Trang chủNewsThế giớiBước ngoặt lịch sử của nước Pháp

Bước ngoặt lịch sử của nước Pháp



Sự thay đổi về cách tiếp cận địa chính trị của Pháp đối với NATO cũng như sự mở rộng của EU có thể định hình lại tương lai của châu Âu.

(10.10) Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu tại Diễn đàn an ninh khu vực GlobSec ở Bratislava, Slovakia ngày 31/5/2023. (Nguồn: AFP/Getty Images)
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu tại Diễn đàn GlobSec ở Bratislava, Slovakia ngày 31/5. (Nguồn: AFP/Getty Images)

Tháng 2/2022, sau khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã công bố “Zeitenwende”, hay “bước ngoặt lịch sử”, qua đó thiết lập quỹ 100 tỷ Euro để tăng cường năng lực quốc phòng. So với sự thận trọng trước đó, việc Berlin thay đổi 180 độ lập trường quốc phòng đã khiến châu Âu chấn động.

Cùng lúc đó, một “bước ngoặt lịch sử” khác ít được chú ý hơn đã xuất hiện tại Paris. Tuy nhiên, tác động của nó không vì thế mà kém quan trọng. Vậy đó là gì?

Hai điều chỉnh lớn

Sự thay đổi đó nằm ở hai khía cạnh căn bản hiện nay với Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Đầu tiên, đó là tư cách thành viên NATO của Ukraine. Thứ hai, nó liên quan tới sự mở rộng biên giới của EU về phía Đông và phía Nam. Pháp, quốc gia từng hoài nghi việc chào đón những thành viên mới vào một trong hai nhóm, giờ đây đã âm thầm ủng hộ cả hai.

Ngày 31/5, phát biểu tại Bratislava (Slovakia), Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố: “Chúng tôi cần một lộ trình hướng tới tư cách thành viên cho Ukraine”. Nhà lãnh đạo này đã khẳng định: “Câu hỏi cho chúng tôi không phải là ‘Chúng ta có nên mở rộng hay không?’, mà là ‘Chúng ta nên làm điều đó như thế nào?’”

Hai tháng sau, trước thềm Hội nghị thượng đỉnh NATO tại Vilnius (Lithuania), nhà lãnh đạo Pháp, sánh vai Anh, Ba Lan và các nước Baltic, đã tranh cãi về nỗ lực đẩy nhanh tiến trình kết nạp Ukraine khi xung đột kết thúc.

Sự thay đổi của Paris khiến nhiều đồng minh ngạc nhiên. Ngay cả xứ cờ hoa cũng sửng sốt. Cựu nhà ngoại giao Mỹ Daniel Fried cho rằng “chính quyền Tổng thống Joe Biden bất ngờ” về sự thay đổi chóng vánh này.

Năm 2008, chính Pháp và Đức đã ngăn Ukraine vào NATO. Vỏn vẹn 4 năm trước, đích thân ông Macron nói với The Economist (Anh) rằng NATO đang “chết não”. Ngay cả trong thời gian đầu năm 2022, nhà lãnh đạo này chỉ thi thoảng bận tâm với an ninh của châu Âu nói chung và Ukraine nói riêng.

Song giờ đây, sườn phía Đông của EU đã bất ngờ tìm thấy một trụ cột mới.

Sự thay đổi thứ hai của Pháp liên quan tới mở rộng EU có phần khó nhận biết hơn. Các bên sẽ chỉ thảo luận vào đầu tháng 10 và đưa ra quyết định về việc đàm phán liên quan đến tư cách thành viên của Ukraine và Moldova vào tháng 12 tới.

Song trong bối cảnh hiện nay, các cuộc đàm phán đang diễn ra tốt đẹp, ngay cả khi quá trình này sẽ đòi hỏi sự thay đổi phức tạp liên quan đến các luật lệ về tổ chức bộ máy của EU. Một nhóm làm việc Pháp-Đức đang xem xét tác động của sự điều chỉnh này. Ủy ban châu Âu sẽ báo cáo lại về việc mở rộng vào tháng 10.

Trong quá khứ, Pháp thường cảnh giác với việc mở rộng EU, coi đây là mối đe dọa với chính sách “làm sâu sắc thêm” liên minh và xây dựng một dự án chính trị của mình. Ở chiều ngược lại, khi còn ở trong khối, London thường xuyên kêu gọi mở rộng liên minh và hoài nghi rằng Paris muốn biến châu Âu thành khu vực chỉ để hợp tác kinh tế. Điều này là có thể hiểu được khi năm 2019, chính Pháp đã phủ quyết mở đàm phán về tư cách thành viên EU với Albania và Bắc Macedonia.

Tuy nhiên, những diễn biến xung đột Nga-Ukraine đã khiến ông Emmanuel Macron xem xét lại cách tiếp cận này. Năm ngoái, các nhà ngoại giao Paris đã làm việc không ngừng nghỉ để bảo đảm EU sẽ trao tư cách ứng viên cho Kiev. Pháp cũng thu lại lá phiếu phủ quyết, qua đó cho phép Albania và Bắc Macedonia bắt đầu đàm phán với EU về tư cách thành viên của họ trong liên minh khu vực.

“Câu hỏi cho chúng tôi không phải là ‘Chúng ta có nên mở rộng hay không?’, mà là ‘Chúng ta nên làm điều đó như thế nào?’” (Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu tại Diễn đàn Globsec ở Bratislava, Slovakia ngày 31/5)

Hoài nghi để tiến bước

Tuy nhiên, vẫn có ý kiến hoài nghi về sự thay đổi này. Một nhà ngoại giao châu Âu lập luận: “Đó chỉ là ‘bữa trưa miễn phí’ cho ông Macron để ủng hộ tư cách thành viên NATO của Ukraine”. Theo người này, Pháp biết rằng Mỹ sẽ “hãm” quá trình này lại khi mọi thứ đi quá xa. Do đó, Paris sẵn sàng thể hiện thái độ ủng hộ Kiev vào NATO để củng cố vai trò trong bối cảnh làn sóng chống Moscow dâng cao.

Lợi ích về mặt chiến lược của ông Macron với Trung Âu và Đông Âu cũng khá rõ ràng: Chính trị gia này mong muốn cải thiện hình ảnh với hai khu vực trên sau khi đối thoại bất thành với người đồng cấp Nga Vladimir Putin hồi đầu xung đột.

Quan điểm của Pháp về NATO cũng ẩn chứa hàm ý: Một thông điệp mạnh mẽ gửi tới Moscow sẽ củng cố vị thế của Kiev trong các cuộc đàm phán tương lai.

Tuy nhiên, có nhiều lý do để cho rằng sự thay đổi kép của Pháp phản ánh quá trình đánh giá lại về mặt địa chính trị. Ông Macron, một trong những người ủng hộ châu Âu nhiệt thành nhất, từ lâu đã đặc biệt quan tâm đến “chủ quyền châu Âu”: khả năng của lục địa này nhằm định hình tương lai của mình trong cuộc cạnh tranh nước lớn gay gắt.

Mối lo ngại này càng được nhấn mạnh bởi tác động từ nước Nga, cũng như một nước Mỹ do ông Donald Trump lãnh đạo nếu chính trị gia này giành đủ số phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống xứ cờ hoa vào năm tới.

Trong bối cảnh đó, một quan chức nhận định cho biết theo Pháp, châu Âu “không thể chấp nhận ‘vùng xám’ giữa EU và Nga được nữa”. Các quốc gia ở rìa châu lục cần trở thành một phần của EU hoặc NATO để tránh bị tổn thương.

Tuy nhiên, liệu tầm nhìn này của Pháp có trở thành hiện thực?





Nguồn

Cùng chủ đề

Chuyên gia Nga lý giải vì sao Moscow không mặn mà với chiến thắng của ông Trump

Tiến sĩ Andrey Evseenko thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga dự báo về tương lai quan hệ Nga-Mỹ dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Tổng thống Pháp nhắc châu Âu tự lo an ninh, bớt lệ thuộc Mỹ

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 7.11 kêu gọi châu Âu phải khẳng định sự độc lập về an ninh của mình trước Mỹ và bảo vệ lợi ích của khối trước các đối thủ địa chính trị. ...

Đây là Hội nghị có thể quyết định tương lai châu Âu trong nhiều thập kỷ

Ngày 7/11, tại thủ đô Budapest của Hungary đã khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Chính trị châu Âu (EPC) lần thứ năm.

Liên minh châu Âu công bố danh sách cấp chứng nhận hữu cơ cho sản phẩm nhập từ Việt Nam

Liên minh châu Âu ban hành các quy định điều chỉnh mới liên quan đến công nhận các đơn vị chứng nhận và cấp chứng nhận hữu cơ nhập khẩu vào EU. Ngày 7/11, Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU cho biết, Liên minh châu Âu (EU) ban hành các quy định điều chỉnh mới liên quan đến công nhận các đơn vị chứng nhận và cấp chứng nhận hữu cơ nhập khẩu vào...

Ông Trump đắc cử tổng thống, kịch bản nào cho xung đột ở Trung Đông, Ukraine?

Ông Donald Trump gần như sẽ trở thành tổng thống tiếp theo của Mỹ. Giờ đây, giới quan sát chú ý đến những tuyên bố của ông về đối ngoại khi tranh cử. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

De Heus “gõ cửa” thị trường Halal

Những năm qua, các sản phẩm và dịch vụ Halal ngày càng phổ biến và được ưa chuộng trên toàn cầu, đã mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam, trong đó có ngành chăn nuôi, mà De Heus Việt Nam là một trong những doanh nghiệp hàng đầu.

Hàn Quốc bắn tên lửa đạn đạo ra Biển Hoàng Hải, Venezuela, Nga thúc đẩy hợp tác chiến lược, Iran ‘thờ ơ’ với kết...

Tổng thống Putin nói một trật tự thế giới mới đang hình thành, EU bàn cách hợp tác với chính quyền mới ở Mỹ, Houthi tuyên bố tiếp tục tấn công ở Biển Đỏ, Tổng thống đắc cử Donald Trump bổ nhiệm người thân cận đầu tiên vào Nhà Trắng… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

“Mớ bòng bòng” cả mới lẫn cũ, ông Trump sẽ gỡ thế nào?

Ông Donald Trump đã chiến thắng ngoạn mục trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024. Lúc này là thời điểm để ông bắt đầu suy nghĩ về việc giải quyết những vấn đề quốc tế liên quan mật thiết đến nước Mỹ, đồng thời có ý nghĩa quyết định đến cục diện quan hệ quốc tế.

Dự thảo Luật Nhà giáo tạo bước đột phá trong xây dựng đội ngũ

Dự thảo Luật Nhà giáo được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá trong xây dựng và phát triển đội ngũ, bắt đầu từ những thay đổi trong quản lý nhà nước về nhà giáo.

Tàu Charles de Gaulle của Pháp sắp tái xuất sau 4 tháng bảo trì kỹ thuật

Ngày 7/11, Hải quân Pháp thông báo chuẩn bị triển khai tàu sân bay Charles de Gaulle trong 4 tuần tới.

Bài đọc nhiều

Ông Trump đắc cử tổng thống, kịch bản nào cho xung đột ở Trung Đông, Ukraine?

Ông Donald Trump gần như sẽ trở thành tổng thống tiếp theo của Mỹ. Giờ đây, giới quan sát chú ý đến những tuyên bố của ông về đối ngoại khi tranh cử. ...

Khi nào bà Harris phát biểu, gọi cho ông Trump nhận thua cuộc bầu cử?

Reuters dẫn 2 nguồn thạo tin cho hay Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris sẽ phát biểu nhận thua trong cuộc bầu cử vào 4 giờ ngày 7.11 (giờ Việt Nam, tức 16 giờ ngày 6.11 theo giờ Mỹ). ...

Bất ngờ về chiến thắng của ông Donald Trump chính là kết quả các cuộc thăm dò

Với chiến thắng khá ngoạn mục, cựu Tổng thống Donald Trump sẽ trở thành vị tổng thống tiếp theo của nước Mỹ. Ngay sau khi kết quả được công bố, Báo TG&VN đã có cuộc phỏng vấn nhanh với TS. Nguyễn Hùng Sơn, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao về cuộc bầu cử đặc biệt này và sự trở lại lịch sử, kịch tính của ông Donald Trump.

Ông Biden vội thúc đẩy gói viện trợ cho Ukraine sau chiến thắng của ông Trump

Nhà Trắng được cho là đang có kế hoạch giải ngân nhanh hàng tỉ USD viện trợ an ninh cho Ukraine trước khi Tổng thống Mỹ Joe Biden rời nhiệm sở vào tháng 1.2025. ...

Cùng chuyên mục

Hàn Quốc bắn tên lửa đạn đạo ra Biển Hoàng Hải, Venezuela, Nga thúc đẩy hợp tác chiến lược, Iran ‘thờ ơ’ với kết...

Tổng thống Putin nói một trật tự thế giới mới đang hình thành, EU bàn cách hợp tác với chính quyền mới ở Mỹ, Houthi tuyên bố tiếp tục tấn công ở Biển Đỏ, Tổng thống đắc cử Donald Trump bổ nhiệm người thân cận đầu tiên vào Nhà Trắng… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

“Mớ bòng bòng” cả mới lẫn cũ, ông Trump sẽ gỡ thế nào?

Ông Donald Trump đã chiến thắng ngoạn mục trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024. Lúc này là thời điểm để ông bắt đầu suy nghĩ về việc giải quyết những vấn đề quốc tế liên quan mật thiết đến nước Mỹ, đồng thời có ý nghĩa quyết định đến cục diện quan hệ quốc tế.

Tàu Charles de Gaulle của Pháp sắp tái xuất sau 4 tháng bảo trì kỹ thuật

Ngày 7/11, Hải quân Pháp thông báo chuẩn bị triển khai tàu sân bay Charles de Gaulle trong 4 tuần tới.

Sau 9 tháng đình trệ, đàm phán hòa bình Colombia tái khởi động

Ngày 7/11, Bộ Ngoại giao Brazil bày tỏ tin tưởng vào tiến trình hòa đàm giữa Chính phủ Colombia và Lực lượng quân đội giải phóng quốc gia (ELN).

Máy bay vũ trụ tối mật của Mỹ diễn tập nâng cao trên quỹ đạo

Máy bay vũ trụ tối mật X-37B của quân đội Mỹ đã bắt đầu thử nghiệm phanh khí động học tiên tiến để thay đổi quỹ đạo. ...

Mới nhất

Việt Nam đóng góp rất thiết thực cho các cơ chế hợp tác đa phương khu vực

(ĐCSVN) - Với lịch hoạt động dày đặc, liên tục trong 3 ngày rưỡi, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các thành viên Đoàn đã khẳng định sự chủ động, tích cực và trách nhiệm của Việt Nam đóng góp xây dựng tiểu vùng Mekong, đồng thời góp phần củng cố quan hệ hợp tác hữu nghị...

Chuyến công tác của Thủ tướng khẳng định sự chủ động, tích cực, trách nhiệm của Việt Nam trong xây dựng tiểu vùng Mekong

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa kết thúc thành công chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8; Hội nghị Cấp cao chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady-Chao Phraya-Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị Cấp cao hợp tác Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam (CLMV) lần thứ...

Công bố Bảng xếp hạng Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2024

Theo ông Vũ Đăng Vinh, Tổng Giám đốc Vietnam Report, kết quả thống kê từ Bảng xếp hạng...

Xe bán tải vượt ẩu, lấn làn khi đi qua cầu phao Phong Châu

Trong khi các phương tiện đang nối đuôi nhau qua cầu phao Phong Châu, một ô tô bán tải vượt ẩu, lấn làn nguy hiểm bất chấp quy định an toàn. XEM CLIP (Nguồn: NTD): Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện đoạn clip ghi lại hình ảnh xe bán tải màu trắng lấn làn, đi ngược chiều, vượt ẩu...

Người phụ nữ nuôi tham vọng đưa hạt sachi Việt Nam ra thế giới

Thất bại nhưng không nản, người phụ nữ U60 bán nhà để hiện thực khát vọng đưa hạt sachi Việt Nam ra thế giới đã bắt đầu gặt hái được những thành công. Bán nhà để khởi nghiệp với sachi Bà Đỗ Thị Kim Thông - Giám đốc Hợp tác xã Thương mại...

Mới nhất