Trang chủKinh tếNông nghiệpCà na, bình bát, trái giác rừng, nhãn chài, vô số quả...

Cà na, bình bát, trái giác rừng, nhãn chài, vô số quả dại ở Tây Ninh, xưa ăn vui, nay nhà giàu thèm


Ðứa nào “mạnh tay, mạnh chân” thì leo lên cây, lựa những nhánh nhiều trái chín đen hái thả xuống.

img

Cây bình bát nặng oằn trái.

Khi tôi còn nhỏ, trái cây rất hiếm có. Hồi đó, ở quê tôi, những nhà khá giả, có đất vườn thì trồng chuối, xoài, mít, vú sữa, ổi, mận, mãng cầu… mỗi thứ một ít, chủ yếu để cho con cháu ăn. 

Khi nào dư thừa họ mới đem bán. Còn các loại trái cây mà ngày nay người ta bày bán đầy chợ như sầu riêng, nhãn, cam, quýt, bưởi, chôm chôm, măng cụt, nho… rất ít. Trẻ em con nhà nghèo, không có đất vườn trồng cây ăn trái (trong đó có anh em tôi) thì lặn lội xuống mé sông, hoặc rủ nhau “lên rừng” mà hái trái cây mọc hoang dã.

Quê tôi vừa có sông rạch, vừa có gò giồng. Trước đây hai bên đường thôn xóm có nhiều cây cối và còn sót lại vài cụm rừng chồi nhỏ. 

Ðây là những địa chỉ khá hấp dẫn mà đám trẻ em con nhà nghèo chúng tôi thường xuyên lui tới. Ở sông rạch thì có bình bát, trâm, cà na, trâm ổi, mua… Trên gò giồng đáng kể như nhãn chài, nhãn lồng, cơm nguội, duối, mắm…

Trái cây thuộc hàng anh cả về độ lớn, ăn ngon (ngon theo trẻ em nhà nghèo của chúng tôi hồi đó), ăn no trong họ hàng hoang dã là bình bát. 

Vùng sông nước quê tôi có rất nhiều cây bình bát mọc hoang. Vào khoảng tháng năm, tháng sáu âm lịch, bình bát chín, trái lớn có khi to bằng bắp chân. Trái còn sống vỏ trái màu xanh đậm, khi chín vỏ màu vàng, nhìn khá bắt mắt.

Trái chín, ruột trái bình bát có màu vàng lợt, nhiều hột, ăn ngọt và chua. Hồi đó, đi cắt cỏ, câu cá, hay săn chuột đồng… trong lúc mệt và đói mà “lượm” được một trái bình bát chín cây là bọn trẻ (kể cả người lớn) con mắt sáng rực. Vì ăn vô đỡ đói, đỡ mệt liền.

Những buổi trưa hè nóng nực, mấy nhà “chơi sang” lấy bình bát chín, rút cùi, lột vỏ, bỏ vào thau, mua đá cục đập nhỏ cho vào, thêm tý đường cát… cả nhà xúm lại ăn ngon lành. 

Vào mùa bình bát chín, khi mặt trời chưa mọc là anh em tôi cũng như nhiều trẻ em hàng xóm rủ nhau đi hái bình bát “hòm hòm” (vỏ hơi vàng vàng, chưa chín hẳn) về dú (thường dú một ngày, một đêm).

Ðứa nào có xuồng ba lá thì chèo chống cặp theo mé rạch, đứa không có xuồng thì rảo trên các bờ rạch tìm hái bình bát. Tuy không còn nhiều như trước đây, nhưng ngày nay sông rạch quê tôi vẫn còn cây bình bát. Vào mùa bình bát chín ,chẳng thấy ai đi tìm hái nữa.

img

Trái giác rừng.

Trái thứ hai ở vùng sông nước mà chúng tôi tìm đến là cà na. Hồi ấy, trên các bờ rạch có nhiều cây cà na cao lớn. Cà na có hai loại, một loại cho trái chua và một loại cho trái đắng. Trái cà na chua thì từ lúc mới thành trái cho tới già ăn vào có vị chua chát. 

Còn cà na đắng thì có vị đắng từ lúc mới “tượng” cho đến khi già. Trái chín thì cà na bớt đắng và thơm. Cây cà na mọc hoang, ai muốn hái bao nhiêu cũng được.

Chủ ruộng, chủ đất có cây cà na mọc chẳng rầy la. Vào những buổi trưa giữa mùa hè, anh em tôi cùng bọn trẻ hàng xóm rủ nhau đâm chén muối ớt, đi dọc theo bờ rạch tìm cây cà na chua có trái già mà hái. Ngoài ra, chúng tôi còn tìm hái trái cà na đắng về muối ăn. 

Qua quá trình khai phá, ngày nay trên các bờ rạch quê tôi, cây cà na trở nên khan hiếm. Hễ cái gì hiếm là quý. Những năm gần đây, không chỉ giữ gìn mà có người còn trồng mới cà na.

Cùng với cà na, bình bát, trên các bờ rạch còn có nhiều cây trâm lớn. Vào mùa mưa, trái trâm chín đen cây, anh em tôi và nhiều trẻ em khác thường rủ đi hái. Ðứa nào “mạnh tay, mạnh chân” thì leo lên cây, lựa những nhánh nhiều trái chín đen hái thả xuống. 

Ðứa dưới đất đi lượm gom lại, sau đó xúm lại ăn chung. Ăn xong thi nhau lè lưỡi ra xem, đứa nào lưỡi đen nhiều là đứa đó ăn nhiều.

Chúng tôi cũng thường chèo xuồng cặp các bụi trâm ổi. Không chỉ hái lá non về ăn, mà chúng tôi còn tìm những trái trâm ổi chín. Trái trâm ổi lớn cỡ bằng ngón chân cái người lớn. Trái chín vỏ mềm ăn xốp, ngòn ngọt. Ngoài ra, chúng tôi cũng không bỏ qua trái mua. 

Theo bờ rạch, bờ ruộng quê tôi có nhiều cây mua tím. Trái mua chín có ruột đen, ăn vị chua ngọt. Ði ngoài đồng ruộng, gặp cây mua có trái chín, tụi nhỏ chúng tôi sẵn sàng tạm nghỉ đôi chân, để đôi bàn tay làm việc và cái miệng thưởng thức trái mua chín.

Những khi không tìm trái cây vùng sông nước, chúng tôi đi tìm trái cây trên gò. Hồi đó những con đường làng, đường ấp, xóm quê tôi chưa được mở rộng. Hai bên đường còn nhiều cây rừng. Ngoài ra, cũng còn vài cụm rừng chồi nho nhỏ. 

Ðây là nơi dành cho bọn nhỏ nhà nghèo chúng tôi dạo mát và thưởng thức trái rừng. Trái bự nhất trên vùng gò giồng là trái cây mắm.

Cây mắm cao, lại có gai, nên không trèo được. Trái mắm nhỏ thì xanh, lúc chín có màu đỏ bầm, to bằng ngón chân cái. Ruột trái mắm có nhiều hột màu đen, giống như hột é ngâm nước. Hồi nhỏ, chúng tôi thường lấy cây thọc mắm chín để ăn. Trái mắm ăn chua chua, ngòn ngọt, lềnh lềnh, không ngon.

Ngày nay, trên đường về nhà tôi vẫn còn cây mắm, trái mắm chín rụng nhiều, chắc là đâu có đứa trẻ nào thèm ăn nữa. Bên cạnh những cây mắm, mình đầy gai góc, là những cây duối cao to, thân xù xì, nhiều nhánh nhỏ. Trái duối nhỏ, chín vàng, nhiều nước, ăn lờ lợ.

Trên những cây duối, vắt vẻo nhiều dây giác rừng. Trái giác đóng thành từng chùm cũng giống như trái nho. 

Khi nhỏ trái màu xanh lợt, vừa chín tới màu đỏ hồng và chín lâu thì màu nâu đen. Ruột giác có màu tím. Trái giác sống ăn ngứa họng. Trái chín có nhiều nước, ăn chua chua, ngọt ngọt.

img

Trái nhãn chài.

Thấp nhỏ, trẻ em đứng dưới đất cũng hái được, hoặc móc xuống mà hái là cây nhãn lồng. Trái nhãn lồng tròn vo, nhỏ cỡ đầu ngón tay út, khi chín có màu vàng rơm. Trái nhỏ mà hột to, phần cơm của trái nhãn lồng trắng mỏng, mọng nước. 

Vừa bấm vỏ là nước trong ruột bắn ra. Trái nhãn lồng ăn ngọt hơn trái duối, trái mắm, lại dễ hái, nên chúng tôi rất thích. Thân bụi là cây nhãn chài.

Trái nhãn chài đóng thành chùm, xoè ra như nải chuối. Mỗi nải có năm bảy trái. Khi chín trái nhãn chài có màu đỏ tươi. Trái có từng đốt như ngón tay. Mỗi đốt là một hột. Nhãn chài chín ăn ngòn ngọt…Vừa có thể gọi là bụi, nhưng có thể gọi dây đó là mây.

Trái mây tròn, mọc thành chùm dài, khi chín có màu trắng, ruột có hột to cứng, ăn ngòn ngọt, chát chát… Còn nhiều loại trái rừng ăn được và ngon nữa như vú bò, cơm nguội, cò ke… mà hồi nhỏ, trẻ em con nhà nghèo chúng tôi được thưởng thức.

Tuy không còn nhiều như xưa kia, nhưng các loại cây trái vùng sông nước hay trên gò giồng nêu trên vẫn còn. 

Trong những tháng nghỉ hè, nhất là mùa hè trong lúc dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, các bậc phụ huynh có thể đưa con em mình đi một cách “nhỏ lẻ”, đến những nơi “hơi vắng vẻ”, gần gũi với thiên nhiên. Ðể từ đó các em, các cháu biết thêm một vài loại cây trái trong tự nhiên. 





Nguồn: https://danviet.vn/ca-na-binh-bat-trai-giac-rung-nhan-chai-vo-so-qua-dai-o-tay-ninh-xua-an-vui-nay-nha-giau-them-20241012002919936.htm

Cùng chủ đề

Thông xe đường nối quốc lộ 1 với đường ven biển Ninh Thuận

Tuyến đường dài hơn 13km kết nối quốc lộ 1 với đường ven biển thông xe, rút ngắn thời gian, hành trình từ TP.HCM đến các điểm tham quan du lịch ở Ninh Thuận. ...

Hương vị trái cà na mùa nước nổi miền Tây

Mùa nước nổi ở miền Tây không chỉ gắn liền với những sản vật cá đồng mà còn có những bông trái đặc trưng. Trong đó không thể không kể đến trái cà na, với hương vị vừa chua vừa chát ngày nay trở thành đặc sản. ...

Trái da đá Ninh Thuận, quả rừng xưa ăn đỡ buồn mồm, nay hóa đặc sản, ngọt ngon, thơm miệng

Đa số mọi người đều nghĩ ngay tới bánh canh chả cá Phan Rang hay nem chua Ninh Thuận thơm nức tiếng khi nhắc về đặc sản của nơi này. Thế nhưng, ít ai biết rằng Ninh Thuận còn là thủ phủ nho của cả nước và...

Cây dủ dẻ ra thứ hoa thơm thần thánh, con gái toàn giấu ngửi thầm, ra quả dại ngon nhất quả đất

Hoa dủ dẻ quá quen thuộc với người dân quê miền Trung. Dường như nó đã trở thành một "đặc sản" của các vùng trảng cát khô cằn, nắng rát. Nhớ đến hoa dủ dẻ là nhớ về những chùm hoa vàng tươi ẩn mình trong các...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tiêm kích SU-30MK2 thả mồi bẫy nhiệt tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Sáng nay (17/12), tại sân bay Gia Lâm (Hà Nội), Bộ Quốc phòng tổ chức Tổng duyệt Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Với quy mô và đội hình biểu diễn lớn hơn nhiều so với năm 2022, chương trình khai mạc năm nay sẽ giới thiệu nhiều khí tài quân sự hiện đại, khẳng...

Dương Trường Giang “bắt tay” với rapper Rica hát về sự cao thượng trong tình yêu

Tối 16/12, nhạc sĩ Dương Trường Giang ra mắt MV “Chỉ là thời gian dành cho nhau đã hết” tại Hà Nội thu hút sự quan tâm của đông đảo nghệ sĩ và người hâm mộ. ...

Các tỉnh, thành vùng ĐBSCL đưa sản phẩm nông sản và chế biến đặc sắc đến An Giang quảng bá, kết nối

30 doanh nghiệp đến từ TP.Hồ Chí Minh, An Giang, Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Vĩnh Long đã đưa hơn 100 sản phẩm nông sản và các sản phẩm chế biến đặc sắc nhất đến Diễn đàn Mekong Connect năm 2024 tại An Giang để quảng...

Trời tối ra đồng ở một nơi của Quảng Ngãi chợt thấy bóng điện sáng choang suốt cả một mùa đông

Trong khi vạn vật những nơi khác bị màn đêm mùa Đông phủ kín và chìm trong giấc ngủ, thì tại những khu vườn, ruộng hoa cúc tết ở “thủ phủ” Nghĩa Hiệp, Nghĩa Mỹ…tỉnh Quảng Ngãi, vẫn sáng rực ánh đèn để “giục” hoa vươn cành, nở đúng dịp ngày...

Nhếch nhác hầm chui cửa ngõ phía Đông TP.HCM xây 8 năm chưa xong

Sau 8 năm khởi công, hầm chui nút giao Trạm 2 trên Xa lộ Hà Nội, hướng từ TP.HCM đi Đồng Nai đến nay vẫn chưa hoàn thành. ...

Bài đọc nhiều

Xuất hiện một loài cá nuôi ở Trung Quốc đe dọa là đối thủ cạnh tranh của cá tra Việt Nam

Cá tra Việt Nam là loài cá thịt trắng “được lòng” người tiêu dùng tại nhiều thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường đa dạng xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh với cá tra Việt, trong đó có cả cá lóc Trung Quốc (Chinese snakehead). ...

133 doanh nghiệp nhận Giải thưởng Chất lượng Quốc gia đạt doanh thu 500.000 tỷ, có 2 “ông lớn” nông nghiệp

Trong năm 2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký 03 Quyết định trao giải thưởng Chất lượng Quốc gia cho 133 doanh nghiệp đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2021, 2022 và 2023. Lễ trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia, Giải thưởng Chất lượng Châu Á - Thái...

Liều nuôi cá đặc sản là chạch lấu, cá heo đuôi đỏ tại bể lót bạt ở Hậu Giang, bán 400.000 đồng/kg

Nuôi cá chạch kết hợp cá heo trong bể lót bạt cao su đang là mô hình triển vọng được UBND thành phố Vị Thanh (tỉnh Hậu Giang) quan tâm, bởi đây là mô hình nuôi cá đặc sản mới, có tiềm năng kinh tế cao. ...

Nuôi hươu sao la liệt-loài thú vốn là động vật hoang dã, HTX này ở Điện Biên giàu lên trông thấy

Hợp tác xã Mùa Ban, xã Pom Lót (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) đang nuôi thành công hươu sao-loài thú móng guốc vốn là động vật hoang dã. HTX đã bán hươu giống, khai thác nhung hươu, các sản phẩm bổ dưỡng...

Phát huy mọi nguồn lực đưa người dân thoát nghèo tại xã vùng 3 Krông Nô

Krông Nô( huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) là xã căn cứ cách mạng, thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng 3 đặc biệt khó khăn, cách trung tâm huyện hơn 40 km, dọc theo quốc lộ 27. Toàn xã có 13 buôn, có 2.447 hộ với 9.675 khẩu, gồm có 18 dân tộc anh em cùng sinh sống. Trong đó đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ chiếm 56% dân số, còn lại là các dân tộc khác. Phát...

Cùng chuyên mục

Các tỉnh, thành vùng ĐBSCL đưa sản phẩm nông sản và chế biến đặc sắc đến An Giang quảng bá, kết nối

30 doanh nghiệp đến từ TP.Hồ Chí Minh, An Giang, Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Vĩnh Long đã đưa hơn 100 sản phẩm nông sản và các sản phẩm chế biến đặc sắc nhất đến Diễn đàn Mekong Connect năm 2024 tại An Giang để quảng...

Trời tối ra đồng ở một nơi của Quảng Ngãi chợt thấy bóng điện sáng choang suốt cả một mùa đông

Trong khi vạn vật những nơi khác bị màn đêm mùa Đông phủ kín và chìm trong giấc ngủ, thì tại những khu vườn, ruộng hoa cúc tết ở “thủ phủ” Nghĩa Hiệp, Nghĩa Mỹ…tỉnh Quảng Ngãi, vẫn sáng rực ánh đèn để “giục” hoa vươn cành, nở đúng dịp ngày...

Phát huy mọi nguồn lực đưa người dân thoát nghèo tại xã vùng 3 Krông Nô

Krông Nô( huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) là xã căn cứ cách mạng, thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng 3 đặc biệt khó khăn, cách trung tâm huyện hơn 40 km, dọc theo quốc lộ 27. Toàn xã có 13 buôn, có 2.447 hộ với 9.675 khẩu, gồm có 18 dân tộc anh em cùng sinh sống. Trong đó đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ chiếm 56% dân số, còn lại là các dân tộc khác. Phát...

Năm 1955, 5 hộ dân vào vùng đất dưới chân núi Mấu của Hải Dương khai hoang, nay đã thành xóm làng giàu có

Từ vùng đất khô cằn, hoang hóa, với sự cần cù, chịu khó của những người dân ngụ cư, khu Trại Trống (phường Hoàng Tiến, Chí Linh, Hải Dương) đã trở thành vùng đất màu mỡ. Qua hàng chục năm xây dựng, phát triển, diện mạo vùng đất này đã đổi...

Núi Sập ở An Giang cao 85m la liệt hòn đá hình thù kỳ dị, dân leo lên ví như vô chốn bồng lai

Tương truyền thuở xưa, núi Sập (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) là ngọn núi cao, theo tác động của thiên nhiên đá núi xoáy mòn. Tới một hôm, có hòn đá lớn lăn lông lốc từ trên đỉnh núi xuống đồng bằng... ...

Mới nhất

Dâng trào ‘Tôi yêu Tổ quốc tôi’ ở Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

TPO - "Tôi yêu Tổ quốc tôi! Tôi yêu Tổ quốc tôi..." là tiếng hô vang và cảm xúc dâng trào tự hào của đại biểu Đại hội Hội LHTN Việt Nam toàn quốc lần thứ IX trong hành trình tham quan, trải nghiệm ở Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. TPO - "Tôi yêu...

Binh chủng Công binh tổ chức gặp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Ngày 15-12, tại Lữ đoàn Công binh 229, Binh chủng Công binh tổ chức gặp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22-12-1944 / 22-12-2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22-12-1989 / 22-12-2024). Thiếu tướng Trần Trung Hòa, Tư lệnh Binh chủng Công binh chủ trì gặp mặt. Tham dự...

Nêu gương sáng ở vùng đồng bào DTTS tỉnh Quảng Ninh: Lan tỏa người tốt, việc tốt cùng bước vào kỷ nguyên mới (Bài...

Cùng với cả nước, Quảng Ninh đang đứng trước nhiều thời cơ, vận hội để bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình phát triển theo định hướng chỉ đạo của Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Tô Lâm. Đánh giá một cách khách quan, thành tựu từ phát triển kinh tế-xã hội vùng...

Hình mẫu thanh niên thế hệ mới phải phát triển toàn diện trên nền tảng ‘Tôi yêu Tổ quốc tôi’

Phát biểu khai mạc Đại hội Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy nhấn mạnh hình mẫu thanh niên trong 5 năm tới phải toàn diện, có bản sắc văn hóa đậm đà. ...

Quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng theo định hướng xã hội...

(MPI) - Trong 95 năm qua, Đảng ta nỗ lực không ngừng, bám sát tình hình thực tiễn trong nước và thế giới để ban hành các quyết sách, chiến lược đúng đắn, sáng tạo đưa cách mạng Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh để có những thắng lợi vĩ đại, vinh quang,...

Mới nhất

Bạc quay đầu tăng nhẹ