Trang chủProductMỗi xã một sản phẩm OCOPCả nước có hơn 2.000 hợp tác xã nông nghiệp có sản...

Cả nước có hơn 2.000 hợp tác xã nông nghiệp có sản phẩm đạt OCOP

Năm 2024, cả nước có trên 14.300 Hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả; 2.169 HTX NN là chủ thể có các sản phẩm OCOP được công nhận.

Sự lớn mạnh của khu vực kinh tế nông thôn

Theo Cục Kinh tế Hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NN-PTNT), tính đến hết tháng 12, cả nước có khoảng 21.700 Hợp tác xã nông nghiệp (HTX NN), trong đó có 14.300 HTX NN hoạt động hiệu quả (đạt 65,6%). Có 101 Liên hiệp HTX NN và 36.000 tổ hợp tác (THT) nông nghiệp. Trong đó có gần 2.500 HTX NN ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số; 4.339 HTX tham gia bao tiêu nông sản cho thành viên. 2.169 HTX NN có các sản phẩm OCOP, chiếm 37,9% số chủ thể sản phẩm OCOP được công nhận. Có khoảng 1.200 HTX đã tham gia hoạt động du lịch nông nghiệp, nông thôn.

Cả nước có hơn 2.000 hợp tác xã nông nghiệp có sản phẩm đạt OCOP

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Lê Minh Hoan tham quan gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP. Ảnh: Tùng Đinh.

Về liên kết sản xuất, tính đến hết năm 2024, cả nước có 2.938 dự án và kế hoạch liên kết theo Nghị định số 98/2018 của Chính phủ được phê duyệt, trong đó có 1.968 dự án và 970 kế hoạch liên kết được các địa phương phê duyệt. Tham gia các dự án, kế hoạch liên kết này có 2.412 HTX, 538 THT, 1.305 DN và 211.545 hộ nông dân.

Đối với khu vực kinh tế trang trại (TT), cả nước có 19.660 trang trại, trong đó 3.308 TT trồng trọt, 12.349 TT chăn nuôi, 133 TT lâm nghiệp, 1.810 TT nuôi thủy sản, 2.060 TT tổng hợp; có 1.034 TT đầu tư hệ thống điện năng lượng mặt trời, 56 TT tham gia hoạt động du lịch nông nghiệp, 4.235 TT có liên kết sản xuất và tiêu thụ SP nông nghiệp.

Năm 2024, Cục đã chỉ đạo và tổ chức thực hiện các chính sách về phát triển ngành nghề nông thôn theo Nghị định số 52/NĐ-CP đồng thời thúc đẩy các địa phương bảo tồn, phát triển các làng nghề, nghề truyền thống. Hiện cả nước có 36 tỉnh đã ban hành Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề, đã công nhận được 216 nghề truyền thống, 657 làng nghề truyền thống, 1.382 làng nghề.

Việc công nhận nghề, làng nghề truyền thống góp phần khôi phục và phát triển được nhiều nghề truyền thống như: Nghề thêu ren, dệt lụa, gốm sứ, sơn mài, khảm trai, mây tre đan lá, điêu khắc và phát triển nhanh các nghề mới gắn với quá trình công nghiệp hóa.

Nhằm hoàn thiện cơ chế chính sách đối với lĩnh vực này. Cục tiếp tục triển khai, phổ biến thực hiện Chiến lược phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Hiện đã có 28 địa phương ban hành kế hoạch triển khai.

Hơn 600.000 lao động nông thôn được đào tạo nghề

Tạo tiền đề cho việc đổi mới công tác đào tạo nghề nông nghiệp trong thời kỳ mới, Cục đã tham mưu cho Bộ phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương trình Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 37 ngày 10/7/2024 về đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn; tham gia, phối hợp trình Ban Tuyên giáo ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 37;

 

Tham mưu xây dựng Đề án đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo nghề đến năm 2030 tích hợp Đề án Đào tạo chuyển đổi nghề cho lao động nông nghiệp nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030; xây dựng kế hoạch, hướng dẫn các địa phương tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn ở các địa phương đặc biệt là công tác đào tạo nghề trong các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Cả nước có hơn 2.000 hợp tác xã nông nghiệp có sản phẩm đạt OCOP

Giai đoạn 2021-2024 đã có trên 600 nghìn lao động nông thôn được đào tạo nghề nông nghiệp. 

Giai đoạn 2021-2024 đã có trên 600 nghìn lao động nông thôn được đào tạo nghề nông nghiệp, các địa phương đã đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện đào tạo cho 64 cơ sở giáo dục nghề nghiệp tham gia đào tạo nghề nông nghiệp (hiện nay có 285 cơ sở đào tạo tham gia vào đào tạo nghề nông nghiệp).

Về tái thiết, ổn định, bố trí dân cư để hạn chế thiệt hại thiên tai, qua 4 năm thực hiện Chương trình bố trí dân cư theo Quyết định số 590 ngày 18/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ, cả nước đã bố trí ổn định cho khoảng 16 nghìn hộ (năm 2024 là 6 nghìn hộ) góp phần ổn định dân cư, hạn chế thiệt hai do thiên tai gây ra, di cư tự do, nâng cao thu nhập, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, bảo vệ môi trường và củng cố quốc phòng, an ninh.

Riêng về bố trí, sắp xếp, ổn định dân di cư tự do, tình hình dân di cư tự do vẫn tiếp tục diễn ra nhưng đã giảm mạnh so với giai đoạn trước. Đến nay, còn khoảng 16,3 nghìn hộ chưa được bố trí ổn định vào các điểm dân cư theo quy hoạch (tập trung chủ yếu tại các tỉnh Đắk Lắk, Đắk NôngLâm Đồng).

Sự kiện cơn bão số 3 Yagi, tổng số có 1.013 hộ dân có nhà bị trôi, sập, đổ, vùi lấp hoàn toàn; 8.869 hộ không thể quay về nơi ở cũ do nguy cơ sạt lở cao, cần được tái định cư khẩn cấp. Cục tham mưu cho Bộ NN-PTNT tổ chức 2 đoàn công tác do Lãnh đạo Bộ chủ trì đến làm việc tại 4 tỉnh miền núi phía Bắc nhằm bố trí ổn định dân cư và khắc phục sản xuất sau bão. 

Lĩnh vực Cơ điện nông nghiệp, nông thôn, trong năm, Cục đã chủ động tổ chức các hoạt động để nâng cao năng lực quản lý nhà nước về cơ giới hóa như: Xây dựng tài liệu, tổ chức tập huấn nghiệp vụ quản lý nhà nước về cơ giới hóa; tổ chức các lớp huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động trong lĩnh vực nông nghiệp; xây dựng cơ sở dữ liệu, chuyển đổi số về cơ giới hóa; kết nối doanh nghiệp và các hợp tác xã để xây dựng các mô hình dịch vụ cơ giới hóa tại các địa phương…

Nhiệm vụ, kế hoạch 2025, Cục Kinh tế Hợp tác và Phát triển nông thôn tiếp tục tham mưu cho Bộ trình Chính phủ ban hành Nghị định về chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại (dự kiến thời gian trình trong quý II/2025); Nghị định về cơ giới hóa, cơ giới hóa đồng bộ trong nông nghiệp (dự kiến thời gian trình trong năm 2025); Đề án đẩy mạnh cơ giới hóa đồng bộ trong nông nghiệp; Quyết định sửa đổi bổ sung QĐ số 42 ngày 08/10/2012 và QĐ số 64/2015/QĐ-TTg ngày 17/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số tại khu vực miền núi, vùng đặc biệt khó khăn. Dự kiến thời gian trình trong tháng 9/2025.

Tham mưu tổ chức các sự kiện lớn của ngành: Hội nghị sơ kết, tổng kết 5 năm triển khai thực hiện các nghị định, quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhằm sửa đổi bổ sung nôi dung và khắc phục hạn chế; Hội nghị sơ kết 5 năm Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu; Đề án triển khai thực hiện Đề án Phát triển ngành muối giai đoạn 2021-2030; Đề án nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của HTX NN vùng ĐBSCL, giai đoạn 2021-2025;

Hội nghị tổng kết Nghị quyết số 22/NQ-CP ngày 1/3/2020 về giải pháp ổn định dân di cư tự do và Sơ kết Chương trình bố trí dân cư theo Quyết định số 590/QĐ-TTg ngày 18/5/2022; Hội nghị tổng kết Nghị quyết số 106/NQ-CP ngày 18/7/2023 của Chính phủ về phát triển HTX NN trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng NTM; Hội nghị tổng kết, đóng Dự án Khu vực Các Trung tâm Đổi mới sáng tạo xanh (GIC/GIZ) vùng ĐBSCL với 2 ngành hàng lúa gạo và trái cây (xoài)…

Kiên Trung

nguồn: https://nongnghiep.vn/ca-nuoc-co-hon-2000-hop-tac-xa-nong-nghiep-co-san-pham-dat-ocop-d414690.html

Cùng chủ đề

Các HTX ở Yên Bái sản phẩm Ocop lên sàn thương mại điện tử, tăng thu nhập cho người dân

Đến nay, toàn tỉnh Yên Bái đã cấp chứng nhận cho 247 sản phẩm Ocop. Các Hợp tác xã có sản phẩm đạt chứng nhận Ocop đang từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm từ đó cùng người nông dân nâng cao giá trị cây, con đặc trưng của địa phương. Thời gian qua, cùng với việc đẩy mạnh liên kết sản xuất, một số hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã chủ động tham...

Sản phẩm OCOP sẵn sàng phục vụ thị trường tết

(QNO) - Hơn một tháng nữa đến Tết Nguyên đán 2025, các chủ thể sản phẩm OCOP trên địa bàn Quảng Nam đang đẩy mạnh sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường. Những ngày này tại Cơ sở trầm hương Kỳ Nam (thôn Bàng Tân, xã Đại Hồng, huyện Đại Lộc) không khí sản xuất rất nhộn nhịp, 12 nhân công ở xưởng làm việc không ngơi tay để kịp đóng những đơn hàng. Theo anh Nguyễn Đình Kỳ...

OCOP Nghệ An cần những mảng màu như Tứ Phương

Muốn phát triển thương hiệu OCOP vững bền đòi hỏi lượng và chất phải song đôi, xuyên suốt hành trình đã qua, Tứ Phương luôn xem đây là yêu cầu bắt buộc. Các dòng sản phẩm của Công ty CP thực phẩm Tứ Phương là điểm sáng OCOP của Nghệ An. Ảnh: Khánh Linh. Nghệ An lắm núi nhiều sông, có vùng cao trải rộng, có đồng bằng trung du, có dải đất biển ngút ngàn tầm mắt. Từ miền xuôi ngược...

Nâng cao khả năng cạnh tranh, phát huy tiềm năng sản phẩm OCOP

Tỉnh Quảng Ninh đã và đang thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao giá trị, khả năng cạnh tranh và phát huy tiềm năng của các sản phẩm OCOP. Các đại biểu tham quan gian hàng OCOP tại Hội chợ OCOP khu vực Đông Bắc - Quảng Ninh 2024. Ảnh: Nguyễn Thành. Qua hơn 10 năm triển khai, Chương trình OCOP đã lan tỏa rộng khắp đến các địa phương trong toàn tỉnh, tạo nên khí thế thi đua...

Đà Nẵng: Sản phẩm OCOP khoác áo Tết

NDO - Các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng của thành phố Đà Nẵng năm nay đã khoác thêm những màu áo mới, rực rỡ sắc xuân nhờ sự chủ động đổi mới trong mẫu mã của hợp tác xã, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu thị trường Tết. Những mẫu quà Tết của Đô 37 đã có đơn đặt hàng. Từ tháng 11, bao bì các sản phẩm bánh dừa nướng của của Công ty TNHH Mỹ Phương...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thực thi hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ, bảo hộ nhãn hiệu gạo

Nhãn hiệu gạo góp phần nâng cao giá trị, tăng khả năng nhận biết của người tiêu dùng, các doanh nghiệp rất quan...

Chủ nhân của 5 sản phẩm thêu tay OCOP và tâm huyết gìn giữ nghề

Nghệ nhân Nguyễn Thị Hằng- Giám đốc Hợp tác xã thêu tay Mỹ Đức quê ở xã Đồng Tâm, Mỹ Đức, TP Hà Nội, nơi từng có một thời hoàng kim của nghề thêu. Nghệ nhân Nguyễn Thị Hằng- Giám đốc Hợp tác xã thêu tay Mỹ Đức (trái) giới thiệu cách thêu. Ảnh: Nhân vật cung cấp. Thế rồi quãng hơn 20 năm trước nghề thêu tay ở đây dần bị mai một. Thị trường tiêu thụ khó khăn, việc làm...

OCOP Nghệ An cần những mảng màu như Tứ Phương

Muốn phát triển thương hiệu OCOP vững bền đòi hỏi lượng và chất phải song đôi, xuyên suốt hành trình đã qua, Tứ Phương luôn xem đây là yêu cầu bắt buộc. Các dòng sản phẩm của Công ty CP thực phẩm Tứ Phương là điểm sáng OCOP của Nghệ An. Ảnh: Khánh Linh. Nghệ An lắm núi nhiều sông, có vùng cao trải rộng, có đồng bằng trung du, có dải đất biển ngút ngàn tầm mắt. Từ miền xuôi ngược...

Nâng cao khả năng cạnh tranh, phát huy tiềm năng sản phẩm OCOP

Tỉnh Quảng Ninh đã và đang thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao giá trị, khả năng cạnh tranh và phát huy tiềm năng của các sản phẩm OCOP. Các đại biểu tham quan gian hàng OCOP tại Hội chợ OCOP khu vực Đông Bắc - Quảng Ninh 2024. Ảnh: Nguyễn Thành. Qua hơn 10 năm triển khai, Chương trình OCOP đã lan tỏa rộng khắp đến các địa phương trong toàn tỉnh, tạo nên khí thế thi đua...

10 món ăn truyền thống không thể thiếu trong ngày Giáng sinh

Nhắc đến Giáng sinh, ngoài cây thông, ông già Noel và quà tặng, không thể thiếu những món ăn truyền thống đặc trưng...

Bài đọc nhiều

Cao Bằng: Phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch nông thôn

Phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch nông nghiệp đang là hướng đi được đánh giá góp phần nâng cao giá trị sản xuất các sản phẩm nông nghiệp ở tỉnh biên giới Cao Bằng. Khẳng định thương hiệu bằng sản phẩm OCOP Các sản phẩm OCOP tỉnh Cao Bằng gồm thuộc các nhóm sản phẩm chủ lực là thực phẩm, đồ uống, thủ công mỹ nghệ, dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm...

Đà Nẵng: Sản phẩm OCOP khoác áo Tết

NDO - Các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng của thành phố Đà Nẵng năm nay đã khoác thêm những màu áo mới, rực rỡ sắc xuân nhờ sự chủ động đổi mới trong mẫu mã của hợp tác xã, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu thị trường Tết. Những mẫu quà Tết của Đô 37 đã có đơn đặt hàng. Từ tháng 11, bao bì các sản phẩm bánh dừa nướng của của Công ty TNHH Mỹ Phương...

Hội An “tiếp sức” chủ thể sản phẩm OCOP

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” - OCOP trên địa bàn TP.Hội An tiếp tục ghi nhận nhiều dấu ấn tích cực trong năm 2024. Trong đó, nổi bật là chính quyền địa phương nỗ lực hỗ trợ các chủ thể đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá và kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm. Dấu ấn bản địa trong sản phẩm Năm 2024, trên địa bàn Hội An có 7 sản phẩm được công nhận đạt...

Chương Mỹ giải bài toán nguyên liệu cho sản phẩm OCOP

Chương Mỹ là địa phương có nhiều làng nghề truyền thống. Đây là tiềm năng rất lớn để huyện khai thác lợi thế phát triển sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm). Tuy nhiên, vấn đề nguyên liệu sản xuất của một số nhóm ngành như mây, tre đan vẫn còn những khó khăn. Vì thế, việc chủ động nguồn nguyên liệu cho phát triển sản phẩm là một trong những giải pháp trọng tâm đã và...

Hà Nội tổ chức loạt hội chợ hàng OCOP, lễ hội mua sắm, festival nông sản

Loạt hội chợ hàng OCOP, lễ hội mua sắm, festival nông sản được Hà Nội tổ chức vào dịp cuối tuần, nhằm kích cầu tiêu dùng, bình ổn thị trường cuối năm. Các đại biểu cắt băng khai mạc Hội chợ hàng OCOP năm 2024. Tối 20/12, tại Công viên Cầu Giấy, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch thành phố Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy tổ chức “Hội chợ hàng...

Cùng chuyên mục

Khi điểm du lịch cộng đồng trở thành sản phẩm OCOP

1 trong số 4 sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu của huyện Bắc Bình vừa được Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm thuộc chương trình OCOP huyện thẩm định, công nhận đạt OCOP 3 sao năm 2024 đó là Du lịch Bàu Trắng U&ME. Đây là một trong những sản phẩm thuộc nhóm văn hóa đầu tiên của huyện Bắc Bình được công nhận, với sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái… Khi...

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm OCOP

Nhằm nâng cao giá trị của các sản phẩm OCOP, thời gian qua, tỉnh Ninh Bình đã đẩy mạnh nhiều hoạt động nhằm bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, tạo hiệu ứng tích cực cho sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Nhờ đó, thương hiệu của các sản phẩm OCOP được bảo vệ, duy trì và phát triển, tiếp cận ngày càng gần hơn với người tiêu dùng. Góp phần nâng cao giá trị sản phẩm...

Gia tăng giá trị cảm xúc cho các sản phẩm OCOP

Tại Hội thảo khoa học Giải pháp phát triển nâng cao giá trị sản phẩm OCOP trong tỉnh do Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật tỉnh phối hợp Trường ĐH Phan Thiết tổ chức mới đây, cách thức gia tăng giá trị cảm xúc cho các sản phẩm OCOP tại Bình Thuận thông qua việc gắn kết sản phẩm với văn hóa bản địa được các chuyên gia, doanh nghiệp quan tâm. Thách thức với sản phẩm...

Tạo đà phát triển cho doanh nghiệp nông sản qua lễ hội OCOP tại Tp.HCM

Chuỗi sự kiện kết nối sản phẩm OCOP thông qua lễ hội nông sản góp phần quảng bá sản phẩm 63 tỉnh thành Việt Nam góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, quảng bá địa phương. Ngày 20/12, tại trụ sở Văn phòng Liên cơ quan Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã diễn ra lễ khai mạc chương trình “Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại Tp.HCM” với chủ đề “Lễ hội nông sản”. Đại diện lãnh...

Cao Bằng: Phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch nông thôn

Phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch nông nghiệp đang là hướng đi được đánh giá góp phần nâng cao giá trị sản xuất các sản phẩm nông nghiệp ở tỉnh biên giới Cao Bằng. Khẳng định thương hiệu bằng sản phẩm OCOP Các sản phẩm OCOP tỉnh Cao Bằng gồm thuộc các nhóm sản phẩm chủ lực là thực phẩm, đồ uống, thủ công mỹ nghệ, dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm...

Mới nhất

Bảo tồn Di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội đền Kỳ Cùng – Tả Phủ

Lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ là một trong những lễ hội xuân đặc sắc của tỉnh Lạng Sơn. Lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ được ghi vào danh mục di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia vào năm 2015. Nhằm phát huy và từng bước nâng tầm giá trị di sản văn...

Khó tìm nhà ở vừa túi tiền

Lần đầu tiên nhà ở cao cấp thống trị hoàn toàn thị trường, không còn nguồn cung mới từ nhà ở trung cấp hay bình dân ...

Ảnh hưởng từ bão số 10, thời tiết TP HCM và Nam Bộ những ngày cuối năm ra sao?

(NLĐO) - Bão số 10 xuất hiện cuối năm hợp với quy luật, hoạt động của hoàn lưu khí quyển, không có gì bất thường. ...

200 căn nhà tình nghĩa đến với người có hoàn cảnh khó khăn ở huyện miền núi Quảng Trị

Ngày 23/12, Bộ Công an phối hợp với tỉnh Quảng Trị tổ chức lễ khánh thành và bàn giao 200 căn nhà tình nghĩa cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở tại 2 huyện Đakrông và Hướng Hóa. Tại Quảng Trị, với nguồn kinh phí do Bộ Công an hỗ trợ, bắt...

Ngũ trò của làng Viên Khê-một làng cổ ở Thanh Hóa là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Ngũ trò Viên Khê ở làng cổ Viên Khê, xã Đông Anh, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) mang đặc trưng văn hóa nông nghiệp ở vùng châu thổ sông Mã với những lời ca giản dị, chân thực, được các thế hệ cha ông sáng tạo trong quá trình lao động sản xuất và được các thế hệ chắt...

Mới nhất