Trang chủNewsThời sựCả nước tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi...

Cả nước tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ

(Dân trí) – Chỉ riêng tại Hà Nội, hơn 200.000 người tiễn biệt đứng dọc các tuyến phố trên hành trình linh xa đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về an táng tại nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội trong buổi chiều 26/7.

16 phút trước

Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nghĩa trang Mai Dịch

14h55, linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được đưa vào khu vực an táng, chuẩn bị sẵn sàng cho phút tiễn biệt cuối cùng. 

Các lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng gia đình đứng trước linh cữu cố Tổng Bí thư, chứng kiến nghi lễ chuyển linh cữu tới huyệt mộ. 

Đội tiêu binh nghiêm cẩn thực hiện từng thao tác theo hiệu lệnh chỉ huy. Nghi thức hạ huyệt diễn ra đúng 15h.

15h05, người thân trong gia đình cùng các lãnh đạo Đảng, Nhà nước thả hoa, những nắm đất đầu tiên xuống huyệt mộ.

Trái tim người chiến sĩ cộng sản, người lãnh đạo xuất sắc, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam đã ngừng đập nhưng những giá trị ông để lại trường tồn trong lòng người dân cả nước. Thêm rất nhiều nước mắt đã rơi trong giây phút cuối cùng trên hành trình tiễn biệt cố Tổng Bí thư.

15h15, nghi thức lấp mộ hoàn thành, toàn thể tang quyến và các đại biểu tham dự dành phút mặc niệm trang nghiêm bên huyệt mộ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Phát biểu sau lễ an táng, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường, Trưởng ban tổ chức lễ tang gửi lời cảm ơn các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đại biểu khách quý, toàn thể đồng bào, đơn vị lực lượng vũ trang, các nhân sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáo, đoàn ngoại giao, lãnh đạo các nước, các tổ chức và bạn bè quốc tế đã đến viếng, gửi vòng hoa, điện chia buồn, dự lễ viếng, truy điệu, lễ an táng và tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng.

Thắp 3 nén nhang trước bàn thờ Tổng Bí thư tại huyệt mộ, phu nhân Ngô Thị Mận dẫn đầu đoàn tang quyến đi vòng quanh huyệt mộ lần cuối. 

Nguyên Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng nấc nghẹn khi cắm nén nhang tiễn biệt. Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ nhiệm UB Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đứng lặng trước di ảnh Tổng Bí thư…

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Sơn, Bộ trưởng LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung siết tay động viên thân nhân, gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trong sau khi dâng hương, cúi chào tiễn biệt ông.

 

25 phút trước

Linh xa đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nghĩa trang Mai Dịch

13h53, đoàn xe nghi lễ đưa di hài Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng rời Nhà tang lễ Quốc gia để về Nghĩa trang Mai Dịch, nơi an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Ở các tuyến phố quanh Nhà tang lễ Quốc gia và trên tuyến , từng đoàn người dân lặng lẽ đứng xếp hàng chờ tiễn biệt Tổng Bí thư lần cuối.

Đoàn linh xa đưa linh cữu Tổng Bí thư di chuyển từ Nhà tang lễ Quốc gia qua phố Trần Nhân Tông, Lê Thánh Tông. Hai bên đường, hàng nghìn người dân đứng chắp tay cầu nguyện. Những giọt nước mắt lăn dài trên gương mặt của nhiều người dân giữa trời nắng nóng.

“Tôi đứng đây gần 3 tiếng chỉ để đợi mấy giây ngắn ngủi được tiễn đưa Tổng Bí thư. Cầu mong cho linh hồn Tổng Bí thư được an nghỉ, phù hộ cho dân cho nước”, chị Chu Thị Tuyết (Văn Giang, Hưng Yên) nghẹn ngào nói.

Đoàn linh xa đi qua Tràng Tiền – Hàng Khay.

 
 
Bắt đầu Lễ di quan Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Ảnh 1.

Nghi thức rước ảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bắt đầu lễ di quan – Ảnh: TTXVN

13h42: Sau khi linh cữu Tổng Bí thư được đưa lên linh xa, lực lượng tiêu binh đã tiến hành phủ cờ và làm các công tác đưa linh cữu về nơi an táng.

13h45: Đoàn xe linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bắt đầu rời Nhà tang lễ Quốc gia. Gia đình và rất đông lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các nước… đã đi sau đoàn xe linh cữu tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Bắt đầu Lễ di quan Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Ảnh 2.

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước chuyển linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: TTXVN

13h53: Đoàn xe nghi lễ chở di hài Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng rời khỏi Nhà tang lễ ra đường Trần Thánh Tông, hướng về nơi an nghỉ cuối cùng tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.

Bắt đầu Lễ di quan Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Ảnh 3.

Xe chở linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng rời Nhà tang lễ Quốc gia. Ảnh: TTXVN

Bắt đầu Lễ di quan Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Ảnh 4.

Xe chở linh xa của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trên phố Tràng Tiền – Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Bắt đầu Lễ di quan Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Ảnh 5.

Linh xa chở linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng rời nhà tang lễ Quốc gia, tiến về nghĩa trang Mai Dịch – Ảnh: PHẠM TUẤN

Bắt đầu Lễ di quan Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Ảnh 6.

Linh xa chở linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng rời nhà tang lễ Quốc gia, tiến về nghĩa trang Mai Dịch – Ảnh: PHẠM TUẤN

Gia đình, phu nhân Ngô Thị Mận, Chủ tịch nước Tô Lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường đi sát ngay phía sau. Rất đông lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các nước… cũng đã đi sau đoàn xe linh cữu tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

10 phút trước
Hàng nghìn người dân đứng kín bên đường chờ đón linh xa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người đang đứng đợi để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở ngã 3 Trần Duy Hưng – Trung Kính, hai bà Lê Thị Hoà, Phạm Thị Kim Anh (cùng trú tại phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) mang theo di ảnh bày tỏ lòng thành kính, tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

“Tôi rất thương và kính nể bác Trọng. Mỗi lần chứng kiến hình ảnh người đàn ông mái tóc bạc phơ vẫn tận tụy làm việc, hết lòng vì dân, vì nước, tôi không kìm được nước mắt.

Mong người kế nhiệm sẽ noi gương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đáng kính, làm cho đất nước thái bình, thịnh vượng, người dân được ấm no, hạnh phúc”, bà Hoà xúc động chia sẻ.

Sư đoàn phòng không 361, Quân chủng Phòng không Không quân (Bộ Quốc phòng) mang theo di ảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có mặt tại đường Trần Duy Hưng, hòa vào dòng người đến tiễn biệt, bày tỏ lòng thành kính và niềm tiếc thương vô hạn với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

13 phút trước
Lời đáp từ của gia đình Tổng Bí thư

Ông Nguyễn Trọng Trường, con trai cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đại diện gia đình gửi lời cảm ơn trân trọng, lòng biết ơn sâu sắc, chân thành đối với những tình cảm, động viên của cơ quan đoàn thể, người dân trong thời gian qua.

“Bố chúng cháu không còn nữa, mang đến nỗi đau sâu sắc đối với gia đình, nhất là mẹ cháu. Từ khi bố chúng cháu lâm bệnh đến tận những giây phút cuối cùng và trong suốt quá trình tổ chức tang lễ, gia đình nhận được rất nhiều tình cảm động viên, chia sẻ chân thành, giúp đỡ tận tình của Đảng, Nhà nước, các cơ quan, đơn vị Trung ương, địa phương, các ông bà, các bác, cô chú, anh chị em, tình cảm của nhân dân cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế. Mẹ cháu và toàn thể gia đình xin bày tỏ sự trân trọng và lòng biết ơn sâu sắc, chân thành nhất”, ông Trường nói.

Đại diện gia đình gửi gửi lời cảm ơn các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các nước, tổ chức quốc tế, các cơ quan ngoại giao, cơ quan đoàn thể trung ương, địa phương, người dân trong nước và bạn bè quốc tế đã đến viếng và tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng.

Gia đình Tổng Bí thư cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến cơ quan đoàn thể Trung ương, địa phương, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Nhà tang lễ Quốc gia đã chuẩn bị chu đáo trong những ngày tang lễ, cơ quan thông tấn báo chí đã đưa tin.

Trong quá trình tổ chức tang lễ không tránh khỏi sơ suất và gây ra phiền hà cho bà con, gia đình xin được lượng thứ.

20 phút trước
Lễ truy điệu tại thôn Lại Đà

Cùng thời điêm, tại Nhà Văn hoá thôn Lại Đà, Ban tổ chức lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trang trọng tổ chức lễ truy điệu. Tại lễ truy điệu, nhiều người thân của Tổng Bí thư gục khóc.

24 phút trước
Công lao và tài năng của Tổng Bí thư sáng mãi trong lịch sử vẻ vang

Đọc điếu văn tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc, một tấm gương sáng ngời về học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng là người đảng viên cộng sản kiên trung, có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, hiện thân đầy đủ phẩm chất, tài năng, bản lĩnh, trí tuệ của thế hệ lãnh đạo Việt Nam thời kỳ đổi mới.

Theo Chủ tịch nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mất đi là tổn thất to lớn, không thể bù đắp của Đảng, dân tộc và nhân dân. Đất nước ta mất đi nhà lãnh đạo tài năng; phong trào cộng sản, tiến bộ thế giới mất đi nhà lý luận sắc bén; bạn bè quốc tế mất đi người bạn chân thành, người đồng chí thân thiết; gia đình, dòng tộc, quê hương Đông Hội mất đi người con ưu tú.

Điểm lại những dấu mốc trong cuộc đời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Tô Lâm cho biết trong tần 60 năm hoạt động cách mạng phong phú, bền bỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với trí tuệ uyên bác, sắc sảo đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta hệ thống tư tưởng và lý luận quý giá về con đường cách mạng Việt Nam trong thời đại mới.

“Với tầm nhìn chiến lược về tình hình quốc tế trong thế giới đương đại, với những nỗ lực không ngừng góp phần duy trì, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mở ra chương mới trong quan hệ giữa nước ta với đối tác quốc tế, thúc đẩy tình hữu nghị giữa Việt Nam với các quốc gia, tăng cường sự đóng góp của Việt Nam bằng nhiều cam kết, hành động thiết thực, kết hợp chặt chẽ sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, đưa đất nước ta tiến lên mạnh mẽ”, Chủ tịch nước nhấn mạnh.

Theo ông, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã truyền cảm hứng mãnh liệt, lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân bằng trí tuệ, tinh thần nhân văn, nhân ái cao cả, bằng ý chí, quyết tâm mạnh mẽ, bằng nhân cách và danh dự người chiến sĩ cộng sản hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, với tâm niệm “Danh dự là điều thiêng liêng cao quý nhất”.

Đặc biệt, theo Chủ tịch nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cùng Ban Chấp hành Trung ương hoạch định và lãnh đạo thực hiện thắng lợi các chủ trương chiến lược về xây dựng, chỉnh đốn Đảng; kiên quyết, kiên trì chống chủ nghĩa cá nhân, chống sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống, chống tham nhũng, tiêu cực trong Đảng.

“Đây là cuộc chiến chống giặc nội xâm vô cùng gian nan vất vả làm cho Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, khẳng định vai trò tiên phong, bản lĩnh, trí tuệ, để Đảng ta thực sự là đạo đức, là văn minh”, Chủ tịch nước nêu trong điếu văn.

Chủ tịch nước nhấn mạnh, trọn cuộc đời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã bền bỉ cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc bằng một tinh thần, ý chí thép, không lùi bước trước những trở ngại, khó khăn.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã mang hết tinh thần trách nhiệm, nhiệt huyết cách mạng, làm việc đến hơi thở cuối cùng, tận tâm, tận lực, tận hiến cho Đảng, cho nước, cho dân; khẳng định một nhân cách lớn, sống trọn cuộc đời vì nước, vì Đảng, vì dân.

“Đồng chí thực sự là tấm gương tiêu biểu, mẫu mực, sáng ngời về bản lĩnh, đạo đức cách mạng trong sáng, chí công vô tư, lối sống giản dị, liêm khiết, chân thành, phong cách làm việc dân chủ, tận tụy, khoa học, sâu sát, quyết liệt, nhất quán giữa nói và làm, tôn trọng và yêu thương con người, rất đỗi gần gũi với nhân dân”, theo lời điếu văn.

Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ra đi nhưng tên tuổi và sự nghiệp, công lao và cống hiến, tài năng và đức độ của Tổng Bí thư sẽ còn sáng mãi trong lịch sử vẻ vang của Đảng ta, dân tộc ta, trong sự tri ân của cán bộ, đảng viên và nhân dân ta, trong tình cảm của bạn bè quốc tế.

Để tỏ lòng thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam, các đoàn khách quốc tế và nhân dân cả nước cùng dành một phút mặc niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau đó lần lượt đi vòng quanh linh cữu tiễn biệt ông.

Bà Ngô Thị Mận, Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cùng các con cháu, không ngừng bật khóc khi đi quanh linh cữu Tổng Bí thư.

Ở bên dưới, những giọt nước mắt cũng bắt đầu rơi, nhiều người không kìm được xúc động.

17 phút trước
Gần 6.000 đoàn đại biểu, gần 200.000 lượt người dân vào viếng Tổng Bí thư

Điều hành tang lễ, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường, Trưởng Ban Tổ chức lễ tang, cho biết những ngày qua, tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đã có gần 6.000 đoàn đại biểu, đại diện các cơ quan đoàn thể trung ương, địa phương, đơn vị, lực lượng vũ trang nhân dân, nhân sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáo, các tổ chức, cá nhân trong nước và 100 đoàn đại biểu quốc tế, gần 200.000 lượt đồng bào, đồng chí đã đến viếng Tổng Bí thư tại Nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông (TP Hà Nội), Hội trường Thống nhất TPHCM và tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP Hà Nội.

Ngoài ra, gần 500.000 lượt người dân, cán bộ, chiến sĩ, lực lượng vũ trang truy cập, gửi lời chia buồn qua sổ tang điện tử.

Nhiều lãnh đạo các nước, bạn bè quốc tế đã đến viếng, gửi điện chia buồn với Đảng, Nhà nước, nhân dân ta và gia quyến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

“Trong niềm tiếc thương vô hạn, vào thời khắc linh thiêng này, chúng ta tập trung tại đây để tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng!”, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường nói và tuyên bố Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bắt đầu.

29 phút trước
Thành kính chuẩn bị mâm lễ chờ đón linh xa của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chuẩn bị tới giờ làm Lễ truy điệu và di quan, người dân Hà Nội ở trên cung đường linh xa đi qua đã thành kính chuẩn bị những mâm lễ, chờ linh xa chở Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đi qua. 

Bà Nguyễn Thị Tươm (80 tuổi) đến từ huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, đi cùng con gái, xúc động chia sẻ: “Được tin Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng mất, tôi đã bảo con gái đón lên Hà Nội mấy hôm nay để chờ đến ngày được đưa bác về nơi an nghỉ cuối cùng. Tôi rất nể phục phong cách sống giản dị của Tổng Bí Thư”.

Hàng nghìn người dân đứng bên đường, chờ để được tiễn biệt Tổng Bí thư lần cuối.

 

Lúc 13h, lực lượng Nhà hát chèo Quân đội triển khai đứng đón đoàn xe chở linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đi về nghĩa trang Mai Dịch.

13 phút trước

Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13h ngày 26/7 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội. Lễ an táng lúc 15h cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội.

16 phút trước

Các chiến sĩ binh chủng Hải quân mang theo di ảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đứng chờ tại Quảng trường Cách mạng tháng Tám.

18 phút trước
Nhóm cựu binh chờ nhận “nhiệm vụ đặc biệt”

Có mặt tại nút giao Điện Biên Phủ – Lê Duẩn từ lúc 11h30, các cựu chiến binh phường Phúc Xá quân phục chỉnh tề, chờ nhận “nhiệm vụ đặc biệt”.

“Chúng tôi gồm 20 cựu chiến binh phường Phúc Xá, được Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam giao nhiệm vụ chốt trực tại địa điểm này, đảm bảo an ninh cho lễ di quan của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”, ông Nguyễn Trung Hiệp, 68 tuổi, cựu chiến binh từng công tác tại Bộ Tổng tham mưu chia sẻ.

Ông Hiệp cho biết khi có thông tin được Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam giao nhiệm vụ này, các cựu chiến binh của phường đều nhất loạt xung để được đóng góp sức mình. Các cựu chiến binh gọi đây là nhiệm vụ thiêng liêng và vinh dự.

24 phút trước

Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang kiểm gia công tác chuẩn bị của Đội Nghi lễ Quân đội.

25 phút trước

Các đơn vị quân đội triển khai dọc tuyến đường linh xa đi qua.

 
26 phút trước

12h30, một đoàn binh sĩ (học viên Học viện Hậu cần) được triển khai đứng dọc phố Tràng Tiền để đón đoàn xe chở linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đi qua.

 
29 phút trước
Chờ 5 tiếng để được tiễn đưa Tổng Bí thư đoạn đường cuối

Với tâm nguyện được đưa tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đoạn đường cuối, bà Đào Thị Anh (50 tuổi) cùng 3 chị em trong khu đón chuyến xe bus lúc 7h, đi từ Tô Hiệu lên Điện Biên Phủ.
Gần một tuần trôi qua, bà Anh cùng nhiều chị em trong hội phụ nữ vẫn không quên được cảm xúc nghẹn ngào khi biết tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần.
“Trong tâm khảm chúng tôi, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một nhà lãnh đạo kiệt xuất và vô cùng giản dị”, bà Anh nói.
Theo lịch trình, linh xa của Tổng Bí thư sẽ đi qua đường Hồ Tùng Mậu, rất gần nhà của bà Anh cùng các chị em trong hội. Tuy nhiên, người phụ nữ cho biết mọi người quyết tâm đi hơn 2 giờ đồng hồ bằng xe bus đến đây để được gần Tổng Bí thư nhất có thể.

 
một giờ trước

Các lực lượng chuẩn bị cho Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia.

một giờ trước
Nơi an táng Tổng Bí thư đông nghịt người chờ dưới nắng nóng 40 độ

12h, nhiệt độ ngoài trời ở Hà Nội lên 41 độ C. Bất chất nắng nóng, hàng trăm người dân từ già tới trẻ, đã xếp hàng trước cổng Nghĩa trang Mai Dịch chờ xe chở linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới để tiễn biệt Tổng Bí thư lần cuối.

15 phút trước
Người dân đội nắng chờ trước cửa Nghĩa trang Mai Dịch

Trưa 26/7, thời tiết Hà Nội nắng nóng với nền nhiệt độ lên tới 36 độ. Dù vậy, nhiều người dân đã xếp hàng đứng, ngồi chờ trước cửa Nghĩa trang Mai Dịch – nơi an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Theo kế hoạch, sau Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lúc 13h tại Nhà tang lễ Quốc gia, Lễ an táng Tổng Bí thư diễn ra lúc 15h cùng ngày, tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội.

 
10 phút trước
Vừa nấu cơm, vừa theo dõi Quốc tang Tổng Bí thư

Trưa 26/7, đang chuẩn bị bữa cơm cho gia đình nhưng bà Trần Thị Hương (61 tuổi, trú phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) vẫn mở điện thoại của mình để theo dõi Lễ viếng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người phụ nữ chia sẻ bà chưa bỏ lỡ một phút nào của Lễ viếng Tổng Bí thư qua truyền hình lẫn báo chí. Bà rất xúc động khi thấy dòng người nối dài để chờ được viếng Tổng Bí thư ở cả quê nhà lẫn TPHCM.

 
18 phút trước
Đoàn Nghi lễ chuẩn bị cho Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

11h: Đoàn Nghi lễ Quân đội Nhân dân Việt Nam bắt đầu thực hiện các công việc chuẩn bị phương tiện cho Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia.

Theo kế hoạch của Ban Tổ chức Lễ tang, Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13h ngày 26/7 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội. Lễ an táng lúc 15h cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội.

 
Ảnh: Mạnh Quân.
5 phút trước
Cựu chiến binh ở cực Nam Tổ quốc thắp hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Nhiều cựu chiến binh ở phường 9 (TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau) có mặt tại nhà Đại tá Võ Hà Đô (nguyên Trưởng Ban Tuyên giáo Hội Cựu chiến binh tỉnh Cà Mau) để thắp hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong ngày Quốc tang.
Trước đó, khi hay tin Tổng Bí thư từ trần, Đại tá Đô đã chuẩn bị di ảnh và lập bàn thờ Tổng Bí thư.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng có 2 lần về thăm Cà Mau trên cương vị Chủ tịch Quốc hội năm 2009 và Tổng Bí thư năm 2017. Hình ảnh vị Tổng Bí thư giản dị, gần gũi đã để lại ấn tượng sâu sắc với người dân vùng đất cực Nam Tổ quốc.
Ông Trần Minh Triều (67 tuổi, nguyên cán bộ Ban quản lý khu Đất Mũi Cà Mau) kể lại khi về thăm Đất Mũi, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng rất thân thiện, gần gũi, trò chuyện với mọi người như người thân trong gia đình.

4 phút trước
Người già được hỗ trợ khi đến viếng Tổng Bí thư

Các đơn vị, lực lượng hỗ trợ như Công an, Cảnh sát cơ động, Quân đội, thanh niên tình nguyện… tại Nhà tang lễ Quốc gia tích cự hỗ trợ, phát nước khi người dân đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

16 phút trước
Tạm dừng viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại thôn Lại Đà từ 12h30

9h20, một cán bộ trong Ban tổ chức Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà văn hoá thôn Lại Đà (xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội) cho biết đến 12h30, người dân sẽ tạm dừng vào viếng Tổng Bí thư.
13h, chính quyền địa phương cùng gia đình sẽ tổ chức Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Trong thời gian diễn ra Lễ truy điệu người dân có thể theo dõi qua tivi màn hình lớn được đặt tại cổng thôn Lại Đà.
Sau khi kết thúc Lễ truy điệu, người dân có thể tiếp tục vào viếng Tổng Bí thư.

24 phút trước
Phật tử, nhân dân Nghệ An bái vọng về thủ đô tưởng nhớ Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong 2 ngày 25 và 26/7, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Nghệ An và các chùa trong tỉnh tổ chức Lễ tưởng niệm, siêu tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tại nhiều ngôi chùa trong tỉnh đã thiết lập lễ đài, đàn tràng, tổ chức nghi lễ siêu tiễn, dâng hương tưởng niệm, tụng kinh cầu siêu, tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về với thế giới người hiền.

Trong niềm thương tiếc của đồng bào cả nước, các chư tăng, đại biểu, cùng bà con phật tử hướng về di ảnh Tổng Bí thư, vọng bái về thủ đô Hà Nội dâng nén tâm hương và dành một phút tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Ảnh: Hoàng Lam.

7 điểm kiểm soát an ninh quanh Nhà tang lễ Quốc gia

Sơ đồ 7 điểm kiểm soát an ninh quanh Nhà tang lễ quốc gia để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Đồ họa: Ngọc Tân.

9 phút trước
Các đoàn quốc tế đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tại Nhà tang lễ Quốc gia sáng 26/7, các đoàn quốc tế lần lượt xếp hàng vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

11 phút trước
Bay từ TPHCM ra Hà Nội để viếng và thăm quê hương Tổng Bí thư

Chị Nguyễn Thị Hồng Nụ (38 tuổi, trú Đồng Nai) khóc nghẹn sau khi viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Chiều qua (25/7), chị Hồng Nụ đi máy bay từ TPHCM ra Hà Nội để vào viếng Tổng Bí thư.
“Tối qua tôi viếng Tổng Bí thư ở Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, sáng nay về quê hương của Tổng Bí thư để kính viếng và thăm quê bác”, chị Hồng Nụ nói.

2 giờ trước
Cô giáo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khóc tiễn biệt người học trò ưu tú

Cô giáo Đặng Thị Phúc (92 tuổi) là người đã dạy Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng 2 năm tiểu học. Những dấu ấn sâu đậm khi dìu dắt cậu học trò ưu tú ngày đó vẫn được cô Phúc nhớ mãi. Hôm nay, cô được người thân đưa tới Nhà tang lễ Quốc gia để viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – người học trò ưu tú của mình.

Ảnh: Mạnh Quân.

39 phút trước
 
Tại Nhà tang lễ Quốc gia, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Phạm Gia Túc dẫn đầu đoàn vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (Ảnh: Mạnh Quân).
43 phút trước
Người phụ nữ “đem thơ vào tiễn biệt Tổng Bí thư”

Mang theo bài thơ về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được lồng trong khung kính, bà Nguyễn Thị Tuyết (66 tuổi, tỉnh Bình Dương) cho biết bà hoàn thành bài thơ vào đêm qua để mang đến lễ tiễn đưa Tổng Bí thư.

Người phụ nữ chia sẻ, bài thơ được viết bằng tất cả cảm xúc, lòng kính trọng của mình gửi đến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. “Những lời nói, bài học mà Tổng Bí thư để lại luôn là bài học quý báu”, bà Tuyết nói.

Ảnh: Quang Huy.

một giờ trước
Lớp trẻ TPHCM xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư

Tại TPHCM, từ 5h30 sáng, người dân đã xếp hàng trật tự hai bên cửa ra vào Hội trường Thống Nhất. Dòng người đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng buổi sáng sớm hầu hết là các bạn trẻ.

Đến khoảng 6h30, lực lượng an ninh, quân đội đã hỗ trợ những người khuyết tật di chuyển vào bên trong khuôn viên hội trường.

Theo Ban tổ chức, tính đến 22h ngày 25/7, có 691 đoàn với hơn 38.000 lượt người vào Hội trường Thống Nhất viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Ảnh: Quang Huy.

một giờ trước
Thức trắng đêm chờ viếng Tổng Bí thư

Theo chương trình, ngày 26/7, người dân tiếp tục được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 7h và kết thúc lúc 12h30. Tuy nhiên, ghi nhận của phóng viên Dân trí cho thấy từ sáng sớm, trên nhiều ngõ phố dẫn vào Nhà tang lễ Quốc gia, hàng nghìn người dân đã có mặt xếp hàng, nhiều người thậm chí đã thức trắng đêm.
Đứng đầu dòng người ở phố Hàn Thuyên, chị Đặng Thị Thu Hương (48 tuổi, giáo viên Trường tiểu học Văn Yên, Hà Đông, Hà Nội) cho biết, chị có mặt tại phố Hàn Thuyên lúc 23h đêm hôm trước. Tuy nhiên, vì đến giờ nhà tang lễ đóng cửa nên chị đành ngậm ngùi đứng bên ngoài.
Vì thấy dòng người đổ về các ngả ngày một đông nên chị Hương quyết định không về nhà và ngồi chờ cả đêm.
“Ngồi chờ với tôi còn có nhiều người ở các tỉnh xa. Mọi người cùng nhau xem lại những hình ảnh của Tổng Bí thư, kể cho nhau nghe những câu chuyện, lời dạy của Tổng Bí thư để đêm mau qua đi. Ai cũng nóng lòng mong được vào viếng Tổng Bí thư”, chị Hương nói.

Chị Thu Hương thức trắng đêm chờ vào viếng Tổng Bí thư (Ảnh: Phạm Hồng Hạnh).
một giờ trước
An ninh thắt chặt tại thôn Lại Đà

6h30, tại các con ngõ, tuyến đường dẫn vào thôn Lại Đà an ninh được thắt chặt, 100% người dân vào thôn phải xuất trình căn cước công dân.

Ảnh: Nguyễn Hải.
một giờ trước
Đoàn tỉnh Điện Biên vào viếng sớm
Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên Trần Quốc Cường dẫn đầu đoàn vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia, sáng 26/7 (Ảnh: Mạnh Quân).
một giờ trước
Người dân xếp hàng từ sáng sớm vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Từ sáng sớm 26/7, người dân đã xếp hàng dài trên phố Hàn Thuyên (Hà Nội), chờ vào viếng tại Nhà tang lễ Quốc gia.

Ảnh: Mạnh Quân.

Tang lễ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang, diễn ra trong hai ngày 25/7 và 26/7.

Ngày 25/7, Lễ viếng dự kiến kéo dài từ 7h đến 22h, song do lượng người dân tới viếng quá đông, Nhà tang lễ Quốc gia sau 22h vẫn chưa dừng viếng; TPHCM quyết định kéo dài thời gian viếng tại Hội trường Thống Nhất đến 23h; thôn Lại Đà cũng thay đổi giờ đón các đoàn dân tới viếng đến 0h.

Sáng nay Lễ viếng Tổng Bí thư tiếp tục đến 12h30. Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13h ngày 26/7 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội. Lễ an táng lúc 15h cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội.

Cùng thời gian trên, Lễ viếng, Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất, TPHCM và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.

Dòng người chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ sáng sớm - 1

Đoàn Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (Ảnh: Thành Đông)

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần hồi 13h38 ngày 19/7 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, hưởng thọ 80 tuổi.

Gần 60 năm công tác, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc đối với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc.

Ông đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng và nhiều Huân, Huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sinh ngày 14/4/1944, quê ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội; thường trú tại phố Thiền Quang, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.

Ông tham gia công tác từ năm 1967 và vào Đảng ngày 19/12/1967.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khóa VII, VIII, IX, X, XI, XII, XIII; Ủy viên Bộ Chính trị các khóa VIII, IX, X, XI, XII, XIII; Đại biểu Quốc hội các khóa XI, XII, XIII, XIV, XV.

Ông cũng từng tham gia Thường trực Bộ Chính trị khóa VIII; giữ chức Chủ tịch Quốc hội khóa XI, XII; giữ chức Tổng Bí thư các khóa XI, XII, XIII; Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2016-2021, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh; Bí thư Quân ủy Trung ương; Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương; Trưởng ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. 

Dantri.com.vn

Nguồn:https://dantri.com.vn/xa-hoi/dong-nguoi-cho-vieng-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-tu-sang-som-20240725113759086.htm

Cùng chủ đề

Tập trung thi hành tốt các luật về đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản

Về một số điểm nổi bật của tháng 7 và 7 tháng, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá, nhìn chung tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, nhiều khó khăn. Trong nước, thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn, nhất là nước ta là nước đang phát triển, nền kinh tế đang chuyển đổi, quy...

Ngoại trưởng Mỹ tới nhà riêng, thắp hương và chia buồn với gia đình Tổng Bí thư

Ngoại trưởng Blinken chuyển lời chia buồn của Tổng thống Joe Biden tới phu...

Dân đã thờ ai thì không sai bao giờ

Sau lễ tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng, trong lòng tôi cũng như nhiều người đã khắc sâu câu nói: “Dân đã thờ ai thì không sai bao giờ!”… VIDEO: Người dân nức nở khi đoàn xe chở linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đi qua Ngày Quốc tang Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã qua, cả nước vẫn còn buồn đau tiếc thương vô hạn khi tiễn biệt người...

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 26/7, sau Lễ an táng, Ban Lễ tang và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có Lời cảm ơn toàn thể đồng bào, đồng chí cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế đã dành tình cảm, niềm tiếc thương vô hạn với sự ra đi của Tổng Bí thư. Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng diễn ra trong 2 ngày 25 và 26.7. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng...

2 ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được bảo vệ như thế nào?

(Dân trí) - Suốt 2 ngày Quốc tang, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ là đơn vị được Bộ Công an giao nhiệm vụ trực tiếp bảo vệ an ninh, an toàn tại 3 địa điểm tổ chức Lễ Quốc tang và nơi ở thường xuyên của Tổng Bí thư. Chiều 26/7, Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hoàn tất. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã yên nghỉ tại Nghĩa trang Mai...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thiền viện có tượng Phật nặng 1.500 tấn ẩn mình giữa núi rừng Bạch Mã

(Dân trí) - Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã thuộc phái Trúc Lâm Yên Tử được xây dựng vào năm 2006, nằm trên sơn đảo giữa lòng hồ Truồi trong xanh. Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã nằm trên ngọn núi Linh Sơn giữa lòng hồ Truồi, dưới chân dãy Bạch Mã, thuộc xã Lộc Hòa, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Công trình được khởi công xây dựng năm 2006 và hoàn thành năm 2008, do Thiền sư Thích...

Bạc Liêu và Sóc Trăng điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ

Ngày 13/8, UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức hội nghị triển khai các quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh này về công tác cán bộ.Cụ thể, bà Cao Xuân Thu Ngọc, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Bạc Liêu, được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Giám đốc Đài Phát thanh - Truyền hình (PT-TH) tỉnh.Bà Lâm Thị Sang, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bạc Liêu,...

Đảm bảo an toàn cho lao động Việt Nam trong khu vực động đất tại Nhật Bản

(Dân trí) - Cục Quản lý lao động ngoài nước yêu cầu các doanh nghiệp đưa lao động sang Nhật Bản khẩn trương nắm tình hình thực tập sinh, người lao động đang gặp khó khăn để có biện pháp hỗ trợ kịp thời. Trước tình hình động đất xảy ra tại một số khu vực ở Nhật Bản, gây ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc của nhiều lao động Việt Nam, Cục Quản lý lao động ngoài nước...

Phong cách áo tắm gợi cảm, đa sắc màu của Tóc Tiên

Bên cạnh giọng hát nội lực, Tóc Tiên còn nổi tiếng bởi phong cách quyến rũ, gu ăn mặc hợp mốt và sành điệu. Cô dành sự quan tâm đặc biệt đối với đồ bơi mỗi khi có dịp đi du lịch biển.Ảnh: IGNV Nguồn: https://dantri.com.vn/giai-tri/phong-cach-ao-tam-goi-cam-da-sac-mau-cua-toc-tien-20240808214507532.htm

Các đại đô thị Vinhomes tăng sức hút nhờ thẻ VinClub

Phiên bản nâng cấp, "nhân 6" đặc quyền  Anh Thành Nam, cư dân khu đô thị Vinhomes Times City (Hà Nội) cũng là nhà đầu tư bất động sản (BĐS) lâu năm, cho biết khá ngỡ ngàng khi Vingroup ra mắt chương trình khách hàng thân thiết VinClub. Bởi trong suy nghĩ của anh Nam, Vinhomes Elite Club mà anh là thành viên hạng Diamond đã có rất nhiều quyền lợi."Nhưng với VinClub, ưu đãi bất tận. Tôi...

Bài đọc nhiều

Ghé thăm mùa nước nổi Châu Đốc

Đến hẹn lại lên, từ khoảng tháng 8 đến tháng 11, con nước lớn đổ về miền Tây mang theo tôm cá, phù sa… cho cả một vùng rộng lớn được cư dân địa phương mong chờ và gọi bằng cái tên mộc mạc, thân thương: “Mùa nước nổi”.    Châu Đốc – An Giang chính là điểm đến mang nhiều đặc trưng của mùa nước nổi mà bất kì du khách nào cũng cảm thấy thích thú bởi những đổi...

Vietnam Next-Gen Fashion: Sân chơi mới cho các tài năng thiết kế thời trang trẻ

Đạo diễn Long Kan sáng lập sàn diễn chuyên nghiệp Vietnam Next-Gen Fashion dành cho những tài năng thời trang mới. Đạo diễn Long Kan (bìa trái) cùng các nhà thiết kế tham dự hoạt động triển lãm thời trang của sinh viên - Ảnh: NVCC Sau thành công của chuỗi Fashion Voyage (Chuyến viễn du thời trang), đạo diễn Long Kan thực hiện chuỗi show thời trang mới Vietnam Next-Gen Fashion dành cho các nhà thiết kế tài năng trẻ. Bệ phóng cho người...

A Lưới – ‘Đà Lạt thu nhỏ’ giữa lòng xứ Huế

Vùng cao A Lưới (Thừa Thiên Huế) sở hữu nhiều cảnh đẹp thiên nhiên hoang sơ, kì vĩ và những nét văn hóa bản địa độc đáo A Lưới là một huyện thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, ở phía Tây có biên giới với nước bạn Lào. Huyện được kết nối với thành phố Huế bằng quốc lộ 49, cách khoảng 70km. Đây là vùng đất có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống như Tà Ôi, Cơ Tu, Vân Kiều,… A...

Nét đẹp làng nghề tre Xuân Lai

Nghề làm tre trúc ở xã Xuân Lai, huyện Gia Bình không biết có tự bao giờ. Chỉ biết rằng, bao thế hệ người Xuân Lai sinh ra, lớn lên đã in sâu trong kí ức hình ảnh cây tre chất ngất quanh làng, tiếng đục đẽo kì cạch rộn rã. Nghề truyền thống đã giúp người dân nơi đây làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình.   Vietnam.vn

SeABank được vinh danh Top 50 Công ty đại chúng uy tín và hiệu quả

Vừa qua, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) vinh dự được vinh danh 2 hạng mục giải thưởng Top 50 Công ty đại chúng uy tín và hiệu quả & Top 10 công ty uy tín theo bảng xếp dạng do Vietnam Report công bố. Bảng xếp hạng Top 50 Công ty Đại chúng uy tín và hiệu quả (VIX50) nhằm tôn vinh các doanh nghiệp đại chúng có uy tín, hoạt động hiệu quả và ổn...

Cùng chuyên mục

Cuộc sống mưu sinh trên biển vô cực Thái Bình

Thái Bình - Nét đẹp lao động bình dị giữa đất trời biển vô cực Quang Lang hùng vĩ hiện lên ấn tượng qua lăng kính nhiếp ảnh. Laodong.vn Nguồn:https://dulich.laodong.vn/media/cuoc-song-muu-sinh-tren-bien-vo-cuc-thai-binh-1377858.html

Hơn 1.000 người bị bắt, gồm cả trẻ em

Cuộc bạo loạn xảy ra sau vụ giết hại ba bé gái ở thị trấn Southport, miền bắc nước Anh vào ngày 29 tháng 7, và được thúc đẩy bởi thông tin sai lệch trên mạng xã hội rằng kẻ tấn công là một người di cư theo đạo Hồi,...

Thiền viện có tượng Phật nặng 1.500 tấn ẩn mình giữa núi rừng Bạch Mã

(Dân trí) - Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã thuộc phái Trúc Lâm Yên Tử được xây dựng vào năm 2006, nằm trên sơn đảo giữa lòng hồ Truồi trong xanh. Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã nằm trên ngọn núi Linh Sơn giữa lòng hồ Truồi, dưới chân dãy Bạch Mã, thuộc xã Lộc Hòa, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Công trình được khởi công xây dựng năm 2006 và hoàn thành năm 2008, do Thiền sư Thích...

Bản tin Mặt trận sáng 14/8

Khai mạc Đại hội Mặt trận tỉnh Tây Ninh lần thứ XINgày 13/8, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Tây Ninh tổ chức khai mạc Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ...

Bạc Liêu và Sóc Trăng điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ

Ngày 13/8, UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức hội nghị triển khai các quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh này về công tác cán bộ.Cụ thể, bà Cao Xuân Thu Ngọc, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Bạc Liêu, được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Giám đốc Đài Phát thanh - Truyền hình (PT-TH) tỉnh.Bà Lâm Thị Sang, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bạc Liêu,...

Mới nhất

HĐBA họp khẩn cấp, Iran muốn điều kiện gì để từ bỏ kế hoạch trả đũa Isarel?

Chiều 13/8, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã nhóm họp phiên khẩn cấp theo đề xuất của Algeria để nghe báo cáo về tình hình căng thẳng leo thang tại Trung Đông.

Bản tin Mặt trận sáng 14/8

Khai mạc Đại hội Mặt trận tỉnh Tây Ninh lần thứ XINgày 13/8, Ủy ban MTTQ Việt Nam...

Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về du lịch tại Đà Nẵng

Tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch 1908/KH-BVHTTDL, đoàn công tác Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam đã làm việc với Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng về một số nội dung liên quan công tác quản lý nhà...

Sự thật về hành vi lái xe khi say rượu của Suga BTS

Trước đó, Suga nói rằng, bản thân sử dụng “kickboard điện” (xe trượt điện không yên). Nhưng phía cảnh sát lại phản bác, xe của Suga "xe scooter điện có yên ngồi”, nó tương tự một chiếc xe tay ga điện.Trong tuyên bố của Big Hit có đoạn: “Sau khi di chuyển được khoảng 500m, Suga bị ngã...

Mới nhất