Trang chủKhoa học - Công nghệKhoa họcCá sư tử xâm hại phá hủy vùng ven biển Brazil

Cá sư tử xâm hại phá hủy vùng ven biển Brazil


Với bản tính phàm ăn và khả năng thích nghi cao, cá sư tử đang trở thành thảm họa sinh thái tiềm ẩn đối với vùng ven biển Brazil.





Cá sư tử đỏ Thái Bình Dương có hình dáng đặc trưng. Ảnh: NOAA

Cá sư tử đỏ Thái Bình Dương có hình dáng đặc trưng. Ảnh: NOAA

Một vị khách không mời xuất hiện ở vùng biển nhiệt đới của Brazil, đó là cá sư tử đỏ Thái Bình Dương (Pterois volitans). Nổi tiếng với hình dáng đặc biệt và bản tính phàm ăn, cá sư tử được phát hiện lần đầu tiên ngoài khơi Florida năm 1985 và lan rộng qua Caribe, tiêu diệt số lượng lớn cá rạn san hô. Hiện nay, cá sư tử đã vượt qua chướng ngại vật là khối nước sông Amazon-Orinoco đổ vào Đại Tây Dương từ đông bắc Brazil. Khối nước ngọt khổng lồ này từ lâu đóng vai trò như rào cản ngăn cách các loài cá Caribe với cá sống ở phía nam vùng ven biển Brazil.

Các nhà khoa học và nhà quản lý môi trường đều cho rằng cá sư tử xâm hại ở Brazil là một thảm họa sinh thái tiềm ẩn. Việc giảm thiểu thiệt hại đòi hỏi cách tiếp cận toàn diện nhằm giải quyết tác hại sinh thái, xã hội và kinh tế mà loài cá ăn thịt này đem lại, Phys.org hôm 2/6 đưa tin.

Là động vật bản xứ ở vùng biển ấm Ấn Độ – Thái Bình Dương, cá sư tử dài 30 – 38 cm, có những sọc đỏ – trắng và vây dài. Chúng tự vệ bằng gai ngực truyền nọc độc gây đau đớn. Nhà chức trách phát hiện cá sư tử ở ngoài khơi bãi biển Dania, Florida vào năm 1985, có thể do một người nuôi cá nhiệt đới thả ra. Từ sau đó, chúng phân bố rộng khắp biển Caribe, vịnh Mexico và hướng về phía bắc, tới Bermuda và North Carolina. Đây là một trong những cuộc xâm lấn ở biển thành công nhất trong lịch sử.

Cá sư tử có thể trở thành món ăn an toàn nếu loại bỏ hết gai độc. Ở Florida và Caribe, những cuộc thi săn cá sư tử trở nên phổ biến như một biện pháp kiểm soát. Tuy nhiên, cá sư tử chuyển tới vùng nước sâu hơn khi trưởng thành, vì vậy chỉ riêng hoạt động săn bắt không thể ngăn chặn chúng lan rộng.

Các nhà khoa học hải dương dự đoán trong vài năm, cá sư tử sẽ tiến đến ven biển phía đông Nam Mỹ. Hồi tháng 12/2020, ngư dân địa phương bắt được đôi cá sư tử ở rạn san hô ở độ sâu vài trăm mét bên dưới cột nước sông Amazon. Một thợ lặn cũng bắt gặp cá sư tử ở quần đảo Fernando de Noronha, cách vùng biển nhiệt đới của Brazil khoảng 350 km.

Những cuộc xâm lấn mới nhanh chóng được ghi nhận dọc bờ biển phía bắc và đông bắc Brazil, tập trung ở 8 bang với môi trường biển đa dạng. Nhà chức trách đếm được hơn 350 con cá sư tử dọc đường bờ biển dài 2.765 km. Giống như nhiều loài du nhập, cá sư tử ở Đại Tây Dương không phải đối mặt với cơ chế kiểm soát số lượng tự nhiên như động vật săn mồi, bệnh dịch và ký sinh trùng vốn kìm hãm quần thể ở Ấn Độ – Thái Bình Dương. Một nghiên cứu vào năm 2011 cho thấy cá sư tử ở rạn đá tại Bahamas lớn và dồi dào hơn đồng loại ở Thái Bình Dương.

Cá sư tử phát triển mạnh ở nhiều môi trường biển, từ rừng đước tới thảm tảo biển, rạn đá sâu và xác tàu đắm. Chúng là những kẻ săn mồi hung dữ, bám dai và chuyên ăn cá nhỏ, bao gồm những loài giúp vệ sinh rạn san hô và có giá trị thương mại như cá hồng và cá mú. Trong nghiên cứu công bố năm 2008, khi cá sư tử xuất hiện ở rạn đá tại Bahamas, quần thể cá nhỏ giảm 80% trong vòng 5 tuần.

Vùng ven biển đông bắc Brazil đang đối mặt với nguy cơ xâm hại này. Cá sư tử xuất hiện ở rừng đước và cửa sông, những khu vực đóng vai trò vườn ươm cho nhiều loài cá thương mại quan trọng. Sự biến mất của chúng sẽ làm tăng nguy cơ đói kém trong vùng. Các ngư dân cũng có khả năng bị cá sư tử chích, gây ra vết thương đau đớn.

Can thiệp sinh học là cách kiểm soát cá sư tử dễ dàng nhất ở giai đoạn đầu, khi quần thể đang phát triển chậm rãi. Tuy nhiên, chính quyền Brazil phản ứng rất chậm chạp đối với nguy cơ từ cá sư tử. Vùng biển phía tây nam Đại Tây Dương gần xích đạo ít được khảo sát hơn Caribe, hầu như không có bản đồ đáy biển độ phân giải cao để giới khoa học xác định môi trường sống tiềm ẩn và dự đoán nơi cá sư tử có thể lan tới hoặc nơi chúng phân bố tập trung. Việc xác định quy mô xâm hại chủ yếu dựa trên ước tính.

Hơn nữa, nước đục dọc bờ biển Brazil khiến các nhà khoa học khó theo dõi và ghi chép quá trình xâm hại. Dù có hình dáng đặc trưng, cá sư tử rất khó phát hiện và ghi hình trong nước đục, dẫn tới thách thức lớn với những nhà nghiên cứu, thợ lặn và ngư dân trong việc giám sát chính xác mức độ lan rộng của chúng.

An Khang (Theo Phys.org)




Source link

Cùng chủ đề

Phát hiện gấu ngựa quý hiếm nặng 150kg

(Dân trí) - Cá thể gấu ngựa được phát hiện tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) thông qua bẫy ảnh kỹ thuật số. Ngày 26/11, ông Hà Văn Hoan, Giám đốc Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa (Quảng Trị), cho biết thông qua hoạt động bẫy ảnh trong lâm phần quản lý, đơn vị đã phát hiện cá thể gấu ngựa nặng khoảng 150kg.Theo ông Hoan, sau khi ghi...

Cả gia đình bị nhiễm nấm da lây từ mèo

Sau hai tuần nhận nuôi một chú mèo hoang, gia đình tại Hà Nội xuất hiện nhiều tổn thương trên da và được bác sĩ chẩn đoán xác định mắc nấm da lây từ động vật sang người. Cả nhà lây nấm từ mèoMới...

Hai bảo vật quốc gia ở Bình Dương, mộ táng lạ, tượng con động vật lạ hơn, chả biết là loài thú gì

Trong 1.300 hiện vật gốc đang trưng bày ở Bảo tàng Bình Dương có hai bảo vật quốc gia là: Mộ chum gỗ nắp trống đồng Phú Chánh và Tượng động vật Dốc Chùa được giới khoa học và du khách chú ý tìm hiểu. ...

Ăn quá nhiều thịt cá dễ sinh bệnh, tại sao?

Thịt, cá là nhóm dinh dưỡng quan trọng để phát triển cơ thể, nhưng ăn nhiều chất đạm không chỉ gây hại cho gan, tim, thận mà còn gây loãng xương, tăng cholesterol máu và sinh u. Vậy ăn thế nào cho đúng? Mất...

Hiểu được tiếng heo nhờ AI, còn dám ăn thịt heo không?

Các nhà khoa học châu Âu vừa phát triển một thuật toán trí tuệ nhân tạo (AI) có khả năng giải mã âm thanh của heo, nhằm tạo ra công cụ giúp nông dân cải thiện cuộc sống cho động vật. Nhóm các chuyên...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

Nâng cao tầm vóc quốc phòng, tăng cường hợp tác quốc tế

DNVN - Thượng tướng, Viện sỹ Nguyễn Huy Hiệu - Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng khẳng định, Triển Lãm Quốc phòng Quốc tế 2024 không chỉ nâng cao tầm vóc quốc phòng Việt Nam mà còn là dịp để tăng cường hợp tác quốc tế,...

Có bao nhiêu hành tinh trong vũ trụ?

Các nhà thiên văn học ước tính có khoảng 100.000 tỷ tỷ hành tinh trong vũ trụ dựa trên giả định mỗi ngôi sao có một hành tinh xoay quanh. Giới nghiên cứu mới chỉ phát hiện 5.510 hành tinh trong dải Ngân Hà. Ảnh: NASA Chỉ riêng dải Ngân Hà đã có khoảng 100 tỷ ngôi sao và có hàng nghìn tỷ thiên hà trong vũ trụ. Các nhà thiên văn học phát hiện 5.502 hành tinh quay quanh...

Những sự kiện khoa học vũ trụ nổi bật năm 2024

Năm 2024 ghi nhận nhiều thành công của các nhiệm vụ lên quỹ đạo và Mặt Trăng, trong đó có màn bắt tên lửa bằng 'đũa gắp' của SpaceX. ...

HTP D-Day 2024 chia sẻ các giải pháp công nghệ tiên tiến trong chuyển đổi số

NDO - Ngày 20/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty Cổ phần Dịch vụ Công nghệ Tin học HPT (HPT) tổ chức sự kiện công nghệ HPT D-Day: "Hợp tác hướng đến tương lai". Sự kiện hướng đến việc chia sẻ các sản phẩm, giải pháp công nghệ tiên tiến và các bài học kinh nghiệm nhằm giải quyết những thách thức hiện nay khi các tổ chức, doanh nghiệp ứng dụng công...

Có bao nhiêu con vật từng tồn tại trên Trái Đất

Hiện nay có khoảng 8 tỷ người, chỉ là một phần nhỏ so với số người từng tồn tại, chưa nói đến số động vật từng sống trên Trái Đất. Số lượng động vật từng sống trên Trái Đất. Ảnh: adogslifephoto/Getty Việc ước tính tổng số động vật từng sống trên Trái Đất cực kỳ khó. Theo David Jablonski, nhà nghiên cứu địa vật lý tại Đại học Chicago, có lẽ cách dễ nhất là bắt đầu từ việc ước...

Cùng chuyên mục

Thứ gì đó trong lòng Trái Đất đang “kéo giãn” độ dài ngày

(NLĐO) - Những "thế lực ngầm" đang liên tục kéo giãn hay làm co lại thời gian một ngày trên Trái Đất theo những chu kỳ khác nhau. ...

Nguyên tố hóa học có thể giúp Mỹ thoát khỏi sự phụ thuộc vào pin từ Trung Quốc

DNVN - Sử dụng natri thay thế lithium trong sản xuất pin mở ra cơ hội để Mỹ cùng các đồng minh thiết lập một chuỗi cung ứng mới trong lĩnh vực lưu trữ năng lượng toàn cầu. ...

Phát hiện cây hương nhu chứa chất ức chế sự phát triển của virus SARS-CoV 2

Hương nhu chứa một hợp chất gọi là SQDG, hợp chất này ức chế mạnh mẽ hoạt động của một loại enzyme quan trọng đối với sự nhân lên của virus được gọi là “main protease” trong virus corona. Một nhóm nghiên cứu tại Nhật Bản đã công bố phát hiện ra một chất trong cây hương nhu (Holy Basil) có tác dụng ức chế sự phát triển của virus corona và các nhà nghiên cứu đặt...

TP.HCM phủ kín mạng 5G trong năm 2025

Đây là nhiệm vụ trọng tâm của Trung tâm Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tại TP.HCM (HCMC C4IR) ngay trong năm 2025. Chiều 22-12, lãnh đạo TP.HCM đã có buổi gặp gỡ các thành viên hội đồng quản lý, thành viên sáng...

UAV “Made in Vietnam” tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

UAV dân sự và những công nghệ cho tương lai ...

Mới nhất

Vĩnh Long: Phát huy vai trò của Người có uy tín trong vận động đồng bào DTTS thực hiện Chương trình MTQG 1719

Toàn tỉnh Vĩnh Long hiện có 46 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS. Thời gian qua, đội ngũ Người có uy tín đã phát huy vai trò tiên phong của mình trong việc vận động đồng bào DTTS tham gia thực hiện có hiệu quả các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu...

Nên ‘bêu’ tên người xả rác bừa bãi như cách làm của người Nhật?

Để trị 'bệnh' xả rác bừa bãi, chúng ta hãy học người Nhật cách xử lý người thiếu ý thức nơi công cộng. Truyền...

Chương trình tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp 2025: Càng nhiều thay đổi, càng cần tư vấn

Hiện nay thông tin tư vấn tuyển sinh không chính thống xuất hiện tràn lan trên mạng khiến học sinh và phụ huynh 'ngợp', không biết đâu là đúng. ...

Logistics với thị trường Hoa Kỳ

Một vấn đề rất đáng lưu ý tại Hoa Kỳ hiện nay là phát triển logistics xanh đang nổi lên như một xu hướng tất yếu. Các sáng kiến mới như giảm phát thải carbon, áp dụng phương tiện vận tải điện và tối ưu hóa tuyến đường vận chuyển, tăng cường sử dụng trí tuệ nhân tạo...

Đã sẵn sàng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới

(NLĐO)- Sứ mệnh, trách nhiệm, quyết tâm chính trị của thành phố là cùng đất nước, cùng dân tộc vươn mình mạnh mẽ bước vào kỷ nguyên mới. Sáng 23-12, Hội đồng Tư vấn triển khai Nghị quyết 98/2023 TP HCM cùng Viện Nghiên cứu phát triển TP HCM tổ chức hội thảo khoa học Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên...

Mới nhất

Bay cao giữa trời xanh