Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcCả nước thiếu hơn 113 nghìn giáo viên, thầy cô áp lực...

Cả nước thiếu hơn 113 nghìn giáo viên, thầy cô áp lực dạy tăng giờ


Tại Hội nghị tổng kết năm học 2023-2024, triển khai nhiệm vụ năm học 2024-2025 toàn ngành Giáo dục do Bộ GDĐT tổ chức sáng nay (19/8), một số địa phương đã chia sẻ khó khăn, vướng mắc khi triển khai nhiệm vụ năm học khi đội ngũ giáo viên thiếu khá nhiều so với định mức quy định.

Thủ tướng Phạm Minh Chính; Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn; Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc; Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng; Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn; Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi, điều hành hội nghị.
Thủ tướng Phạm Minh Chính; Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn; Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc; Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng; Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn; Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi, điều hành hội nghị.

Đội ngũ giáo viên còn thiếu nhiều so với định mức

Tới thời điểm này, tỉnh Điện Biên đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đội ngũ và sách giáo khoa mới, sẵn sàng tổ chức cho học sinh tựu trường và khai giảng năm học mới.

Tuy nhiên, ông Vừ A Bằng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên cho biết, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, tỉnh Điện Biên còn gặp một số khó khăn, vướng mắc.

Có thể kể đến như: Đội ngũ giáo viên còn thiếu khá nhiều so với định mức quy định; thiếu nguồn tuyển giáo viên các môn Tiếng Anh, Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật. Đội ngũ có biến động khá lớn mỗi khi kết thúc năm học do chuyển công tác về miền xuôi.

vu-a-bang-8901.jpg
Ông Vừ A Bằng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên.

Theo ông Bằng, thiếu giáo viên gây áp lực khá lớn đối với các thầy cô do phải dạy tăng giờ, dạy liên cấp, liên trường.

Bên cạnh đó, cơ sở vật chất trường lớp học tuy đã được ưu tiên đầu tư nhưng còn thiếu khá nhiều, nhất là nhà ở cho học sinh bán trú, nhà công vụ cho giáo viên; một số phòng học đã xuống cấp cần được thay thế. Chế độ chính sách dành cho học sinh, sinh viên và cán bộ, giáo viên, nhân viên còn nhiều bất cập. Đời sống của đa số cán bộ, giáo viên, nhân viên còn khó khăn.

Năm học 2023-2024, quy mô giáo dục Hà Nội tăng 39 trường và tăng 48.000 học sinh. Đến thời điểm này, Hà Nội có quy mô giáo dục rất lớn với 2.913 trường mầm non, phổ thông với gần 2,3 triệu học sinh, gần 130.000 giáo viên.

z5745175458169_0f6121c6e5ef79b8ac69907a8878facb.jpg
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà.

Với quy mô giáo dục hàng năm tiếp tục tăng, so với yêu cầu nhiệm vụ và so với biên chế thì còn thiếu giáo viên, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Nội vụ, Bộ GDĐT và các bộ rà soát để đánh giá lại định mức biên chế giáo dục, đặc biệt là cơ cấu về các môn học, một số môn học đặc thù để phù hợp với công tác giảng dạy hiện nay ở các địa phương.

Cả nước còn thiếu 113.491 giáo viên các cấp

Theo báo cáo của Bộ GDĐT, sau khi Bộ Chính trị bổ sung 65.980 biên chế giai đoạn 2022-2026 cho ngành giáo dục, Bộ GDĐT đã phối hợp với Bộ Nội vụ hướng dẫn địa phương thực hiện việc tuyển dụng và quản lý, sử dụng số biên chế được giao; đồng thời, đổi mới quy trình giao biên chế và tổ chức tuyển dụng giáo viên của các địa phương bảo đảm tuyển dụng kịp thời số biên chế được giao chưa sử dụng.

Căn cứ hướng dẫn của Bộ GDĐT, các địa phương đã tích cực tổ chức tuyển dụng và đã đạt được kết quả nhất định. Cụ thể, tính đến tháng 4/2024, các địa phương đã tuyển dụng được 19.474 giáo viên trong tổng số 27.826 biên chế được bổ sung. Đến nay, đội ngũ nhà giáo đã được phát triển về số lượng, khắc phục dần những bất cập về cơ cấu.

gv.png
Số liệu thống kê tỷ lệ giáo viên/lớp bình quân cả nước của Bộ GDĐT.

Tuy nhiên, Bộ GDĐT nhìn nhận, tình trạng thiếu giáo viên cục bộ vẫn còn tồn tại hầu hết các địa phương, nhất là giáo viên dạy các môn học mới: Tiếng Anh, Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật nhưng chậm được khắc phục, gây khó khăn cho việc triển khai thực hiện chương trình và kế hoạch dạy học.

Tính đến tháng 4/2024, cả nước còn thiếu 113.491 giáo viên các cấp học mầm non, phổ thông. Tỷ lệ giáo viên/lớp ở các cấp học đều thấp hơn định mức quy định của Bộ GDĐT.

Nguyên nhân chủ yếu theo Bộ GDDT là do sức hút vào ngành còn hạn chế. Tình trạng giáo viên nghỉ việc vẫn còn cao, nguồn tuyển giáo viên một số môn học đặc thù còn thiếu.

Việc tuyển dụng của các địa phương còn chậm, hiện còn khoảng 72.000 biên chế được giao chưa tuyển dụng.

img_7730.jpg
Số lượng học sinh tăng dẫn đến nhu cầu giáo viên tăng là một trong số nguyên nhân dẫn tới tình trạng thiếu giáo viên.

Bên cạnh đó, số lớp học tăng do số lượng học sinh tăng dẫn đến nhu cầu giáo viên tăng; công tác quy hoạch, dự báo nhu cầu giáo viên từ cấp chiến lược đến các địa phương chưa sát, không theo kịp thực tế; biến động dân số, dịch chuyển lao động giữa các vùng miền với số lượng lớn và không có quy luật;…

Trước những hạn chế còn tồn tại, Thứ trưởng Bộ GDĐT Phạm Ngọc Thưởng đề ra 12 nhiệm vụ trọng tâm trong năm học 2024-2025. Trong đó, chú trọng phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục bảo đảm đủ số lượng và nâng cao về chất lượng.



Nguồn: https://daidoanket.vn/ca-nuoc-thieu-hon-113-nghin-giao-vien-thay-co-ap-luc-day-tang-gio-10288282.html

Cùng chủ đề

Sóc Trăng tháo gỡ khó khăn trong công tác tuyển dụng giáo viên

Theo báo cáo của Sở GD&ĐT Sóc Trăng, qua rà soát, số liệu thống kê cập nhật đầu năm học 2024-2025 đến ngày 25/9/2024, số học sinh các cấp học huy động được 267.082 học sinh, đạt 102,35% chỉ tiêu kế hoạch.  Về đội ngũ GV năm học 2024 - 2025, toàn ngành Giáo dục tỉnh Sóc Trăng có 14.110 giáo viên; trong đó, GV trong biên chế là 13.698, GV hợp đồng 412. Tính theo định mức giáo...

Bảo đảm cung ứng đầy đủ sách giáo khoa cho năm học mới

UBND TP Hà Nội vừa có văn bản số 3147/UBND-KGVX gửi Sở GD&ĐT, Sở Nội vụ, Tài chính; UBND các quận, huyện, thị xã và các trường đại học, cao đẳng trực thuộc những nội dung lưu ý trong thực hiện Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 4/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các điều kiện bảo đảm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ năm học  2024 – 2025. Để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ năm...

Từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học

Thực hiện chủ đề “Đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng, đoàn kết kỷ cương”, năm học 2024-2025, một trong 12 nhiệm vụ quan trọng được ngành GD&ĐT xác định đó là triển khai hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với các lớp, đặc biệt với các lớp 5, lớp 9, lớp 12; tăng cường đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất,...

Cả nước thiếu hơn 113 nghìn giáo viên, nhiều thầy cô bị áp lực lớn do phải dạy tăng giờ

Tại Hội nghị tổng kết năm học 2023-2024, triển khai nhiệm vụ năm học 2024-2025 toàn ngành Giáo dục do Bộ GDĐT tổ chức sáng nay (19/8), một số địa phương đã chia sẻ khó khăn, vướng mắc...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trao yêu thương, ấm tình đoàn kết

Hòa chung không khí hân hoan, rộn ràng tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc khu dân cư thôn Thanh Hà (xã An Phú, huyện Mỹ Đức, Hà Nội), chiều 8/11, Đoàn đại biểu Báo Đại Đoàn Kết do Nhà báo Nguyễn Đăng Khang, Phó Tổng Biên tập Báo Đại Đoàn Kết làm trưởng đoàn đã đến chung vui cùng bà con nhân dân và trao tặng những phần quà ý nghĩa cho các hộ gia đình...

Khen tặng nhiều tập thể, cá nhân vì những đóng góp trong công tác dân tộc

6 tập thể, cá nhân được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tặng Bằng khen; 5 cá nhân được trao Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp phát triển các dân tộc; 30 tập thể, cá nhân được Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên tặng Bằng khen vì những đóng góp với công tác dân tộc, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Điện Biên. ...

Phản biện Nghị quyết về sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập

Ngày 8/11, Chủ tịch Ủy ban MTTQ thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương chủ trì hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết của HĐND thành phố Hà Nội quy định việc sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của thành phố vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết. ...

Trình Quốc hội hơn 22 ngàn tỷ đồng để phòng, chống ma túy

Ngày 8/11, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030. Áp lực từ thực trạng tình hình ma túyBáo cáo...

17 đại biểu Việt Nam tham gia Tàu Thanh niên Đông Nam Á

Tàu Thanh niên Đông Nam Á và Nhật Bản (SSEAYP) lần thứ 48 đã chính thức được khởi động lại sau 5 năm tạm dừng do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Đoàn Việt Nam gồm 17 đại biểu là các thanh niên tiêu biểu thuộc nhiều độ tuổi và lĩnh vực chuyên môn khác nhau. ...

Bài đọc nhiều

Cho nữ hiệu trưởng thôi việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả

Sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn, nữ hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân. Chiều tối nay (6/11), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức cho biết vừa có quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương - thôi việc theo...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Tỉnh nào có mật độ dân số thấp nhất cả nước?

Nhiều tỉnh thành trên cả nước có mật độ dân số (người/km2) rất cao, tuy nhiên ở một số địa phương con số này lại rất thấp. ...

Nữ sinh lớp 11 có điểm SAT 1560 là Đại sứ Ams năm 2024

Nữ sinh lớp 11 Nguyễn Vũ Hà Linh đã được trao danh hiệu Đại sứ Ams - Ams Ambassador 2024 trong "Ngày hội anh tài" lần thứ 23 của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội). ...

Cùng chuyên mục

Vì sao một số học sinh dân tộc thiểu số không được hỗ trợ tiền bảo hiểm y tế?

Nhiều phụ huynh có con học tiểu học tại xã DLiê Yang (Ea H'leo, Đắk Lắk) tố bị 'ăn chặn' tiền bảo hiểm y tế, nhưng ngành giáo dục khẳng định đó là hiểu lầm. Ngày 8-11, ông Nguyễn Đức Công - phó trưởng...

Trường thành viên đại học quốc gia TPHCM công bố phương án tuyển sinh 2025

Trường Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TPHCM) vừa công bố phương án tuyển sinh 2025. Trường Đại học Kinh tế - Luật sẽ tuyển sinh theo 3 phương thức: Phương thức 1 là xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển thẳng (tối đa 20% tổng chỉ tiêu). Phương thức 2 là xét tuyển bằng kết quả Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TPHCM năm 2025 (khoảng 40 - 60% tổng chỉ...

Vì sao nhiều trường đại học bỏ xét tuyển học bạ?

Hàng loạt trường đại học công bố sẽ không sử dụng phương thức xét tuyển học bạ THPT từ năm 2025. Bên cạnh đó nhiều trường cắt giảm mạnh chỉ tiêu cho phương thức này hoặc chỉ là điều kiện sơ tuyển. Đến thời...

Trường ĐH Kinh tế-Luật công bố 4 tổ hợp xét tuyển ĐH năm 2025

Tổ hợp xét tuyển là điểm mới quan trọng trong phương án tuyển sinh ĐH chính quy năm 2025 của Trường ĐH Kinh tế-Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM). ...

Trường đầu tiên thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM công bố phương án tuyển sinh năm 2025

Tối 8-11, Trường đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) công bố phương án tuyển sinh đại học chính quy năm 2025 với 3 phương thức xét tuyển. Đây là trường đầu tiên thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM công...

Mới nhất

Trung Quốc vẫn sẽ là thị trường du lịch lớn nhất của Việt Nam

Nhấn mạnh Trung Quốc vẫn sẽ là thị trường du lịch lớn nhất của Việt Nam, Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp đẩy mạnh hợp tác. ...

Tàu siêu tốc Hyperloop thu nhỏ hoàn thành thử nghiệm dài nhất

Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ Lausanne (EPFL), Trường Kinh doanh và Kỹ thuật Vaud (HEIG-VD), công ty Swisspod Technologies, thực hiện trong dự án LIMITLESS. Nhóm dự án đã hoàn thành 82 thử nghiệm nhằm mô phỏng hành trình của tàu siêu tốc Hyperloop trong môi trường áp suất...

Bộ Trưởng Bộ Công Thương: Điện phải đi trước một bước

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên giải trình tại Quốc hội Giải trình tại Quốc hội về một số ý kiến của các đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết: Quán triệt tinh thần chỉ đạo xuyên suốt của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước hiện nay là: “Xây dựng pháp luật theo hướng kiến tạo...

Hỗ trợ phụ nữ Hà Nội và các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng khởi nghiệp

(ĐCSVN) - Hội thảo là hoạt động thiết thực nhằm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TƯ của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các chương trình hành động của các tỉnh ủy, thành...

Cần quy định chế tài mạnh hơn đối với các hành vi vi phạm về quảng cáo

(ĐCSVN) - Thảo luận ở tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, đại biểu Quốc hội cho rằng, thực tế hiện nay có nhiều hành vi vi phạm về quảng cáo, đặc biệt là quảng cáo không đúng chất lượng của sản phẩm, dẫn đến hiểu lầm cho người tiêu...

Mới nhất