bắc Ninh dành hơn 215 tỉ đồng hỗ trợ giáo viên, nhân viên mầm non

HĐND tỉnh Bắc Ninh dự kiến kinh phí hơn 215 tỉ đồng để hỗ trợ hợp đồng lao động giáo viên, nhân viên nấu ăn… năm học 2024 - 2025. Thông tin từ UBND tỉnh Bắc Ninh, HĐND tỉnh Bắc Ninh vừa ban hành...

Mới nhất

Bác thông tin lộ đề thi học sinh giỏi Toán ở Hà Nội

Theo lãnh đạo Phòng GD&ĐT Hai Bà Trưng, kết quả rà soát, xác minh bước đầu cho thấy, quy trình thực hiện các khâu trong việc xây dựng đề thi học sinh giỏi quận các môn văn hóa lớp 9...

Đại học Huế – 30 năm tái lập và phát triển thành Đại học Quốc gia

NDO - Sau khi tổ chức lại vào năm 1994, Đại học Huế trở thành một trong những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của miền trung và cả nước; là một phần tinh hoa của văn hóa Huế, của vùng đất địa linh nhân kiệt, cái nôi nuôi dưỡng trí tuệ và tài...

Cảnh giác với nguy cơ đột tử khi tập thể thao quá sức

Tập thể dục cường độ cao, tập luyện quá sức trong tình trạng sức khỏe tim mạch không ổn định có thể dẫn tới ngưng tim, đột tử nếu không cấp cứu kịp thời. Tập thể dục cường độ cao, tập luyện quá sức trong tình trạng sức khỏe tim mạch không ổn định có thể dẫn tới ngưng tim,...

Công ty Cổ phần Đường sắt chính thức hoạt động

(ĐCSVN) - Từ hôm nay (1/11/2024), Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt sẽ chính thức đi vào hoạt động. Sự kiện này đánh dấu sự thay đổi lớn đối với vận tải đường sắt nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh vận tải đường sắt, giảm chi phí, giảm giá thành vận tải. ...

Triển khai các dự án quan trọng bảo đảm an ninh năng lượng

(ĐCSVN) - Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 500/TB-VPCP kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về tình hình triển khai các dự án quan trọng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để đảm bảo cung ứng điện, bảo đảm an ninh năng lượng. ...

Mới nhất