Trang chủDi sảnBước tiến quan trọng trong nhận diện về Chính điện Kính thiên

Bước tiến quan trọng trong nhận diện về Chính điện Kính thiên

Cuộc khai quật thăm dò khu vực Chính điện Kính Thiên năm 2024 dù chỉ khai quật trên một diện tích nhỏ nhưng đã đem lại nhiều nhận thức mới, tiến thêm một bước quan trọng trong nhận diện về Chính điện Kính Thiên và không gian Chính điện Kính Thiên thời Lê sơ (thế kỷ 15 – 16) và Lê Trung hưng (thế kỷ 17 – 18) trên các phương diện kiến trúc, vật liệu, mặt bằng tổng thể và kỹ thuật xây dựng.

Thực hiện khuyến nghị của UNESCO và được phép của Bộ VHTTDL, năm 2024, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội phối hợp Viện Khảo cổ học tiến hành khai quật thăm dò 500m2, với bốn hố khai quật.

Chiều 10.1, tại Khu Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long, Viện Khảo cổ học phối hợp Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội công bố những kết quả khai quật khảo cổ học tại Hoàng thành Thăng Long năm 2024.

Các nhà khoa học tiếp tục có nhiều phát hiện quan trọng để làm rõ hơn không gian Chính điện Kính Thiên (Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội). Đây là cơ sở để phục dựng Chính điện Kính Thiên trong thời gian tới.

Theo PGS.TS Tống Trung Tín, Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam, các nhà khoa học đã tiến hành khai quật 4 hố ở nhiều vị trí khác nhau trong khu vực Hoàng thành Thăng Long. Đã có thêm nhiều phát hiện thú vị, củng cố thêm những giả thuyết về hình hài của Điện Kinh Thiên trước đó.

Hố thứ nhất tại khu vực tây nam Hậu Lâu (tức tây bắc Chính điện Kính Thiên, nơi thiết triều của hoàng đế thời Lê sơ trở về sau). Hố thứ hai được khai quật ngay trên nền điện Kính Thiên. Hố thứ ba nằm ở khoảng giữa không gian từ điện Kính Thiên và Đoan Môn, chếch về phía Tây. Hố thứ tư nằm ngay phía sau cổng Đoan Môn về phía điện Kính Thiên, cách hố khai quật tại khu vực cổng trước đó một quãng ngắn. Mục đích cuộc khai quật là tập trung làm rõ cấu trúc không gian của điện Kính Thiên.

Trong đó, hố khai quật tại nền điện Kính Thiên phát hiện dấu tích bó nền thời Nguyễn theo hướng đông – tây; các dấu tích cột móng thời Lê Trung hưng (thế kỷ 17 – 18) với kích thước 1,9m x 1,4m. Khu vực điện Kính Thiên đã từng dược khai quật vào các năm 2011 và 2023. Những kết quả mới tiếp tục làm rõ hơn nữa cấu trúc nền móng của chính điện Kính Thiên thời Lê Trung hung.

Hố khai quật số hai xuất lộ ba dấu tích kiến trúc thời Lê Trung hưng. Các dấu tích này đều là sự tiếp nối của kiến trúc hành lang và tường bao đã phát lộ từ các cuộc khai quật năm 2014 – 2015. Dấu tích này góp phần khẳng định giả thuyết hai có hai hành lang một phía đông, một phía tây chạy từ cổng Đoan Môn đến khu vực Chính điện Kính Thiên. Hành lang này chính là giới hạn của không gian thiết triều thời Lê sơ, Lê Trung hưng.

Hố khai quật phía sau cổng Đoan Môn xuất lộ nhiều dấu tích kiến trúc thời Lê Trung hưng gồm: sân Đan Trì, Ngự đạo (đường của hoàng đế), dưới Ngự đạo và Đan Trì thời Lê Trung hưng khoảng 30cm là một cống thoát nước ngầm khá lớn (cao 53cm, lòng rộng 37cm) có chức năng tiêu thoát nước cho toàn bộ khu vực không gian sân thiết triều. Các dấu tích cung cấp thêm nhận thức về không gian thiết triều của thời kỳ lịch sử này.

Trong khi đó, hố khai quật số một nằm ở phía tây bắc điện Kính Thiên cung cấp thêm dữ liệu về một cung điện khác, có thể là điện Cần Chánh, nơi làm việc thường ngày của hoàng đế (Chính điện Kính Thiên là nơi thiết Đại triều).

Theo PGS.TS Tống Trung Tín, cuộc khai quật năm 2024 dù chỉ khai quật với diện tích nhỏ nhưng đã đem lại nhiều nhận thức mới, tiến thêm một bước quan trọng trong nhận diện về Chính điện Kính Thiên và không gian Chính điện Kính Thiên thời Lê sơ (thế kỷ 15 – 16) và Lê Trung hưng (thế kỷ 17 – 18) trên các phương diện kiến trúc, vật liệu, mặt bằng tổng thể và kỹ thuật xây dựng.

Những phát hiện này là cơ sở để hướng tới việc nghiên cứu khôi phục không gian Chính điện Kính Thiên và Chính điện Kính Thiên; đồng thời, cho thấy sự cần thiết phải hạ giải một số công trình để làm rõ hơn nhận thức về giá trị Hoàng thành Thăng Long như Quyết định số 46 COM 7B.43 của UNESCO thông qua vào tháng 7.2024.

Cũng theo PGS.TS Tống Trung Tín, kết quả khai quật năm 2024 tiếp nối những kết quả tìm thấy của các năm trước, cho phép các nhà khoa học phán đoán khả năng Điện Kính Thiên có 9 gian, với hệ thống móng cột, bó nền được làm cẩn thận, kỹ lưỡng. Ngoài ra, các phát hiện mới cũng cho phép các nhà khoa học đặt ra giả thiết, có thể không gian Chính Điện Kính Thiên sẽ kết thúc ở khu vực nhà D67, tiếp nối sau đó là không gian Điện Cần Chánh.

PGS.TS Tống Trung Tín cho rằng, để hiểu chi tiết hơn, chính xác hơn nữa, trong các cuộc khai quật thời gian tới cần thiết phải xây dựng một kế hoạch hay một chiến lược khai quật  tổng thể như UNESCO đã khuyến nghị để làm sáng tỏ cũng như gia tăng hơn nữa các giá trị nổi bật toàn cầu của khu di sản Hoàng thành Thăng Long đáp ứng khuyến nghị của ICOMOS và Trung tâm Di sản Thế giới năm 2023 và 2024. Đây cũng chính là căn cứ có tính xác thực cao hướng tới việc nghiên cứu khôi phục không gian Chính điện Kính Thiên và Chính điện Kính Thiên.

Những kết quả này chứng minh với UNESCO rằng sân Đan Trì, Ngự đạo tồn tại và đang hiện hữu dưới mặt đất. Đây là một trong những căn cứ có tính xác thực cao, minh chứng cực kỳ quan trọng để chúng ta tiếp tục hướng tới việc nghiên cứu phục dựng không gian Chính điện Kính Thiên và Chính điện Kính Thiên.

(Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội Nguyễn Thanh Quang)

Nguồn: https://baovanhoa.vn/van-hoa/buoc-tien-quan-trong-trong-nhan-dien-ve-chinh-dien-kinh-thien-118419.html

Cùng chủ đề

Làng sản xuất loại hoa có giá 500.000 đồng/cành thắng lợi vụ Tết

(Dân trí) - Những ngày này, người trồng hoa tại thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) tất bật chuẩn bị đóng hàng phục vụ thị trường Tết. Năm nay, địa lan được bán với giá lên đến 500.000 đồng/cành. Nhà vườn thắng vụ Tết khi địa lan có giá 500.000 đồng/cành đắt khách (Video: Văn Minh). Những ngày cận Tết, gia đình anh Đặng Văn Hưng (xã Xuân Trường, thành phố Đà Lạt) tất bật chăm sóc 3.000 chậu địa lan...

Mở không gian, ‘đánh thức’ di sản kiến trúc

Hà Nội với vị thế Thủ đô đất nước, mang trong mình rất nhiều di sản, trong đó những công trình kiến trúc là khối di sản làm nên diện mạo hấp dẫn của đô thị. Tuy nhiên, việc khai thác di sản kiến trúc, biến thành nguồn lực góp phần phát triển kinh tế - xã hội nhưng vẫn hài hòa trong công tác bảo tồn là vấn đề đang được đặt ra… Đã xuất hiện tour di sản...

Cuốn sách đặc biệt về kiến trúc Hà Nội

Trong buổi tọa đàm nhân dịp ra mắt cuốn sách Kiến trúc Hà Nội - giao thoa văn hóa Việt Pháp sáng 12.1 tại Đường sách TP.HCM, nhà báo - nhà nghiên cứu lịch sử đô thị Trần Hữu Phúc Tiến đã đánh giá đây là cuốn sách "chưa từng có", "không chỉ to lớn về mặt dung lượng mà còn chất chứa rất nhiều câu chuyện". Kiến trúc Hà Nội - giao thoa văn hóa Việt Pháp là cuốn sách đặc...

Bảo tồn để phát triển kinh tế di sản

Để phát triển kinh tế di sản, làm cho di sản không bị khai thác quá mức dẫn đến nguy cơ mai một thì trước khi phát huy giá trị di sản cần nghĩ đến câu chuyện bảo tồn.  Quảng Ninh có kho tàng di sản văn hoá đồ sộ. Trong đó, di sản văn hóa biển, đảo vùng Đông Bắc xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử văn hóa dân tộc (với các di chỉ văn hóa Hạ...

Hà Nội không nên xóa bỏ tất cả ngôi nhà lâu đời

Không ít hội thảo, tọa đàm được tổ chức để thảo luận về việc phát triển di sản văn hóa, đặc biệt là phát triển di sản văn hóa gắn với du lịch. Lấy chủ đề "Du lịch di sản vươn mình", các chuyên gia văn hóa, di sản, du lịch nhấn mạnh phải cân bằng được bảo tồn và phát triển di sản, đồng thời giữ đúng bản chất và giá trị của di sản. Du lịch di sản...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lan toả giá trị văn hóa truyền thống dịp Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025

Nhằm góp phần gìn giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, các phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, dịp Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025, Trung tâm bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (Vĩnh Lộc, Thanh Hoá) tổ chức nhiều hoạt động đặc sắc và hấp dẫn, đồng thời mở cửa miễn phí phục vụ Nhân dân, du khách trong nước và quốc tế. Nghi lễ thả cá chép Tết ông...

Gần 2,8 triệu lượt khách đến tham quan di sản Huế trong năm 2024

Các điểm tham quan thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế đã đón gần 2,8 triệu lượt khách tham quan, doanh thu hơn 422 tỉ đồng từ bán vé, cao nhất từ trước đến nay. Du khách tham quan di tích Huế Chiều ngày 7.1, ông Hoàng Việt Trung - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, năm 2024 đơn vị đã có nhiều kết quả tích cực trong công tác bảo tồn, tu...

Vẫn chưa được công nhận làng nghề

VHO - Ông Nguyễn Hà Bắc, Bí thư Quận ủy Liên Chiểu (Đà Nẵng) cho biết, địa phương đã có kế hoạch triển khai để sớm hoàn thiện các thủ tục, quy hoạch chứng nhận làng nghề nước mắm Nam Ô tại địa bàn trong năm 2025. Đây là vấn đề vừa được dư luận đặt ra trong dịp cuối năm, chuẩn bị đón Tết Ất Tỵ, xuất phát từ những tâm tư, nguyện vọng của người dân làng...

Từ trò chơi dân gian… trở thành “đặc sản” du lịch

VHO - Bằng nhiều hình thức khác nhau, trò chơi dân gian bài chòi được các địa phương trong tỉnh Quảng Ngãi tận dụng, khai thác hiệu quả, tạo nên sự phong phú cho sản phẩm du lịch.  Đi du lịch nghe bài chòiCâu lạc bộ Bài chòi - hát hố làng Gò Cỏ, phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ thành lập vào tháng 5.2020 với 21 thành viên. Bà Huỳnh Thị Thương, nghệ nhân bài chòi ở...

Đàn đá Đắk Sơn 3.500 năm tuổi được công nhận là bảo vật quốc gia

Ngày 3.1, lãnh đạo Sở VHTTDL tỉnh Đắk Nông cho biết, bộ Đàn đá Đắk Sơn khoảng 3.500 năm tuổi vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia. Đây là niềm vui và tự hào lớn của ngành Văn hóa, chính quyền, nhân dân tỉnh Đắk Nông. Bộ Đàn đá Đắk Sơn phát hiện tại thôn Đắk Sơn, xã Nam Xuân, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông Trước đó, Quyết định số 1712/QĐ-TTg ngày 31.12.2024 của...

Bài đọc nhiều

Thương cảng Hội An: Nhìn từ lịch sử huy hoàng

Hội An - viên ngọc quý của văn hóa Việt, điểm đến hấp dẫn của du khách quốc tế. (PLVN) - Hội An - đô thị cổ ven biển Quảng Nam vẫn luôn là tâm điểm của rất nhiều sự quan tâm, chú ý, bảo tồn của người Việt và dư luận toàn cầu. Có một thời, đô thị nhỏ bé này từng là một thương cảng lẫy lừng, đóng vai trò cực kì quan trọng trong giao thương khu...

Quần thể danh thắng Tràng An xứng đáng là di sản thế giới

Nếu được UNESCO vinh danh, Quần thể danh thắng Tràng An bao gồm khu du lịch sinh thái Tràng An, khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư và khu du lịch Tam Cốc-Bích Động của tỉnh Ninh Bình sẽ là di sản thứ 8... Hiện tại, Việt Nam đã có 7 di sản thế giới được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận, trong đó Vịnh Hạ...

Sức hút của điểm đến văn hóa hàng đầu châu Á – Phố cổ Hội An

Bước chân vào phố cổ Hội An, du khách có thể cảm nhận sâu sắc sự pha trộn đa dạng, đầy nghệ thuật bởi những công trình kiến trúc đặc trưng của các nền văn hóa Nhật Bản, Trung Hoa, Việt Nam và Pháp.Du khách bắt đầu chương trình tham quan phố cổ Hội An. (Ảnh: Đoàn Hữu Trung/TTXVN) Là một trong hai điểm đến được tỉnh Quảng Nam chọn thí điểm đón khách du lịch quốc tế, sau gần...

Trải nghiệm ngủ đêm, đón bình minh trên du thuyền ở vịnh Hạ Long

Trên du thuyền cao cấp khám phá vịnh Hạ Long đẹp kỳ vĩ với nhiều trải nghiệm thú vị chẳng kém ở nước ngoài, mỗi du khách chỉ tốn khoản chi phí từ 2,8 -3 triệu đồng cho hải trình 2 ngày 1 đêm. Từng đọc đánh giá trên trang du lịch trực tuyến về tour du thuyền tại vịnh Hạ Long (Việt Nam), chị Karen (đến từ Singapore) vẫn nhớ bình luận của một số du khách đã đến đây trải...

Hoàng Thành Thăng Long – biểu tượng của lịch sử, văn hóa Thủ đô

Hoàng Thành Thăng Long nằm giữa lòng Thủ đô Hà Nội, là một biểu tượng lịch sử, văn hóa đặc biệt của Việt Nam. Năm 2010, di tích này được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới nhờ vào tính toàn vẹn, tính xác thực và những giá trị nổi bật toàn cầu. Đây không chỉ là một di sản quý giá của dân tộc Việt Nam mà còn là tài sản văn hóa của thế...

Cùng chuyên mục

Mở không gian, ‘đánh thức’ di sản kiến trúc

Hà Nội với vị thế Thủ đô đất nước, mang trong mình rất nhiều di sản, trong đó những công trình kiến trúc là khối di sản làm nên diện mạo hấp dẫn của đô thị. Tuy nhiên, việc khai thác di sản kiến trúc, biến thành nguồn lực góp phần phát triển kinh tế - xã hội nhưng vẫn hài hòa trong công tác bảo tồn là vấn đề đang được đặt ra… Đã xuất hiện tour di sản...

Cuốn sách đặc biệt về kiến trúc Hà Nội

Trong buổi tọa đàm nhân dịp ra mắt cuốn sách Kiến trúc Hà Nội - giao thoa văn hóa Việt Pháp sáng 12.1 tại Đường sách TP.HCM, nhà báo - nhà nghiên cứu lịch sử đô thị Trần Hữu Phúc Tiến đã đánh giá đây là cuốn sách "chưa từng có", "không chỉ to lớn về mặt dung lượng mà còn chất chứa rất nhiều câu chuyện". Kiến trúc Hà Nội - giao thoa văn hóa Việt Pháp là cuốn sách đặc...

Bảo tồn để phát triển kinh tế di sản

Để phát triển kinh tế di sản, làm cho di sản không bị khai thác quá mức dẫn đến nguy cơ mai một thì trước khi phát huy giá trị di sản cần nghĩ đến câu chuyện bảo tồn.  Quảng Ninh có kho tàng di sản văn hoá đồ sộ. Trong đó, di sản văn hóa biển, đảo vùng Đông Bắc xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử văn hóa dân tộc (với các di chỉ văn hóa Hạ...

Hà Nội không nên xóa bỏ tất cả ngôi nhà lâu đời

Không ít hội thảo, tọa đàm được tổ chức để thảo luận về việc phát triển di sản văn hóa, đặc biệt là phát triển di sản văn hóa gắn với du lịch. Lấy chủ đề "Du lịch di sản vươn mình", các chuyên gia văn hóa, di sản, du lịch nhấn mạnh phải cân bằng được bảo tồn và phát triển di sản, đồng thời giữ đúng bản chất và giá trị của di sản. Du lịch di sản...

Cây thiên tuế 200 tuổi ở Bến Tre được vinh danh là cây di sản

Cây thiên tuế cao sừng sững tỏa ra nhiều nhánh, thân gốc 2 người ôm, tuổi đời khoảng 200 năm ở đình Phú Nhuận, xã Phú Nhuận (thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre) đã được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là cây Di sản Việt Nam. Tại lễ công bố Quyết định công nhận cây Di sản Việt Nam diễn ra vào ngày 10/1, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Công Thuận...

Mới nhất

Đón Tết hạnh phúc, bình yên, hướng đến tương lai

TP HCM đã có những chuẩn bị chu đáo dịp Tết Ất Tỵ 2025 với trọng tâm là chăm lo người dân, bảo đảm an ninh -...

Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Không khí lạnh thấm sâu rồi suy yếu chậm

Dự báo thời tiết Hà Nội 3 ngày tới (13/1-15/1), không khí lạnh thấm sâu nên trời tiếp tục rét đậm, từ 14/1 mức nhiệt tăng dần, có nắng nên cảm giác rét giảm dần. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, thời tiết Hà Nội 3 ngày tới (13-15/1) không khí lạnh mạnh thấm sâu...

Vàng miếng cao nhất 2 tháng qua

Giá vàng hôm nay 13/01/2025: Giá vàng miếng đang ở mức cao nhất trong hơn 2 tháng qua. Trong khi đó, vàng miếng và vàng trang sức cũng tăng vọt. Giá vàng hôm nay 13/01/2025 Tuần qua, giá vàng trong nước có 4 phiên tăng mạnh liên tiếp, đưa mức giá của...

Việt Nam đầy màu sắc qua những thước phim của nhà làm phim Đức

Ngày 12/1, buổi chiếu phim đặc biệt giới thiệu về Việt Nam của nhà làm phim người Đức Arno Wehrmann đã được tổ chức tại thành phố Augsburg.

Mới nhất