Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcCác bạn trẻ nên tuân thủ luật bản quyền, liêm chính học...

Các bạn trẻ nên tuân thủ luật bản quyền, liêm chính học thuật khi sử dụng Trí tuệ nhân tạo AI

Điều quan trọng là chúng ta hãy tập làm chủ công nghệ, làm chủ Trí tuệ nhân tạo (AI) trong khả năng cao nhất của mình nhằm đạt mục tiêu phát triển chứ không để lệ thuộc, đó là phương cách cần đầu tư và nỗ lực.

GS. TS. Huỳnh Văn Sơn: 'Các bạn trẻ nên có kỹ năng về tuân thủ luật bản quyền, liêm chính học thuật khi sử dụng AI'
GS. TS. Huỳnh Văn Sơn cho rằng, các bạn trẻ nên có kỹ năng về tuân thủ luật bản quyền, liêm chính học thuật khi sử dụng Trí tuệ nhân tạo AI. (Ảnh: NVCC)

Đó là quan điểm của GS. TS. Huỳnh Văn Sơn, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh với Báo Thế giới & Việt Nam xung quanh câu chuyện tác động của Trí tuệ nhân tạo (AI) trong việc dạy và học.

GS. TS. Huỳnh Văn Sơn nhấn mạnh, sức ảnh hưởng của AI rất nhanh và sâu rộng, nhất là đối tượng học sinh, sinh viên. Các em bị hấp dẫn bởi những tiện lợi mà AI mang lại, cụ thể các em hỏi nhanh thì AI đáp nhanh. Như vậy, rõ ràng chúng ta không thể ngăn cấm học sinh, sinh viên phải tránh xa mà phải khuyến khích các em sử dụng đúng cách, an toàn nhất, tránh phụ thuộc quá mức vào AI.

AI đang ngày càng tác động mạnh mẽ trong mọi ngành, mọi lĩnh vực, trong đó có giáo dục. Dưới góc nhìn của ông, những thách thức lớn nhất khi Việt Nam muốn ứng dụng AI vào giáo dục là gì? Để khắc phục những thách thức này, chúng ta cần những giải pháp nào?

Việc ứng dụng AI vào giáo dục đem lại lợi ích nhưng cũng tạo ra nhiều thách thức. Ngành giáo dục cũng nhận ra nguy cơ liên quan đến vi phạm bản quyền, rò rỉ thông tin cá nhân và đạo văn khi sử dụng AI, đặc biệt là AI tạo sinh với khả năng tạo ra văn bản, hình ảnh hoặc các phương tiện truyền thông khác dựa trên các gợi ý.

Trong bối cảnh AI phát triển từng ngày, từng giờ thì việc xây dựng các văn bản pháp quy và cập nhật văn bản sao cho đáp ứng sự phát triển của AI là một câu hỏi lớn. Cũng như các quốc gia khác, họ vẫn đang đi tìm một giải pháp thỏa đáng cho vấn đề này, Việt Nam cũng không ngoại lệ.

Tháng 7/2023, Bộ Giáo dục Mỹ và Văn phòng Công nghệ Giáo dục cũng đã công bố hướng dẫn Trí tuệ nhân tạo và Tương lai của Dạy và Học, đưa ra các khuyến nghị cả từ thực tế và dựa trên chính sách. Theo đó, các cơ sở giáo dục không nên coi AI là sự thay thế cho giáo viên, giảng viên mà nên khai thác nó như một sự bổ sung và các công cụ có sẵn cho họ. Việc ứng dụng AI trong giáo dục phải được triển khai trên cơ sở hiểu rõ các đặc điểm của công nghệ cũng như các cơ hội, hạn chế và các vấn đề đạo đức liên quan.

Tháng 7/2023, Nhật Bản công bố hướng dẫn mới về việc sử dụng AI trong trường phổ thông và trường đại học, nhằm thúc đẩy một môi trường an toàn và hiệu quả để sử dụng AI trong giáo dục. Hướng dẫn này do Bộ Giáo dục ban hành sẽ tiếp tục được cập nhật một cách linh hoạt dựa trên kinh nghiệm và thực tiễn. Theo đó, người học phải hiểu đầy đủ các đặc điểm của AI trước khi sử dụng; và việc biến báo các báo cáo, bài luận hoặc các văn bản khác do AI tạo ra thành của mình được coi là hành vi không phù hợp.

Tháng 4/2023, nhóm Russell – hiệp hội của 24 trường đại học nghiên cứu công lập tại Vương quốc Anh cũng đã công bố bộ nguyên tắc nhằm giúp các trường đại học “tận dụng cơ hội mà những đột phá công nghệ mang lại cho việc dạy và học”. Trong đó, nguyên tắc đầu tiên, tăng cường hiểu biết cho sinh viên và giảng viên về AI. Theo Nhóm Russell, điều quan trọng là tất cả sinh viên và giảng viên phải hiểu các cơ hội, hạn chế và các vấn đề đạo đức liên quan đến việc sử dụng các công cụ AI.

Những vấn đề này bao gồm cân nhắc về quyền riêng tư, dữ liệu và sở hữu trí tuệ; khả năng thiên vị tiềm ẩn khi AI sao chép những thành kiến và khuôn mẫu của con người; không chính xác và diễn giải sai, vì AI có thể dựa trên thông tin không chính xác, không liên quan và lỗi thời; thiếu quy tắc đạo đức trong các công cụ AI; đạo văn khi AI sao chép thông tin do người khác phát triển; sự bóc lột trong các quy trình xây dựng công cụ AI.

Nguyên tắc thứ hai, trang bị cho giảng viên kỹ năng hỗ trợ sinh viên sử dụng các công cụ AI tạo sinh một cách hiệu quả và phù hợp trong quá trình học tập của họ. Bộ nguyên tắc lưu ý, việc sử dụng các công cụ AI có thể khác nhau giữa các ngành học thuật, do đó các trường đại học cần khuyến khích các khoa áp dụng các chính sách toàn trường trong bối cảnh của riêng họ.

Nguyên tắc thứ ba, sử dụng AI có đạo đức và công bằng. Các trường đại học sẽ điều chỉnh việc giảng dạy và đánh giá để bao gồm việc sử dụng AI có đạo đức và hỗ trợ tiếp cận AI bình đẳng. Trong tương lai, có thể có các công nghệ và công cụ AI mới nằm sau các hạn chế và tường phí. Các trường đại học phải bảo đảm rằng sinh viên và giảng viên được tiếp cận công bằng với các công cụ và tài nguyên AI mà họ cần cho việc dạy và học.

Nguyên tắc thứ tư, các trường đại học cần duy trì sự cẩn trọng và liêm chính trong học thuật. Về mặt này, hướng dẫn giúp sinh viên và giảng viên hiểu những tình huống không phù hợp để sử dụng AI và hỗ trợ họ sử dụng các công cụ AI một cách chính xác. Hướng dẫn lưu ý, tính liêm chính trong học thuật và việc sử dụng AI có đạo đức cũng có thể được đẩy mạnh bằng cách tạo ra môi trường cho sinh viên thoải mái đặt câu hỏi về việc sử dụng AI và những thách thức của nó. Nguyên tắc thứ năm, các trường đại học hợp tác, chia sẻ những thực hành tốt khi các công nghệ AI và ứng dụng của nó trong giáo dục phát triển.

Bên cạnh đó, thách thức và văn bản pháp quy thì về cơ sở hạ tầng mạng máy tính/Internet và nguồn nhân lực cũng là những khó khăn Việt Nam đang đối diện. Để khắc phục được những vấn đề này, cần có định hướng, chiến lược và kế hoạch để tăng cường cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực cao để có thể khai thác tối đa những lợi ích mà AI mang lại. Công cuộc chuyển đổi số đã được Nhà nước đề ra, đã được khởi động thì cần phải thực hiện một cách mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn.

Việc ứng dụng AI trong giáo dục đặt ra những vấn đề gì và làm thế nào để đảm bảo rằng AI được sử dụng một cách công bằng và có trách nhiệm?

Sử dụng AI trong giáo dục mang lại nhiều thuận lợi, hỗ trợ cho quá trình dạy học và quản lý nhà trường nếu biết khai thác đúng cách. Mặt trái của việc lạm dụng AI có thể kể đến như tạo ra cảm giác lười biếng, ỷ lại, mất dần khả năng tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề. Từ đó, dẫn đến những rủi ro về mặt tri thức của cả thế hệ tương lai đất nước.

Để đảm bảo AI được sử dụng công bằng và có trách nhiệm, cần nghiên cứu ban hành sớm các văn bản hướng dẫn sử dụng các công cụ này một cách an toàn, hiệu quả. Cùng với đó, phải tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức của toàn dân, toàn ngành giáo dục trong việc duy trì sự cẩn trọng khi sử dụng AI và liêm chính trong học thuật.

GS. TS. Huỳnh Văn Sơn:
Nên khuyến khích học sinh sử dụng đúng cách, an toàn nhất là văn minh và hiệu quả, tránh phụ thuộc quá mức vào AI. (Nguồn: Internet)

Ông có lời khuyên nào dành cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà giáo dục để thúc đẩy ứng dụng AI trong giáo dục tại Việt Nam?

Để thúc đẩy ứng dụng AI trong giáo dục tại Việt Nam, thì cần phải có những định hướng, mục tiêu, chiến lược thật rõ ràng từ các nhà hoạch định chính sách, các nhà giáo dục và phải có lộ trình phù hợp với đặc thù riêng của nước mình.

Khác với các quốc gia áp dụng AI nhiều trong các hoạt động trực tuyến, cá nhân hóa người học trên hệ thống e-Learning, ở nước ta hình thức học tập truyền thống tại trường, đến lớp, tương tác trực tiếp giữa thầy trò vẫn đang chiếm tỷ lệ rất cao. Thời lượng học online đang dần được tăng cường nhưng mới chỉ áp dụng được ở bậc đại học trở lên với thời lượng từ 30% – 50%. Hiện nay, học sinh phổ thông vẫn học trực tiếp là chủ yếu, vì thế nên khai thác, ứng dụng AI vào các hoạt động dạy học trực tiếp tại lớp, tăng cường các công cụ hỗ trợ hoạt động dạy và học.

Sau đó, tăng cường tập huấn nhằm trang bị thêm cho giáo viên/học sinh các kỹ năng sử dụng AI để tổ chức các hoạt động khác như hỗ trợ chuẩn bị bài, biên soạn học liệu, thực hiện các dự án, nghiên cứu tìm kiếm tri thức. Bên cạnh đó, với hoạt động quản lý nhà trường cần tập huấn nhằm tăng cường kỹ năng cho Ban giám hiệu khai thác AI trong việc quản lý giáo dục, phát triển chuyên môn, giám sát chất lượng giảng dạy, quản lý nhân sự, tài chính, cơ sở vật chất.

Có một vấn đề được đặt ra là, hiện nay có không ít học sinh, sinh viên đang quá lệ thuộc vào AI?

Sức ảnh hưởng của AI rất nhanh và sâu rộng, nhất là đối tượng học sinh, sinh viên. Các em bị hấp dẫn bởi những tiện lợi mà AI mang lại, cụ thể các em hỏi nhanh thì AI đáp nhanh. Như vậy, rõ ràng chúng ta không thể ngăn cấm học sinh, sinh viên phải tránh xa mà phải khuyến khích các em sử dụng đúng cách, an toàn nhất, tránh phụ thuộc quá mức vào AI.

So với thời trước chưa có AI, mỗi khi gặp một bài văn khó, một bài toán khó thì các em sẽ tìm sách để đọc, nhờ thầy cô, cha mẹ, bạn bè hỗ trợ. Giờ đây các em chỉ cần có AI là xong. Tuy nhiên, các em có thể sẽ bị hạn chế trong việc đánh giá thẩm định những nội dung mà AI cung cấp là đúng/sai, chính xác/chưa chính xác vì các em chưa đủ trình độ, kinh nghiệm. Từ đó, một yêu cầu đặt ra là, hướng dẫn học sinh/sinh viên kỹ năng cần thiết để sử dụng AI hiệu quả.

Đầu tiên, kỹ năng đối sánh giữa nhiều công cụ AI. Sử dụng những công cụ AI phổ biến, đáng tin cậy và dùng mỗi lần ít nhất 3 công cụ để so sánh kết quả của 3 công cụ đó. Ví dụ, ChatGPT, Gemini và Copilot đối sánh, chọn lựa những ý trùng nhau sẽ an toàn và hiệu quả.

Trước bất cứ một vấn đề gì, hãy tập hỏi bản thân trước rồi hãy hỏi AI sau. Điều này có nghĩa, các em nên rèn luyện một thói quen động não, suy nghĩ tự tìm đáp án cho một vấn đề gặp phải bằng tư duy của bản thân trước. Khi đó, nếu có thể giải đáp vấn đề rồi, thì dùng AI để kiểm chứng lại lần nữa, so sánh đối chiếu cũng giúp tăng cường sự cẩn thận, hình thành tư duy phản biện. Nếu không thể giải được, thì dùng AI hỗ trợ để tìm kiếm tri thức và nhớ nguyên tắc nên dùng ít nhất 3 công cụ AI để đối chiếu. Sau cùng, nếu vẫn chưa thật sự yên tâm với đáp án thì tìm thêm sự trợ giúp từ thầy cô.

Bên cạnh đó, các bạn trẻ nên có kỹ năng về việc tuân thủ luật bản quyền, vấn đề liêm chính học thuật. Khi làm việc với AI, hãy đưa ra yêu cầu để AI cung cấp về bản quyền/nguồn thông tin lấy từ đâu. Khi đó, các em hãy kiểm tra thẩm định lại nguồn đó về độ chính xác của thông tin và về bản quyền của thông tin.

Đồng thời, các em hãy tuân thủ hướng dẫn của trường mình đang học về vấn đề được sử dụng AI đến mức độ nào. Ví dụ, tìm hiểu bài, soạn bài, giải bài tập, làm luận văn. Từ đó, tuân thủ đúng quy định để tránh ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của bản thân. Tránh lạm dụng AI quá mức sẽ dẫn đến nhiều hậu quả khác không mong muốn.

Điều cần nhấn mạnh là chúng ta hãy tập làm chủ công nghệ, làm chủ AI trong khả năng cao nhất của mình nhằm đạt mục tiêu phát triển chứ không để lệ thuộc, đó là phương cách cần đầu tư và nỗ lực.





Nguồn: https://baoquocte.vn/gs-ts-huynh-van-son-cac-ban-tre-nen-tuan-thu-luat-ban-quyen-liem-chinh-hoc-thuat-khi-su-dung-tri-tue-nhan-tao-ai-281757.html

Cùng chủ đề

HMD Global hợp tác xây dựng giải pháp không gây nghiện smartphone cho trẻ em

Mục tiêu của HMD Global là tạo ra smartphone có thể không gây nghiện. Điều này bắt nguồn từ một nghiên cứu của HMD và Perspectus Global gần đây cho thấy, hơn 10.000 phụ huynh từ năm quốc gia (Anh, Mỹ, Ấn Độ, Đức và Australia) đã bày tỏ những mối quan tâm của họ.Tổng giám đốc điều hành HMD, Jean-Francois Baril, bày tỏ sự phấn khích khi tạo ra công nghệ đặt giá trị “con người” vào...

[Ảnh] Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp của Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo

NDO - Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo, chủ trì phiên họp của Ủy ban về định hướng, giải pháp thực hiện đổi mới giáo dục và đào tạo theo Kết luận số 91-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo...

Học sinh sáng tác truyện tranh bằng AI trong ngày hội STEM

Ban tổ chức ngày hội STEM quận Tân Phú, TP.HCM đã bất ngờ với những sản phẩm sáng tạo từ AI của học sinh trong nội dung 'sáng tác truyện tranh bằng AI'. ...

Thủ tướng: Từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong đào tạo

Bảo đảm ngân sách Nhà nước chi cho giáo dục, đào tạo tối thiểu 20% tổng chi ngân sách, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai và đào tạo ngoại ngữ khác theo nhu cầu. Chiều 2-11, Thủ tướng Phạm...

Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Cuốn sách "Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế. Cơ hội, thách thức và hàm ý cho Việt Nam' do TS. Vũ Lê Thái Hoàng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược (Học viện Ngoại giao) làm chủ biên vừa phát hành đã 'cháy hàng', không chỉ từ sự hấp dẫn ở tên gọi mà còn bởi tính công phu, tâm huyết của một công trình nghiên cứu. Cùng ngồi lại với chủ biên cuốn sách để hiểu thêm về những trăn trở của nhóm tác giả và quyết tâm khai phá 'vùng đất mới' trong nghiên cứu quan hệ quốc tế.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cuộc đua vô cùng sít sao, 7 bang “chiến trường” bất phân thắng bại

Theo các kết quả thăm dò dư luận công bố ngày 1/11, ông Donald Trump và bà Kamala Harris cách biệt rất ít, chỉ dưới 2% ở bất kỳ bang nào trong 7 bang "chiến trường".

“Kho tiền” tập đoàn Berkshire Hathaway của tỷ phú Warren Buffett khủng đến cỡ nào?

“Kho tiền” của tập đoàn đầu tư Berkshire Hathaway đã vượt mốc 300 tỷ USD trong quý III/2024, khi tỷ phú Warren Buffett tiếp tục bán cổ phiếu và không mua lại.

Nhiều giải pháp giải “cơn khát” nhân lực chất lượng cao cho ngành chip, bán dẫn

Hồi âm ý kiến đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết đã triển khai một số hoạt động cụ thể để thực hiện mục tiêu đào tạo khoảng 50-100 nghìn nhân lực chất lượng cao cho ngành chip, điện tử, ứng dụng trí tuệ nhân tạo và các lĩnh vực mới.

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.

Kết quả khó đoán trong vòng 2 bầu cử Tổng thống Moldova

Ngày 3/11, các cử tri Moldova đi bỏ phiếu, đưa ra quyết định lựa chọn giữa ứng viên đương nhiệm ủng hộ châu Âu Maia Sandu và ứng viên thách đấu Alexandr Stoianoglo, người ủng hộ mối quan hệ chặt chẽ hơn với Nga, trong vòng hai của cuộc bầu cử tổng thống ở đất nước này.

Bài đọc nhiều

Đề xuất cộng điểm vào lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước 1945 gây tranh cãi

Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT, trong đó quy định rõ về các nhóm hộc sinh được tuyển thẳng, được hưởng ưu tiên cộng điểm trong tuyển sinh vào lớp 10.Đáng chú ý trong dự thảo, Bộ GD&ĐT quy định cộng 2 điểm ưu tiên cho con của người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 và con của người hoạt động...

“Nắng trên non” lan tỏa tinh thần tự tin, làm chủ cuộc sống của phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số

Sự kiện truyền thông “Nắng trên non” vừa được Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức tại trường THCS và THPT Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai nhằm khơi dậy, khích lệ tinh thần vượt...

Mẹ bị tai nạn trong lũ dữ, nữ sinh viên thủ khoa lên Facebook xin giúp đỡ

(NLĐO) - Đó là hoàn cảnh của em Lê Ngọc Trâm (Trường ĐH Sư phạm – ĐH Huế) khi mẹ bị nạn trong lũ lụt ...

Nữ sinh Khoa học Máy tính làm rạng danh phái đẹp trong ngành công nghệ

Nguyễn Bảo Dung (ngành Khoa học Máy tính, trường ĐH Công nghệ, ĐHQG Hà Nội) vinh dự nhận Giải thưởng Nữ sinh Khoa học Công nghệ Việt Nam. Hành trình của Dung không chỉ ghi dấu ấn trong học tập mà còn truyền cảm hứng cho nhiều bạn trẻ, đặc biệt...

Cộng điểm ưu tiên vào lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước năm 1945 – Liệu có khả thi?

Dự thảo Thông tư ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT của Bộ GD&ĐT quy định 3 nhóm học sinh được cộng điểm ưu tiên (cộng vào tổng điểm xét tuyển tính theo thang điểm 10 đối với mỗi môn thi). Trong đó, đối với nhóm 1 (cộng 2 điểm) gồm: Con liệt sĩ; con thương binh...

Cùng chuyên mục

Tiết lộ Top 2 ngành được đánh giá có lương cao nhất hiện nay và 4 điều sinh viên cần chuẩn bị

Mức lương phụ thuộc vào vị trí và khả năng của người lao động, tuy nhiên, nhà tuyển dụng đã chỉ ra lĩnh vực có thu nhập cao và những tiêu chí để ứng viên chuẩn bị ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. ...

Mở rộng quy mô tuyển sinh

Năm 2025, kỳ thi tốt nghiệp THPT bước vào năm đầu tiên thực hiện theo phương án mới, vì vậy các kỳ thi riêng cũng đã được các trường đại học lên phương án đổi mới phù hợp với Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. ...

Sắp có khung năng lực số cho người học

Theo Dự thảo Thông tư ban hành Khung năng lực số cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân đang được Bộ GD&ĐT đưa ra lấy ý kiến, khung năng lực số cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm 6 miền năng lực, giúp người...

Mẹ bị tai nạn trong lũ dữ, nữ sinh viên thủ khoa lên Facebook xin giúp đỡ

(NLĐO) - Đó là hoàn cảnh của em Lê Ngọc Trâm (Trường ĐH Sư phạm – ĐH Huế) khi mẹ bị nạn trong lũ lụt ...

Rút ngắn khoảng cách giữa lãnh đạo doanh nghiệp và ứng viên GenZ

(NLĐO) – Không chỉ tạo cơ hội việc làm cho sinh viên, ngày hội Thực tập và Việc làm TP HCM 2024 còn mở rộng cơ hội ứng tuyển là người lao động khu vực lân cận. ...

Mới nhất

Thống nhất trình Quốc hội chính sách thí điểm ‘gỡ vướng’ cho nhà ở thương mại

Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ đánh giá chi tiết, toàn diện tình hình thực tiễn việc phát triển nhà ở thương mại, hiệu quả sử dụng quỹ đất dành cho phát triển nhà ở thương mại tại các tỉnh, thành phố. Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải - Ảnh: GIA HÂN Ngày 3-11, Ủy ban Thường...

Vì sao các nhà ga đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam không được đặt quá gần?

Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Danh Huy cho biết các nhà ga thuộc tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam không được đặt quá gần để đảm bảo hiệu quả đầu tư. ...

Hiện trạng dải công viên ven sông dọc khu đô thị đắc địa nhất TPHCM

(Dân trí) - Công viên chạy dọc 1,1km từ cầu Ba Son đến cầu Thủ Thiêm, quy mô 10ha được đề xuất thực hiện để nối dài tổ hợp công viên ven sông Sài Gòn giúp người dân tiếp cận không gian quanh dòng sông nhiều hơn. Hơn 1,1km từ cầu Ba Son đến cầu Thủ Thiêm - đoạn tiếp...

Đánh giá hiệu quả việc sử dụng quỹ đất để phát triển nhà ở thương mại

(ĐCSVN) - Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh đề nghị: Chính phủ đánh giá chi tiết, toàn diện thực tiễn phát triển nhà ở thương mại, hiệu quả của việc sử dụng quỹ đất dành cho phát triển nhà ở thương mại tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương... ...

Bà Harris có thể lật ngược thế cờ ở bang ông Trump thắng 2 lần

(Dân trí) - Trong giai đoạn nước rút của bầu cử tổng thống Mỹ, ứng viên Dân chủ Kamala Harris bất ngờ vượt lên dẫn trước ứng viên Cộng hòa Donald Trump tại bang Iowa. Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris (Ảnh: Reuters). Một cuộc thăm dò dư luận trong tuần qua do công ty Selzer phối hợp với báo Des Moines...

Mới nhất