Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Cà phê giả tác hại thế nào với sức khỏe?

Báo Tuổi TrẻBáo Tuổi Trẻ04/03/2025

Công an tỉnh Đắk Lắk đã triệt phá một xưởng sản xuất cà phê giả quy mô lớn nằm ở Bình Dương với công thức trộn 70% đậu nành, 20% vỏ vụn cà phê. Ai cũng biết cà phê chứa chất chính là caffeine, nhưng cà phê giả thì chúng chứa rất ít chất này.


Cà phê giả tác hại như thế nào đối với sức khỏe? - Ảnh 1.

Những hóa chất, phụ gia làm cà phê giả bị thu giữ tại thị xã Buôn Hồ, Đắk Lắk - Ảnh: SỸ ĐỨC

Vỏ cà phê (còn gọi là vỏ trấu hoặc vỏ quả) có chứa một lượng caffeine thấp hơn 4-5 lần hạt cà phê.

Có 4 tác hại chính của cà phê giả:

1. Chứa hóa chất độc hại: Cà phê giả thường được làm từ bột bắp, đậu nành rang cháy hoặc các nguyên liệu không phải cà phê, sau đó tẩm hương liệu hóa học để tạo mùi. Một số cơ sở sản xuất thiếu lương tâm còn dùng phẩm màu công nghiệp và hóa chất tạo vị đắng, có thể gây ngộ độc gan, thận vì một số phẩm màu công nghiệp chứa kim loại nặng như chì, thủy ngân có thể tích tụ trong gan, thận, gây suy giảm chức năng các cơ quan này.

2. Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa: Nguyên liệu giả, đặc biệt là đậu nành rang cháy, có thể gây đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa. Phẩm màu công nghiệp có thể kích thích ruột, gây tiêu chảy hoặc viêm đường tiêu hóa.

3. Tác động xấu đến hệ thần kinh: Cà phê thật chứa caffeine tự nhiên giúp người dùng tỉnh táo, năng động, nhưng cà phê giả có thể dùng chất kích thích tổng hợp, gây đánh trống ngực, bồn chồn, mất ngủ nghiêm trọng. Nếu lạm dụng lâu dài, có thể gây suy giảm trí nhớ, rối loạn thần kinh.

4. Nguy cơ ung thư: Khi sử dụng các loại hóa chất tạo màu, tạo mùi không rõ nguồn gốc, cơ thể có thể tích tụ các chất gây ung thư gan, ung thư dạ dày. Đặc biệt, hạt đậu nành hoặc bột bắp rang cháy có thể sinh ra acrylamide, một hợp chất có nguy cơ gây ung thư khi tiêu thụ nhiều. Một số phẩm màu công nghiệp có thể gây đột biến tế bào, làm tăng nguy cơ ung thư nếu sử dụng lâu dài.

Cà phê thật có độ xốp và tơi, nên khi pha bằng phin, nước thấm qua lớp bột cà phê và chảy xuống một cách từ từ, đều đặn, từng giọt từng giọt. 

Còn cà phê giả nếu bị trộn với bột đậu nành, bột bắp hoặc chất độn khác thường có độ mịn cao, dễ hút nước và kết dính; khi pha nước không thấm đều mà dễ bị nghẹt phin hoặc chảy rất chậm, phải lấy muỗng cào cào dưới đáy phin, hoặc chế nước sôi thêm thì nó mới chảy. 

Cà phê giả pha có thể có độ sánh đặc hơn bình thường, nhất là nếu bị trộn bột đậu nành hoặc hóa chất tạo độ sệt.



Nguồn: https://tuoitre.vn/ca-phe-gia-tac-hai-the-nao-voi-suc-khoe-20250304084015993.htm

Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Victory - Bond in Vietnam: Khi âm nhạc đỉnh cao hòa quyện với kỳ quan thiên nhiên thế giới
Máy bay chiến đấu cùng 13.000 chiến sĩ lần đầu hợp luyện cho đại lễ 30/4
Cựu chiến binh U90 gây sốt giới trẻ khi lên TikTok kể chuyện kháng chiến
Khoảnh khắc và sự kiện: Ngày 11/4/1975 - Chiến trận ở Xuân Lộc diễn ra ác liệt

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm