Trang chủNewsThời sựCả 3 chương trình mục tiêu quốc gia đều giải ngân chậm,...

Cả 3 chương trình mục tiêu quốc gia đều giải ngân chậm, khó đạt mục tiêu


Sáng 30.10, tiếp tục kỳ họp 6 Quốc hội XV, Quốc hội tiến hành giám sát tối cao việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025, phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030″ (gọi tắt là 3 chương trình mục tiêu quốc gia).

Báo cáo kết quả giám sát trước Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm, Phó trưởng đoàn giám sát, cho biết đoàn giám sát đã tiến hành giám sát trực tiếp Chính phủ, 11 bộ, ngành và 15 tỉnh đại diện cho các vùng, miền và mức độ thụ hưởng các chương trình; tổ chức nhiều cuộc làm việc với các bộ, ngành, Chính phủ; sử dụng tối đa kết quả kiểm toán, thanh tra và ý kiến của các bộ, ngành, địa phương.

Đạt mục tiêu chương trình nông thôn mới là “rất khó khăn”

Cả 3 chương trình mục tiêu quốc gia đều giải ngân vốn chậm, khó đạt mục tiêu - Ảnh 1.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm

Với chương trình xây dựng nông thôn mới, ông Y Thanh Hà Niê Kđăm cho hay, tính đến 30.6, cả nước có 6.022 xã (73,65%) đạt chuẩn nông thôn mới, 1.331 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 176 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Có 263/644 đơn vị cấp huyện (40,8%) được công nhận hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn nông thôn mới. 19 tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới (trong đó, có 5 tỉnh hoàn thành chương trình nông thôn mới).

Tuy nhiên, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội cũng cho biết việc triển khai chương trình có nhiều hạn chế. Nguồn vốn đầu tư phát triển ngân sách T.Ư phân bổ chậm, tỷ lệ đối ứng còn cao gây khó khăn cho một số địa phương, nhất là các tỉnh nghèo.

Tiến độ giải ngân vốn ngân sách T.Ư năm 2022 và giai đoạn 2021 – 2025 còn chậm so với yêu cầu, nhất là vốn sự nghiệp, đến 30.6 mới giải ngân được 9,17% kế hoạch vốn của năm.

“Kết quả xây dựng nông thôn mới chưa đồng đều, chưa thực sự bền vững; một số địa phương thiếu quyết liệt và có dấu hiệu chững lại trong chỉ đạo thực hiện xây dựng nông thôn mới”, ông Y Thanh Hà Niê Kđăm nêu và cho biết, để đạt mục tiêu giai đoạn 2021 – 2025 của chương trình nông thôn mới là “rất khó khăn”.

Mới chỉ quan tâm đánh giá việc giảm tỷ lệ hộ nghèo

Về chương trình giảm nghèo, ông Y Thanh Hà Niê Kđăm cho hay, năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo giảm 0,52% so với năm 2020. Tỷ lệ này tuy chưa đạt so với mục tiêu Quốc hội giao song trong bối cảnh cả nước chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, tăng trưởng kinh tế chỉ ở mức 2,58%, thấp nhất trong vòng 30 năm qua thì kết quả giảm nghèo cũng là một nỗ lực được ghi nhận.

Cả 3 chương trình mục tiêu quốc gia đều giải ngân vốn chậm, khó đạt mục tiêu - Ảnh 2.

Quốc hội tiến hành giám sát tối cao với việc thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 – 2025

Năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,17% và ước thực hiện năm 2023 giảm 1,1%, tỷ lệ giảm nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3%, đạt và vượt mục tiêu đề ra.

Tuy nhiên, tương tự chương trình nông thôn mới, việc phân bổ ngân sách T.Ư thực hiện chương trình giảm nghèo còn chậm. Giải ngân vốn ngân sách T.Ư năm 2022 (đến 31.1) chỉ đạt 35,63% kế hoạch.

Giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 kéo dài sang năm 2023 đạt 53% kế hoạch; giải ngân kinh phí sự nghiệp nguồn ngân sách T.Ư năm 2023 đến tháng 6.2023 đạt 6,53%; giải ngân vốn đầu tư công ước đến 31.8 đạt 31,9% kế hoạch.

Cạnh đó, tại các huyện nghèo mới chỉ quan tâm đánh giá việc giảm tỷ lệ hộ nghèo, chưa đánh giá thực chất mức tăng thu nhập bình quân đầu người hàng năm.

“Kết quả giảm tỷ lệ hộ nghèo hằng năm chưa thực sự phản ánh đầy đủ các tác động của chương trình”, ông Y Thanh Hà Niê Kđăm nhấn mạnh và cho rằng, phần lớn là do tác động của các chính sách giảm nghèo thường xuyên, tín dụng chính sách xã hội, sự tự lực vươn lên của người dân và tác động của các chính sách phát triển kinh tế – xã hội, an sinh xã hội khác của Nhà nước.

Đời sống đồng bào thực tế vẫn còn nhiều khó khăn

Với chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, ông Y Thanh Hà Niê Kđăm cho hay, vốn ngân sách T.Ư đã phân bổ hết cho các địa phương, đảm bảo theo quy định hiện hành. Địa phương phân bổ ngân sách đảm bảo theo tiêu chí, định mức và hướng dẫn của T.Ư.

Tình hình giải ngân năm 2023 đã có tiến bộ, nhất là vốn đầu tư công. Giải ngân vốn đầu tư công T.Ư đến tháng 6 (bao gồm cả vốn 2022 kéo dài sang năm 2023) đạt 22%, ước đến tháng 9 đạt 52%, nhiều địa phương giải ngân trên 60%.

Cả 3 chương trình mục tiêu quốc gia đều giải ngân vốn chậm, khó đạt mục tiêu - Ảnh 3.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc của Chính phủ Hầu A Lềnh tại phiên giám sát của Quốc hội

Hạn chế của chương trình vẫn là việc phân bổ vốn T.Ư chậm, việc huy động nguồn lực từ doanh nghiệp, cá nhân và đóng góp của người dân gặp nhiều khó khăn, đạt kết quả thấp so với các năm trước. Cạnh đó, kết quả giải ngân đạt thấp. Từ năm 2022 đến tháng 6.2023 chỉ giải ngân khoảng 18,9% so với kế hoạch cả giai đoạn.

Theo báo cáo, chương trình đến nay đã đạt và vượt nhiều chỉ tiêu đề ra, song theo ông Y Thanh Hà Niê Kđăm, trên thực tế, đời sống đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp rất nhiều khó khăn, kinh tế – xã hội phát triển chậm; tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo và nguy cơ tái nghèo cao; khoảng cách giàu nghèo có xu hướng gia tăng.

“Khả năng đạt mức thu nhập bình quân tăng 2 lần so với 2020, giảm 50% số xã đặc biệt khó khăn, hoàn thành các chỉ tiêu về thiếu đất ở, đất sản xuất, quy hoạch dân cư và nhiều chỉ tiêu khác đến năm 2025 ở vùng dân tộc thiểu số theo mục tiêu của chương trình là rất khó khăn”, ông Y Thanh Hà Niê Kđăm nêu.

Có tình trạng đùn đẩy, né trách nhiệm

Đánh giá nguyên nhân, ông Y Thanh Hà Niê Kđăm cho biết, bên cạnh những nguyên nhân khách quan, việc lần đầu tiên thực hiện cơ chế, quản lý, chỉ đạo chung 3 chương trình mục tiêu quốc gia và thực hiện các nguyên tắc đổi mới của Quốc hội (thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, tăng cường phân cấp cho địa phương và nhiều yêu cầu khác về đổi mới cơ chế quản lý, nội dung tiếp cận xây dựng chính sách…) nên không tránh khỏi những khó khăn, lúng túng về chỉ đạo, tổ chức thực hiện.

Cạnh đó, năng lực thực tiễn của một bộ phận cán bộ, công chức tham mưu, xây dựng văn bản, chính sách; quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình còn hạn chế về số lượng và chất lượng, nhất là cấp huyện, xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

“Có tình trạng đùn đẩy, né tránh, tâm lý sợ trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức trong thực thi nhiệm vụ, nhất là cơ sở pháp lý để thực hiện một số chính sách còn chưa rõ ràng, đồng bộ”, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc nhấn mạnh và cho biết, sự phối hợp của một số cơ quan, bộ, ngành địa phương chưa chặt chẽ, cách tiếp cận xây dựng các chương trình chưa thực sự phù hợp… cũng là nguyên nhân để 3 chương trình mục tiêu quốc gia chưa đạt được.



Source link

Cùng chủ đề

Trải nghiệm quy trình làm hồng vành khuyên treo gió cùng phụ nữ dân tộc Nùng

Mời bạn theo dõi chị Vương Thị Thương (Giám đốc HTX nông sản Toàn Thương) lựa chọn những trái hồng vành khuyên đạt tiêu chuẩn và ứng dụng công nghệ chế biến sâu của Nhật Bản để làm ra những sản phẩm hồng treo gió ngọt thơm, mang đậm đặc...

Phụ nữ dân tộc thiểu số ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, nâng tầm sản vật quê hương

Trong thế giới đầy biến động hôm nay, những người phụ nữ dân tộc thiểu số đang chứng minh rằng họ không chỉ là những người giữ gìn văn hóa truyền thống, mà còn là những nhà tiên phong trong việc áp dụng khoa học công nghệ hiện đại để...

Đẩy mạnh xây dựng sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(Tổ Quốc) - Tỉnh Thái Nguyên thời gian qua đã xây dựng nhiều đề án, kế hoạch đẩy mạnh phát triển du lịch của tỉnh. Bên cạnh việc phát triển cây chè trở thành sản phẩm du lịch góp phần nâng cao đời sống người dân thì việc gìn giữ, đưa...

Ủy ban Dân tộc: Chuẩn bị tốt cho Đại hội Đảng các cấp

Ngày 31/10/2024, Đảng ủy cơ quan Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 61, nhiệm kỳ 2020 -2025. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bí thư Đảng ủy, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Khắc Tiến, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ, Phó Trưởng Ban Thường vụ...

Những phiên chợ vùng cao kết nối tiêu thụ sản phẩm miền núi của Hòa Bình

Phiên chợ trưng bày, quảng bá, giới thiệu, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP và Phiên chợ vùng cao tỉnh Hòa Bình được tổ chức tại huyện Lạc Sơn là cơ hội để đẩy mạnh xúc tiến...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tạo điểm nhấn lớn nhờ phụ kiện nhỏ: quần tất giúp xua tan sự nhàm chán

Thiết kế đa dạng từ ren, lưới mỏng, họa tiết tinh tế đến những tông màu nổi bật,...

Mưa sao băng cực đại, siêu trăng cuối cùng 2024 chờ người Việt

Mưa sao băng, siêu trăng… xuất hiện trong tháng 11 này được nhiều người yêu thiên văn Việt Nam mong chờ. Hội Thiên văn Hà Nội (HAS) cũng như các chuyên gia đã dự báo về những hiện tượng thiên văn thú vị có thể quan sát được trên bầu trời Việt Nam tháng 11 này. Có gì thú vị? Mưa sao băng Taurids chờ người Việt Nam ngắm vào tháng 11 này ẢNH: LƯU HOÀI NAM 1. Trăng mới (ngày 1.11) Mặt trăng nằm ở cùng một...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Kết tội kẻ sát hại 2 hướng dẫn viên người Việt ở Las Vegas năm 2018

(CLO) Một bồi thẩm đoàn đã kết tội một người đàn ông đột nhập vào một phòng tại khách sạn-sòng bạc ở Las Vegas Strip và cướp rồi giết hai hướng dẫn viên du lịch người Việt Nam hồi tháng 6 năm 2018. ...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Thủ tướng Việt Nam, Campuchia và Lào ăn sáng làm việc

Sáng 9-10, Thủ tướng Việt Nam, Campuchia và Lào có buổi ăn sáng làm việc ở Vientiane. Lãnh đạo ba nước nhất trí tìm giải pháp phát triển các cơ chế hợp tác song phương, ba nước theo hướng hiệu quả, thực chất hơn.   Thủ tướng Phạm Minh Chính có buổi ăn sáng làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone và Thủ tướng Campuchia Hun Manet tại Vientiane sáng 9-10 - Ảnh: DƯƠNG GIANG Sáng 9-10, nhân dịp tham dự...

Cùng chuyên mục

Tàu 20 – chiến hạm đầu tiên của Vùng 3 Hải quân đi qua đường xích đạo

Năm 2018, sau khi được biên chế cho Hải đội 132, nhận được sự tin tưởng của Bộ Quốc phòng, Quân chủng Hải quân cũng như Bộ Tư lệnh Vùng 3 và Lữ đoàn 172, Tàu 20 được giao nhiều nhiệm vụ đối ngoại quốc phòng quan trọng. Trong đó có các hoạt động mang tầm quốc tế như đón, giao lưu và huấn luyện chung với hải quân các nước: Pháp, Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc...

Chủ tịch Quốc hội Chính quyền Nhân dân Cuba kết thúc tốt đẹp chuyến thăm làm việc tại Việt Nam

(ĐCSVN) - Trong chuyến thăm làm việc tại Việt Nam của Chủ tịch Quốc hội Cuba Esteban Lazo Hernandez, lãnh đạo hai bên nhất trí khẳng định, trải qua 64 năm từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, mối quan hệ đoàn kết, gắn bó giữa Việt Nam - Cuba do Chủ tịch Hồ Chí Minh và lãnh tụ Fidel Castro dày công vun đắp đã không ngừng phát triển tốt đẹp, trở thành mối quan hệ đồng...

Bà Harris bỏ phiếu sớm qua thư

Tuy nhiên, đại diện chiến dịch tranh cử của bà Harris không nêu rõ liệu ứng viên đảng Dân chủ đã gửi lá phiếu bầu tổng thống của mình qua đường bưu điện hay chưa.Cũng theo Hill, mặc dù bà Harris bắt đầu sự nghiệp chính trị của mình ở California, nhưng gần đây bà vẫn chưa có hoạt động vận động tranh cử nào ấn tượng tại bang này. Thay vào đó, bà Harris ưu tiên đi đến...

Trung Quốc giảm tới gần 1 triệu cặp kết hôn trong năm nay

(CLO) Trung Quốc ghi nhận mức giảm số lượng đăng ký kết hôn tới gần 1 triệu chỉ trong 9 tháng đầu năm 2024, theo số liệu chính thức từ Bộ Nội vụ nước này. ...

Bảo đảm nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy

(ĐCSVN) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định: Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến các chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình mục tiêu quốc gia về phòng, chống ma túy đến hết năm 2030 là trọng tâm, trọng điểm trong công tác phòng, chống ma túy. ...

Mới nhất

Hoàng Đức không ghi bàn, Ninh Bình vẫn thắng trận thứ hai liên tiếp

Tối 3/11, Phù Đổng Ninh Bình tiếp đón Long An ở vòng 2 giải hạng Nhất. Đây là trận ra mắt của Hoàng Đức và các đồng đội trên sân nhà ở mùa này.Trước đối thủ bị đánh giá thấp hơn về mọi mặt, dàn sao của HLV Nguyễn Việt Thắng giành chiến thắng chung cuộc 2-0.Bàn đầu...

Phụ nữ Mỹ xuống đường tuần hành trước ngày bầu cử

TPO - Vài trăm người vừa tham gia cuộc tuần hành của phụ nữ ở bang Massachusetts trước ngày bầu cử tổng thống Mỹ, để thể hiện ủng hộ mạnh mẽ Phó Tổng thống Kamala Harris và quyền phá thai. Hàng trăm phụ nữ tuần hành ở Boston ngày 2/11. (Ảnh: AP) Họ diễu hành trong công viên Boston Common, giơ...

Tại sao Florida không còn là bang chiến trường trong bầu cử Mỹ?

(Dân trí) - Cả yếu tố khách quan lẫn chiến thuật sai lầm được cho là đã khiến đảng Dân chủ để mất bang Florida vào tay phe Cộng hòa trong những năm gần đây. Năm 2000, Tổng thống Mỹ George W. Bush chỉ đắc cử sau khi giành chiến thắng tại bang Florida với 537 phiếu chênh lệch, con...

Các ‘ông lớn’ bất động sản đang kinh doanh ra sao?

Công ty CP Tập đoàn Đất Xanh (mã: DXG) vừa có báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2024. Trong đó, doanh thu thuần của DXG đạt 1.013 tỷ đồng, giảm 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Trừ đi giá vốn, lợi nhuận gộp giảm 15% còn 505 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của Đất Xanh...

Mới nhất