Trang chủNewsThế giớiBulgaria có thể giảm cơn khát vũ khí của Ukraine

Bulgaria có thể giảm cơn khát vũ khí của Ukraine


Bulgaria có thể góp phần bù đắp thiếu hụt vũ khí của Ukraine, giữa lúc các đồng minh phương Tây gặp nhiều khó khăn trong viện trợ quân sự cho Kiev.

Chính phủ Bulgaria đang dần điều chỉnh chiến lược ủng hộ Ukraine và nghiêng về phương Tây rõ rệt hơn, dù quốc gia Đông Âu này từng chịu ảnh hưởng lớn của Moskva và người dân có nhiều thiện cảm với nước Nga.

Thủ tướng Nikolay Denkov hồi tháng 7 thông báo viện trợ 100 thiết giáp cho Ukraine, chỉ một tháng sau khi quốc hội Bulgaria phê duyệt nội các mới. Đó cũng là lần đầu tiên Bulgaria công khai gói viện trợ quốc phòng cho Ukraine, sau hơn một năm bí mật cung cấp đạn dược cho Kiev.

Bộ trưởng Quốc phòng Todor Tagarev cho rằng Bulgaria có trách nhiệm hỗ trợ Ukraine vì Nga đã “hủy hoại kiến trúc an ninh quốc tế” khi phát động chiến sự ở nước láng giềng.

“Ukraine trụ vững trước Nga, khôi phục được chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ cũng phù hợp với lợi ích chiến lược của Bulgaria. Đây là vấn đề then chốt với sự ổn định của châu Âu, đặc biệt là vùng Đông Âu quanh Biển Đen”, Tagarev nói.





Quân nhân Ukraine vận hành súng chống tăng ATGL-H của Bulgaria trên chiến trường phía đông vào tháng 12/2022. Ảnh: BulgarianMilitary

Quân nhân Ukraine vận hành súng chống tăng ATGL-H của Bulgaria trên chiến trường phía đông vào tháng 12/2022. Ảnh: BulgarianMilitary

Theo tiết lộ từ cựu thủ tướng Kiril Petkov và cựu bộ trưởng tài chính Assen Vassilev, khoảng 30% nhu cầu đạn dược và 40% dầu diesel của Ukraine trong giai đoạn đầu chiến sự được cung cấp bởi Bulgaria.

Chính sách hỗ trợ được triển khai trong bí mật với các công ty tư nhân làm trung gian. Đạn dược và nhiên liệu được chuyển trực tiếp đến Ukraine hoặc qua các nước thành viên NATO. Các hợp đồng này được Anh và Mỹ đứng ra chi trả thay Ukraine.

Petkov nói Bulgaria còn chủ động mở không phận cho hàng viện trợ đến Ba Lan và kết nối vận chuyển vũ khí bằng đường bộ từ Romania hay Hungary.

Bulgaria cũng là một trong những nước Đông Âu đầu tiên được Ukraine và đồng minh đề nghị hỗ trợ tiêm kích MiG-29, song các bên không đạt được thỏa thuận nào. NATO và Bulgaria đánh giá nước này cần bảo toàn số lượng tiêm kích nhằm đảm bảo an ninh quốc gia và trấn giữ cánh đông của NATO.

Bộ trưởng Kinh tế Bogdan Bogdanov cho biết ngành công nghiệp quốc phòng nước này, gồm cả khu vực tư nhân và quốc doanh, đã tăng gấp đôi sản lượng trong một năm qua, khi Bulgaria tăng cường hỗ trợ quốc phòng cho Ukraine.

Một trong những đơn hàng đang được Bulgaria chuẩn bị chuyển sang Ukraine là tên lửa 5B55P dành cho hệ thống phòng không S-300. Quốc hội Bulgaria khẳng định đây là những tên lửa gặp lỗi và không thể vận hành, nhưng Ukraine có thể rã xác chúng để lấy phụ tùng và linh kiện cho những tên lửa họ có sẵn.

Ngoài ra, hình ảnh do quân đội Ukraine công bố trong năm qua cho thấy Bulgaria còn cung cấp cho láng giềng một số vũ khí, trong đó có súng chống tăng, súng phóng lựu, ống nhòm hay mìn chống bộ binh và bộ binh.

Những ủng hộ từ Sofia rất quan trọng đối với Kiev trong tình hình hiện tại, khi sự hậu thuẫn từ phương Tây có nguy cơ lung lay. Đồng minh lớn nhất là Mỹ đang phân tâm bởi cuộc chiến của Israel trên Dải Gaza và căng thẳng Trung Đông, còn Hạ viện Mỹ đang cân nhắc lại về quy mô viện trợ cho Ukraine. Trong khi đó, các chính phủ Slovakia và Hungary đang kìm hãm mức ủng hộ của Liên minh châu Âu (EU) cho Ukraine.





Quân nhân Ukraine kiểm tra súng máy của xe tăng trong cuộc huấn luyện gần tiền tuyến Zaporizhzhia ngày 29/3. Ảnh: Reuters

Quân nhân Ukraine kiểm tra súng máy của xe tăng trong cuộc huấn luyện gần tiền tuyến Zaporizhzhia ngày 29/3. Ảnh: Reuters

Bởi vậy, kho vũ khí thời Liên Xô dồi dào, cùng ngành công nghiệp quốc phòng quy mô lớn có thể khiến Bulgaria là chìa khóa giải tỏa cơn khát vũ khí cho Ukraine, khi chiến sự kéo dài và sự ủng hộ của phương Tây đang giảm dần.

Tuy nhiên, chính quyền Thủ tướng Nikolay Denkov sẽ cần hết sức khéo léo để vừa hỗ trợ Kiev, vừa tránh rủi ro chính trị khi “chọc giận” Moskva.

Bộ trưởng Quốc phòng Tagarev thừa nhận một bộ phận đáng kể dân chúng Bulgaria vẫn có quan điểm ủng hộ Nga. Nhiều người Bulgaria vẫn ghi nhận công lao nước Nga giải phóng họ khỏi đế chế Ottoman vào thế kỷ 19. Về kinh tế, quốc gia Đông Âu này chưa thể thoát phụ thuộc vào dầu mỏ và khí đốt Nga.

Quan hệ Sofia – Moskva vẫn có sức ảnh hưởng đáng kể với chính trường Bulgaria. Tổng thống Rumen Radev giữ lập trường thân Nga. Ông từng chỉ trích Kiev “ngoan cố gây chiến” nhưng buộc châu Âu trả toàn bộ chi phí. Một số tiếng nói thân Nga tại Bulgaria còn lập luận rằng hạn chế viện trợ cho Ukraine là phương án tăng tốc đàm phán hòa bình và tái lập ổn định cho châu Âu.

Chính quyền Thủ tướng Denkov tuyên bố phát ngôn của Tổng thống Radev không thể hiện lập trường của chính phủ và liên minh cầm quyền, hay rộng hơn là EU và liên minh quân sự NATO. Theo ông Tagarev, trong hệ thống chính trị Bulgaria, mọi chính sách quốc phòng, an ninh và đối ngoại do chính phủ và Thủ tướng quyết định, trong khi Tổng thống có vai trò rất hạn chế.

“Nội các quyết định tất cả và lập trường của nội các khác với Tổng thống”, Tagarev khẳng định, đồng thời bổ sung rằng chính phủ không thảo luận toàn bộ kế hoạch viện trợ quốc phòng cho Ukraine với ông Radev.

Ngoài những lực cản chính trị, Bulgaria còn phải cân nhắc những ưu tiên quốc phòng của riêng mình trước khi nghĩ đến việc tăng viện trợ quân sự cho Ukraine. Quốc gia Đông Âu đang lo ngại về những động thái của Nga trên Biển Đen, cũng như tình hình an ninh khu vực ngày một khó lường sau khi chiến sự bùng phát tại Ukraine.

Bộ trưởng Quốc phòng Tagarev cho biết hiện đại hóa quân đội Bulgaria là ưu tiên hàng đầu của ông. Bulgaria trong hai năm qua đã tổ chức 5 cuộc bầu cử, đến tháng 6 mới thành lập được một liên minh cầm quyền và nội các đủ ổn định. Bulgaria do đó còn nhiều vấn đề quốc phòng bị đình trệ trong hai năm chính trường hỗn loạn.

Ông nhận định kế hoạch hiện đại hóa quân đội Bulgaria đang đối diện nhiều thách thức, “ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng lực chiến đấu”. Bulgaria bị đánh giá là nền kinh tế kém phát triển nhất EU và không đủ ngân sách để hiện đại hóa quân đội đạt tiêu chuẩn chung của NATO.

Dù vậy, Bộ trưởng Quốc phòng Bulgaria khẳng định nước này “đang thực hiện mọi phương án khả thi” để cung cấp những loại vũ khí thời Liên Xô cho Ukraine. Ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine hiện nay chủ yếu tập trung vào vũ khí hạng nhẹ, súng và đạn dược.

“Chính phủ tạo điều kiện cho các công ty tư nhân tự chủ mua bán. Họ sẽ tự ký hợp đồng và tìm hướng đưa sản phẩm đến Ukraine”, ông nói, đồng thời bổ sung rằng sản lượng công nghiệp của Bulgaria trong năm qua đã tăng gấp hai đến ba lần, trong đó xuất khẩu quốc phòng chiếm phần lớn.

Thanh Danh (Theo Kyiv Independent, BulgarianMilitary, Guardian)




Source link

Cùng chủ đề

Muốn “tự lực cánh sinh” trong công nghiệp quốc phòng, Philippines tung luật mới

Ngày 8/10, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. đã ký ban hành một luật mới nhằm phát triển ngành công nghiệp quốc phòng có tên Đạo luật Phục hồi thế trận quốc phòng tự lực (SRDP).

Đức: Lại xảy ra tấn công bằng dao làm nhiều người bị thương

Ngày 30-8, cảnh sát Đức cho biết, đã xảy ra vụ tấn công bằng dao trên xe buýt làm 5 người bị thương. Hung thủ là một phụ nữ 32 tuổi đã bị bắt giữ ngay sau đó. Vụ việc xảy ra ở thị trấn Siegen, miền Tây nước Đức. Theo cảnh sát, không có dấu hiệu nào cho thấy đây là một vụ tấn công khủng bố. 3 trong số 5 nạn nhân đang trong...

Đảng “thân Nga” của Bulgaria có động thái bất ngờ với BRICS

Theo cổng thông tin châu Âu Euractiv, động thái bất ngờ này gây ngạc nhiên và tò mò vì Bulgaria không có quan hệ chính thức với BRICS và Đảng Revival (Vazrazhdane) – với 37 ghế trong tổng số 240 ghế tại Quốc hội Bulgaria –...

Bulgaria đề nghị giúp đỡ Hungary sau động thái của Ukraine với Lukoil

Gã khổng lồ dầu mỏ tư nhân Lukoil của Nga một lần nữa trở thành tâm điểm chú ý sau khi bị Ukraine liệt vào "danh sách đen" và cấm quá cảnh dầu thô qua đường ống trên lãnh thổ nước này tới Hungary và Slovakia.Mục...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

HLV Văn Sỹ Sơn: ‘V-League cần kiểm tra doping cầu thủ’

Quảng NamSau sự việc năm cầu thủ Hà Tĩnh bị bắt vì sử dụng ma tuý, HLV Văn Sỹ Sơn cho rằng cần tăng cường kiểm tra doping ở V-League. Hôm qua, Công an tỉnh Hà Tĩnh thông cáo về việc bắt giữ 10 người có hành vi tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy diễn ra vào ngày 4/5 tại một khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Trong đó có năm cầu thủ...

Bài đọc nhiều

Chuyên gia tiết lộ lợi ích chiến lược Nga-Mỹ ở Bắc Cực

Tiến sĩ kinh tế Alexey Fadeyev, Phó Chủ tịch Hội đồng công cộng thuộc Ủy ban các vấn đề Bắc Cực của thành phố St. Petersburg, ngày 10/10 cho biết, Mỹ lo ngại về năng lực ngày càng tăng của Nga ở Bắc Cực, xem khu vực này như điểm nóng tiềm năng cho các cuộc đối đầu địa chính trị và các hoạt động quân sự, nhưng khó có thể xảy ra một cuộc xung đột quân sự công khai.

Rộ tin Nga triển khai tiêm kích đánh chặn siêu thanh MiG-31K tới Belarus

Trang Militarnyi của Ukraine hôm 9/10 dẫn nguồn dự án Belaruski Hajun, – một dự án OSINT giám sát hoạt động quân sự của quân đội Nga và Belarus trên lãnh thổ Belarus – cho biết, Nga đã triển khai một máy bay đánh chặn MiG-31K...

Ukraine “mất đà”, quân đội Nga giải phóng thêm nhiều khu vực ở vùng Kursk

Bộ Quốc phòng Nga thông báo hôm thứ Tư (ngày 9/10) rằng quân đội Nga đã giải phóng hai ngôi làng ở vùng Kursk.Lực lượng Ukraine đã bị đẩy lùi khỏi Novaya Sorochina, cách thị trấn Sudzha 15km về phía bắc. Quân đội Nga cũng đã...

Trước thềm cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên giữa lãnh đạo Hàn Quốc và Nhật Bản, Seoul ‘làm nóng’ vấn đề tranh chấp lãnh...

Ngày 10/10, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol sẽ có cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên với tân Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru, tuy nhiên, Seoul đã tố Tokyo cản trở hoạt động nghiên cứu xung quanh một quần đảo tranh chấp.

Cùng chuyên mục

Tìm kiếm sự hỗ trợ của đồng minh, hy vọng thời điểm chấm dứt xung đột với Nga

Ngày 11/10, phát biểu trong chuyến thăm Berlin (Đức) nhằm đề nghị hỗ trợ quân sự, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã bày tỏ hy vọng xung đột với Nga sẽ kết thúc vào năm tới.

Tổng thống Nga, Iran hội đàm ở Turkmenistan, bà Kamala Harris dẫn trước ông Donald Trump, tàu chở dầu bốc cháy ngoài khơi Đức

Trung Quốc cam kết thúc đẩy 5 nguyên tắc chung sống hòa bình, Triều Tiên tố Hàn Quốc xâm phạm không phận, xe tăng Israel nã đạn vào trụ sở lực lượng gìn giữ hòa bình tại Lebanon, Nga tố Mỹ phá hoại đồng thuận tại Hội nghị cấp cao Đông Á… là một số tin quốc tế nổi bật 24 giờ qua.

Hội đồng Bảo an nhóm họp khẩn cấp về tình hình Lebanon

Ngày 10/10, các nhà ngoại giao tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã kêu gọi tăng cường sức mạnh cho quân đội Lebanon cũng như thực thi nghị quyết năm 2006 của HĐBA về việc phi vũ khí tại khu vực biên giới nước này và Israel.

Mới nhất

Tìm kiếm sự hỗ trợ của đồng minh, hy vọng thời điểm chấm dứt xung đột với Nga

Ngày 11/10, phát biểu trong chuyến thăm Berlin (Đức) nhằm đề nghị hỗ trợ quân sự, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã bày tỏ hy vọng xung đột với Nga sẽ kết thúc vào năm tới.

Mới nhất

Lịch thi đấu Việt Nam