Trang chủNewsNhân quyềnBóng đá và sắc tộc

Bóng đá và sắc tộc

Phân biệt chủng tộc trong bóng đá và những lĩnh vực khác là căn bệnh dai dẳng và không mới. Vậy, cần phải làm gì để thay đổi tình trạng này?

Bóng đá và sắc tộc
Cầu thủ Anh Bukayso Saka từng bị ám ảnh nhiều năm vì áp lực sau pha sút hỏng quả luân lưu quyết định ở chung kết Euro lần trước. (Nguồn: Reuters)

Con người luôn khao khát những xã hội được xây dựng trên sự hòa nhập và tôn trọng lẫn nhau. Tất cả chúng ta đều mong muốn và xứng đáng được sống, được đối đãi bình đẳng, hài hòa. Công lý, tôn giáo, văn hóa, các thiết chế đều hướng đến mục tiêu hạnh phúc của cá nhân, nơi mọi thành viên trong xã hội đều có thể phát huy tối đa những năng lực thật sự của mình.

Những khoảnh khắc chụp cầu thủ đội tuyển Anh Bukayo Saka xuất sắc ghi bàn thắng từ chấm phạt đền vào lưới đội tuyển Thụy Sỹ ở vòng tứ kết giải Euro 2024 hẳn còn đọng lại trong lòng nhiều khán giả hâm mộ.

Sau tiếng còi của trọng tài vang lên, khép lại trận đấu, từ loạt đá luân lưu của Anh và Thụy Sỹ, người ta đã thấy tràn ngập trên các phương tiện truyền thông là những tung hô, bình luận khen ngợi tài năng của các cầu thủ Bukayo Saka, Ivan Toney, Trent Alexander Arnold và Jude Bellingham.

Tuy vậy, câu hỏi đặt ra là, tại sao sự ủng hộ của một bộ phận truyền thông và nhiều người lại là “sự ủng hộ có điều kiện” như vậy? Tại sao nhiều người chỉ cổ vũ những cầu thủ da màu, gốc châu Phi khi họ thành công, nhưng lại quay lưng lại với họ khi họ không may đá hỏng?

Trong một khóa học về giao tiếp liên văn hóa mới đây, người phụ trách khóa học, một giảng viên đến từ Australia của chúng tôi đã kể lại câu chuyện mà tất cả các học viên đều lặng đi. Năm 1983, trước khi ra mắt đội tuyển Anh, cầu thủ da đen Cyrille Regis đã bị bắn ở cột điện. Năm 1988, John Barnes, cầu thủ da đen đầu tiên của Liverpool, bị ném chuối vào người. Năm 2007, Avram Grant, huấn luyện viên người Do Thái đầu tiên tại Premier League với Chelsea phải nhận một loạt chỉ trích bài Do Thái từ cả giới truyền thông và người hâm mộ.

Các fan bóng đá hẳn còn nhớ, bốn năm trước trong trận chung kết Euro 2020, ba cầu thủ da màu của Anh đá hỏng quả phạt đền trong loạt sút luân lưu với Italy. Quả phạt đền quan trọng đã bị Bukayo Saka của Arsenal đá hỏng, cùng với Marcus Rashford và Jadon Sancho, anh nhận được hàng nghìn tin nhắn thù hận trực tuyến.

Sự thù địch này vượt ra ngoài khán đài và lan truyền với tính chất nghiêm trọng bởi tính ẩn danh của phương tiện truyền thông xã hội. Sự thù hận có chủ đích đó tiếp tục gây ảnh hưởng đến các giải đấu và làm tổn thương các cầu thủ da màu sâu sắc. Bởi vậy, phân biệt chủng tộc trong bóng đá và những lĩnh vực khác là căn bệnh dai dẳng và không mới.

Có thể còn nhiều trường hợp khác gắn với những người da màu mà chúng ta chưa từng nghe đến hoặc không muốn nói ra?

Theo tôi, để làm tình hình trở nên tốt hơn, những người có tư tưởng phân biệt cần phải được bổ sung kiến ​​thức.

Với tư cách là người hâm mộ bóng đá cũng như một công dân bình thường, tôi cho rằng, đại đa số công chúng đều muốn thấy những chương trình giáo dục chống phân biệt chủng tộc nhằm nâng cao nhận thức và chống lại những định kiến, phân biệt đối xử.

Các hội thảo, sáng kiến ​​tiếp cận cộng đồng và các chiến dịch chống phân biệt chủng tộc có thể thúc đẩy sự khoan dung, thấu hiểu và chống lại định kiến. Điều này, nếu được thực hiện đúng, sẽ giúp người hâm mộ bóng đá cân nhắc lại các hành vi chưa đẹp của mình.

Nhìn rộng hơn nữa, những khóa học nhận thức về sắc tộc nhằm chống áp bức, chống phân biệt chủng tộc sẽ giúp mọi người ý thức rõ rằng những ngôn ngữ phân biệt chủng tộc, lăng mạ không nên có ở mọi giải đấu thể thao. Việc này, đồng thời, nhắc nhở mỗi chúng ta về sự tôn trọng dành cho tất cả mọi người, thực hiện các biện pháp chủ động cũng như vun đắp một nền văn hóa đa dạng, bình đẳng, bao trùm và tôn trọng.





Nguồn: https://baoquocte.vn/bong-da-va-sac-toc-279234.html

Cùng chủ đề

Nhân viên bảo vệ tước vũ khí kẻ tấn công bé gái và phụ nữ ở London

Cảnh sát Westminster của London cho biết một người đàn ông, được cho là nghi phạm duy nhất, đã bị bắt sau vụ tấn công vào sáng thứ Hai. Người bảo vệ, tên là Abdullah, 29 tuổi, nói với PA Media rằng anh đang làm việc tại một quán...

Phụ nữ Anh học cách tự vệ trước bạo loạn phân biệt chủng tộc

Chuyên gia võ thuật 28 tuổi cho biết cô muốn giúp những người phụ nữ có nguy cơ học cách đối phó với lạm dụng, xây dựng mối quan hệ cũng như sự tự tin sau hơn một tuần các nhà thờ Hồi giáo, khách sạn dành cho người tị...

Tập trung đưa giải pháp thúc đẩy hơn nữa công tác bảo đảm quyền con người

Ngày 9/8, Văn phòng thường trực về nhân quyền phối hợp với Ban chỉ đạo nhân quyền tỉnh Phú Thọ tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền năm 2024.

Nâng cao công tác thông tin đối ngoại và nhân quyền tại khu vực Bắc Trung Bộ, duyên hải Trung Bộ và Tây Nguyên

Ngày 9/8, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Chỉ đạo Nhân quyền và Thành ủy Đà Nẵng tổ chức Hội nghị tập huấn công tác thông tin đối ngoại và nhân quyền năm 2024 cho lãnh đạo, cán bộ tại 15 tỉnh, thành phố thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, duyên hải Trung Bộ và Tây Nguyên.

Việt Nam công bố Chương trình hành động quốc gia đầu tiên về phụ nữ, hòa bình và an ninh

Ngày 8/8, tại Đà Nẵng, Bộ Ngoại giao đã tổ chức buổi công bố chính thức Quyết định số 101/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động quốc gia đầu tiên về Phụ nữ, hoà bình và an ninh.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bao giờ Hà Nội công bố đề minh họa thi lớp 10 năm 2025?

Theo đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội, có thể tháng 8 này sẽ công bố đề thi minh họa vào lớp 10 THPT, thay vì vào tháng 5 - trước kỳ thi một tháng như năm 2024.

Hàn Quốc thông báo về hoạt động quân sự quy mô lớn năm thứ 2 liên tiếp

Ngày 13/8, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết, nước này sẽ tổ chức một cuộc duyệt binh quy mô lớn ở trung tâm thủ đô Seoul vào tháng 10 để kỷ niệm 76 năm ngày thành lập lực lượng vũ trang.

Nghề làm gốm ở Sa Huỳnh và nghề làm chiếu Cà Hom được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Hai di sản văn hóa phi vật thể quốc gia mới được công nhận là nghề làm gốm ở Sa Huỳnh và nghề làm chiếu Cà Hom, thể hiện bản sắc văn hóa, mang đậm dấu ấn làng nghề truyền thống của địa phương.

Iran tuyên bố sẽ “thận trọng và chín chắn” về việc đáp trả Israel, Mỹ yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ ra mặt

Ngày 12/8, cố vấn phụ trách truyền thông trong chiến dịch tranh cử của Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian cho biết, nước này sẽ phản ứng có chừng mực với vụ ám sát thủ lĩnh chính trị Hamas Ismail Haniyeh.

Vị thế “công xưởng thế giới” của Trung Quốc rất khó thay thế

Mới đây, trả lời phỏng vấn tờ SCMP, nhà kinh tế học đoạt giải Nobel Michael Spence cho rằng, sẽ mất một thời gian đáng kể trước khi chúng ta sẵn sàng tuyên bố Trung Quốc không phải là "công xưởng của thế giới".

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Thanh niên cùng hành động giải quyết các vấn đề về giới và biến đổi khí hậu tại châu Á

Nhân Ngày Quốc tế Thanh Thiếu niên (12/8), tổ chức Plan International ra mắt chương trình Thanh niên Hành động (YLA) nhằm giải quyết các vấn đề về giới và biến đổi khí hậu tại châu Á.

Bổ sung quy định nghiêm cấm mua bán bào thai

Tiếp tục chương trình phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 8, sáng 13/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi).

Phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số

Thời gian qua, cụ thể hoá đường lối của Đảng, nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã được ban hành.

Gặp nghệ nhân từng thức thâu đêm dệt áo tặng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Không chỉ là điểm sáng trong công tác bảo tồn nghề dệt thổ cẩm của tỉnh Đắk Lắk, bà H’Yam còn tiên phong làm du lịch cộng đồng. Hiện nay, gia đình bà đang sở hữu Homsstay Hnoh Ea Kao hội tụ rất nhiều tinh hoa văn hóa của dân tộc Ê Đê, như kiến trúc nhà dài, nghề dệt thổ cẩm, làm rượu cần, nghệ thuật tạc tượng, ẩm thực và là nơi phục dựng chợ...

Hơn 120 người di cư được giải cứu ngoài khơi Libya

Lực lượng bảo vệ bờ biển Libya ngày 9/8 thông báo giải cứu 124 người di cư ngoài khơi bờ biển phía Tây nước này.

Mới nhất

Mới nhất