Một thế hệ công dân số đang dần hình thành để phù hợp với sự phát triển của thời đại số.

Theo cẩm nang “Chuyển đổi số” của Bộ Thông tin và Truyền thông, công dân số là người dân được trang bị năng lực số để sống giữa môi trường được số hoá toàn diện.

9 yếu tố cấu thành công dân số là: khả năng truy cập các nguồn thông tin số; khả năng giao tiếp trong môi trường số; kỹ năng số cơ bản; mua bán hàng hoá trên mạng; chuẩn mực đạo đức trong môi trường số; bảo vệ thể chất,  tâm lý trước các ảnh hưởng từ môi trường số; quyền, trách nhiệm trong môi trường số; định danh, xác thực, dữ liệu cá nhân; quyền riêng tư trong môi trường số.

Tỉnh Cà Mau đang tập trung nguồn lực, nỗ lực chuyển đổi số trên 3 trụ cột gồm xã hội số, chính quyền số và kinh tế số. Và chuyển đổi số không thể tiến hành thành công nếu như không hình thành được các công dân số.

Nông dân ngày càng làm chủ các sản phẩm công nghệ cao để phục vụ sản xuất nông nghiệp. (Ảnh: Nông dân huyện Trần Văn Thời sử dụng máy bay không người lái để phun thuốc trừ sâu cho ruộng lúa).

Farm Bảo Long (xã An Xuyên, TP Cà Mau) ứng dụng phần mềm theo dõi, quản lý nhiệt độ mang lại nhiều tiện ích cho mô hình nông nghiệp thông minh.

Tổ công nghệ số cộng đồng TP Cà Mau thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn người dân cài đặt phần mềm tiện ích và thanh toán số.

 Thông qua các hình thức tuyên truyền, nhanh chóng lan toả chuyển đổi số trong đời sống xã hội. Ảnh: Tại xã Tân Lộc (huyện Thới Bình), các cổng chào, chợ, trường học đều được gắn các khẩu hiệu trang trí đẹp mắt.

Người dân quen thuộc với việc tìm hiểu thủ tục hành chính qua quét QR Code. (Ảnh chụp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả huyện Thới Bình).

Mỗi giáo viên là một công dân số, nâng cao chất lượng giáo dục, thúc đẩy chuyển đổi số của ngành. (Ảnh: Giờ học Tiếng Anh tại Trường THPT Chuyên Phan Ngọc Hiển, TP Cà Mau).

Các cấp hội phụ nữ nhân rộng mô hình cuộc họp không giấy. (Ảnh: Chị em Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Cà Mau quét mã QR Code truy cập tài liệu tại cuộc họp).

Theo Mộng Thường (Báo Cà Mau)