Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhBước tiến mới trong hoàn thiện thể chế, thúc đẩy số hóa...

Bước tiến mới trong hoàn thiện thể chế, thúc đẩy số hóa hoạt động ngân hàng

Chia sẻ với Thời báo Ngân hàng, ông Dương Quốc Anh, nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển kinh tế số (IDS) nhận định, dự thảo Luật Các TCTD (sửa đổi) đã kịp thời bổ sung một số nội dung cần thiết hỗ trợ cho việc chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Tuy nhiên để thúc đẩy quá trình này diễn ra nhanh, toàn diện, hiệu quả, việc hoàn thiện khung khổ pháp lý không chỉ thuộc trách nhiệm của riêng ngành Ngân hàng. 

Ông đánh giá như thế nào về quá trình hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan tới chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng tại Việt Nam hiện nay?

Bước tiến mới trong hoàn thiện thể chế, thúc đẩy số hóa hoạt động ngân hàng

Có thể nói sự phát triển mạnh mẽ của tài chính kỹ thuật số (gọi chung là công nghệ tài chính hoặc fintech) trên quy mô toàn cầu đang đặt ra yêu cầu phải có phản ứng pháp lý phù hợp. Tuy nhiên cho tới nay vẫn chưa có một quốc gia nào tuyên bố đã ban hành đầy đủ hành lang pháp lý cho hoạt động này. Tại Việt Nam, Đảng, Quốc hội, Chính phủ có rất nhiều chiến lược, nghị quyết thể hiện quyết tâm chuyển đổi số. Bản thân NHNN, Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan đều đã có những kế hoạch hành động hiện thực hoá chủ trương này. Nhưng vấn đề pháp lý, thể chế vẫn đang là thách thức lớn.

Trên thị trường tài chính – ngân hàng hiện có ba luật chính điều chỉnh hoạt động của các tổ chức tham gia thị trường này, đó là Luật Các TCTD, Luật Kinh doanh Bảo hiểm và Luật Chứng khoán. Trong đó Luật Kinh doanh Bảo hiểm và Luật Chứng khoán đã được Quốc hội thông qua tại nhiệm kỳ khóa XIV, việc sửa đổi tiếp hai luật này hiện chưa thấy trong chương trình xây dựng pháp luật trong thời gian tới. Vì vậy, việc bổ sung những nội dung liên quan đến chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính ngân hàng tại Luật Các TCTD là rất quan trọng.

Dự thảo Luật Các TCTC (sửa đổi) có những quy định gì để góp phần hoàn thiện thể chế, thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, thưa ông?

Trong Dự thảo sửa đổi Luật lần này, Ban soạn thảo đã kịp thời bổ sung một số nội dung cần thiết. Thứ nhất, bổ sung nguyên tắc TCTD được thực hiện hoạt động kinh doanh bằng phương tiện điện tử theo quy định của NHNN về các hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác của TCTD và quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. Thứ hai, bổ sung quy định điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng bằng phương tiện điện tử tại các quy định về quy định nội bộ, quy định về xét duyệt cấp tín dụng, quy định về lưu trữ hồ sơ tín dụng. Thứ ba, bổ sung quy định giao Chính phủ quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng. Thứ tư, bổ sung hoạt động dịch vụ ngân quỹ, “giao đại lý” trong lĩnh vực thanh toán.

Đây là những quy định mới, rất cần thiết và hợp lý. Tôi cho rằng, trên cơ sở những nội dung quy định mang tính nguyên tắc này, Chính phủ và NHNN sẽ tiếp tục ban hành những văn bản pháp lý dưới luật. Đó chính là hành lang pháp lý cần thiết cho các NHTM, các TCTD triển khai các hoạt động chuyển đổi số trong hoạt động của mình.

Theo quan điểm của ông thì vấn đề pháp lý, thể chế vẫn là thách thức lớn cho công tác chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, mặc dù NHNN đã bổ sung, sửa đổi nhiều vấn đề quan trọng tại dự thảo luật lần này?

Có thể nói rằng, ngành Ngân hàng với sự chủ động của NHNN đang đi đầu trong việc thực hiện chuyển đổi số. Tuy nhiên khung khổ pháp lý đối với hoạt động chuyển đổi số lĩnh vực tài chính – ngân hàng không hoàn toàn thuộc thẩm quyền của một bộ, ngành nào, mà nằm rải rác trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật của nhiều cơ quan, đơn vị khác nhau. Tôi lấy ví dụ, trong khi số hóa các quy trình thì vẫn có quy định về thủ tục yêu cầu giao dịch trực tiếp, do quy định về xác thực danh tính khách hàng thông qua nền tảng số chưa cụ thể; chưa có nguồn thông tin đảm bảo thông qua kho dữ liệu dân cư để xác định danh tính người tiêu dùng; các quy định về hợp đồng điện tử, chữ ký số, tài sản số chưa bắt kịp quá trình chuyển đổi số; hay các quy định về tố tụng, sở hữu trí tuệ, hình sự chưa rõ ràng…

Bước tiến mới trong hoàn thiện thể chế, thúc đẩy số hóa hoạt động ngân hàng
Ngành Ngân hàng với sự chủ động của NHNN đang đi đầu trong việc thực hiện chuyển đổi số

Có thể nói rằng tiềm năng của các công ty fintech của Việt Nam là rất lớn, tuy nhiên do môi trường pháp lý chưa rõ ràng, đầy đủ; niềm tin của người tiêu dùng và của thị trường còn ở mức độ khiêm tốn, vì vậy hoạt động của fintech hiện nay còn hạn chế so với tiềm năng. So với các nước trong khu vực, các sản phẩm như cho vay ngang hàng, gọi vốn cộng đồng, tư vấn tài chính, tư vấn quản lý tài sản, quản trị dữ liệu, công nghệ bảo hiểm… vẫn chưa phổ biến ở Việt Nam. Bên cạnh đó, hiện nay cũng chưa có quy định đầy đủ, chính thức nào liên quan đến việc thành lập, tổ chức và hoạt động của ngân hàng số. Theo xu hướng phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp và công nghệ số, ngân hàng số ngày càng phát triển mạnh mẽ, vì loại hình ngân hàng này mang đến những lợi ích rất lớn cho người dùng, như giao dịch tiện lợi, tiết kiệm thời gian và công sức, tiết kiệm chi phí và bảo mật dữ liệu an toàn. Ngân hàng số không thay thế cho các ngân hàng truyền thống mà hỗ trợ tích cực cho chiến lược tài chính toàn diện và xóa đói giảm nghèo của các quốc gia. Có thể trong một tương lai không xa tại thị trường tài chính – ngân hàng Việt Nam sẽ xuất hiện yêu cầu về sự có mặt của ngân hàng số.

Như ông đã nói, việc hoàn thiện khung khổ pháp lý đối với hoạt động chuyển đổi số tài chính – ngân hàng là khó khăn không chỉ ở Việt Nam mà cả trên quy mô toàn cầu. Xin ông phân tích cụ thể hơn về những khó khăn đó?

Về nguyên tắc, khi ban hành một quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động cho một tổ chức trên thị trường tài chính – ngân hàng phải đảm bảo ba yếu tố. Thứ nhất, đảm bảo tính chắc chắn về pháp lý, tức là phải định nghĩa rõ ràng sản phẩm gì được đưa ra thị trường và quy định rõ ràng về điều kiện để thực hiện cung cấp sản phẩm đó. Thứ hai, đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giữa các bên tham gia thị trường. Thứ ba, đảm bảo tính tương xứng giữa những yêu cầu về quy định pháp lý với mức độ rủi ro.

Tuy nhiên, đối với lĩnh vực chuyển đổi số thì tốc độ phát triển và sự biến động, linh hoạt, sự thay đổi từ không trọng yếu trở thành trọng yếu là rất nhanh; sự phức tạp và yêu cầu chuyên môn rất cao cả về lĩnh vực tài chính ngân hàng và công nghệ thông tin, công nghệ số, các thuật toán cũng như khả năng xác định đầy đủ ngay về mức độ rủi ro là vô cùng khó. Đây chính là trở ngại chính cho việc ban hành các quy định pháp lý cho hoạt động chuyển đổi số nói chung và hoạt động của các fintech nói riêng trên thị trường tài chính – ngân hàng. Đây cũng là khó khăn cho cả các nước phát triển. Ở những nước này, để phục vụ cho việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan chủ trì phải tổ chức các cuộc đối thoại cởi mở với sự tham gia tích cực của tất cả các bên liên quan từ các cơ quan quản lý, đại diện các công ty fintech và cả các chuyên gia và giới học thuật. Trong khi chưa có quy định cụ thể, chưa thể xác định rõ mức độ rủi ro, các cơ quan quản lý các nước này tiến hành Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (Sandbox).

Xin trân trọng cảm ơn ông!





Source link

Cùng chủ đề

Ổn định trước áp lực, nỗ lực để vươn lên

NDO - Trong 9 tháng đầu năm 2024, ngành ngân hàng Việt Nam tiếp tục giữ vững sự ổn định bất chấp áp lực từ thiên tai và lãi suất liên ngân hàng tăng cao. Báo cáo vừa qua của Công ty cổ phần Xếp hạng tín nhiệm đầu tư Việt Nam (VIS Rating) cho thấy các ngân hàng lớn vững vàng vượt khó, trong khi nhóm ngân hàng nhỏ đối mặt với những rủi ro về thanh khoản...

Agribank cùng ngành Ngân hàng đóng góp tích cực vào quá trình chuyển đổi số quốc gia

Agribank là ngân hàng thương mại luôn đi đầu trong thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Định hướng trong thời gian tới, Agribank xác định mục tiêu phát triển bền vững, trở thành ngân hàng hiện đại, đóng góp tích cực thực hiện hiệu quả chiến lược phát triển ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và chương trình Chuyển đổi số quốc gia. Agribank có mạng lưới hoạt động...

ACB: Văn hóa học tập tạo lợi thế khác biệt trong phát triển bền vững

Đối mặt với thách thức từ sự phát triển liên tục của công nghệ trong các ngành nghề, không ít ngân hàng Việt Nam sẵn sàng đầu tư cho việc đào tạo, phát triển nhân sự như một yếu tố cạnh tranh cho sự phát triển bền vững. Trong đó, ACB đã thành công khi định vị mình như một tổ chức học tập hàng đầu trong ngành ngân hàng. Sự khác biệt của ACB không chỉ nằm ở các...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quy hoạch chung khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh, tỉnh Quảng Ninh

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1618/QĐ-TTg ngày 20/12/2024 phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2045. Vinhomes ra mắt đô thị cửa khẩu đầu tiên tại Móng Cái Thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh Hữu Nghị Quan Về ranh giới quy hoạch, Quyết định nêu rõ: Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thuộc địa giới hành...

Phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh, những bước tiến quan trọng

Việt Nam đứng trước những thách thức lớn trong việc đảm bảo an ninh năng lượng, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường. Để giải quyết bài toán này, Diễn đàn "Phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" vừa diễn ra, thu hút đông đảo chuyên gia, nhà quản lý và doanh nghiệp tham gia thảo luận sôi nổi về tương lai năng...

Chính sách công nghiệp quốc gia: Một số xu hướng mới và tầm nhìn cho Việt Nam

Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh do Bộ Hợp tác kinh tế và phát triển Liên bang Đức tài trợ thông qua Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ), Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Hội thảo “Chính sách công nghiệp quốc gia: Một số xu hướng mới và tầm nhìn cho Việt Nam” vào ngày 20/12/2024. ...

Tín dụng chính sách (Bài 2)

Mười năm qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Trà Vinh đã ban hành nhiều Nghị quyết, cơ chế chính sách để thực hiện hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn. Sự hỗ trợ kịp thời từ các chính sách tín dụng hợp lòng dân đã tạo động lực thúc đẩy người nghèo và các đối tượng chính sách khác vượt qua nghịch cảnh; khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, khát vọng...

Tín dụng chính sách (Bài 1)

Tỉnh Trà Vinh được tái lập vào tháng 5/1992 với xuất phát điểm rất thấp, tỷ lệ đồng bào dân tộc Khmer cao (gần 32% dân số), là một trong những tỉnh nghèo nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long, với 40% hộ nghèo, gần 20% hộ đói. Qua 32 năm thực thi đồng bộ nhiều giải pháp, sự quyết tâm cao của các cấp ủy, chính quyền địa phương, cùng sự nỗ lực vươn lên của người...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Người dân chịu chi vui mùa Giáng sinh

Các trung tâm thương mại, điểm vui chơi, nhà hàng, nhà sách, đường phố rộn ràng đón khách trong đợt cao điểm mùa Giáng sinh và Tết dương lịch. Mùa Giáng sinh đang bước vào giai đoạn cao điểm, với không khí nhộn nhịp...

Bộ trưởng được nghỉ phòng 3 triệu/ngày; sếp nhà băng làm cán bộ NHNN

Bộ trưởng đi công tác được nghỉ phòng 3 triệu đồng/ngày; bổ nhiệm chức vụ chánh văn phòng NHNN với phó tổng giám đốc Vietinbank; đề xuất nâng mức nợ thuế cá nhân bị tạm hoãn xuất cảnh lên 50 triệu... là những thông tin kinh tế đáng chú ý tuần qua. Bộ trưởng đi công tác được nghỉ phòng 3 triệu đồng/ngày Bộ Tài chính đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư...

Giá vàng hôm nay 22-12: Lao dốc mạnh

(NLĐO) – Mỗi lượng vàng miếng SJC "bốc hơi" khoảng 2,5 triệu đồng/lượng theo đà đi xuống của thế giới, mua vào dưới 82 triệu đồng/lượng. ...

33 doanh nghiệp chốt trả cổ tức, tuần từ ngày 23 đến 27/12

NDO - Trên 3 sàn HoSE, HNX và UPCoM, các ngày trong tuần từ 23 đến 27/12, có 33 doanh nghiệp chốt trả cổ tức, thưởng và phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông. * Ngày 20/1/2025, CTCP Pin Ắc-quy Miền Nam (HOSE: PAC) trả cổ tức đợt 1/2024 bằng tiền, 500 đồng/cổ phiếu, ngày giao dịch không hưởng quyền là 27/12/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 30/12/2024. * Ngày 14/2/2025, CTCP Thủy...

Tổng công ty Thăm dò và khai thác dầu khí có tân chủ tịch

Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) vừa có nghị quyết bổ nhiệm vị trí chủ tịch của Tổng công ty Thăm dò và khai thác dầu khí (PVEP). Theo văn bản số 961 ban hành ngày 19-12 về công tác...

Mới nhất

80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam: Huyền thoại nữ du kích Củ Chi

Về đất thép Củ Chi, nơi mỗi cành cây, ngọn cỏ cũng có thể trở thành những dũng sĩ, người ta vẫn nhắc về câu chuyện của các chị em trong Trung đội nữ du kích Củ Chi. Gan dạ, dũng cảm và mưu trí - những phụ nữ dù chân yếu tay mềm nhưng đã lập nên bao chiến...

Prudential cùng hành trình 5 năm nâng cao ý thức an toàn giao thông tại Việt Nam

Vừa qua, chuỗi sự kiện phát động dự án “Đến trường an toàn” của Prudential đã diễn ra sôi nổi tại 6 điểm trường tiểu học thuộc hai tỉnh Gia Lai và Yên Bái, đánh dấu cho sự mở dầu của hàng loạt hoạt động kỷ niệm 5 năm triển khai dự án tại Việt Nam.

Hành trình 80 năm vì hòa bình của Quân đội nhân dân Việt Nam

Trong suốt 80 năm qua, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam đã chứng tỏ là lực lượng đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc, từ việc giành độc lập, phát triển và trở thành một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, đóng góp tích cực, hiệu quả vào...

Chi phí khai thác cát bằng công nghệ hút cao hơn dùng xáng cạp

Hiện, chủ đầu tư yêu cầu có mức giá cát thống nhất khi khai thác bằng tàu hút và xáng cạp. Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp, khai thác bằng tàu hút chi phí cao hơn nên cần được duyệt mức giá cao hơn. ...

Boney M và ‘biểu tượng gợi cảm’ biến Đà Lạt thành sàn disco lớn nhất thế giới

Tối 21/12, Quảng trường Lâm Viên được biến thành sàn disco lớn nhất thế giới khi Boney M.Liz Mitchell, Joy Band và Samantha Fox mang những giai điệu sôi động đến “Dalat Spring Concert”. Sự kiện quy tụ những huyền thoại âm nhạc thế giới như Boney M.Liz Mitchell, Joy Band và Samantha Fox, mang đến cho khán giả tại...

Mới nhất